lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Thần Việt Điện_Thập Đại Thần Tướng Việt Nam
- thời cận đại -

Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.

Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính 2011, 2013. (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11

Quân Sử Việt Nam | sư đoàn 5 bộ binh, quân lực việt nam cộng hòa Quân Sử Việt Nam | quân đoàn III quân khu III

Sư-Đoàn 5 Bộ-Binh, Quân-Đoàn III Quân Khu III Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa 

6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ (1933 - 1975)

Quân Sử Việt Nam | Chuẩn tướng lê nguyên vỹ

Thần tướng Lê Nguyên Vỹ

...

Mệnh lệnh không đến bằng hệ thống truyền tin quân đội, mà đến qua làn sóng điện của Ðài phát thanh Sài Gòn: lệnh bàn giao! Từ ngữ nghe thật hiền lành và êm ái. Nhưng, tự cổ chí kim, các kẻ chiến bại, sau khi bị tước đoạt hết khí giới, thông thường thì chỉ có chết hoặc bị bắt cầm tù, chưa thấy ai làm lễ bàn giao bao giờ. Tại sao hôm nay, ông tân Tổng Thống miễn cưỡng lại dùng loại từ ngữ mập mờ này?

VC vẫn bao vây căn cứ ở Lai Khê, đặt chốt ngăn chặn ở hai cổng phía Nam và phía Bắc. Chúng bắc loa chĩa vào bên trong căn cứ, phát thanh lời kêu gọi của Dương Văn Minh và kêu gọi Tướng Vỹ ra hàng. Ông chỉ đáp lại: "Yêu cầu các anh đối xử nhân đạo với thuộc cấp của tôi".
Lúc đó, Tướng Vỹ triệu tập một phiên họp bất thường, thật ngắn ngủi, để giải thích cho mọi người rõ lịnh bàn giao và lịnh bắt buông súng đầu hàng. Ông nói: "Lệnh bắt chúng ta buông súng bàn giao cho địch, nói thẳng ra là lịnh bắt chúng ta buông súng đầu hàng..." Ông phải nói thẳng vì sợ có người hiểu quanh co, mập mờ. Rồi ông tuyên bố: "Vì tôi là một Tướng Chỉ Huy mặt trận, tôi không thể thi hành được lịnh này. Tôi nghĩ thân làm Tướng là phần nào đã hưởng vinh dự và ân huệ của quốc gia hơn các anh em nên tôi phải chọn lấy con đường đi riêng cho tôi". Ðoạn ông bình tĩnh bước ra sân nghiêm trang đứng dưới cột cờ của Bộ Tư Lệnh, tự sát bằng chính khẩu súng chỉ huy của mình.

Tôi không được chứng kiến cảnh Tướng Vỹ tự sát và những diễn biến ở Lai Khê, chỉ viết theo lời tường thuật của anh bạn lúc tôi làm việc tại TTHQ. Tình cờ tôi gặp lại anh ít lâu sau đó. Trung Úy Khang, người sĩ quan trẻ tuổi, có rất nhiều nghị lực và rất giỏi môn võ Không Thủ Ðạo. Anh được tuyển chọn là sĩ quan tùy viên kiêm cận vệ của Tướng Vỹ.

Con đường Tướng Vỹ chọn lựa ngày hôm nay đã có Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Lãm và nhiều vị anh hùng khác lựa chọn ngày trước. Ông đã xin nối gót. Ông không đi đơn độc một mình, vì vào giờ này, khắp nơi trên đất nước, đồng đội của ông, nhiều người cũng đang đi trên con đường như Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Hồ Ngọc Cẩn, v.v...

Ðược biết ngày nay, đồng bào và chiến sĩ trong nước đã suy tôn ông là Anh Hùng Dân Tộc. Và trong hàng ngũ của những người đang đấu tranh lật đổ bạo quyền ở trong nước, có đơn vị đã mang tên ông: Chiến Ðoàn Lê Nguyên Vỹ.

Tướng Lê Nguyên Vỹ: Từ Miền Tây Đến Căn Cứ Lai Khê

Trước tháng 7/1954, sĩ quan Lê Nguyên Vỹ đã theo học khóa Nhảy Dù tại Pháp. Trong thập niên 60, ông lần lượt giữ các chức vụ chỉ huy: đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng. Năm 1969, ở cấp bậc đại tá, ông là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 8/Sư đoàn 5 Bộ binh (BB). Vào giữa năm 1971, ông giữ chức Tư lệnh phó Sư đoàn 5 BB. Năm 1973, ông là Tư lệnh phó Sư đoàn 21 BB. Ngày 7 tháng 11.1973, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB thay thế Chuẩn tướng Trần Quốc Lịch khi ông còn mang cấp đại tá (ông được thăng chuẩn tướng gần 1 năm sau). Về lại Sư đoàn 5BB, Tư lệnh Lê Nguyên Vỹ đã trở về với đại đơn vị mà ông đã có nhiều năm gắn bó. Trong năm 1969, ông đã chỉ huy trung đoàn 8/Sư đoàn 5 BB lập nhiều chiến công tại chiến trường Miền Đông Nam phần.

* Tư lệnh Sư đoàn 5 BB Lê Nguyên Vỹ tại căn cứ Lai Khê

Nhận chức Tư lệnh Sư đoàn 5 BB vào thời gian Cộng quân gia tăng hoạt động quân sự tại các tỉnh Bình Dương, Bình Long, Phước Long, thuộc vùng trách nhiệm của Sư đoàn 5 BB, Tướng Lê Nguyên Vỹ đã phải đương đầu với hoàn cảnh vô cùng khó khăn, vừa phải lo đối phó ngăn chận các cuộc tấn công CSBV vào các vị trí trọng yếu do Sư đoàn 5 BB đảm trách, vừa phải lo củng cố và phát triển hiệu năng tác chiến của các đơn vị trực thuộc. Vị tư lệnh cuối cùng của Sư đoàn 5 BB đã làm việc không kể giờ giấc ngày đêm. Hết họp bàn kế hoạch hành quân tại bộ Tư lệnh Sư đoàn, ông lại bay đến các trung đoàn, tiểu đoàn kiểm tra hệ thống phòng thủ, đôn đốc quân sĩ đào chiến hào, đắp công sự chiến đấu và các cụm chướng ngại vật để ngăn chận chiến xa CSBV khi địch mở cuộc tấn công với xe tăng và bộ binh phối hợp.

Trong ba tháng đầu của năm 1975, sau khi CSBV tấn công cường tập đánh chiếm Phước Long vào tháng 1/1975, Tướng Lê Nguyên Vỹ đã tái phối trí lực lượng để giữ cụm phòng tuyến Chơn Thành. Đến giữa tháng 4/1975, quận Chơn Thành bị bỏ ngỏ, căn cứ Lai Khê được xem như phòng tuyến tiền đồn. Trong tình hình đó, vị Tư lệnh Quân đoàn 3 lúc bấy giờ là Trung tướng Nguyễn Văn Toàn đã bay lên Lai Khê họp bàn với Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ. Trung tướng Toàn nói với Tướng Vỹ là nên di chuyển bộ Tư lệnh về Phú Lợi, Bình Dương, và chỉ nên để một trung đoàn ở lại phòng thủ căn cứ Lai Khê. Trước ý kiến của vị Tư lệnh Quân đoàn 3, Chuẩn tướng Vỹ trình bày: “Nếu tôi di chuyển đi Phú Lợi, anh em binh sĩ sẽ nói mình “Đi di tản chiến thuật hay sao? Do đó, tôi quyết ở lại Lai Khê sống chết với nơi này.”

Ngày 28 tháng 4/1975, Chuẩn tướng Vỹ chỉ thị cho vị Tư lệnh phó Sư đoàn 5 BB là Đại tá Trần Văn Thoàn chỉ huy bộ Tư lệnh nhẹ Sư đoàn 5 BB, cùng với Trung đoàn 8 BB mà trung đoàn trưởng là Trung tá Nguyễn Bá Mạnh Hùng và Chi đoàn 3/1 Thiết kỵ di chuyển về Phú Lợi. Cũng trong buổi sáng ngày 28/4. Tướng Vỹ nói với quân sĩ các cấp: “Các anh em ai có thể cho vợ con đi nước ngoài được thì cho đi, còn các anh ở lại với tôi. Tôi cũng vậy, cùng ở lại bên cạnh các anh.”

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11

Sự Tích Thập Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:

1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (1932 - 1968; 1931-1968)
3/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh 1, 2, 3 (1930 - 1971)
4/ Thần tướng Đỗ Cao Trí 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1971)
5/ Thần tướng Phạm Văn Phú 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1975)
6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 (1933 - 1975)
7/ Thần tướng Trần Văn Hai 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (1929 - 1975)
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 (1933 - 1975)
9/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 (1927 - 1975)
10/ Thần Tướng Hồ-ngọc-Cẩn

Thập Đại Thần Tướng Việt Nam @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed Feedjit Live Blog Stats

free counters
un compteur pour votre site