lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Vinh Thăng Những Cánh Chim Trời Trấn Giữ Không Gian

lịch sử việt nam

Bay Vào Lòng Mẹ

Lịch Sử Việt Nam | anh hung nguyen manh dung, anh hùng nguyễn mạnh dũng

Tưởng Nhớ Anh-Hùng Nguyễn-Mạnh-Dũng

1, 2, 3, 4

Chinh Nguyên

...

  • Em nói đúng. Hồi anh học chung lớp với Dũng, anh thấy hắn ít lời hơn anh.
  • Cá tính vị tha, chen lẫn sự chịu chơi, hoà đồng đó, không biết có phải là anh đã lãnh hội từ những ngày xa nhà, khi còn bé? Từ khi anh lên Sài Gòn, học Đệ Thất Nguyễn Trãi, ở trọ tại nhà ông bà ngoại tại Thị Nghè, rồi hàng tuần lên khi thì xe đò, xe Lambretta ba bánh hay xe ngưạ về thăm nhà tại Hóc Môn.  Những đứa em anh, đã náo nức chờ ngày người anh cả về hàng tuần để được nhận những thứ quà thật quý giá của thời niên thiếu bấy giờ. Khi là gói trứng cá anh đã hái ở nhà ông ngoại tại Thị Nghè, khi là những hòn bi màu sắc sặc sỡ, hoặc những gói dây thun đủ mầu, những tập hình Zorro, Tarzan, hay cả những nắp chai bia con cọp, 33, xá xị, nước cam…  Cho tới năm anh học Đệ Lục năm 1959, cả gia đình theo cha thuyên chuyển từ trường Sư Phạm Long An lên Ban-Mê-Thuột, cái thành phố xa xôi mà những hình ảnh về đường rừng rùng rợn, đầy rẫy mọi ăn thịt người và cọp ba móng huyền thoại ly kỳ của các tác giả Lan Khai, Tchya, Thế Lữ, đã gieo trong đầu những thiếu niên cả nỗi háo hức lẫn hoang mang. 

 

      Đôi chân giang hồ của anh tạm ngừng cho tới khi anh học hết lớp Đệ Nhị, Trung Học Ban-Mê-Thuột. Anh luôn luôn thay mặt cha mẹ, hướng dẫn và bênh vực đàn em. Các em anh đã tạm khôn lớn để nhận biết người Anh Cả như một gương sáng dẫn đường.  Hình ảnh anh hùng của anh mà các em vẫn ngưỡng mộ khi mục kích cảnh anh vừa đi học về, đang chuẩn bị vác xe đạp lên vai để lên dốc về nhà trước cổng hồ bơi Ban-Mê-Thuột, chợt thấy mấy tên du thủ trong xóm, theo lệ ma cũ bắt nạt ma mới, đang vây đánh người em kế của anh. Chẳng nói tiếng nào, anh quăng xe xuống đất và nhào vào cho tên đầu đảng một trái đấm ngay mặt. Ngỡ ngàng và sợ hãi khi thấy máu chảy từ mũi tên này, cả toán 3 tên đã lẳng lặng rút lui để rồi từ đó, các em anh cảm thấy được bảo vệ an toàn vì không còn bị quấy nhiễu như trước. 

Năm học lớp Đệ Tứ, anh còn cầm micro theo xe Lambretta ba bánh của Ty Thông Tin Ban-Mê-Thuột, đi khắp thành phố, vang vang hô to những khẩu hiệu đả đảo bọn Việt Cộng tội đồ của dân tộc đã gây nên cảnh tương tàn, theo sau là đám học sinh THBMT và các trường khác, trong đó có các em anh, hãnh diện với chúng bạn vì có ông anh cả tuyệt vời.

Việt bùi ngùi nhìn tôi kể tiếp:

  • Sau khi đậu Tú Tài 1 năm 64, Anh Dũng lại xa nhà lần nữa. Lần này, anh lên Ðà Lạt, cùng với anh Mai Tiến Thành và vài anh nữa, ở trọ và theo học trường Trần Hưng Đạo. Và cũng từ đây, những tin tức về anh ngày càng thưa thớt theo bước chân giang hồ đây đó. Thỉnh thoảng có tin anh qua những người bạn học và bạn gái của anh khi thì ở Sài Gòn, lúc Nha Trang, Cam Ranh, Qui Nhơn, Đà Nẵng. Lòng cha mẹ càng héo hắt, lo lắng theo từng bước chân anh phiêu bạt. Cho đến một ngày, chiều 30 Tết Mậu Thân, anh về lại nhà như thông lệ đoàn tụ hàng năm. Cả nhà đều mừng rỡ. Anh quả thật đã trưởng thành sau mấy năm rời xa mái ấm gia đình. Các em anh lại càng nể phục người anh cả khi thấy anh trao cho mẹ cái túi da với vài lời ngắn ngủi như gió thoảng: “Mợ cất cho con cái sắc này, trong đó có bạc triệu tiền quỹ và 1 cây súng lục, sau Tết cho con xin lại”. Cả gia đình đều bỡ ngỡ vì đây là điều lạ lùng ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Cha mẹ rất mừng khi thấy người con trưởng thân yêu trở về vào ngày lễ trọng đại này, và lo vì thấy anh đã xa khỏi vòng tay che chở của đấng sinh thành. Chỉ sau khi ba lặng lẽ hỏi anh về thời gian qua, vài em trai lớn mới biết một cách mơ hồ là anh đang làm thông dịch viên và hoạt động cho đoàn Thanh Niên Thiện Chí Hoa Kỳ. Và đêm Giao Thừa Tết Mậu Thân 1968, thay vì là đêm đoàn tụ ấm cúng của ngày Tết thiêng liêng của dân tộc, bọn tội đồ của dân tộc Việt Nam đã phản bội trắng trợn hiệp ước đình chiến mà chúng vừa ký chưa ráo mực, xua quân tấn công miền Nam thân yêu.

      Chuyến về thăm nhà đột ngột, ngắn ngủi của anh năm ấy, là chuyến về ăn Tết cùng gia đình và cũng là năm anh khoác áo dân sự cuối cùng. Dầu sao, trong những ngày Tết lửa đạn ấy, tình gia đình đùm bọc được thể hiện rõ ràng. Anh cùng cha mẹ đã dẫn dắt đàn em tìm nơi nương tựa tạm trú khi ba quyết định phải tạm rời khỏi ngôi nhà ấm cúng dưới Hưng Đạo vì không còn an toàn nữa. Được nằm cạnh anh, chia từng điếu thuốc, từng hạt mứt sen quà Tết của bà nội ở Sài Gòn gởi lên, từng hớp cà phê dã chiến bên hông Nhà Thờ Chánh Tòa BMT, Chùa Khải Đoan..., chia sẻ những âu lo cùng anh, quả thật là một hạnh phúc hiếm có. Ðể rồi khi tình hình tạm yên, anh đã từ giã gia đình, gia nhập vào quân đội.  Sau khi mãn khóa tại Trường Võ Khoa Thủ Đức, anh được tuyển vào quân chủng Không Quân.

      Vài lá thư thỉnh thoảng anh gửi về nhà từ San Antonio, Texas, khi anh đang được huấn luyện về A37 với bộ đồ bay hào hùng, anh đã chọn đúng hướng đi của người trai thời loạn và đúng cá tính gan lì bẩm sinh. Khi được báo tin là em trai anh đã gia nhập Hải Quân, anh đã viết vài dòng ngắn ngủi, khích lệ cho đứa em đã thay anh nối nghiệp hải hồ, mà khi còn ở Trung Học, anh đã hơn một lần mộng ước, trở thành Sĩ Quan Hải Quân, biểu lộ bằng sợi dây chuyền vàng tây với mỏ neo thật đẹp, luôn được anh nâng niu.

      Món quà khi anh tốt nghiệp Không Quân là quần Jean, áo Polo và chiếc nhẫn tốt nghiệp của căn cứ Không Quân Hoa Kỳ đã được anh ưu ái gởi cho đứa em trai Hải Quân này như một lời nhắn gửi thầm kín.

Tôi nhìn Việt đang say sưa kể về người anh của mình mà lòng cảm thấy nao nao nhớ về người bạn đã chia lìa từ năm 1965. Chúng tôi đã không nhận biết được cuộc sống của nhau ra sao sau hơn 50 năm từ ngày chúng tôi như đàn chim vừa đủ lông cánh, nhìn trời rộng bao la với mộng ước vàng son nên đã bay đi mỗi người mỗi ngả xa dần trường xưa. Mỗi thằng một định mệnh đã được an bài lao vào chiến tranh khói lửa nguy hiểm đạn thù. Họa may mới nghe được tin nhau ở đâu đó, một cách mơ hồ vội vàng, đứa này ở Vùng 1 địa đầu Quảng Trị, đứa kia đang ở Hạ Lào, thằng nọ đang tử thủ An Lộc, thằng kia đang hành quân trận Khe Sanh, hay rừng A-Sao…!  Rồi cũng có lúc nghe được thằng nọ trong Không Quân, thằng kia cỡi cua Thiết Giáp, nó Binh chủng Nhẩy Dù, còn tao Bộ Binh…! Cũng đã có nhiều lần oà khóc khi nghe tin một thằng bạn tử trận, bỏ lại vợ con bạn bè cha mẹ…!

Tôi hỏi Việt:

  • Lúc Dũng vào Không Quân, nó đã có vợ con chưa?

Việt lắc đầu:

    • Chưa, mới có người yêu thôi, mà chẳng phải một đâu, nhưng sau này anh thương và lập gia đình với chị Tình, em của một Sĩ Quan Pháo Binh trong quân đội VNCH ở Đà Nẵng. Năm 1975 anh chị Dũng đã có hai con, chúng đẹp và dễ thương lắm, tiếc rằng anh Dũng đã ra đi quá sớm, không được nhìn các con anh đã trưởng thành.
    • Anh nghe đâu Dũng ở Đà Nẵng tại sao lại về Bình Thủy để bay chuyến chót định mệnh này?

 

1, 2, 3, 4

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed

free counters
un compteur pour votre site