lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Thơ Văn Minh-Vân

Trúc-Lâm Yên-Tử (1) Tựa gốc; (2) Tựa do TLYT đặt lại cho phù hợp với tinh thần của trang nhà và Hội Sử Học.

***

Nền Tảng Tân-Quốc-Ngữ Và Những Sai Lầm Nghiêm-Trọng Của Bộ GD và ĐT Nhà Cầm Quyền CHXHCNVN (2)

Những Sai Lầm Nghiêm Trọng Của Bộ GD&ĐT Nhà Nước CHXHCNVN (1) (Đã Hiệu Đính)

Minh-Vân

Kính cáo :

"Cùng Cộng Đồng Người Việt Trong Và Ngoài Nước "

Chúng tôi viết bài nầy để gởi trực tiếp đến "Bộ Giáo Dục và Đào Tạo", thông qua Nhà Nước,Chính Phủ và các Cơ quan Trung Ương thuộc ngành Văn Hóa - Giáo Dục Nhà Nước CHXHCNVN. Xin trình gởi Hàn Lâm Viện Khoa Học, Viện Sử Học Quốc Gia, các Nhà Văn Hóa chúng tôi may mắn được biết Đ/chỉ riêng. Cùng xin được gởi đến một số Trang Mạng và Báo chí có uy tín tại Quốc Nội và Quốc tế, nếu được quý Ban Biên Tập đồng cảm quan tâm đón nhận cách nhiệt tình, hy vọng sẽ được chuyển tải đến Cộng Đồng Người Việt ở bốn phương trời Thế giới, để rộng đường dư luận với nhiều  sự nhận định của mọi người. Đồng thời chúng tôi cũng mạo muội xin đón nhận mọi ý kiến xây dựng trong sự góp ý, sửa chữa, thay đổi, bổ sung, không phân biệt Tôn Giáo, Đảng phái, Sắc Tộc, Tuổi tác, Giới tính và Địa vị Xã Hội, dù được sự đồng tình chấp nhận hay phản bác, đều rất đáng trân trọng đối với chúng tôi. Đặc biệt, chúng tôi xin phép được gởi đến Lm. Bề Trên Giám Tinh Dòng Tên Việt-Nam và Thông trình lên Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam, xin vì ý thức Trách nhiệm và Tinh thần Dân tộc, thỉnh cầu Quý Ngài lên tiếng can thiệp bảo vệ nền Văn Học Nước Nhà, chặn đứng mọi hình thức lộng hành Văn học đến điên loạn như hiện nay. Kính xin Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam và Cộng Đồng Dân Tộc cảm thông cho nhiều thiếu sót.

***

Mục Lục

Dẫn Nhập
I. Chủ Trương "Cải Tổ" Chữ Tân-Quốc-Ngữ

II. Miêu-Duệ Nguyễn-Ngu-Í
III. Vần Tân-Quốc-Ngữ, Một Cấu Trúc Chữ Viết Có Đầy Đủ Bản Sắc Dân Tộc
IV. Chữ Tân Quốc Ngữ, Rất Xa Lạ Với Thế Giới Đương Đại
V.  Tính Ưu Việt Của Văn Phạm Tân-Quốc-Ngữ
VI. Những Đao Phủ Thủ Tinh Thần
VII. Những Hình Thức Cải Tổ
VIII. Trách Nhiệm Về Ai?
IX. Nhà Toàn-Cầu Bác-Học Danh-Gia
X. Cần Chấn Chỉnh Những Hình Thức Lai Căng Mất Gốc

XI. Văn Học Dân Tộc Là Linh Hồn Của Tổ Quốc
XII. Thất-Tinh-Hội
XIII. Sự Đóng Góp Của Các Thừa Sai Hải Ngoại Và Nhiều Học Giả Công Giáo Pháp Cho Nền Văn Học Việt-Nam
XIV. Những Vấn Nạn
XV. Công-Tội Về Ai ?
XVI. Trách Nhiệm Và Quyền Hạn Của Bộ GD&ĐT
XVII. Các Nhà Văn Hóa Dân Tộc Đã Đứng Trước Một Bức Tường Siêu Thép, Bất Khả Xâm Phạm
XVIII. Thế Hệ Dụng Ngữ
XIX. Nguyện Vọng
XX. Kết Luận

Trúc-Lâm Yên-Tử:  Có hai loại chú thích, số nhỏ trong ngoặc đơn là của tác giả Minh-Vân; số lớn trong ngoặc đơn là của TLYT. Phần chú thích của tác giả nằm cuối bài; phần của TLYT nằm bên trên được phân biệt bởi ba dấu *.

(1) Đây là ý kiến riêng của tác giả Minh-Vân. Thực ra việc xử dụng quốc-ngữ đã được nhà văn Nhượng-Tống đưa vào thực tế khi ông tham gia vào báo Khai Hóa (1921), Thực nghiệp dân báo (1924) v.v..., ông Hồ-chí-Minh chỉ là người nối tiếp tiền nhân; (2) Chữ Nôm cũng đã xử dụng dưới triều Tây-Sơn của vua Quang-Trung; (3) Đất nước sẽ may mắn hơn nếu người chiến thắng và thống nhất đất nước là vua Quang-Trung; (4) Trong tinh thần đại chúng của Hội Sử Học cũng như trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử chúng tôi vẫn quen xử-dụng cụm từ ngày 30-04-1975 hơn là giải-phóng; (5) Ngoài ra còn có những cuộc chiến khác sau năm 1975, như cuộc chiến với Cao Miên năm 1978, Trung Việt năm 1979, Trung Việt 1984 - 1985; (6) Cắt từ "Chỉ nghe ...rằng" trang 58, đoạn này không phản ảnh thực tế của miền Nam, nếu có chỉ là vài trường hợp cá nhân; (7) Việt-Nam Tự-Điển do Lê-Văn-Đức cùng một nhóm văn hữu soạn, Lê-Ngọc-Trụ hiệu-đính, nhà sách Khai Trí xuất bản tại Sài-Gòn Việt-Nam năm 1970 và tái bản ở Hoa-Kỳ vào thập niên 1980; (8) Sự kiện ra hải ngoại của ông Hồ-chí-Minh là tìm phương sinh sống, việc làm làm cách mạng hay cứu nước (theo quan niệm riêng của ông ta) cũng chỉ đến sau khi đơn xin vào làm trong cơ quan thuộc địa của Pháp bị bác bỏ; (9) Nếu ông Hồ là nhân vật thông thái nhiều mặt thì đã không du nhập chủ nghĩa cộng sản vào đất nước Việt-Nam. Nguyễn-Duy-Ân, một cộng tác viên của Hội Sử Học có bài Hồ-Chí-Minh đại thi hào chôm chỉa, và đây có thể là một khía cạnh thông thái khác của nhân vật họ Hồ mà chúng ta cần phải biết thêm; (10) Nhìn trường hợp cụ Huỳnh-Thúc-Kháng; (11) Xin cắt bỏ vì xử dụng quá nhiều lần;

***

XII. THẤT-TINH-HỘI

Nhóm Tự-Lực Văn-Đoàn (TLVĐ) là một nhóm Trí thức Văn hóa rất thời danh do Học Giả NGUYỄN-TƯỜNG-TAM (bút hiệu NHẤT-LINH) sáng lập 1933. NHẤT-LINH trước tiên đã chọn lọc 6 Văn nhân xuất chúng gồm KHÁI-HƯNG (TRẦN-KHÁNH-GIƯ, còn gọi NHỊ-LINH), HOÀNG-ĐẠO (NGUYẼN-TƯỜNG-LONG), THẾ-LỮ (NGUYỄN-THỨ-LỄ), TÚ-MỞ (HỒ-TRỌNG-HIẾU), THẠCH-LAM (NGUYỄN-TƯỜNG-LAN) và cuối cùng là XUÂN-DIỆU. Bảy Vị đều là các Nhà Văn Hóa lỗi lạc, là Nhóm Văn Hóa có tầm cỡ, nổi trội nhất xưa nay, từng được giới Trí thức gọi là "Thất-Tinh-Hội". Có nghĩa là ngoài 7 Nhân vật nầy ra, thì không một Văn nhân Thi sĩ nào còn được xem là thành viên chính thức của TLVĐ nữa, tuy về sau còn có một số nhà văn thời danh khác có tên tuổi, cũng cộng tác chặt chẽ với TLVĐ như TRẦN-TIÊU, em ruột KHÁI-HƯNG, TRỌNG-LANG, HUY-CẬN, THANH-TỊNH, ĐOÀN-PHÚ-TỨ, nhưng không được xem là nhóm TLVĐ (Thất-Tinh-Hội) như nhiều người lầm tưởng. Cơ quan ngôn luận của TLVĐ là tờ Báo Phong-Hóa.

Tự-Lực Văn-Đoàn có thể nói là một Nhóm Cách Mạng Văn học của nước ta, một Hội Đoàn Văn hóa duy nhất được hàng Trí giả ghi nhận là một Tổ Chức Văn Hóa cao đã thực sự khai mở một hướng sáng tác hiện đại nhất xưa nay. Nhóm Văn-Đoàn nầy tuyệt đối bảo tồn nét đẹp Văn Hóa Dân Tộc với tiêu điểm tiếp nối sự nghiệp G/sĩ ĐẮC-LỘ và công trình TRƯƠNG-VĨNH-KÝ. Nhóm quyết tâm nối tiếp, bảo vệ và phát huy nền Văn học truyền thống nước nhà. Vì quyết tâm phát triển nền Văn học Dân tộc tiến đến đỉnh cao để kịp thời hội nhập Văn hóa ngang tầm Âu-Châu, Nhóm TLVĐ đã tập trung toàn thân, toàn ý trong chiều hướng phát triển và cải biến Văn hóa, đã nghiên cứu về cấu trúc Chữ Tân-Quốc-Ngữ tỉ mỉ hơn. Nhờ càng nghiên cứu, TLVĐ càng tìm thấy được những nét đẹp của các Nhà Văn hóa Tiền bối Bậc Thầy như các Học giả NGUYỄN-VĂN-VĨNH, PHẠM-QUỲNH... đến các nhà Từ điển TRẦN-TRỌNG-KIM, ĐÀO-DUY-ANH, ĐÀO-VĂN-TẬP…. là những nhà Ngôn ngữ thuộc bậc kỳ tài, là các Văn nhân cũng đã trân trọng bảo tồn mọi quy tắc Chính tả trong cấu trúc ghép Chữ Tân-Quốc-Ngữ. Các Bậc Tiền bối đã chú trọng hơn hết về cách phát âm Thanh giọng tiếng Việt thật tinh vi về mọi mặt một cách sâu sắc, đúng âm giọng truyền thống của cư dân Nội thành một Thủ Đô Nghìn Năm Văn Vật, không một mảy may sơ sót.

TLVĐ cũng quyết sửa đổi những điểm rườm rà, bất hợp lý, bổ sung những thiếu sót trong cấu trúc chữ Việt nầy cho được hoàn chỉnh hơn trong hệ thống cấu trúc Chữ Tân-Quốc-Ngữ. Đặc biệt là cách loại bỏ gạch nối trong chữ Việt. Nhưng Nhóm TLVĐ thấy như thế sẽ có một vẻ khập khiểng nào đó. Họ nhận thấy Gạch nối là biểu hiện sự phân định giữa Danh từ thuần Việt (anh em) và Danh Từ Việt-Lai tức Việt-Hóa (huynh-đệ, ga-ra). Vì thế Nhóm TLVĐ đã đánh giá cao hình thức sử dụng gạch nối của các Nhà Từ điển, là nét đẹp đặt trưng của nền Văn Học Việt trong hệ thống chữ đơn âm tại Á-Châu mà các Nhà Từ Điển kỳ cựu đã nổ lực nghiên cứu, biên soạn tỉ mỉ trong các Tác phẩm của mình đã được sưu tra, gạn lọc hàng Thế kỷ, mối  trở thành một Quy tắc Bất Thành Văn.

Do đó Nhóm TLVĐ chẳng những đã không có chủ trương bỏ "Gạch nối" trong Chữ Việt, nhưng còn đề nghị sử dụng gạch nối cách đồng bộ và thống nhất hơn trong các "Danh Từ Riêng" về tên người, tên vật, tên địa danh, sông núi. Họ đã "trình làng" quan điểm mình như một phần bổ sung cần thiết. Tuy không được một Cơ quan, Tổ chức, Tập thể nào dám chấp nhận, nhưng cũng chưa một nhà Trí thức nào lên tiếng phản đối sự bổ sung nầy. Từ đó mọi Danh xưng đều được sử dụng gạch nối gần như đồng bộ cho đến ngày Giải phóng Miền Nam.

Tính đến Thượng bán Thế kỷ XX, người ta không phát hiện một bộ Từ điển nào thiếu gạch nối trong các danh từ Việt Hóa xưa nay. Sau một thời xuất hiện nhiều "Chuyên gia Đạo văn", sao chép tác phẩm người khác để đổi tên mình thành "Tân Tác Giả". Sự sao đi chép lại đã trở thành méo mó hủy hoại nét đẹp truyền thống Từ điển dưới nhiều hình thức. Từ đó đã nổi cộm những vết loan lỗ thãm hại, đánh mất tính thuyết phục đối với mọi người. Họ chỉ biết bớt một đôi nét, thêm vài chữ đệm, sửa đổi vài ba cách viết, nhưng nội dung "Từ điển mới ra lò" vẫn còn "nguyên xi" 99,99% nội dung của Cha đẻ ra chúng, các Nguyên Tác giả! Người ta không đủ trình độ sưu tra, nghiên cứu được cái mới như một công trình soạn thảo, ngoài Công trình Sao đi Chép lại, xóa tên Tác giả, ghi đệm tên mình, đã lộ rõ nguyên hình Sản phẩm ăn cắp của giới Đạo Văn mà thôi. Nếu ta đem so sánh một số Từ điển như thế với bản gốc nào đó, sẽ phát hiện kiều "Sao y Bản chính", lại có đôi nét lệch sai Bản chính đến kỳ khôi, vô Văn hóa, thiếu Khoa học!

Đứng trên bình diện Dân tộc, TLVĐ là một Trường phái Văn học hoàn chỉnh, không ỷ lại, không khuất tất, đãvạch trần tính chất lỗi thời, tàn dư của Xã Hội cũ từng theo Hủ Tục lỗi thời Nho giáo ngự trị Dân tộc ta suốt cho đến ngày nay. Thất-Tinh-Hội đã xác định rằng Khổng-Giáo không hề có căn bản Đạo Đức đúng nghĩa, chỉ là một hệ thống cai trị áp đặt tư tưởng được mệnh danh là "Đạo Quân Thần", cộng thêm "Đạo Phụ Tử" với nhiều điều bức bối đến phi nhân. Chỉ là một Học thuyết bảo thủ cho chính sách Độc tài Phong kiến, với tinh thần đôn đội hàng Vua Chúa đến độ "Tôn thờ" (culte). Giáo luật của Đạo Nho là: "Quân khiến thần tử, Thần bất tử bất trung" (Vua bảo dân chết, Dân không tự nguyện chết là bất trung) kể cả muốn cướp vợ lấy con, Thần dân cũng phải cúi đầu. Lộ liễu nhất là vụ Nhà Đại Văn Hóa NGUYỄN-TRÃI và Nhà Giáo Dục THI-LỘ. Đã giữ đúng "Đạo Quân Thần", Cụ NGUYỄN-TRÃI đã dâng hiến người vợ trẻ đẹp cho Nhà Vua cách rất tự nguyện, nhưng cuối cùng Nhà Vua đã lăng đùng ra chết trên giường THỊ-LỘ, bởi hậu quả "Thượng Mã Phong" do hoang dâm quá độ với một nàng tiên trẻ và quá đẹp!

Kết quả, Vợ chồng Vị Đại Công Thần nầy cũng bị Tru Di Tam Tộc. Ba họ Nội, họ Ngoại và họ Vợ, từ người già "nằm trên miệng lỗ" đến một bé sơ sinh chưa được ngày tuổi, bất luận Nam hay nữ, đều bị lôi ra pháp trường chém "tất tần tật". Đó là Đạo Quân Thần Khổng Giáo. Đến "Đạo Phụ Tử" cũng không kém phần độc tài: "Phụ sử tử vong, Tử bất vong bất hiếu" (Cha khiến con chết, Con không chịu chết là bất hiếu), kể cả phải vâng lời đi trộm cướp giết người (?). Tất tất đều tuyệt đối, không có một Luật trừ nào trong Xã hội Nho Giáo!

Còn tồi tệ hơn là "Đạo Phu-Phụ", một Chế độ nô lệ Gia Đình! Nho Giáo chỉ bảo vệ quyền lợi nam giới mà thôi. Người đàn ông trong gia dình cơ hồ là một Đại Chủ Nô: "Trai năm thê, bảy thiếp, Gái chính chuyên một chồng" (Nam giới được phép lấy vợ tràn lan tùy thích, phụ nữ chỉ được lấy một Đức Ông Chồng duy nhất). Cộng thêm Nữ giới còn bị ghép vào khung hình của "Đạo Tam Tòng"! Phụ nữ suốt đời phải lệ thuộc: "Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, Phu tử tòng tử" (Tại nhà phải tùng phục Cha, không nói đến Mẹ, lập gia đình, phải tùng phục "Đức Ông Chồng", Chồng chết phải tùng phục "Đức Ông Con" (Phu tử tùng Tử), tất nhiên là với "con trai". Nếu không có con trai, phải tùng phục Cô cô Chú bác và cả con cháu trai nhà chồng. Nữ giới đã hoàn toàn bị khống chế về mọi mặt trong xã hội và cả trong gia đình! Phụ nữ dưới chế độ Nho Giáo chỉ còn khá hơn Hồi Giáo một bậc là còn được tiếp cận với xã hội bên ngoài không phải che mặt, bệnh tật còn được rước thầy chữa thuốc! Đó là cốt lõi của Luật Nước, Luật gia đình của Khổng Giáo, Đạo Tàu. Vì thế được Xã hội Phong kiến đề cao, đánh bóng "Đạo Khổng""Luân lý Á-Đông".

Ngườì ta từng bảo: Phá bỏ nền  "Luân Lý Hủ Nho", có nghĩa là mất gốc, đánh mất bản sắc  Cổ truyền Dân tộc, đánh mất Đạo đức làm người! Nhưng xét ra nó chẳng dính dáng gì đến Phong tục tập quán Người Giao-Chỉ, Tổ Tiên ta để lại! Không khác “Xã Hội OBAMA” trên đất Đất nước Hoa-Kỳ ngày nay, chúng tôi xin có dịp sẽ đề cập đến trong một bài khác: “Hỏa Ngục Trần Gian, Là Thiên Đàng Mỹ Quốc”. Nếu Bạn đọc cần thư giản, xin gởi thư qua Mạng.

Nhóm TLVĐ đã công khai chống lại Lễ giáo Phong kiến từ một nghìn năm nô lệ mang đậm nét Hán Triều. Phong tục Tập quán dưới mọi hình thức Thờ cúng, Lễ Hội, Quan, Hôn, Tang, Tế đều được Chệt hóa toàn diện, đều được gọi là "Đạo Nho", "Nho-Giáo", Khổng-Giáo"! TLVĐ đã một thời gây “sốc” ý thức hệ với hàng sĩ phu, chấn động xã hội Phong kiến và các phần tử lạc hậu còn có ý thức bảo thủ Phong tục Lễ giáo Nô dịch theo Phiên bản Bắc Triểu.

Mọi tác phẩm của Nhóm TLVĐ đều thể hiện sự quyết tâm đánh gãy bản chất gia đình phong kiến, tệ nạn môn đăng hộ đối, phân biệt giàu nghèo, sàng lọc địa vị giai cấp trong Xã hội. Nhưng TLVĐ không bao giờ có sự biểu hiện của một tư tưởng quá lố, phá hoại dân sinh. TLVĐ khơi dậy tinh thần Điều hòa Giai cấp, chủ trương cải hóa Xã hội Quan liêu Phong kiến. Tuyệt đối loại bỏ các màu sắc Văn hóa, Lễ Hội còn nhóm màu nô lệ của nghìn năm ô nhục hãy còn tồn đọng trong dân gian. Họ muốn đưa ảnh hưởng Văn hóa nặng về Dân sinh Tây phương vào xã hội hiện đại hơn nữa. Quyết tẩy chay Quân Tàu, quét sạch mọi nghi lễ lạc hậu, là tàn dư của Thiên Triều còn để lại đầy ắp trong não trạng các Nhà Cầm quyền Việt-Nam. 

Trong sáng tác, Thất-Tinh-Hội lấy việc giải phóng cá nhân làm trung tâm điểm cho thời đại Dân chủ và Dân sinh theo "Tư Tưởng Dân Chủ" của MẠNH-TỬ. Thời Phong kiến, ngoài Công Giáo, không ai dám thấy, và dám đề cao MẠNH-TỬ là Nhà Cách Mạng Dân Chủ Vĩ Đại, người đầu tiên đưa ra Chủ thuyết lấy "Dân Làm Gốc", đối nghịch KHỔNG-TỬ. Thời đó, MẠNH-TỬ đã dám nêu cao tinh thần "Dân vi quý, Quân vi khinh" (Duy nhất chỉ có Dân, Vua không đáng trọng). Không như Đức KHỔNG, MẠNH-TỬ đã từ chối làm Quân Sư cho hàng Vua Chúa đương thời. Lên án Học thuyết Thờ Vua trong Tư tưởng Quan liêu, Chuyên chế, Độc tài. Thánh nhân chống mọi hình thức bảo thủ "Cá nhân Chủ nghĩa". Hàng Quân Vương, Triều thần được hun đúc tính kiêu căng, tự tôn, tự đại, coi thường thiên hạ. Trị dân cách độc tài, độc đoán, độc tôn. Trị dân bằng gậy roi, dùi cui, xiềng xích! Khẩu mật tâm xà đầy mâu thuẩn. Hàng Vương Tôn lúc bấy giờ đã để lộ liễu bộ mặt Độc Tôn đến độ "Thay Quyền Tạo Hóa", dùng cả bàn tay sắt, diệt dân cách công khai, khống chế, cướp đoạt tài sản nhân dân, dồn về cho Quan quyền, tay chân, bộ hạ, xem mạng người như cỏ rác mà không hề cảm thấy áy náy Lương tâm, ngại ngùng Công luận, cũng chẳng e sợ cả Mệnh Trời.

TLVĐ phát động phong trào thơ mới HÀN-MẶC-TỬ, một Danh nhân nối gót đôi nhà Thơ Tiền bối có xu hướng thơ mới. Thi nhân đã sáng tạo một thể thơ Tự Do, một thể loại Thi ca hoàn toàn không niêm luật, đã trở thành Ông tổ khai sinh “THƠ MỚI” hiện đại. HÀN-MẶC-TỬ cũng đã từng bị các Văn nô Hủ Nho đả kích kịch liệt, mạc sát thậm tệ, lên án nặng nề, chỉ trừ Cụ PHAN-BỘI-CHÂU, một Nhà Nho Cách Mạng tiền bối đã ca ngợi hết lời. Cụ là một Nhà Nho duy nhất thích Họa Thơ Họ HÀN, từng xem HÀN-MẶC-TỬ là Bạn Vong niên, ở độ tuổi con mình. Do đó TLVĐ đã chủ trương tiếp tục đẩy mạnh ảnh hưởng văn hóa của các Nhà Truyền Giáo để khai hoá sự phát triển Dân tộc, khuyến khích viêc mở rộng, sử dụng Văn Thơ Việt-Nam theo thể loại Âu-Tây, quyết loại bỏ dần Thơ Đường Luật.

Nhóm TLVĐ đã nghiên cứu Thơ Tự do theo thể loại Thơ Mới của Họ HÀN. Cũng như HÀN-MẶC-TỬ, Nhóm TLVĐ tiếp tục sưu tra, học hỏi thể thơ tây phương của các Giáo sĩ Âu-Châu, loại bỏ lần Thơ Đường Luật, phát động mạnh mẽ loại bỏ tính từ chương, phong kiến, theo văn hóa Tàu. Rõ ràng Nhóm Thất-Tinh-Hội đã thể hiện rõ nét tư cách một Trường phái Văn học Dân tộc hoàn chỉnh. Không hy sinh mục đích Văn chương cao quý để làm kế sinh nhai bằng mọi giá. Không vì chén cơm manh áo mà bán rẻ danh dự và lương tâm như bọn Văn nô cầu thực xưa nay vốn có.

Mọi hình thức bán chữ kiếm cơm đã nhan nhản khắp hang cùng, ngõ hẻm, mọi xó chợ, góc đường, trên Báo chí, lẫn Trang Mạng. Bộ mặt "Văn nô 3Đ" (Đội trên, Đạp dưới, Đá ngang), dua nịnh, bợ đở, đều không tìm thấy trong hàng Trí giả Chân chính của Nhóm Tư-Lực Văn-Đoàn. Thất-Tinh-Hội đã giữ vững Thiên chức Văn học như một “Mục Đích Tự Thân”.

Từ 1945 đến nay, chưa một "Văn Đoàn" nào làm nổi và có ý thức, có gan dám làm, dám chịu trước Lịch sử và Dân tộc như Nhóm TLVĐ. Nhóm Tự-Lực Văn-Đoàn là một Đoàn thể Văn học hoàn toàn mang tính chất Tư nhân, không ve vãn, không nhân nhượng một bộ máy đương quyền nào. Đã lên tiếng chống lại cảnh cường quyền Chủ tớ của Tàu Tây từng ươn mầm cấy giống qua hàng nghìn năm nô lệ, đã ăn sâu vào não trạng, máu huyết, cốt tủy của bọn Việt nô! Chưa có một Tổ chức Xã hội nào dám đòi bỏ hẳn cơ chế “xin cho” như Tự Lực Văn Đoàn từng đấu tranh, đòi loại bỏ.

TLVĐ là tổ chức văn học chưa có tiền lệ trong văn học Việt-Nam. Những mặt ưu trội có một sức hấp dẫn đặc biệt, nếu nói không dè dặt, thì họ vẫn còn chiếm ngôi Thượng phong vô địch, vẫn còn là “vô tiền khoáng hậu” cho đến ngày nay, vẫn còn giữ địa vị gần như tuyệt đối trên Văn đàn Dân tộc. Họ chưa tạo được một nền tảng cải cách sâu rộng như TLVĐ! Chỉ tiếc rằng TLVĐ không thể tồn tại đươc vĩnh viễn, lâu dài, vì Nhà Sáng lập NHẤT-LINH chỉ có ý lập ra một Nhóm riêng chỉ giới hạn trong 7 Nhân Vật mà thôi, nên được gọi là Nhóm Thất-Tinh-Hội, có nghĩa là sẽ không có người thứ 8 nối tiếp! Như vậy 7 Nhân vật nầy nằm xuống, là chấm hết! Đã để lại Di sản vô thừa kế, đã trở thành "Tiệt-Tự"! Phong trào Sáng tác Văn học Việt-Nam thời đó có tác dụng kích thích tinh thần Dân chủ như là một điều tất yếu, một nhu cầu nội tại, với tư cách một sự tìm kiếm và sự thực hiện của khát vọng tự do. Đó là phương diện chủ chốt đã vạch rõ sự khác biệt bản chất của các hội đoàn văn học từ 1945 về sau mà ta không thể mượn tiêu chí này kia làm những cột mốc so sánh để phá hoại. Vẫn đã có một nhóm khác noi gương, tức Nhân-Văn Giai-Phẩm (NVGP) 1955, cũng một phiên bản của TLVĐ, nhưng chỉ được tồn tại không đến 3 năm! Nhóm nầy chỉ còn là một Tiếng vang, một Dư âm, một Kỷ niệm!

Tự-Lực Văn Đoàn đã củng cố nền Văn học nầy đến cao độ và phát triển rộng khắp và từng thời để nền Văn học Nước nhà được tồn tại vĩnh viễn theo suốt chiều dài Lịch sử. Nhóm nầy hầu như đã góp tay tẩy bỏ hầu hết các loại văn hóa ngoại lai, lạc hậu còn tồn đọng qua hàng nghìn năm ô nhục cách rất hiệu quả, mặc dù từng lúc người ta cũng muốn phục hồi, gián tiếp thần thánh hóa những tàn dư địa phương còn rơi rụng, như là cơ hội buôn thần bán thánh với lớp Dân quê thiếu học. Điều đó Lịch sử đã chứng minh đầy đủ, không một ai có thể bao biện và chối bỏ. (Phỏng theo Nguyễn-Huệ-Chi, http://vietsciences.free.fr/).

Một nhóm Văn hóa TLVĐ thượng thừa như thế, vẫn không được ngành Văn hóa, Giáo dục quan tâm, trái lại tập thể Lãnh đạo có Quyền lực Trí thức Quốc gia, đã chủ trương phá nát nền Văn Học Nước Nhà, phát động quy mô bằng Quy định! Nếu không là một hành động Giẵm bẹp Linh Hồn Tổ Quốc, thì ta có thể định nghĩa là gì?

Lịch Sử chữ viết của loài người đã phát triển qua nhiều giai đoạn. Đầu tiên là chữ Tượng hình đã trở thành lạc hậu, tiến đến Chữ "Tượng Âm" gồm các mầu tự Tây-Âu đang sử dụng, trong đó có chữ viết của người Giao-Chỉ Cỗ. Nhưng Chữ Tân-Quốc-Ngữ, lại là mẫu "Chữ Tượng Thanh" mới nhất giữa loài người, mà Cộng Đoàn Dòng Tên đã mày mò sưu tầm nghiên cứu từ 1615, tuy còn rất thô sơ trong giai đoạn đầu. Mãi đến năm 1651, G/sĩ ĐẮC-LỘ đã sưu tầm tỉ mỉ, hoàn chỉnh được 3 Tác phẩm "Ngữ Pháp Việt-Nam", "Từ điển Việt – Bồ – La" và "Phép Giảng 8 Ngày" với một loại Chữ Tượng Thanh hoàn chỉnh, đã xuất hiện trên Văn đàn Thế giới vào thập kỷ 50, Thế kỷ XVII.

Người ta còn lưu lại được nhiều thư từ, tài liệu bằng Chữ Tân-Quốc-Ngữ thô sơ của các G/sĩ Truyền giáo đã viết từ thượng bán Thế kỷ XVII. Để đọc được các văn bản thô sơ nầy không phải việc dễ dàng, âm dấu không đủ, cách sử dụng Mẫu tự chưa đồng bộ. Thầy BEN-TÔ THIỆN, một nhà trí thức Việt-Nam, nổi tiếng là thông thạo La-Tinh, Pháp và cách riêng là vào bậc nhất về Chữ Tân-Quốc-Ngữ lúc bấy giờ. Nếu xét về phương diện thông thạo chữ Quốc ngữ, thì không một vị Thừa Sai nào đã viết trôi chảy và xuôi gọn hơn Thầy, có thể kể cả G/sĩ ĐẮC-LỘ trước 1651. Vì Thầy là người Việt viết chữ Việt. Thậm chí các Thư Thầy viết gởi đến các Nhà Truyền giáo ngoại quốc hầu hết là tiếng Việt. Người ta cũng còn tìm thấy được một tập Thủ bản của Thầy, là tác phẩm Lịch Sử Việt-Nam đầu tiên xuất hiện trên thế giới, còn lưu giữ trong một Văn khố Âu-Châu, đã viết bằng Chữ Tân-Quốc-Ngữ vào khoản 1651. Thầy đã được xem như một Sử gia Tân học “đầu tiên” của Đất nước ta. Nhưng người ta nhận thấy cách viết của Thầy cũng chưa đạt được 60%. Như thế, đã đủ chứng tỏ rằng, cho đến thời điểm đó, trước khi bộ Từ điển Việt – Bồ – La ra đời, Chữ Việt vốn còn hỗn độn, chưa được sắp xếp đồng bộ, chưa có quy cũ chút nào.

Lịch sử Truyền Giáo và Dân tộc đã không phủ nhận G/sĩ FRANCISCO DE PINA là người đầu tiên thông thạo tiếng Việt hơn mọi nhà Truyền giáo lúc bấy giờ. G/sĩ là một Thầy dạy Việt-Ngữ, đào tạo hầu hết các G/sĩ Truyền Giáo vừa đặt chân đến đất Việt vảo Thế kỷ XVII. G/sí ĐẮC-LỘ cũng là một trong những học trò được G/sĩ PINA dạy tiếng Việt.

Nhưng thực tế khó ai đánh giá trình độ căn bản tiếng Việt của G/sĩ PINA đã đạt đến trình độ nào. G/sĩ PINA biết tiếng Việt trước tiên, dù bất cứ trình độ nào, vào lúc đó tất nhiên cũng là bậc Thầy các nhà Truyền Giáo, vì không vị nào biết nói bập bẹ tiếng Việt hơn ngài. G/sĩ PINA phải dạy tiếng Việt cho các Nhà Truyền Giáo đến sau là điều bắt buộc. Nên không thể vì đó, mà hiện nay ta hãy còn nghĩ rằng G/sĩ PINA vẫn là một Nhà Truyền Giáo giỏi tiếng Việt nhất trong hàng Giáo sĩ nối tiếp Ngài.

Ai dám xác định không có học trò sẽ giỏi hơn Thầy trong tương lai? Một Thầy dạy cấp một không thể có Học trò cũ từng là Giảng Sư Đại học? Trò hơn Thầy vẫn là chuyện thường tình nhân thế. Xét ra, ta có thể nghĩ rằng G/sĩ ĐẮC-LỘ sau nầy với chục năm "thất nghiệp" tại Áo-Môn, trong 6 lần lui tới Hội-An – Áo-Môn, đã là thời gian vô công rỗi việc. Chính là cơ hội thuận tiện hơn các G/sĩ khác để miệt mài trong công trình nghiên cứu sưu tầm, học hỏi, gọt dũa chữ Việt. Thì sự soạn thảo Từ Điển Việt – Bồ – La được hoàn chỉnh hơn bất cứ ai là lẽ đương nhiên, không cần tranh cãi.

Ta còn chưa kể cuộc hành trình cuối cùng của G/sĩ ĐẮC-LỘ từ Áo-Môn về La-Mã. G/sĩ đã phải linh đinh trên mặt biển suốt 4 năm trời! Đó cũng chính là thời gian G/sĩ bới qua xóc lại Tác phẩm Vĩ đại mình đã dày công soạn thảo hàng chục năm trước, thì sự hoàn chỉnh hệ thống Chữ Tân-Quốc-Ngữ Tượng Thanh đến độ hoàn chỉnh như một viên ngọc toàn bích ngày nay, thì không thể suy diễn được là ăn cắp công sức của ai. Với trình độ một Học Giả Ngôn ngữ học, cộng với non 20 năm đồn hết mọi công sức, nổ lực. Xét như thế, nếu không chủ quan, chúng tôi nghĩ sẽ không còn gì đáng để suy luận dài dòng. Những cơ hội thất nghiệp đó đã không đến với các G/sĩ AMARAL, BARBOSA và PINA như một điều may mắn để nghiên cứu thâm sâu hơn G/sĩ ĐẮC-LỘ được. Đã thế thì khó so sánh ai hơn ai kém trong những hoàn cảnh và phương tiện khác nhau,

Các nhà truyền giáo dòng Tên đã phát triển hệ thống chữ Việt dùng chữ cái La-Tinh để chuyển tự Chữ Nôm thay thế dần trong phiên dịch Thánh tích và giáo lý cho Giáo Dân VN. Lm. GIROLAMO MAJORICA, người Ý, Tác giả 48 công trình Chữ Nôm khác nhau, tổng cộng 4200 trang khi chữ Tân-Quốc-Ngữ chưa được phổ biến toàn diện, là một điển hình. Để biểu hiện các thanh điệu, các G/sĩ Dòng Tên đã sử dụng các ký hiệu trong tiếng Hy-Lạp ảnh hưởng của tiếng Bồ-Đào-Nha như “gi”, “ch”, “x”, “nh”, “â”, “ê”, “ô” có nguồn gốc Bồ.

G/sĩ ĐẮC-LỘ còn một lợi thế về ngôn ngữ, hơn bất cứ Nhà Truyền Giáo nào xưa nay. Với 13 thứ tiếng: ngoài tiếng Mẹ đẻ gốc Do Thái, G/sĩ còn đọc thông viết thạo tiếng Pháp, La-Tinh, Hy-Lạp, Ý, Bồ, Tây-Ban-Nha, Canarin (Goa, Ấn-Độ). Trung-Quốc, Nhật-Bản, tiếng Việt và cuối đời là tiếng Ba-Tư. Không kể Địa ngữ Provençal một thị trấn thuộc tỉnh Var nước Pháp. Hầu hết tất cả đều là ngôn ngữ chính như nhau, chỉ trừ tiếng Canarin, chỉ đủ giao dịch thông thường, đọc và viết được, vì thời gian học không được bao lâu. Đó là điều kiện thuận lợi cần thiết nhất để nhận biết, phân biệt, ghi lại và lần ra các ký hiệu thích hợp, những âm thanh khác nhau, đôi khi rất gần gũi tiếng Việt. Vì thế dễ tìm được những cái tế nhị, chi li và tỉ mỉ trong Âm hưỡng tiếng Việt hơn bất cứ ai, ngoài TRƯƠNG-VĨNH-KÝ, một Nhà Thông thái tầm cỡ hơn Giáo Sĩ, lại thuộc Dân tộc "Mũi Tẹt Da Vàng" chính hiệu.

Bằng chứng, G/sĩ ĐẮC-LỘ còn để lại bao nhiêu tác phẩm Văn hóa nước ngoài. Như thế Ông phải vượt xa G/sĩ PINA và mọi G/sĩ đồng thời và kể cà đến ngày nay về phương diện Ngôn ngữ học cũng là điều tất nhiên. Nếu ai cho rằng G/sĩ ĐẮC-LỘ ăn cắp, sao chép Từ Điển Việt – Bồ và Bồ – Việt của 2 G/sĩ AMARAL và BARBOSA, là kém cõi về tri thức, là hàm hồ, xuyên tạc vô căn cứ. Đến cuối đời, G/sĩ ĐẮC-LỘ còn để lại những tác phẩm bằng tiếng Ba-Tư, là Ngoại ngữ thứ 13 vào cuối đời Ngài.

Để soạn cuốn từ điển Việt – Bồ – La, G/sĩ ĐẮC-LỘ đã dựa vào những công trình ký âm La-Tinh ở tiếng Nhật (Romanji) đầu tiên của Ông YAJIRO, một người Nhật Bản theo Đạo vào Thượng bán Thế kỷ XVI, do các G/sĩ Dòng Tên Bồ-Đào-Nha đã sáng lập cho người Nhật trước khi sang Việt-Nam, còn được phối hợp với sự phiêm âm từ Chữ Hán, Giáo sĩ dựa vào Luật Phiên thiết của Từ điển Trung-Hoa mà định được dấu "Hỏi" và "Ngã" trong âm sắc tiếng Việt. Những âm khởi đầu "Thanh" thuộc dẩu "Hỏi" và khởi đầu "Trọc" đều là "Ngã". Phiên thiết Hoa ngữ định rõ thế nào là các thanh Bình, Thượng, Khứ, Nhập hoặc các cung Phù, Trầm, Hồi, Hạ. Nếu quý Quan chức Bộ GD&ĐT chịu ghé mắt nghiên cứu kỹ, sẽ biết rõ hơn, và nên tìm hiểu thêm để đừng nghĩ rằng G/sĩ ĐẮC-LỘ chỉ thích vẽ vời theo ngẫu hứng, nhưng không hề có trong hệ thống Ngôn Ngữ Học, để biết tôn trọng cái tinh hoa của Ngữ vận tiếng Việt ta.  Đặc biệt G/sĩ còn dựa vào cách phát âm của Chữ Nôm để tạo ra vần Việt, tuy Chữ Nôm của Cụ HÀN-THUYÊN cũng chưa đủ tính chuẩn xác đã thuộc hệ thống Ngôn Ngữ Học.

G/sĩ ĐẮC-LỘ đã triền miên nghiên cứu "Chữ Tượng Thanh" nầy đến độ hoàn chỉnh với 6 Âm tiết tạo thanh rõ ràng bằng các dấu: Sắc, Huyền, Nặng, Hỏi, Ngã và Thượng bình thanh (không dấu), tương ứng những nốt nhạc biệt lập không khung kẽ. Không kể các dấu biểu hiện thanh sắc trong chữ Việt, chỉ 2 chữ Ă, Â, tự nó đã là một mẫu "Chữ Tượng Thanh". Đó là nét độc đáo mà các Nhà Văn hóa Thế giới đều tôn phục trước sự sáng tạo mới mẽ nầy.

Xét chung về đại thể ta đã thấy sự hoàn hảo của một công trình tạo dựng một Hệ thống Mẫu Tự mới như vậy đã là quá tuyệt vời. Nhưng nếu ta đưa ra phân tích từng cái riêng một cách cách tỉ mỉ hơn, thì các Nhà nghiên cứu cũng đã gặp nhiều điều bất hợp lý về cấu trúc một số ngữ vựng trong Từ Điển Việt – Bồ – La, và cách riêng là Bản Văn Mẫu "Phép Giảng 8 Ngày". 

Xét chung các nhà Văn Hóa, Ngôn ngữ Học đều đã cảm nhận được như vậy, nhưng thực tế, bất cứ một công trình nghiên cứu nào, dù có hoàn hảo đến đâu, cũng không tránh khỏi nhiều sơ sót cần phải được tu chinh hiệu đính một, thậm chí đến nhiều lần. Tất cả mọi Phát minh Khoa học Âu Á, Đông Tây, xưa nay đều thế cả. Với một Công trình đồ sộ như Bộ Từ Điển Việt – Bồ – La và quyển mẫu Văn bản tiếng Việt đầu tiên "Phép Giảng 8 Ngày", với mỗi cá nhân một Tác giả của nó cũng không tài nào tránh hết mọi sơ sót, nhất là trong giai đoạn đầu, chưa đủ bề dày căn cội qua nhiều tác phẩm của nhiều người để nghiên cứu, thêm ưu, bỏ khuyết.

Vì thế, các nhà Nghiên cứu Ngôn ngữ học cũng đã tìm thấy một vài cấu trúc ghép vần rất lạ lẫm, trong một công tình nghiên cứu vĩ đại của một hệ thống chữ viết cho một ngôn ngữ còn quá xa lạ và quá mới mẻ trong giai đoạn đầu. có thể rằng chưa có khả năng khắc phục đủ vào thời điểm sơ khai. Cũng có thể Giáo sĩ sử dụng qua quá nhiều âm ngữ địa phương thành phức tạp lẫn lộn nhiều thanh giọng khác nhau rất khó nghe và khó hiểu, như ta ngày nay còn tồn tồn tại âm vận ở nhiều địa phương ta từng gặp hàng ngày. Hoặc giả ngữ âm từ thượng bán Thế kỷ XVII trở về trước, đã trở thành xa lạ đối với ta, cũng không cách nào để giải mã, còn xác định được bằng bất cứ tài liệu, văn bản nào có để lại bằng chữ Việt tượng âm, chưa nói tượng thanh, ngoài chữ Nôm. Nhưng chữ Nôm lại thuộc dạng tượng hình, không thể so sánh được. Chưa nói, Chữ Nôm cũng đã chia ra nhiều dạng chữ, Chữ Nôm Đời (nguyên gốc từ Cụ HÀN-THUYÊN) và Chữ Nôm Đạo (hệ thống biến chế danh từ hầu hết nằm trong "Kho tàng" của Lm. GIROLAMO MAJORICA, mà trước đó không có), nên đã có nhiều điểm khác nhau.

Chữ Nôm, tuy vay mượn Hán Tự tượng hình, nhưng có thể xem đó là một loại Chữ thuần Việt, vì có một Quy ước phải tuyệt đối đọc theo âm giọng Việt như ta đọc Chữ Tân Quốc Ngữ ngày nay. Không lai tạp giọng ngoại bang có âm Hán-Việt. Chữ Nôm được cấu thành theo bằng 3 cách: Giả trá, Hài thanh, và Hội ý. a) Giả trá, mượn chữ Hán nhưng không đọc theo tiếng Hán nếu khác với âm Việt. Ví dụ chữ "Tuế" có nghĩa là tuổi, ta đọc cắt ngang là Tuổi như tiếng Việt, chứ không đọc "tuế" để hiểu là tuổi hay dịch lại là tuổi. Chữ Nôm là đọc chữ Hán trực tiếp theo âm Việt, chứ không đọc Hán âm để hiểu nghĩa Việt. Những chữ có âm như tiếng Việt, "Thánh" ta viết Thánh chữ Hán và đọc Thánh như chữ Hán. nhưng theo nghĩa Việt, Chữ "Điếm" có nghĩa là cữa hiệu, nhưng ta đọc trại ra thành Đêm, và hiểu là buổi tối, chứ không hiểu theo là Thương Điếm ... b) Hài thanh.... c) Hội ý còn phức tạp hơn, vì chữ Nôm cũng như Hán tự, không có Nguyên âm, Phụ âm như Chữ La-Tinh, nên phải mượn nhiều chữ Hán ghép lại với nhau để có nghĩa Việt và đọc theo tiếng Việt, ví dụ chữ Thiên (trời), viết chồng lên chữ Thượng (trên) thành chữ "Thiên Thượng" thì đọc là "Trời". Chữ Nhân (người), viết chồng lên chữ Thượng (trên) thành "Nhân Thượng", tức Người Trên ta lại đọc là "Trùm", người đứng đầu (Ông Trùm Họ bên Công Giáo, nay còn vài nơi dùng).

Phần nhiều mượn chữ để chỉ cả âm lẫn nghĩa như mượn chữ "La" (đã qúa nhiều nét) viết chung với chữ "Xuất" (cũng đã 7-8 nét) thành chữ "La Xuất", thì đọc là Ra, có nghĩa là ra vào. Một chữ "La Xuất" quá phức tạp, để tạo thành một chữ "Ra" quá đơn giản! Chỉ đơn cử vài chữ để Bạn đọc có một ý niệm chung như thế. Thực ra, chúng tôi không dám múa rìu qua mắt thợ, để phân tách dài dòng hơn, vì cả Hán lẫn Nôm, chúng tôi cũng chỉ là dân Ngoại đạo, chỉ biết tập tò vài chữ để đọc vui. Ưu điểm chữ Nôm là không bị ai viết sai lệch giữa "Trê" thành "Chê" và ngược lại, vì chỉ có một chữ "Trê" có nghĩa là cá trê, và chữ Chê khác, có nghĩa là chê bai, còn người dọc muốn đọc Chê hay Trê, tùy ý, vì nó không viết lẫn lộn được như Trê hay Chê trong chữ Việt hôm nay. Chúng tôi chỉ trình bày sơ qua, để ta có một cái nhìn chung trong việc học cách cấu trúc chữ Nôm còn phức tạp hơn cả học chữ Hán. Nếu Bà NGUYỄN-THỊ-BÌNH và toàn thể Bộ GD thấy rõ được như thế, sẽ cúi đầu tri ân G/sĩ ĐẮC-LỘ hơn là có ý thức bài bác phá hoại.

Xét thuần về Vần Việt, G/sĩ ĐẮC-LỘ đã soạn 3 loại Nguyên âm:

a) Nguyên âm đơn: a ă â e ê i o ô ơ u ơ y.

b) Nguyên âm kép đôi: ai (cái), ay (vay), ây (xây), ao (hao), au (cau), âu (trâu) .../ eo (heo), êu (lêu) / ia (đĩa), iê (giê), io (gió), iơ (giờ), iu (giun), iư (giữ) / oa (hoa), oe (hoe), oi (nói), ôi (hôi), ơi (hơi) / ua (đua), uâ (huân), ui (hủi), uy (huy), uô (buôn), uơ (huơ), ưa (hứa), ưi (gửi), ươ (huờn) ưu (cứu).

c) Nguyên âm ba: iai (giai), iay (giày), iây (giấy) / iao (giao), iau (giàu) / ieo (gieo), iêu (hiệu) / ioi (giỏi), iôi (giối, trối), iơi (giời, trời) / iơũ (?) / iua (giũa), iưa (giữa), iơư (?), iuô (giộc) / oai (oái), uay (quay), uây (khuấy) / uie (?), uôi (xuôi) / ươi (đười ươi), ưởu (?).

Chỉ trong Từ điển Việt – Bồ – La và Phép Giảng 8 Ngày, mới thấy xuất hiện Nguyên âm "Kép ba", chưa mấy ai tìm gặp ở các Nhà Truyền Giáo trước đó.

Có nghĩa rằng Nguyên âm Kép ba chỉ có G/sĩ ĐẮC-LỘ biên soạn sau nầy mà thôi, như thế trong các Từ Điển của BARBOSA và AMARAL cũng như PINA chắc chắn không có Nguyên âm kép 3. Tuy nhiên những Nguyên âm Kép ba iơũ (?), iơư (?), uie (?), ưởu (?) thì tuyệt nhiên ta không thể tìm thấy cách ghép vần thế nào cho đúng hiện nay. Trong Thế kỷ XVII về trước có âm vận nào phát ra tương tự như vậy không, chưa ai dám xác định.

Về phụ âm: G/sĩ ĐẮC-LỘ dùng những phụ âm đơn như: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, q, r, s, t, x và những phụ âm kép có: bl, ch, gh, kh, ml, ng, ngh, nh, ph, th, tl, thì các Phụ âm kép bl, ml, tl, cũng không tìm thấy cách ghép vận sau nầy. Không rõ Cư dân Hà-Nội từ trước Thế Kỷ XVII đã phát âm "Trời" hay "Blời", và có chữ nào phát lờ lợ như ml, tl không?

Trong Phép Giảng 8 Ngày, lại có hăọc thay vì học, nhăọc thay vì nhọc, mạt thay vì mặt (có thể hiểu được là in sót dấu chữ ă trong chính tả, như chữ ANNNAMITICUM trên hình bìa Từ Điển đã thừa một chữ N, do chuyên viên sắp chữ). Nhưng còn có đõạn thay vì đoạn, địa ngõục thay vì ngục...... và cả trăm chữ như thế, thì ta phải hiểu làm sao?

Hơn nữa trong Mẫu tự không tìm thấy Phụ âm V, nên vua thì viết là bvua, vào thì viết là bvèao, vui vẻ thì viết là bvui-bvẻ. Quả là khó hiểu, không rõ ngày xưa người ta phát âm thế nào về chữ V, như có lờ lợ âm B? Có giống ngày nay người ta vẫn nói là đi "dề", đi "dìa" thay vì đi về, "Thịch dịch" thay vì thịt vịt, cá "Gô" thay vì cá rô, cái "Reng" thay vì cái răng không? Khoảng độ Thế kỷ sau, người ta sẽ còn hiểu "dề", "dìa" là về, "Thịch dịch" là thịt vịt, cá "Gô" là cá rô, cái "reng" là cái răng không nữa, hay họ không còn nhiểu nó là chữ gì, và ở đâu? Nếu không có sách vỡ nào còn để lại, thì ta sẽ sưu tầm từ đâu? Xét ra Đức Chúa Blời và Đức Chúa Trời có thể tạm hiểu là âm giọng thời đó dễ hơn, nhưng âm V thì không có trong mẫu tự tiếng Việt vẫn là điều lạ!

Còn hàng loạt từ ngữ khác cuên (quên), coen (quen), blá (trá), blúc blắc (lúc lắc), mlạt (lạt), mlỡ (lỡ), sóũ (sống), đòũ (đồng), khoũ (không)....... thì ta cần hiểu sao cho có lý? Phải chăng:

1) Dù sao cũng còn trong giai đoạn sơ khai, G/sĩ ĐẮC-LỘ đã viết sai vì nắm chưa vững hết âm vận một ngôn ngữ nước ngoài còn quá xa lạ với người Âu, và với cả Ngài chăng?

2) Có thể do sự phát âm ở một địa phương nào đó, như Tác giả đã từng ghi chú: “Tla có người đọc là tra". Có nghĩa lúc đó người ta chỉ phát âm "Tla" mà thôi, còn "tra" như ngày nay thì chưa xuất hiện ở Hà-Nội, người ta có thể phát âm L thay R chăng? Cũng có thể người Hà-Nội các Thế kỷ XVI, XVII, XVIII hay tiếp xúc với người Hoa và chịu ảnh hưỡng âm giọng người Hoa khá nặng, nên phát âm nghiêng theo giọng Hoa kiều chăng? Người Hoa không phát được âm vận R, như Rô-Ma, họ phiên ra La-Mã, chứ không đọc được Rô-Ma. Paris phiên là Ba-Lê thay vì Ba-Ri. Có lẽ thế trong hầu hết các chữ TR cũng đều viết TL như vậy, G/sĩ ĐẮC-LỘ viết Tla thay vì Tra, viết Blời thay vì Trời, Tlăng thay vì Trăng cũng không lạ. Kể cả ngày nay, nếu có người nước ngoài sanh sống tại vùng Lục tỉnh Miền Nam, họ cũng không biết chữ R và V là gì. Con Vịt họ cũng sẽ viết là con Dịch và cá Gô (rô) cái Gỗ (rỗ), Nếu thế, thì G/sĩ ĐẮC-LỘ đã viết không sai. 

Không những chữ Việt, ngay cả phần La-Tinh trong quyển Phép Giảng 8 Ngày (song ngữ) và Quyển Ngữ Pháp Việt-Nam viết bằng tiếng La-Tinh G/sĩ ĐẮC-LỘ đã viết cùng lúc vào giữa Thế kỷ XVII, ta đọc vẫn thấy xa lạ đến trời vực. Nhiều Mẫu tự La-tinh không còn giống như ngày nay, Chữ V thay thế chữ U, chữ I thay J... cấu trúc chia Danh và Tính từ cũng khác hẳn. Danh và Tính từ La-Tinh ngày nay chỉ chia với 6 Thể cách (Cas), ngày trước chia đến 8 Thể cách. Như thế, có thể trong mẫu tự tiếng Việt đã có chữ "V", nhưng thợ sắp chữ lúc bấy giờ đã ngộ nhận là chữ U, nghĩ là trùng lặp, nên họ bỏ vần V chăng? Ngay trên trang bìa Từ Điển Việt – Bồ – La họ vẫn sắp chữ V thay cho mọi chữ U trong DICTIONARIVM, ANNNAMITICVM, LVSITANVM, LATINVM, EDITVM. Ngoài lỗi dư một chữ N trong ANNAM, còn lại tất cả các chữ U được in là V cả.

Bản thân chúng tôi cũng chỉ tập tò học được vài tiếng Pháp do chính các Thừa sai Pháp dạy, và biết được đôi tiếng Anh trong tuổi học trò. Xét ra cũng mới hơn 60 năm, nhưng nghe như văn chương Pháp ngày nay đã khác trước khá nhiều. Tiếng Anh cũng không giống tiếng Mỹ về ngữ nghĩa một số Danh từ và Thành ngữ, tuy 2 quốc gia cùng sử dụng một loại Ngữ pháp như nhau "English Grammar", và một thứ Từ Điển "English Dictionary" rất Anh. Người ta không tìm thấy một quyển "American Grammar" hay "American Dictionary" nào khác. Như thế ta có thể hiểu na ná âm ngữ Hà-Nội vào Thế-kỷ XVII, có lẽ không giống âm ngữ Hà-Nội ngày nay, càng không giống Âm giọng các địa phương khác có cùng một Ngữ pháp và một Từ Điển như nhau và cũng đã cách đây non 4 Thế kỷ rồi. 

Vì thế, tuy đã có Bộ Ngữ Pháp Việt-Nam và Từ điển Việt – Bồ – La ra đời cùng với Phép Giảng 8 Ngày là một Văn bản tiếng Việt được hoàn thành đầu tiên để làm khuôn mẫu. Nên từ khoảng thập niên 60 của Thế kỷ XVII về sau, các văn bản, thư từ, tài liệu Giáo lý mới có đủ các dấu giọng "Chữ Tượng Thanh" có hệ thống và đồng bộ hơn.

dictonarivm, annamiticvm

Trong Bref Aperçu Sur L’histoire De L’étude Des Parties Du Discours Vietnamien của mình, Ts. ALAIN GUILLEMIN, Viện Nghiên cứu Xã hội học Địa-Trung-Hải, Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp, cũng đã có một nhận xét: "Các cuốn “Dictionarium Anamiticum Lusitanum et Latinum” và “Catechismus Pro iis qui volunt suscipere Batismum”, xuất bản ở Roma năm 1651, trên thực tế, là hai tác phẩm nền tảng và không thể thay thế, đặt cơ sở cho việc ký âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh và ngoài ra còn cho chúng ta biết được hình trạng tiếng Việt thế kỷ XVII cùng sự tiến hóa của nó......... bám rất sát “thực tiễn ngôn ngữ của người An Nam trong các tầng lớp xã hội khác nhau..... Nhưng ông đã ép cú pháp tiếng Việt vào cái khuôn khổ cứng nhắc của cú pháp Latinh: "Ta có thể tìm thấy những khái niệm ngữ pháp được sử dụng để mô tả tiếng Latin như cách, thì, thể, số, giống, và các giới từ. Trên thực tế đó là ngữ pháp tiếng Latin mở rộng, với khuôn khổ đã đông cứng từ nhiều thế kỷ, được áp đặt để mô tả một ngôn ngữ mới". Với quan điểm thứ hai, Tiến sĩ đã cho rằng G/sĩ ĐẮC-LỘ đã ép cú pháp tiếng Việt vào cái khuôn khổ cứng ngắc của cú pháp La-Tinh thì các Nhà Ngôn ngữ học Việt-Nam đã không chấp nhận, vì cho rằng Tác giả đã không công bằng khi phê phán như thế. Là người Pháp, nên Tác giả không cảm nhận được những những cái tinh tế đối với các đặc điểm của cú pháp tiếng Việt.

3) Có thể do lỗi của thợ sắp chữ? Ngay cả trên mặt Hình Bìa Quyển Từ Điển đã in rất rõ nét "ANNNAMITCUM" to tướng, thay vì ANNAMITCUM (xem hình, thừa một chữ N).

Điều chắc chắn là G/sĩ ĐẮC-LỘ không thể viết sai ngay cả trên hình Bìa Quyển Từ Điển Đồ sộ mà G/sĩ đã dồn hết mọi nổ lực và công sức vào đó như thế dược.

Nhưng lợi dụng vào điểm sai sót dễ hiểu nầy, GsTs. PHẠM-VĂN-HƯỜNG đã nắm lấy, biến thành một đề tài khai thác. Ông ta kịch liệt đả kích với một câu văn rất xuyên tạc và mĩa mai trong Bài báo (đd): “Hành vi “đạo” (Gs. đóng ngoăc kép chữ “đạo”) công trình rất rõ, vì không am hiểu người Việt nên Alexandre viết sai chữ độc nhất trên bìa: Annam viết là Annnam (Gs. nhấn mạnh). Có người nói rằng đó là chữ quốc ngữ độc nhất sáng tạo bởi Alexandro Rhodes cũng không xa sự thật lắm”. (!)

May thay, Họ PHẠM chỉ thấy được mỗi mặt Bìa quyển Từ-Điển Việt – Bồ – La (5.2.1651) trên một Trang Mạng, và "nghe lóm" đâu đó Phép Giảng "8 Ngày" (2.10.1651), nhưng không hiểu mô tê gì trong đó, đã vội vơ lấy như một chứng lý vững chắc rằng ĐẮC-LỘ dốt đến độ không phân biệt được "Mỗi Tuần chỉ có 7 ngày", và chỗ in lầm thừa một chữ N, để đưa ra khai thác và kích bác! Phải chi Tác giả Bài báo có may mắn hơn, đọc được nội dung Quyển Từ Điển và Phép Giảng 8 Ngày, cũng biết đọc được đôi chữ La-Tinh, có lẽ Ông ta còn cho G/sĩ ĐẮC-LỘ là dốt, không biết tiếng La-Tinh, nên viết V thay U không ai đọc nổi. Ông ta còn phát hiện hàng trăm vần ghép không giống chữ viết có trình độ Giáo sư như Ông ta ngày nay. Chắc chắn không ai có thể "bụm miệng" ông ta nổi!

Tạm khép lại Tg. Họ PHẠM. Để đặt lại vấn đề như một giả thuyết, thì ta có thể cảm nhận được sự thật nào đó, nếu không quá định kiến, không do vẽ vời,cũng không vì tưởng tượng.

Ta có thể nghĩ Thợ sắp chữ tại các Nhà In La-Mã thời bấy giờ, nói chung cả Tây Âu và toàn thế giới, cũng không hề có một ai “đọc được” và tưởng tượng nỗi một loại chữ phức tạp chưa bao giờ nhìn thấy trên đời. Nó còn xa lạ hơn cả ta xem loại cổ ngữ Ai-Cập được khắc trên đá ở Kim-Tự-Tháp còn sót lại ngày nay! Mặc dù Thợ sắp chữ đã được Tác giả kiên trì hướng dẫn đến độ tưởng chừng như đã "làu thông" (know thoroughly), cũng phải ngồi căng mắt, nhận diện để phân biệt được một số dấu, số chữ xa lạ tương đối giống nhau, nhất là bản chữ viết tay, càng khó phân định rõ hơn Mẫu Chữ In gấp bội, dù Tác giả có đủ kiên trì viết nắn nót cẩn thận đến mức nào đi nữa, thì với một loại chữ kỳ lạ của 2 tác phẩm họ không biết đọc, không biết nghe, âm giọng không biết phát! Liệu các Thợ-Sắp-Chữ người Âu có đủ khả năng tránh được những lầm lẫn với một loại chữ họ không hề biết để tưởng tượng là đúng hay sai? Không ai nghi ngờ trình độ uyên bác của G/sĩ ĐẮC-LỘ, tuy nhiên chữ viết của Ngài như thế nào, tốt hay xấu, dễ hay khó đọc, cho dầu không đến nỗi như hầu hết đơn thuốc một số Bs. viết tay chỉ có có giới y khoa và các chuyên viên đứng quày Âu dược mới đọc ra! Nếu chữ có dễ đọc, cũng không thể viết nắn nót trọn một bộ sách hàng nghìn trang giấy kiểu như Chữ in để dễ đọc.

Sắp bản in với tất cả sự vận dụng trí tưởng tượng của người "dốt chữ" trước những Bản Thảo cũng non trăm quyển vở bằng Chữ viết tay như thế, đã là một kỳ công! Phần Tác giả, sau khi giao việc đã "biến mất tăm", không còn một ai khác biết hơn để tìm hỏi rõ một chữ quá xa lạ, không thuộc dạng Chữ in. Không khác ai đó, một chữ Đức "bẻ đôi" không biết, lại phải ngồi đánh vi tính chép một bản thào tiếng tiếng Đức viết tay! Ta thử tưởng tượng trong đó sẽ để lại bao nhiêu lỗi, dù là một văn bản không dài, dẫu đã được hưỡng dẫn tận tâm nhất.

Như thế, Thợ sắp chữ lúc bấy giờ đã để lại trong 2 Tác phẩm khá đồ sộ của G/sĩ ĐẮC-LỘ chỉ chừng ấy lỗi, đã là điều quá sức con người, khó tưởng tượng nổi.

Vậy, những sai lỗi do thợ sắp chữ, G/sĩ ĐẮC-LỘ có phát hiện ra không, sao không chỉnh sửa? Đó là một vấn nạn ta cũng cần đặt ra. Ta có thể suy luận:

a) Cứ tưởng tượng, khi vừa đặt chân trở lại La-Mã, G/sĩ ĐẮC-LỘ đã tất bật lo vận động Thánh Bộ Truyền Giáo khẩn cấp duyệt xét đề xuất Phương án đã được soạn hoàn chỉnh cho việc thành lập một Giáo Hội Truyền Giáo mới tại Đông-Nam-Á (Việt-Nam), hầu thỉnh cầu ĐGH y chuẩn, là một việc không mấy dễ dàng. Đồng thời G/sĩ cũng phải nghĩ đến việc xuất bản cho bằng được bộ sách tiếng Việt, cốt lõi cho công việc phát triển Giáo Hội VN.

Nhưng không một Nhà Xuất bản nào chịu đầu tư in ấn một loại sách có thứ chữ mà Thế giới chưa từng biết tới. Nó không phải loại sách có tính thực dụng cho Âu Châu đọc được để nghiên cứu. Tất nhiên khó có “Thượng Đế” quan tâm, không thể có thị trường tiêu thụ, làm sao hoàn vốn, chứ chưa nghĩ đến kinh tế thị trường. Hỏi ai dám liều thân gồng mình chịu chơi như vậy? Điều đó đã quá rõ ràng. Muốn ấn loát được, chỉ có cách G/sĩ ĐẮC-LỘ phải tự hy sinh, dám bỏ tiền túi "in chơi", chưa hẵn sẽ được một "Bảo Tàng Viện" nào thèm lưu trữ, chịu dành cho một không gian vài tấc để đặt Bộ sách nầy làm kiểng, để Tác giả của nó vui lòng!

Nhưng một sự không ngờ, sau khi thuyết trình sự hữu dụng về Tác phẩm nầy, G/sĩ ĐẮC-LỘ đã được ĐGH INNOCENS X nhanh chóng đón nhận một cách âu yếm và nhiệt tình, Người đã lệnh cho Bộ Truyền Giáo xuất ngân sách Tòa Thánh thực hiện. Cái mà Thánh Bộ Truyền Giáo cũng phải ngạc nhiên, vì trước đây ĐGH cũng đã hơn một lần không chấp nhận cho xuất bản 2 quyển Từ điển Việt – Bồ và Bồ – Việt của 2 cố G/sĩ BARBOSA và AMARAL. Một sự vui mừng khôn tả, vì Bộ Từ điển nầy có cả tiếng La-Tinh, thuận tiện cho hàng Giáo Phẩm và Giáo sĩ sưu tra tiếng Việt sau nầy, nó không có tính cục bộ, chỉ dành riêng cho Giáo sĩ người Bồ với giáo dân Việt-Nam.

Còn nữa, nguyên việc tìm đặt cho được một bộ chữ theo âm tiết Việt-Nam có lắm dấu “Sắc, Huyền, Nặng, Hỏi, Ngã. Có dấu mũ (dành cho các ê, ô, â), còn dấu "Mặt Trăng Lưỡi Liềm" nằm ngữa (dành cho chữ ă)” và các chữ “Đđ, Ơơ, Ưư” “phi La-Ngữ”, chẳng giống Âu-Châu. Tìm ngay cả trong Anh, Pháp, người ta cũng chỉ có mỗi dấu mũ, sắc, huyền. Người Tây-Phương chưa hề tưởng tượng nổi một loại hình để tạo mẩu đúc riêng. Có lẽ còn khó mường tượng hơn đặt đúc bộ Chữ Cao-Mên, Lào, Chiêm-Thành tại Âu-Châu lúc đó!

Vì thế G/sĩ ĐẮC-LỘ phải thuyết phục cho bằng được thợ chuyên nghiệp nhẫn nại nghiên cứu tỉ mỉ để đúc một khuôn chữ hoàn toàn xa lạ ấy do chính Giáo sĩ canh kẽ, vẽ mẫu, hướng dẫn các dấu Hỏi, Ngã, Nặng... và cho phù hợp với tỷ lệ của nó ở mỗi kích cỡ! Ấy thế, loại khuôn đúc và mẫu chữ nầy có thể cũng chỉ dùng được mỗi một lần duy nhất, rồi cho hưu trí dưỡng già với đồ phế phẩm ngay ở tuổi mới chào đời. Ai đủ tin sẽ có một lần được in lại, được tái xuất giang hồ như các loại Tác phẩm thông dụng khác? Một công việc làm không Nhà in nào thích thú, chẳng mấy ai ham. Vì thế kinh phí của Tòa Thánh cho công việc in ấn có một không hai nầy bằng một ngân khoản gấp nhiều lần.
b) Sau khi giao nhận bản thảo với một loạt chỉ dẫn chi li xong, G/sĩ ĐẮC-LỘ còn phải bôn ba nhiều nơi. Sau khi in ấn hoàn tất bộ sách được Bộ Truyền Giáo đệ trình lên ĐGH, mà G/sĩ ĐẮC-LỘ chưa hề một lần đọc được "Bản In Thử" (épreuve), thậm chí cũng không hề thấy được khuôn mặt đứa con tinh thần mình đã cưu mang ôm ấp qua bao năm tháng miệt mài đã được chào đời như thế nào.

Đợi đến một dịp triều kiến ĐGH 1651, và bất ngờ G/sĩ ĐẮC-LỘ đã được ĐTC trao tận tay bộ sách, và Ngài chỉ kịp ôm vào lòng với một câu nói run run đầy xúc động: “Con xin dâng 3 công trình nầy cho Thiên Chúa. Vì Chúa đã ban cho con được một đất nước mà ở đó sự lao khổ của dân chúng đang ở chỗ tận cùng của đen tối. Nhưng cũng tại nơi nầy con đã nhìn thấy lòng từ ái của Chúa. Con đã nghe được những âm thanh có nhạc điệu của giọng nói con ngườiVới 3 công trình nầy, con nghĩ trong tương lai, đó sẽ là ngọn lửa dẫn dân tộc nầy ra khỏi vòng tăm tối. Từ giờ phút nầy, con có thể trở về trong vòng tay Chúa mà không một ân hận gì…” Còn nội dung đúng sai, và sai đến mức độ nào, Ngài không hề biết, thậm chí cả chữ ANNNAMITICUM trên bìa Sách, có thể Ngài cũng không kịp nhìn thấy cho tường.

Nói thế, không có nghĩa là G/sĩ ĐẮC-LỘ không xem đi, đọc lại, không ôm ấp, ngắm nhìn khuôn mặt 3 đứa con tinh thần thân thương và tôn quý nhất đời mình và không tìm thấy những sai lầm đau đớn như những vết thương tâm, như những cố tật trầm kha trên thân thể chúng.

Nếu hầu hết đều đúng với âm ngữ và cấu trúc vần tiếng Việt vào Thế kỷ XVII như thế đi nữa, tưởng G/sĩ ĐẮC-LỘ cũng không thể ghép vần "cu", "co" thay qu như "cuên", "coen", "sóũ", "đòũ", "khoũ"....... mà các Nhà nghiên cứu "giải mã" là quên, quen, sống, đồng, không, tưởng tượng theo cách "đọc thơ phải cầu lý". Theo thiển ý chúng tôi có thể là những sai lỗi ngoài ý muốn của Thợ sắp chữ do không nhận diện được nét chữ viết trong một ngôn ngữ lạ, hoặc do sự nhầm lẫn của G/sĩ như chúng tôi đã trình bày ở tiết 1, thì ít nhất G/sĩ cũng nhận ra chữ ANNNAMITICUM với 3 N là không đúng. Vậy tại sao tất cả đều được để yên, G/sĩ ĐẮC-LỘ không yêu cầu Nhà In chỉnh sửa một Tác phẩm có tính nghiêm trọng bậc nhất trong Lịch sử Văn học một Dân tộc mà chính G/sĩ đã  soạn thảo bằng cả tâm huyết mình?

Phải chăng G/sĩ ĐẮC-LỘ cũng không tránh khỏi xót xa với những hạt sạn quá cấn cái gây ra sự đau đớn tinh thần nầy! Nhưng xét về phương diện tâm lý, trước một kết quả không dám mơ rằng Thánh bộ Truyền Giáo đã đặt biệt quan tâm, Thợ sắp chữ đã dồn hết mọi nỗ lực với hết sức mình để hoàn chỉnh cách cao nhất. Nhà In cũng đã sử dụng hết kỷ năng in ấn đến hàng trăm quyển, đóng bìa "xi-mi-li" chắc, bền, đẹp, có hình thức trang trọng nhất tại La-Mã lúc bấy giờ với "Gáy nổi", "Chữ mạ vàng" thuộc loại Sách Quý, đắt tiền. ĐGH cũng đã tỏ ý rất hài lòng với thành quả xem ra mỹ mãn nầy.

Thử hỏi một khi gạo đã thực sự thành cơm, trong hoàn cảnh ấy, liệu G/sĩ ĐẮC-LỘ còn làm gì được hơn, để đủ can đảm kêu ca, phiền trách, đòi hỏi phải bồi thường, tháo gở, in ấn đóng bìa lại không?

G/sĩ ĐẮC-LỘ có nhất thiết phải trình xin ĐGH ra lệnh cho in lại? Yêu cầu Thánh Bộ Truyền Giáo buộc Nhà In hủy bỏ toàn bộ công sức in ấn cách thận trọng nhiệt tình, dù là in miễn phí, in không công, in không trà nước, không cà phê, không thuốc cộng cho cả Chủ, Thầy cai, lẫn thợ và cả công nhân phục vụ! Không giống như những Ông Chủ thừa tiền, nặng túi, đã bỏ ra cả một ngân khoản kết sù cho một cơ sở thương mại ăn thuê? Đấy! Liệu G/sĩ ĐẮC-LỘ có đáng cho ta có thái độ khắc khe, nặng lời, trách mắng, thuộc dạng tầm cỡ GsTs. Họ PHẠM không? Dám xin Quý Vị xem đây, tất cả như một giả thuyết để ta có thể dành cho G/sĩ ĐẮC-LỘ một chút lòng "thương hại" của những kẻ trượng phu, dù là thành phần đối đầu, nhưng đều là trí thức cả thôi!

Nói chung sự hình thành các cấu trúc quy mô chủ yếu chỉ là Từ Điển Việt – Bồ – La và Phép Giảng 8 Ngày của G/sĩ ĐẮC-LỘ là duy nhất. Chưa hề có một Nhà Văn hóa vĩ đại nào khác nữa đã có trình độ củng cố, hiệu đính cho hoàn chỉnh hơn, kể cả Nhóm Tự-Lực Văn-Đoàn và Nhân-Văn Giai-Phẩm 1955.

Nhưng cho có được một phương pháp ghép vận chuẩn xác, cũng phải mất cả 2 Thế kỷ sau, nhờ công trình nghiên cứu kế tiếp của Nhà Đại Ngữ Học TRƯƠNG-VĨNH-KÝ (1837-1898) mới sưu tra những quy tắc thành văn và bất thành văn của G/sĩ ĐẮC-LỘ để có căn bản áp dụng chuẩn xác bởi Quyền Vần Quốc Ngữ do Tiên sinh soạn thảo theo ngữ âm chính của tiếng Việt vào cuối Thế kỷ XIX và đã được các Nhà Giáo Dục, các nhà Văn Hóa bảo vệ cách nghiêm ngặt về Chính tả cho đến ngày nay. Nhờ đó, đã hơn Thế kỷ qua, âm vận và mọi cấu trúc Văn Học Việt-Nam không hề bị lệch lạc, sai trái, tùy tiện như từ mấy chục năm trở lại đây.

Đó là hậu quả xuát phát từ "Đại Học giả Thiên tài" NGUIỄN-NGU-Í đã quyết tâm loại trừ, tiếp đến là sự thay đổi khá thông minh của Bà NGUYỄN-THI-BÌNH, và ngày nay có thêm "Nhóm Sáng Tạo Mới" với tổ chức quy mô gồm Bộ ba LANH-CUNG-BÁO, cộng với sự đồng lõa của Cơ quan Kiểm duyệt Nhà Nước Đà-Nẵng. Họ đã quyết tâm loại bỏ tận gốc rễ mọi cấu trúc ghép vần Chữ Tân-Quốc-Ngữ bằng cách chính thức đưa vào hệ thống Giáo Khoa Đất nước mình trong "Niên Khóa 2012-2013". May đã bị Đồng bào phát hiện và phản đối kịp thời ngay từ trong trứng nước.

Theo Nhà khảo cứu nổi danh ĐỖ-VĂN-XUYỀN đã phát hiện cách viết thời Giao-Chỉ, cũng thuộc hệ thống Chữ Tượng âm, vẫn không hề xuất hiện ký hiệu nào tạo ra âm sắc tiếng Việt, nghĩa là không thuộc hệ thống Chữ Tượng Thanh. Không rõ Tổ tiên ta ngày xưa đã thể hiện thanh sắc tiếng Việt như thế nào, để đọc không lẫn lộn các từ Nhân, Nhấn, Nhần, Nhẩn, Nhẫn, Nhận? Chỉ có Bộ Từ Điển Việt – Bồ – La và Phép Giảng 8 Ngày của G/sĩ ĐẮC-LỘ mới được xem là Bản mẫu chữ Tượng Thanh của tiếng Việt đầu tiên, đã thực sự hoàn chỉnh tính cả đến ngày nay. Tuy có những vần không phù hợp như Blời thay vì Trời, mà nhiều người nghĩ rằng G/sĩ vẫn còn sử dụng sai vần, chưa đủ độ hoàn chỉnh, như những giả thuyết chúng tôi đã đặt ra.

Nhưng thực tế G/sĩ ĐẮC-LỘ đã ghi lại nhiều lối phát âm của nhiều địa phương khác nhau, Tuy nhiên, các nhà Nghiên cứu cũng đã tìm thấy một số thư từ và tác phẩm của 2 Thầy I-GIÊ-XI-CÔ (IGESICO) VĂN-TÍN còn được lưu trữ tại Âu-Châu trong Thư Viện Arsi thuộc danh bạ Js. số lưu trữ F. 247, cũng có thư tay Thầy BEN-TÔ THIỆN, số F. 246rv đều viết cho Thầy MARINI vào khoản 1658-1660, như: "Lạy ơn Đức Chúa Blời blả cỗn cho thầi..." (Lạy ơn Đức Chúa Trời trả công cho thầy). Khi trở về La-Mã tháng 7/1658, Thầy MARINI cũng xin Thầy BEN-TÔ THIỆN viết một tập Lịch sử Việt-Nam cũng đã có những chữ "Bua Than Nôõ" (Vua Thần-Nông), "Bua Kinh dương Bương" (Kinh-Dương-Vương), nói chung cả hai Thầy cũng đều viết Blời thay vì Trời, Blả thay vì trả, cỗn thay vì công, Bua thay vì Vua, Nôõ thay vì Nông, Dương Bương thay vì Dương-Vương.... Như thế đã đủ chứng minh cho các Nghiên cứu thấy rõ âm ngữ tiếng Việt từ cuối Thế Kỷ XVII về trước đã phát âm "Blời", "Blả", "Bua" vv... chứ không có Trời, Trả, Vua như từ Thế kỷ XIX về sau. Có nghĩa rằng G/sĩ ĐẮC-LỘ không hề ghép sai vần theo âm ngữ lúc bấy giờ như ta thương lầm tưởng, ngoại trừ mỗi chữ ANNNAMITICVM đã thừa một N, do sơ sót của thợ sắp chữ mà thôi. Đã đến đầu Thiên Niên kỷ thữ III, ta vẫn còn nghe quá nhiều dị biệt các âm ngữ địa phương như "thuộc nòng", "Phát-Riệm", "cây lêu"...! 

Khi so sánh chữ viết thời Giao-Chỉ, nhà Khảo cứu ĐỖ-VĂN-XUYỀN cũng đã không ngần ngại – theo Tác giả PHẠM-NGỌC-DƯƠNG – xác định không úp mở rằng: "Chữ tượng thanh là chữ của thời hiện đại, vượt xa thứ ngôn ngữ tượng hình của Trung Quốc. Theo quan điểm của thứ chữ tượng hình của Trung Quốc là loại chữ lạc hậu, cổ hủ nhất thế giới. Bởi vì, người học phải mất mười năm dùi mài kinh sử, mới nhớ được một lượng chữ nhất định và tất nhiên học cả đời cũng không nhớ hết được mặt chữ. Trong khi đó, với loại chữ tượng thanh chỉ cần chú tâm học 7 đến 10 ngày là có thể viết  thành thạo, ghi lại được ngôn ngữ nói"

Rõ ràng nhất, người Trung-Quốc hiện nay, chỉ cần học hơn 10 ngày, đã thuộc làu mặt chữ La-Tinh và cách ghép vần các từ Quan thoại, thì họ đã tự viết được bất cứ từ ngữ nào người Hoa các Tỉnh nói hay nghe đọc, dù có hiểu nghĩa hay không, mà không cần phải rà theo từng nét của mỗi chữ trong từng "chữ tranh". Học Mẫu tự tượng âm, tượng thanh tiến bộ và đốt giai đoạn là ở đó.

Từ đó ta có thể suy ra, chính vì mẫu chữ Ô vuông tượng hình, đã cầm chân Trung Quốc lạc hậu cho đến ngày nay. Đã nhờ chính sách “Hoa-Hóa Mẫu Tự La-Tinh” do Cộng Đoàn Dòng Tên nghiên cứu, hiện nay họ đã áp dụng cho hệ thống Giáo Khoa tiếng Quan Thoại, nên người Hoa mới trực tiếp hội nhập được văn hóa Tây phương, tiến thân nhanh hơn trong các ngành Khoa học hiện đại, có thể không còn cần phải học Anh văn, Pháp ngữ, mượn chữ viết Âu Mỹ để vào được Đại học. Nhờ đó Trung-Quốc mới gượng dậy được nền kinh tế rách nát, què quặt sau Việt-Nam hàng Thế kỷ, dù họ đã được thừa hưỡng được hòa bình sớm và ổn định phát triển kinh tế thuận lợi hơn, trong khi VN còn bị chiến tranh tàn phá đến tận 1975 (5).

Hiệu quả thực tế của Chữ Việt-Nam-Hóa Mẫu Tự La-Tinh đã tạo nên nền Văn hóa hiện đại ngang tầm Tây phương từ Thế kỷ XIX, nếu Vua GIA-LONG đã không tiếp tục bị quân Tàu khống chế, không loại bỏ Con Trưởng Nam của Hoàng Tử NGUYỄN-PHÚC-CẢNH, không truyền Ngôi cho MINH-MỆNH để tiếp tục 3 đời tàn sát Công-Giáo, tru diệt hàng loạt mạng người với cả một dãy 5 số không kế tiếp, thì đất nước ta cũng đã phát triển không kém nước Pháp bao nhiêu. Cũng không bị mất nước dưới thời TỰ-ĐỨC. Đó là điều phải khẳng định không do chủ quan. Nó đã quá rõ nét, nhiều Sử gia cũng đã đánh giá và khẳng định rõ trong Lịch sử Việt-Nam. Người ta đã cảm nhận được điều đó nhưng không ai dám mạnh dạn ghi nhận cách cụ thể vào thời điểm lúc bấy giờ, thậm chí còn nhiều người vẫn muốn lập lờ ngay cả ngày nay.

Có Sử gia đã so sánh Thái-Lan thức thời trước, mở cửa giao thương Quốc tế từ xưa, nên không một Đế quốc nào dám khinh thường dòm ngó, kể cả Tàu. Thái-Lan đã hội nhập Kinh tế và Văn minh thế giới trong an bình thịnh vượng và tự chủ trước ta hàng bao Thế kỷ. Phải chăng Thái-Lan đã biết ngẩng đầu, không để Tàu Ô khống chế, không hành động cách ngu ngốc theo chính sách "Đóng Cửa Tri Dân" của người Tàu. Họ không Bế môn Tỏa cảng, không sát Tả bình Tây, không Kỳ thị Tôn Giáo, không tự coi Đất nước mình là một "Nha Phủ" lệ thuộc Bắc Triều như một An-Nam Đô-Hộ-Phủ, để triền miên cúi đầu vâng dạ, triều cống bằng cả nhân tài, vật lực, đất đai, cả vùng trời lãn vùng biển của Tổ Quốc!

Tuy nhiên, Dân tộc Thái-Lan kém thông minh, thiếu năng lực và không nhạy bén như ta. Khi Miền Nam được đặt dưới chế độ Việt-Nam Cộng Hòa, chỉ thời gian ngắn, mặc dù còn phải chịu nhiều sự tàn phá của chiến tranh, Miền Nam cũng đã bóp còi qua mặt Thái-Lan đến hơn 20 năm Kinh tế! 

Nói ngoa ư? Sau những ngày 30-04-1975, đã một lần tại Sài-Gòn, Cố Trung tướng TRẦN-ĐỘ, Quân Đội Nhân Dân Việt-Nam (QĐNDVN) Miền Bắc vừa vào, cũng đã đã xác nhận điều đó. Trung Tướng TRẦN-ĐỘ là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt-Nam, từng kiêm nhiệm các chức vụ tầm cỡ Quốc Gia: Phó Chủ  nhiệm Tổng cục Chính trị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa kiêm Phó Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng ban kiêm Thứ trưởng Bộ Văn hóa (Tác giả nghị quyết số 5, đã củng cố tiến trình cởi mở Văn hóa trong chính sách Đổi Mới Tư-Duy), Phó Chủ tịch Quốc hội khóa 7, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội, cũng là một Ủy viên Hội đồng Nhà nước. Trước Quần chúng Miền Nam và Báo chí, Trung Tướng đã công khai xác định rằng nền Kinh Tế Miền Nam trước Giải Phóng đã vượt hơn Thái-Lan 20 năm, nhưng hiện nay ta phải mất 20 năm sau mới theo kịp nền kinh tế của họ.

Chúng tôi cũng may mắn được tiếp xúc với Cựu Đại Tá QĐNDVN, người Quảng-Nam – Đà-Nẵng. Vị Đại tá nầy đã tâm sự rất chân tình và cởi mở: "Miền Bắc chúng tôi đã Giải Phóng Miền Nam về mặt Quân sự, giành được chủ quyền Độc lập, Tự do và Thống nhất Toàn vẹn Lãnh thổ, nhưng bù lại Miền Nam cũng đã giải phóng Miền Bắc trên nhiều Lãnh vực khác, Kinh Tế, Văn hóa, Chính trị, Xã hội…"

Riêng về Văn Hóa, Ts. NGUYỄN-KHÁNH-LAN, tốt nghiệp tại Liên-Xô, đã nhận định: " Chính vì sự lạc hậu của Trung Quốc đã cầm chân và đẩy Miền Bắc thụt lùi cách đáng lo ngại. Chỉ xét về Văn hóa và Nghệ thuật thì Miền Bắc hầu như trống rỗng, vô cùng lạc hậu, kể cả Hà-Nội ngày nay, từng được gọi là Thủ Đô Nghìn năm Văn Vật.

(6) "... rằng thanh niên miền Nam muốn ra Sĩ quan bắt buộc phải có Tú tài. Rớt Tú tài là ra thân Trung sĩ! Trong khi Sĩ quan Bộ Đội Bác HỒ chúng tôi không hề có một trình độ văn hóa nào! Các cấp Sĩ quan hầu hết chỉ mới "Tốt nghiệp" Bình Dân Học Vụ, có khi chưa được "xóa nạn mù chữ"! Sau ngày Giải Phóng, quần chúng Miền Nam không nuốt trôi các loại sách vở, văn học, nghệ thuật, phim ảnh từ miền Bắc đưa vào. Trái lại nhân dân miền Bắc, chỉ tranh nhau xem các loại Phim ảnh từ Miền Nam đưa ra. Hoặc giới Văn nghệ sĩ miền Bắc, tối thiểu cũng phải đóng chung với giới Nghệ Sĩ Miền Nam mới được nhân dân miền Bắc đón nhận. Đã một thời tại miền Bắc từng nở rộ cụm từ phổ biến "Phim Tổng Hợp Tp. HCM" và chỉ hướng đến một loại phim ảnh nầy, thì đủ rõ! Có nghĩa rằng không còn tìm ra một nét Văn Hóa nào là của Hà-Nội nữa. Nếu không có Miền Nam, thì không rõ trình độ Văn hoá nước nhà đã đi về đâu, và còn đi đến đâu!" Chắc chắn phải đi vào con đường NGUYỄN-THỊ-BÌNH, tận diệt Văn hóa Việt!

Bị bắt buộc phải đi theo vết xe đổ của các cuộc “Cách Mạng Văn Hóa” MAO-TRẠCH-ĐÔNG, một phiên bản TẦN-THỦY-HOÀNG. Cũng bị áp đặt tại Việt-Nam vào thời Bao cấp. Người ta đã từng sao chép mô hình "Cách Mạng Văn Hóa" của Mao Vương. Tuy chưa đạt đến mức độ "Chôn Học Trò" nhưng cũng đã từng "Đốt Sách"! Mọi tác phẩm Văn hóa, Văn học, nghệ thuật toàn dân đều bị thu gom hỏa táng. Một thời tẩy chay, loại bỏ mọi hình thức phát triển Văn Học nghệ thuật, Văn Hóa Dân tộc, Đạo Đức Tôn Giáo! Người ta đã truy quét, thu gom mọi loại Văn Hóa Phẩm làm giấy pháo, giấy vệ sinh và xé đốt. Mọi loại sách Văn Học, Nghệ Thuật, Giáo Khoa, Lịch Sử, Từ điển, Triết lý, Thần Học, Đạo đức... đều là những báu vật tinh thần vô giá của Nhân loại, được tích lũy qua bao đời Tiên Tổ, nhưng không mang tư tưởng Mao Vương, đều bị thủ tiêu, hủy diệt! Đều bị ghép một Tội danh "Văn Hóa Nô Dịch", “Văn Hóa Đồi Trụy”. Đồng loạt bị đưa lên đoạn đầu đài vô cùng oan uổng! Nhưng không tìm thấy một ai giao động, không thấy một vẻ mặt nào dưới thời LÊ-DUẪN đã tỏ ra thương tiếc!

Nếu không nhờ sự sáng suốt của Cố Tổng Bí Thư NGUYỄN-VĂN-LINH, một Lãnh Đạo Đảng, đã chủ trương "Đổi Mới Tư Duy", loại bỏ Chế độ Bao Cấp, kịp thời chận đứng tội ác "Đốt sách", "Kiểm kê", "Cưỡng bức mua Trái phiếu"! Dẹp bỏ chủ trương khai triển "Cách Mạng Văn Hóa Mao Vương", phá hoại các giá trị tinh thần Tôn Giáo và Dân tộc, ngu dân hóa để trị. Thì ngày nay không có nhiều sự thay da đổi thịt, quần chúng cũng đã bớt lầm than đói khỗ hơn cả thời vong nô Bắc thuộc.

Có điều đáng tiếc, TBT. NGUYỄN-VĂN-LINH đã bỏ quên việc "Đổi mới Tư duy thuộc diện Giáo Dục Quốc gia". Không thay đổi một Bộ Trưởng Giáo Dục từ thời Bao Cấp với trình độ Gia Sư, thuộc ảnh hưởng Văn hóa Cao-Mên của đầu Thế kỷ XX! Vì thế, bộ mặt Văn hóa đất nước ngày nay càng thêm da diết, manh nha phá hoại toàn bộ nền tảng Văn học Nước nhà,tạo nên một hậu quả như ta thấy ngày nay. Người ta vẫn tiếp tục thi hành chủ trương NGUYỄN-THỊ-BÌNH không có BÌNH. Ngày càng rạng sáng, càng rộ nở một hình thức xây dựng tập đoàn Giáo Khoa phi văn học, như một bằng chứng cụ thể đã quá hùng hồn. May mắn thay giới Phụ huynh Học sinh cũng đã nhận diện được, đã kịp thời lên tiếng và đã "tạm dừng"! Chúng tôi chỉ nói "Tạm Dừng" chứ không dám chủ quan cho là "chấm dứt". Rất có thể, ngày mai, một khi Công luận bỏ qua, có cơ hội ai cấm họ không được ngóc đầu?

Tuy Đảng đã có chủ trương Đổi Mới nhiều mặt, nhưng về mặt Đào tạo Văn hóa, Bộ GD&ĐT vẫn chưa nhận thấy được toàn diện tinh thần đổi mới Văn hóa theo kịp đà văn minh xã hội. Nếu không có ý thức rõ ràng, mô hình đào tạo Văn Hóa NGUYỄN-THỊ-BÌNH từ thời Bao cấp sẽ còn đưa Dân tộc và Đất nước đi vào vực thẵm! Bộ GD&ĐT còn bảo vệ Chủ trương Chính sách Loạn chữ Ngu dân NGUYỄN-THỊ-BÌNH tồn tại là điều khó hiểu trước Thiên chức cao cả của một Nhà Văn Hóa Quốc gia có trình độ tầm cỡ Quốc tế, không thuộc hàng Gia sư cổ điển. Loại bỏ Văn học Dân tộc, là đưa Tổ Quốc đến chổ diệt vong! Có lẽ cũng đã đến lúc đánh động tâm hồn các Sử Gia Người Việt Chân Chính sẽ không quên ghi nhận cụ thể trong những trang Văn Học Sử ngày mai.

Lãnh đạo và phát triển Văn hóa Dân Tộc, không phải là hình thức mang những khuôn mặt bất tài, là chuyên viên chép Từ điển. Không phải ăn cắp Bản cũ soạn lại, với “sáng kiến bớt một thêm hai”, bỏ gạch nối (trait d'union), thay đổi cách viết i ngắn thay y dài. Đó không phải là một nét đẹp đột phá mới trong dân gian. Tự nó đã cho thấy là lớp người "văn dốt, võ dát" (!) tưởng chừng mọi người đều đui điếc, không ai nhận diện được, người ta sẽ đời đời tôn xưng mình là Nhà Văn Hóa Siêu Phàm.

MINH-VÂN @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site