lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Tư Tưởng Của Phật Giáo

Thiền Trúc Lâm Và Tín Ngưỡng Tôn Giáo

1, 2, 3, 4

ĐINH QUANG MỸ

Dẫn ý

Bài tiểu luận này sẽ không trực tiếp nói về nội dung tư tưởng hay những sinh hoạt thực tế của Thiền Trúc lâm. Tín ngưỡng tôn giáo không phải là hậu quả của những sinh hoạt tư tưởng. Nó là tâm tình và thái độ sống bản hữu của một dân tộc, với những tin tưởng của mình về số phận cũng như khát vọng sâu thẳm nhất. Do đó, tín ngưỡng tôn giáo đã như là điểm kích thích cho những nổ lực tư tưởng, và cũng là môi trường hoạt động thực tế của tư tưởng. Nói thế có nghĩa là, trong trường hợp của Thiền Trúc lâm mà chúng ta đang cố gắng nghiên cứu tìm hiểu ở đây, tư tưởng Thiền học cũng như phương pháp hành trì của nó đã được điều động như thế nào bởi tín ngưỡng tôn giáo, và đã ứng dụng sở tri của mình như thế nào dưới sự tác động của tín ngưỡng đó.

TIẾT MỘT: TÍN NGƯỠNG QUÁN THẾ ÂM

I.TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO TẠI GIAO CHÂU.

Đất Giao Châu xưa kia nổi tiếng là một khu vực thần bí. Sách Bảo Phác Tử Thần tiên truyện có chép truyện Cát Hồng1 , đời nhà Tấn, thế kỷ thứ 4, hiệu Tiểu Cát tiên ông, cũng có hiệu Bảo Phác Tử, nghe đồn Giao Chỉ có rất nhiều đan sa, nên mang con đến đó ở để luyện đan. Ông chỉ tới núi La phù, và dừng lại ở đây luyện đan, đan thành thì thi thể cũng rả. Núi La phù thuộc tỉnh Quảng đông, nằm phía đông huyện Tăng thành. Trước Tùy và Đường, vùng đất này vẫn còn trực thuộc bộ Giao chỉ. Nhà Hán đặt Giao châu lĩnh bảy quận: Nam hải, Uất lâm, Thương ngô, Giao chỉ, Hợp phố, Cửu chân và Nhật nam. Đông Hán đặt phủ trị ở Long biên tức tỉnh Bắc Ninh ngày nay2 . Đến đời Ngũ đại, thế kỷ X, khi quyền lực thống trị không tập trung được, Giao châu mới có biên giới hạn cuộc trong khoảng Bắc kỳ ngày nay. Sự phân chia địa lý đó chỉ có tính cách hành chánh cho chính sách trung ương tập quyền, lúc Việt nam đang trải qua các thời Bắc thuộc.  Nhưng trên thực tế sinh hoạt của Giao châu, về mặt văn hoá cũng như xã hội, tín ngưỡng v.v… cũng chỉ giới hạn trong vòng lãnh địa Bắc kỳ.  Cho nên, truyền thuyết nói Cát Hồng đến  Giao chỉ luyện đan, và dừng lại ở La phù sơn tỉnh Quảng Đông, thì trên tính cách hành chánh của địa lý, quả ông sinh hoạt trong vùng trực thuộc Giao chỉ, nhưng trong sinh hoạt thực tế, ông chưa ra khỏi lãnh thổ Trrug hoa. Tuy nhiên, cho đến  các đời Đường và Tống về sau, khu vực từ Quảng đông đi về phía Nam vẫn còn là vùng đất xa lạ đối với dân chúng Trung hoa. Chứng cớ có thể trích từ một bài thơ của Hàn Dũ. Nhân việc can vua Đường rước cốt Phật, Hàn Dũ bị đày sang Triều Châu, thuộc tỉnh Quảng đông. Trên đường đi, ông có làm bài thơ nhan đề “Lung lại”, trích một đoạn đầu như sau:

………

Vãng vấn lung đầu lại
Triều châu thượng kỷ lý
Hành đương hà thời đáo
Thổ phong phục hà tợ
Lung lại thùy thủ tiếu
Quan hà vấn chi ngu
Thí quan cư kinh ấp
Hà do tri Đông Ngô
Đông Ngô du hoạn hương
Hoạn tri tự hữu do
Triều châu để hà xứ
Hữu tội nãi thoán lưu
Nùng hạnh vô phụ phạn
Hà do đáo nhi tri
Quan kim hành tự đáo
Na đệ vọng vấn vi
Bất ngu tốt kiên khốn
Hãn xuất quỹ thả hãi
……….

Đại ý, ông hỏi tên quan tốt, bị chê là hỏi sao mà ngu thế. Người ở Kinh đô, tất không sao biết nổi vùng đất Triều châu. Đó là đất của tội đồ. Hàn Dũ nghe thế, vừa hổ thẹn, vừa kinh hãi.

Chúng ta thấy, ngay cả Hàn Dũ mà vẫn mù tịt về vùng đất Nam Hoa, chỉ nghe đồn mà đã toát mồ hôi lạnh. Thế thì, cho tới bây giờ, trong khoảng thế kỷ IX, người Trung hoa ở miền Bắc vẫn biết rất ít về khu vực từ Quảng đông trở xuống Nam, huống chi là Giao chỉ. Do đó, chúng ta tin chắc rằng Cát Hồng đến La phù sơn thời bấy giờ chính là đến vùng đất Giao chỉ dù chưa bước ra khỏi lãnh thổ Trung hoa.

Nổi tiếng là vùng thần bí như thế, Giao châu kể từ đời Tấn, và có thể sớm hơn, là vùng đất khá hấp dẫn đối với những người Trung Hoa hâm mộ thần tiên, hay hâm mộ một cõi ngoại tục. Cao Tăng truyện còn ghi3 , trong đời Tấn, thế kỷ IV, thầy trò Vu Pháp Lan sang Giao châu, ở tại vùng Bắc Ninh ngày nay, và cuối cùng chết ở đó. Thầy trò Vu Pháp Lan gần như là tai mắt của nhóm văn học Phật giáo thời đó. Dĩ nhiên, họ đến Giao châu cũng chỉ mục đích lánh đời.

Đàng khác, Khang Tăng Hội, Ma-ha-kỳ-vực, và một số nhân vật Phật giáo Việt Nam khác, nổi tiếng trong giới Phật giáo Trung hoa qua khía cạnh thần bí nhiều hơn. Riêng Khang Tăng Hội, vì sự nghiệp truyền bá Phật giáo trong vùng Nam Hoa, đất Đông Ngô ngày xưa, miền Giang tả, sự nghiệp đó quá lớn, nên được truyền tụng rất nhiều huyền thoại, mà huyền thoại nào cũng nặng tính chất thần bí. Thần Tăng truyện4 , một tác phẩm khuyết danh, chép những truyện hiển thánh của Khang Tăng Hội, ghi là xảy ra trong khoảng niên hiệu Lân đức (664-666). Thêm nữa, đến đời Tống, khoảng đầu thế kỷ thứ X, Trần Thuấn Du viết Lô sơn ký lúc bị biếm trích ở Hoàng châu, vẫn còn ghi lại một huyền thoại của Khang Tăng Hội về sự linh hiển của xá lợi, mà dấu vết được nói là thấy ở Lô sơn. Mặc dù tác giả cho chỉ là hoang đường,5 nhưng cứ theo đó cũng cho phép chúng ta thấy rõ cái nhìn của người Trung hoa đối với Khang Tăng Hội trên phương diện thần bí, và từ đó diễn rộng ra thái độ của họ đối với mức độ thần bí của vùng đất được nói là thuộc Giao chỉ hay Giao châu.

Như vậy, xét về mặt hổ tương ảnh hưởng giữa Phật giáo Việt Nam và Trung hoa, có thể nói sắc thái nổi bật nhất chính là những hoạt động thần bí, hay nói rộng hơn, những hoạt động của tín ngưỡng tôn giáo.

Đó là khái lược về những ảnh hưởng hổ tương qua phương diện tín ngưỡng tôn giáo trên phía Bắc Việt nam. Nếu xét về phía Nam của nó, cũng có thể có những dữ kiện tương tự. Ở phía này, kể từ Chiêm thành cho đến quần đảo Nam dương, văn hóa Ấn độ được truyền đến cũng chỉ giới hạn trong những hoạt động của tín ngưỡng tôn giáo. Nhưng lại qua trung gian của những hoạt động thương mãi. Phật giáo truyền vào Việt nam qua ngã đường đó nhất định chịu ảnh hưởng của chúng không phải ít. Nghĩa là, từ khởi thủy, Phật giáo Việt nam đã liên hệ mật thiết với các hoạt động xã hội và tôn giáo. Chúng ta nên nhấn mạnh các hoạt động xã hội. Chính từ đó mà các Thiền sư Việt nam trước và sau đời Lý thường có ít nhiều liên hệ với các phong trào chính trị và xã hội. Dĩ nhiên chúng dựa trên các cuộc vận động tôn giáo.

Đại cương, chiều hướng phát triển của Phật giáo Việt Nam về mọi mặt, đều dựa trên một yếu tố duy nhất, đó là tín ngưỡng tôn giáo. Tức là, từ việc nghiên cứu Phật học cho đến thực hành những sở học đó, tất cả đều được thúc đẩy bởi động lực của tín ngưỡng tôn giáo, và cùng đích của chúng cũng hướng tới thỏa mãn cho tín ngưỡng tôn giáo. Trong tín ngưỡng này, tín ngưỡng Quán Thế Âm Bồ tát phổ biến nhất. Chúng ta để dành riêng chương này nói về tín ngưỡng đó. Bởi vì, môi trường của tôn giáo luôn luôn là quần chúng bình dân, với những tín ngưỡng và khát vọng thuần phác của họ, không bao giờ có thể trở thành những hệ phái hay trường phái như môi trường hoạt động của tư tưởng. Do đó, tín ngưỡng tôn giáo như là yếu tố thống nhất và chỉ đạo tinh thần sinh hoạt của Phật giáo Việt nam. Thiền Trúc lâm hẳn nhiên cũng được thúc đẩy bởi động lực đó và cũng phát triển trong chiều hướng đó.

II. TÍN NGƯỠNG QUÁN THẾ ÂM.

Theo như chủ ý đã trình bày, nghĩa là khảo cứu về tín ngưỡng Quán Thế Âm, trong một giới hạn nào đó sẽ bộc lộ tình cảm tôn giáo của vùng chịu ảnh hưởng nó, chúng ta ở đây sẽ tạm thiết lập hai bình diện cho loại tín ngưỡng này. Bình diện thứ nhất, đặt chung trong truyền thống triết lý và văn học của Đại thừa Phật giáo. Bình diện kế đó là chỉ xét riêng về tín ngưỡng phổ thông trong đại chúng. Cả hai sẽ bổ túc lẫn nhau, và nếu liên kết được mối hỗ tương quan hệ này, hy vọng rằng chúng ta sẽ thấy một ít sắc thái đặc biệt trong tín ngững Quán Thế Âm tại Giao châu, hay tại Việt nam, nói chung từ xưa đến nay.

Quán Thế Âm trong văn học Đại thừa. Trước hết, Bồ Tát Quán Thế Âm là một vị Bồ tát của Mật giáo trong Thai tạng giới mạn-đà-la. Kể riêng các bản dịch Mật tông của Trung hoa ấn hành trong Đại tạng Taisho, người ta thấy những kinh liên hệ đến Quán Thế Âm, hoặc qua đích danh này hay qua các hóa thân khác trong số bát đại Quán Thế Âm, số kinh lên đến 87 bộ, hay có thể nhiều hơn. Nếu Đại thừa càng được phát triển như một tôn giáo, vai trò đức Quán Thế Âm càng quan trọng. Do đó, người ta thấy trong Tịnh độ giáo, đức Quán Thế Âm cũng giữ một vai trò quan trọng không kém bên Mật tông.

Đó là về mặt tôn giáo.

1, 2, 3, 4

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters

un compteur pour votre site