lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư Đi Tin Lại:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung Cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam Ở Trong Và Ngoài Nước

Trang Nguyễn-thị-Thanh

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

Biên Khảo: Văn-Hóa Tiền Sử Việt Nam :      

Việt Nam Trung-Tâm Nông-Nghiệp Lúa Nước Và Công Nghiệp Đá, Xưa Nhất Thế Giới

KỲ I :
I - NƯỚC BÁCH VIỆT VÀ SỰ BẮT ĐẦU LẬP QUỐC CỦA NHÀ HÁN-MÔNG
II – HAI VỊ ANH HÙNG NÔNG NGHIỆP TIỀN SỬ VN
KỲ II :
III – NGUỒN GỐC CHỮ “CON RỒNG CHÁU TIÊN”
IV – TÓM LƯỢT VỀ MỘT NỀN VĂN MINH SƠ SỬ  VN
KỲ III :
V -  NGUỒN GỐC NÔNG NGHIỆP CỦA BÁCH VIỆT (VN cổ) 
VI -  VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA NHÀ TRƯNG 
KỲ IV :
VII - NGUỒN GỐC RỒNG PHỤNG VÀ MÁI NHÀ CONG
VIII- MỘT NÉT ĐỘC ĐÁO VỀ GỐM CỔ NHÀ TRẦN VIỆT NAM
KỲ V : 
IX - VIỆT NAM, TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP LÚA NƯỚC VÀ CÔNG NHIỆP ĐÁ
X - THAY LỜI KẾT

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8

...

Từ rất sớm, năm 1932, tại Đại Hội Nghị Quốc tế của các nhà khảo cổ tiền sử học Viển đông, vấn đề văn hóa Hòa-Bình nước ta đã được xác nhận một cách khẳng định. Vấn đề thực tiễn là nền văn hóa Hòa Bình có mặt trên toàn thế giới. Nhưng điều quan trọng ở đây là nền văn hóa nầy đã được tìm thấy ở Việt Nam sớm hơn đâu cả, nghĩa là có trước những nơi khác trên thế giới và tìm thấy ở Hòa-Bình, một làng nhỏ Việt Nam, ở vào một thời gian xa xưa nhất, cách đây trên 6.000 năm, đối với các nơi khác trên thế-giới. Điều nầy có nghĩa là người Việt cổ tại Hòa-Bình Việt Nam đã làm nên nền văn hóa Hòa Bình trước nhất trong nhân loại. Nói một cách khác, người Hòa Bình trên đất Việt Nam đã có một thời văn minh xưa nhất thế-giới, đó là sự thật mà khoa khảo cổ học thế giới minh chứng và xác quyết. Thế nên khảo cổ học thế giới đã lấy tên của một làng quê Hoà-Bình Bắc-Việt đặt tên cho nền văn hóa nầy gọi là văn hóa Hòa Bình cho toàn thế giới (xem Encyclopédie d'Archéologie).

Thế là Hòa Bình tại Việt-nam đã được coi là trung tâm văn minh tiền sử đầu tiên của nhân loại về nông nghiệp lúa nước và về công nghiệp đá. Chẳng những nền văn minh tiền sử nầy ngang hàng với Trung Mỹ và miền Lưỡng Hà về phương diện kỹ thuật, mà còn đi trước hai nơi nói trên về thời gian đến trên 3000 năm. Đó là điểm rất đáng hãnh diện : Hòa Bình đã được thế giới xác nhận là trung tâm phát minh nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp cùng chăn nuôi gia súc đầu tiên trên thế giới.

Trung tâm nông nghiệp cùng chăn nuôi đầu tiên trên thế giới tại Hoà Bình Việt Nam đã có trước vùng Lưỡng Hà đến 3000 năm. Như vậy thì còn điểm nào nghi ngờ rằng nơi nào "nhập cảng" nơi nào!.  Hòa-Bình, trung tâm văn-minh nông nghiệp đầu tiên của nhân loại trên thế-giới, để rồi từ đó nền văn-minh trên được lan tràn khắp vùng Đông-Nam-Á: Trung-Quốc, Nhựt-Bản, Mã -Lai, Thái-Lan, Ấn-Độ v v và đi xa dần trong hàng nghìn năm. Mà ở Hòa-Bình là nơi sầm uất, giàu thịnh hơn đâu hết và đã có vị vua Viêm Đế (vua nóng tượng trưng cho mùa trồng trọt) tức là Thần-nông, người đã nghiên cứu dạy nghề nông và được tôn sùng như một vị vua, và bà Nữ-Oa là người đã nghiên cứu thời tiết nắng mưa, cùng các ngày lễ, ngày Tết phù hợp với mùa màng và sự nghỉ ngơi của người nông dân sau khi mùa đã thâu hoạch. Bà Nữ Oa đã nghiên cứu thời tiết lúc gieo, lúc cấy, lúc gặt, mà dạy dân làm ruộng không thất mùa, đầy đủ mưa và nắng đúng lúc đúng thời. Vì thế dân gian coi bà Nữ-Oa như một vị thần linh có khả năng " lấy đá vá trời ".

Văn hóa tiền sử nước ta đã thu hút thế giới vào văn hóa Hòa Bình. Một trung tâm kinh tế sản xuất lúa nước đầu tiên trên thế giới. Một trung tâm kỹ nghệ đá đầu tiên của nhân loại, trước rất xa văn hóa Lưỡng-Hà và Trung-Mỹ (Mexico hiện tại) đến cả 3 thiên niên kỷ. Bước tiến này nhảy vọt mạnh với văn hóa Hòa Bình, có lẽ một phần cũng nhờ ở biến cố thiên-nhiên là trận Đại Hồng Thủy thế giới đã xẩy ra thời văn hóa Hòa Bình. Nói chung đó chỉ là một suy luận, nhưng thực chất là đã có sự phát triển liên tục và rõ ràng từ văn hóa Sơn Vi đến Hòa Bình.

Tiềm lực của văn hóa Hòa Bình là càng ngày càng đưa con người thích nghi nhu cầu sự sống với một cố gắng như là một cuộc cách mạng. Đó là cuộc cách mạng sinh sống bằng kỷ nghệ sãn xuất công cụ để bán đi khắp nơi cho thợ đá. Và dụng cụ nông nghiệp đá cho người dùng. Với nhu cầu sãn xuất nông nghiệp mới nầy, tất nhiên kỷ nghệ đồ đá phải phát triển. Văn hóa Hòa Bình là văn hóa đá giữa, nên nó có một ảnh hưởng sâu rộng về nghệ thuật đá mới. Vì chính nơi đây, Hòa Bình, trên đất nước Việt cổ, là điểm phát xuất ra nhũng nền văn hoá thuộc nền cách mạng đá mới của các nước Trung quốc, Nhật Bản, Philippine, Indonêsia, Mã đảo và cả miền Địa Trung Hải vv. Chính vì vậy, Việt Nam cổ chính là trung tâm cách mạng sản xuất công cụ đá mới cho thợ đó khắp nơi đã được thế giới khẳng định.

Có rất nhiều tầng văn hóa của các nước trên thế giới thuộc văn hóa Hòa-bình nhưng trẻ trung hơn, tức ra đời sau hơn nhiều, so với Hòa Bình, đã được nghiên cứu đến và đều được qui về văn hóa Hòa Bình. Thế giới đã khẳng định rằng trong những nền văn hóa ấy không hề có nghệ thuật chế tạo đá sỏi như ở Việt Nam. Đá sỏi hay đá cuội là lỏi đá rất cứng. Với đá nầy công việc chế tạo, đẻo gọt rất khó. Nhưng không có công cụ làm bằng đá sỏi, thợ đá không làm nghề đục dẻo gọt dủa mài các loại đá khác như đá tảng, mềm hơn nó đươc. Vậy nên chỉ có thợ bậc sư mới làm nên những công cụ bằng đá sỏi, sản xuất  ra đồ nghề bán cho thợ đá. Như thế thợ đá mới có công cụ chế tạo ra dụng cụ đá cho nông dân hay tiều phu, hay bất cứ ai.

Thời gian, mưa gió và ánh nắng mặt trời đã làm tan vở đá tãng ra, rồi bào mòn và tẩy sạch những tãng đá lớn. Hạt nhân đá còn lại có độ cứng rất cao gọi là đá sỏi hay đá cuội. Chế tạo những hòn đá cứng nầy rất khó khăn. Nhưng người ta cần những rìu đá, búa đá, dao đá bằng đá sỏi mới có thể sãn xuất ra những rìu, búa, dao, cày đá vv... bằng đá tãng mềm hơn cho người nông dân. Đẻo gọt trên đá sỏi cứng rất khó khăn nhưng vô cùng cần thiết. Người cổ Việt đã nghiên cứu dụng cụ và kỹ thuật đẻo gọt đá sỏi như thế nào, đó là cả những bí quyết nhà nghề không phải ai cũng có thể học và làm được. Và như vậy việc sãn xuất công cụ nông nghiệp ở Hoà Bình trở nên quan trọng cho khắp các miền nông nghiệp. Vì phải có những công cụ bằng đá sỏi cứng mới có thể chế tạo ra các dụng cụ đá tảng một cách dễ dàng. Chỉ ở Hòa Bình mới có nghệ thuật chế tác đá sỏi cứng, với số lượng rất cao, dùng để bán đi khắp nơi cho thợ đá chế tạo những dụng cụ bằng đá. Thợ đá dùng công cụ đá sỏi cứng của Hoà Bình mà chế tác các dụng cụ nông nghiệp đá tảng mềm hơn đá sỏi. Khắp nơi trên địa cầu có rất nhiều học trò về chế tạo đá của các bậc thầy đá Hoà Bình Việt Nam. Như vậy rõ ràng là chỉ trong nền văn hóa Hòa bình tại Việt-nam mới có việc sản xuất công cụ đá cứng cho người thợ đá xữ dụng như là dụng cụ chế tạo đá xưa nhất thế giới. 

Vậy còn ai hoài nghi Hoà Bình không phải là trung-tâm đẻ ra nghiệp vụ đá cho nhiều quốc gia trên thế giới. Văn hóa Hòa Bình là một nền Văn hóa cách mạng ra đời trước văn hóa Bắc Sơn, và như trên đã nói, lẻ dĩ nhiên trước Đông Sơn rất lâu, ít nhất đến cả từ 8.000 đến 13.000 năm. Và chính Hòa Bình là mẹ đẻ ra nền văn hóa nổi danh Bắc Sơn và sau nầy là văn hóa Đông Sơn rực rở huy hoàng. Văn hóa Đông Sơn kéo dài cho tới khi Tàu qua chiếm nước ta lần đầu tiên thì ngừng hẳn. Điều nầy chứng minh rõ ràng Tàu đã đến cướp mất, phá hoại, cấm chỉ sự phát triển văn hóa của nước Việt cổ. Rõ ràng cũng nhờ cướp bóc lỏi cốt văn hoá Bách Việt cộng với sự giàu mạnh của cải và nhân lực mà văn hóa Trung Hoa tiến nhanh sau nầy.

Thật vậy, nhờ vào khảo cổ học mà mọi bí ẩn của tiền sử đã được làm sáng tỏ. Và thế giới đã công nhận Việt Nam, tiêu biểu là văn hóa Hoà Bình (và Bắc Sơn) mà tên tuổi đã được "thế-giới-hóa" (Encyclopédie d'Archéologie), đã được thế giới xác nhận là nơi có một nền nông nghiệp lúa nước và công nghiệp đá xưa nhất thế giới. Có thể vì văn hóa Hòa Bình nằm vào thời điểm của trận Đại-hồng-thủy cách đây từ 17.000 năm đến 6.000 tr.TC.  Cuộc Đại Hồng Thủy nầy bao gồm cả thế giới, theo đó chắc nó ăn khớp và trùng hợp với cuộc Đại Hồng Thủy đã được diễn tả trong Cựu Kinh Ước của đạo Do Thái và Đạo Công Giáo. Vì vậy theo khoa học, rõ ràng trước và sau Đại Hồng Thủy loài người đã có mặt thậm lâu trên miền Đông Nam Á, mà quan trọng là tại Việt Nam cổ.  

Sau vụ đại hồng thủy nầy, nơi trên thế giới nguy hại nhiều nhất là Lục Địa Đông Nam Á nói chung và có lẻ còn là Việt Nam nói riêng, cho nên mảnh đất chữ S của tổ quốc Việt Nam ngày nay thật là ốm o, mảnh dẻ quá sức. Vì một phần đất lớn của miền nầy đã sụp xuống biễn, mở rộng thêm Thái-bình-dương. Xét theo thềm lục địa Đông Nam Á, các nhà khảo cổ nhận thấy Đại Hồng Thủy lên và lui rất chậm chạp, vì thế không xẩy ra tai nạn chết người tập thể. Như vậy số người đã sống trên bình nguyên Đông Nam Á cổ mà nay là biển đã di tản nguyên vẹn ra khắp các lục địa Đông Nam Á, và Úc Châu. Có lẽ đó là lý do chính của sự hổn hợp nhiều chủng tộc trên miền Đông Nam Á. Phần đất còn sót lại sau Đại-hồng-thủy trở nên quá ít đối với số dân sống bằng hái lượm trước kia. Do đó vấn đề cần thiết cho sự sinh sống của người Đông Nam Á mà trong đó người Bách Việt cổ là căn bản, là đi tìm thức ăn mới. Người Bách Việt cổ đã di tản lên chốn cao nguyên tức là lục địa Bách Việt cổ mà nay là Trung Hoa và đồng bằng Bắc Việt và thẳng đến miền duyên hải Trung Việt (vùng Quảng Trị Quảng-Hóa tức là Thừa-Thiên). Người Việt cổ bắt buộc phải nghĩ đến cách làm tăng số lượng thực phẩm cần thiết để sinh sống mà trước đây họ chỉ cần tìm thấy dễ dàng trong thiên-nhiên. Đây có lẻ là nguyên nhân phát triển nghề nông của các chủng Bách Việt di tản đến Đông Nam Á mà chủ yếu là Việt Nam cổ.  

X – THAY LỜI KẾT :

Trên đây tôi đã dẫn những cứ liệu lịch sử về văn hóa Hòa Bình với mục đích xóa tan những luận điệu và nhận xét sai lạc của thực dân Tây, Tàu và những người Việt phản văn hoá; đồng thời cũng để trình bày một cách tương đối sơ lượt, một khía cạnh nào đó sự nghiệp lớn lao của tổ tiên chúng ta. Hiện tại thế giới đã công nhận rằng nước Việt Nam chúng ta đã có một nền nông nghiệp lúa nước và một nền công nghiệp đá đã từng phát triển rực rở và xưa nhất thế giới.    

Vậy mà bao nhiêu trăm năm nay đất nước chúng ta phải trải qua biết bao gian truân, đói khó, xâm  lăng, huynh đệ tương tàn. Đến nỗi con cháu mờ mịt cả mắt mủi không còn thấy gì về tiền nhân, không còn biết gì đến công lao sự nghiệp của tổ tiên. Đồng thời con cháu cũng đã để ngoại bang hiểu lầm về sự nghiệp của các Vị Tiền Bối. Hiện tại dân Việt phải đói khổ, nghèo nàn, đau thương, chậm tiến một cách man rợ. Thật là một điều vô cùng phi lý và tủi hổ cho thân phận con người Việt Nam ngày nay, tất cả cùng chỉ vì xâm lăng Tàu đặc biệt là từ sau thời Vua Trưng. Thôi thì, tục ngữ ta vốn có câu "Mấy ai giàu ba họ, mấy ai khó ba đời". Ngày xưa Việt Nam vượt hẳn các nước Đông Nam Á và nhiều nước khác trên thế giới, vinh thật là vinh. Ngày nay chúng ta trở lại thua kém tất cả thì nỗi nhục ấy quả nhiên thật là nhục. Chung quy cũng vì bị đô hộ và chiến tranh quá nhiều và cũng do lòng người tham ô nhũng nhiễu trải qua mọi thời đại và gần đây là từ thời Việt Nam Cộng Sản cho đến ngày nay.

Vậy, chúng ta chỉ còn cầu mong hết nhục và ắt sẽ có ngày vinh quang. Chúng ta hãy đầy lòng tin tưỡng cho ngày mai. Sau cơn sáng trời lại mưa, thì ắt sau cơn mưa trời lại sáng. Chúng ta phải tin tưỡng như vậy. Chúng ta sẽ không tự mãn, tự hả hê trước những thành tựu về tiền tài, học hành thi cử hay nghề nghiệp của chúng ta và của con em trên đất khách. Vì đó chỉ là chuyện đương nhiên, mà trái lại chúng ta phải tự kiểm điểm những thiếu sót, những mất mát lớn lao của chúng ta và của các thế hệ trẻ về phương diện văn hóa dân tộc. Chúng ta phải có bổn phận vun trồng mầm móng văn hóa Bách Việt nước nhà lên trong lòng chúng ta và trong lòng non con cháu chúng ta ở hải ngoại. Đó tất nhiên phải là điều khó khăn, chúng ta có thể bỏ công lao mồ hôi nước mắt, nghị lực thời gian làm việc hữu ích cho hậu duệ chúng ta; hơn là ngày đêm làm những hành động tiêu cực. Những hành động đó chẳng những đã biến dần dân lưu vong thành một sắc dân xem chừng như mất gốc. Chúng còn biến một số người Việt lưu vong đông đúc, tuy có nhiều tiền bạc, khoa bảng, bằng cấp,  nhiều chức tước, địa vị cao giống như những gì mà người Trung-Hoa đặt cho dân tộc ta trước đây vậy.

Nhà triết gia Nhật đã nói : « Mỗi người Việt là mỗi viên ngọc quí, nhưng nhiều người Việt hợp lại thì thành bùn thối. Mỗi người Nhật chỉ là một hột cát, nhưng nhiều người Nhật hợp lại thì trở nên thành quách kiên cố. » Thật là xấu hổ cho người Việt. Các dân tộc khác như Trung-hoa, Nhật-bản, Do-Thái... họ có tình đoàn kết dân tộc, bỏ qua dễ dàng hận thù cá nhân, tập thể, để bảo tồn và xây dựng văn hóa dân tộc. Họ ra sức đi tiền phong trong tinh thần đoàn kết dân tộc, trong tinh thần vì quyền lợi chung, trong hy sinh nhẫn nhục cá nhân vô cùng khó khăn vất vả trong mọi trạng huống cho kỳ đạt mục đích : ví dụ dân Nhật Bản sau chiến tranh khủng khiếp với 2 trái bom nguyên tử ; ví dụ dân tộc Do Thái. Và họ đã thành công. Các dân tộc ấy là những tấm gương sáng giúp chúng ta trong mọi nổ lực đoàn kết, đại đoàn kết trong công bằng nhân ái, trong lòng tôn trọng quyền làm người tự do. Biết sống có tình có nghĩa có lý, biết coi thường danh lợi vật chất riêng tư, biết làm phát triển văn minh tinh thần, tức văn hóa truyền thống dân tộc.

Mới đây, sau 100 năm bị đô hộ, sau nửa thế kỷ chiến tranh, người Việt trong cũng như ngoài nước, hầu như quên đường lối sống vương đạo của tiền nhân, khiến cho sự phát triển văn hoá trì trệ rất đáng trách. Sự đoàn kết dân tộc là một tiềm năng sức mạnh vô biên. Một dân tộc không biết đoàn kết, không biết sống làm việc vì quyền lợi chung là một dân tộc tự hoại. Đoàn kết là sức mạnh cho tất cả, sức mạnh làm cho ngoại xâm khiếp sợ, kính nể, làm cho đất nước phát triển, toàn dân phát triển, mổi một người cho tất cả, tất cả vì mổi người. Đoàn kết là kho tàng tài sản tinh thần và vật chất vô cùng quí báu mà mà không tốn tiền, không hao tổn tài nguyên. Đoàn kết là không gieo trồng mà chỉ có gặt hái. Nguyện cầu Tổ Tiên dân tộc Việt Nam, những vị đã biết đoàn kết để làm nên sự nghiệp cao cả cho đất nước, giúp cho con cháu biết giá trị của sự đoàn kết và biết đoàn kết lại.               

Như một phép mầu, chính Tổ Tiên Việt Nam đã soi sáng cho trí tuệ chúng ta nhìn thấy tài sản của tiền nhân để lại cho con cháu qua những sự thành tựu của họ trong tình nghĩa, vị tha và đoàn kết để thành công trong một nền văn hóa ưu việt, sống động. Đó là văn hoá tinh thần sinh vật chất của tổ tiên. Chắc chắn Tổ tiên đã làm rạng ngời nó trong nhiều tâm can người Việt, đã làm sống lại bừng bừng thật sự văn hóa trong nhiều trái tim rướm máu của người Việt, trong tinh thần dân tộc biết tìm đến đoàn kết dân tộc. Chắc chắn Tổ Tiên Việt Nam đang và sẽ luôn trổi dậy trong tiềm thức, trí tuệ, trong từng tế bào của nhiều người Việt để phát thành âm hưỡng qua không biết bao nhiêu hình thức xây dựng.

Niềm tin chắc chắn sẽ trở nên hiện thực trong một ngày mai gần gũi, cũng phải do ở những hành động sâu ẩn trong ưu tư hoài bảo tài sản văn hóa dân tộc của mỗi một người trong chúng ta. Để cầu chúc cho bước tiến văn hóa ở tương lai gần của dân Việt, chúng tôi xin kính hiến chút tình cảm lên trước bao công lao khó nhọc của Tổ Tiên chúng ta suốt từ thời tiền và sơ sử đến nay qua câu nói của nhà văn hào Jean Valery:

« Hởi tâm hồn cao cả, đã đến lúc mà người cần được mặc
chiếc áo xinh đẹp xứng đáng với cơ thể người »

BS. Nguyễn Thị Thanh
Montréal tháng Mười 1992

TÀI LIỆU : Sẽ ra tiếp

Tác giả giữ bản quyền.
Muốn trích dẫn hay dịch thuật
Xin liên lạc với tác giả qua
Emai :
docteurthanh07@sympatico.ca
docteurthanh@gmail.com                                                             

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8

Nguyễn-thị-Thanh @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site