lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Tin Tức Thời Sự Việt Nam Quốc Tế 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

An Dân Có Thể Khiến Giang Sơn Ổn Định – Ngược Dân Tất Khiến Triều Chính Suy Tàn

Bởi: Trần Tất Khiêm, Dajiyuan 23 Tháng Năm, 2014

china, phó huyền, trung quốc

Phó Huyền (Ảnh sưu tầm trên internet)

Phó Huyền (217-278), tự là Hưu Dịch, hiệu là Thuần Cô Tử, thời Tây Tấn người Nê Dương (nay là huyện Cam Túc), đã từng làm quan đến Thị Trung, Thái Bộc, Tư Lệ Giáo Úy. Ông dẫu lúc hiển vinh, mà việc viết sách vẫn không bỏ dở. Ông có soạn một cuốn sách tên “Phó Tử”, đếm ra có hơn mười vạn chữ, cũng có hơn trăm quyển để lại cho đời.

Phó Huyền cho rằng: Theo chính trị, chính là cứu thế và an dân. Vì vậy, ông yêu cầu người cầm quyền và các quan lại, nhất định phải “Tiên chính kỳ tâm” (Trước hết phải chính lại tâm của mình), cần phải chú trọng tu dưỡng phẩm chất đạo đức. Ông nói: “Kỳ tâm chính vu nội, nhi hậu động tĩnh bất vọng”. Ý là: Người làm quan nếu tư tưởng đoan chính, sẽ không có hành vi hại dân loạn triều chính. Ông đã chỉ ra đủ loại bất chính trong chốn quan trường lúc bấy giờ, như là “tiện thủ tiết” và “luận điệu hoang đường”; thời đầu nhà Tấn, Vũ Đế Tư Mã Viêm đề nghị chỉnh đốn triều cương, phân định tốt xấu, xem việc tuyển quan chọn người là việc “Vương chính chi cấp” (Vua chính lại triều cương là việc vô cùng cấp bách). Ông nói: Khi xét tuyển quan viên, thì nghe nói không bằng xem xét sự việc, xem xét sự việc không bằng quan sát hành động; Nghe nói tất phải hỏi rõ ngọn nguồn về người đó, xem xét sự việc tất phải xem sự thật, hỏi ba người là rõ ràng, sẽ ít sai sót nhất.”

Ông chủ trương: Đối với con cháu quý tộc dõng dõi hiển hách, không thể bởi vì gia nghiệp vinh quang, mà tùy tiện phong quan, phải xét hiền năng có đạt chuẩn hay không, “Tất cả tùy theo tài năng ưu khuyết, mà chọn dùng.” Những quan lại “dư thừa vô sự” phải tiến hành cắt giảm, không thể để họ “Ngồi không ăn tiền của dân”. Nếu “Có người bị bệnh trăm ngày không khỏi” (Không khỏi: tức không cải thiện, cũng không đi làm), tất phải “theo lệnh bãi chức”. Như vậy, “Quan lại không phế chức khỏi triều đình, quốc gia khỏi mệt mỏi vì quá nhiều quan lại” , một củ cải trắng một cái hố, đã giảm bớt chi tiêu cho quốc gia, lại bảo đảm chất lượng quan viên.

Phó Huyền chỉ rõ: “Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa”, ông nhấn mạnh “nhân hòa”, chú trọng an dân. Muốn ổn định trật tự xã hội, phải khiến cho người ở mọi giai tầng, đều có việc của riêng mình, mọi người làm việc của riêng mình, mấu chốt nằm ở an dân và phát triển sản xuất. Ông cho rằng: “An dân có thể ổn định giang sơn xã tắc; muốn ổn định giang sơn xã tắc, tất trước tiên phải an dân”. Ông nói: “Vi chính chi yếu, kế nhân nhi trí quan, phân nhân nhi thụ sự, sĩ nông công thương chi phân, bất khả tư tu phế dã.” (lấy triều chính là trọng yếu, tiếp đến chọn người mà trao chức quan, tùy người mà chia việc, phân sĩ nông công thương, không thể một lúc phế bỏ.” Ông từng vẽ ra một bản kế hoạch: “Thống kê kẻ sĩ trong thiên hạ, sẽ đủ để giao phó cho các chức quan; một số người làm nông, chừng ba năm thì dự trữ một năm; một số người làm công (công tượng), đủ sản xuất vũ khí và đồ dùng sinh hoạt; một số làm thương nhân, đảm bảo việc lưu thông tiền tệ. Tôn trọng nho giáo mà dạy học, quý nông khinh thương, đó là những việc cần giải quyết.”

Đáng lưu ý chính là, lúc Phó Huyền cứu thế, lấy an dân làm chủ, sau đó đến ổn định giang sơn, cũng không dừng lại ở mức nhận thức, mà chỉ ra đủ loại phương pháp, để thực hiện thay đổi. Biện pháp cụ thể của ông là:

Một, khởi công xây dựng thủy lợi. Tuyển dụng “người hiểu sông nước”, đến trông coi công trình xây dựng. Phân thiên hạ thành năm bộ, yêu cầu tất cả các bộ, đều phải ký kết hỗ trợ quy hoạch;

Hai, cày sâu cuốc bẫm. Cải biến phương thức canh tác đang hạ thấp sản lượng, đưa ra “Chưa đến mùa vụ thì khai hoang, đến mùa vụ phải chú trọng hiệu quả.”

Ba, cải tiến thu thuế. Vì suy nghĩ cho lợi ích của người làm nông, ông yêu cầu hạ thuế cho đồn điền, cải biến 8:2 hoặc 7:3 ở chế độ cũ, chủ trương nếu dân thuê đất thì quan và người cày là 6:4; nếu đất của dân thì chia 5:5, khiến nông dân được nhiều chỗ tốt;

Bốn, đưa ra nguyên tắc thu thuế lao dịch “Chí bình”, “Thú công” và “Hữu thường”. Cái gọi là “Chí bình”, tức là “theo quy ước mà quân bình cho mọi người dân”, làm được trưng cầu việc đo đạc đất đai, giảm bớt gánh nặng cho dân chúng; cái gọi là “thú công”, tức là lấy thuế thu được từ lao dịch, dùng vào những việc công có lợi cho quốc gia, mà không phải để thỏa mãn tư dục của kẻ thống trị. Nói cách khác, yêu cầu người nắm chính quyền phải giống như Đại Vũ, đục chín núi, thông chín sông, không vào nhà dân quá ba lần, bản thân phải “Ăn uống đạm bạc, cung thất giản đơn, lấy thiên hạ làm đầu.”

Phó Huyền còn cho rằng: “Thuế khóa lao dịch phải tương đối cố định, không thể tùy tiện sửa đổi, trên không được giàu có bất thường, dưới không phải nộp thuế bất thường. Trên dưới đồng tâm, duy trì tín ngưỡng. Dân dẫu bỏ nhiều công sức tài trí, cũng không oán người trên, công vụ phải dùng đạo lý ước chế.”

Phó Huyền là một người coi trọng thực tế, chú trọng hiệu quả. Không quen nhìn những người không nhận chức trong triều đình, mà nhận bổng lộc của con cháu quý tộc, ông “Hiên ngang trong sáng chính trực”, “công tư nghiêm minh” làm việc cẩn thận tỉ mỉ, không giảng tình thân không giảng thể diện. Mỗi khi có sơ tấu, ông “nâng bạch giản (thẻ chầu vua), đai lưng gọn gàng, xem xét sự việc không ngủ, ngồi đợi trời sáng. Thế là quý tộc khâm phục, gian nịnh im lặng, mà đài các được thuận.”

Chính vì như vậy, cho nên, bọn người Ngụy Trưng soạn “Tấn Thư”, bình luận khen rằng: “Phó Huyền làm người kiên cường, ngôn từ kháng nghị nghiêm chính, bổ khuyết bật vi, thẳng thắn đương triều, không thẹn với chức vụ của ông vậy.”

Đúng là:

An dân năng sử giang sơn ổn,
Ngược dân tất trí triều chính khuynh;
Bạc kế tư dục học đại vũ,
Khuông thì tể dân tiên chính tâm:
Cường trực hữu tư anh khí sảng,
Gian nịnh nhiếp phục cẩn tức thanh;
Thai các sinh phong nhân phó huyền;
Lưỡng gian chính nghĩa hạo lẫm lẫm!

Diễn nghĩa:

An dân có thể khiến giang sơn ổn định.
Ngược dận tất khiến triều chính suy tàn;
Ít mưu kế kìm tư dục học Đại Vũ,
Lúc cứu tế dân trước phải chính lại tâm:
Kiên cường mà hào hùng ngay thẳng,
Gian nịnh khiếp phục tắt âm thanh;
Đài các được thuận bởi Phó Huyền;
Đứng giữa triều chính và đạo nghĩa mà hiên ngang lẫm liệt.

-----
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.

http://vietdaikynguyen.com/v3/8051-an-dan-co-the-khien-giang-son-on-dinh-nguoc-dan-tat-khien-trieu-chinh-suy-tan/

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site