lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Tin Tức Thời Sự 

Tôn Nữ Hoàng Hoa | Trí Thức Hải Ngoại

Cứ mỗi sớm mai thức dậy,tôi thừơng ghé vào thăm internet. Đôi lần nghĩ đến những ngừơi quen không thích internet thường cho rằng internet là một đống rác khổng lồ. Tôi vẫn cứơi một mình về những ý nghĩ đó bởi vì với tôi cứ mỗi lần vào internet là mỗi lần gặp một niềm vui và học hỏi. Từ id MY LOAN(tmyloan@gmail.com) cho tôi học hỏi thêm qua những bài bình luận xây dựng. Nick tranho1@yahoo.com cho tôi học nấu nướng, nick Knguyenkim@hotmail.com thì cung cấp sức khỏe bằng cách hít thở hằng ngày. Nick trannangphung@gmail.com cho tôi những bài hát hay. Cũng nhờ playlist những bài ca hay mà tôi đi vào giấc ngủ rất nhẹ nhàng. Ngoài ra còn có nick vanlongtran@sympatico.ca giúp đỡ trình bày hình ảnh cho bài vở viết của các tác giả thêm phong phú.

Bên cạnh những lạc quan của internet tôi lại phải chứng kiến những bài viết rất hồi hộp của phần đông tự nhận là trí thức luật sư, bác sĩ, tiến sĩ, giáo sư vân vân. (xin mượn chữ hồi hộp của anh Nguyễn Kim Khánh)

Như thường lệ bài viết không bao gồm tất cả giới trí thức mà chỉ nói đến một vài thành phần trí thức thích làm đại diện cho dân, cho dù dân không muốn hay thích tuyên truyền bằng những bài viết thiên tả thích lội ngược dòng trên chiều hướng đấu tranh chống cs của người Việt Quốc Gia.

Như mới đây thêm một bài viết  "Chống Toàn Trị là Chống cái gì?” của ông Nguyễn Hưng Quốc tự nhận là Trí thức hải ngoại, nhưng nội dung bài viết  lại khuynh đảo tâm tư người đọc hầu chạy tội cho VC mà một số tác giả đã phân tích trước đây.

Thật ra, đối với tác giả Nguyễn Hưng Quốc qua những bài viết của ông “Không Chống Cộng mà chỉ chống Độc tài” đã làm phẫn nộ người chống Cộng và đã có nhiều người lên tiếng thì thiết tưởng cũng không cần nói lại.

Nhưng xét cho cùng đây là niềm đau và vấn đề của chúng ta qua cái gọi là Trí thức hải ngoại. Bởi hết ông trí thức này đến ông trí thức khác theo tuần tự thời gian thay nhau đưa người dân vào những màn xiếc hồi hộp. Hết "KÍNH DÂNG KIẾN NGHỊ CHO VC" RỒI TỰ ĐỘNG ĐẠI DIÊN NGỪƠI TỴ NẠN CS HẢI NGOẠI "XIN XỎ" VC CHUYỆN NÀY CHUYỆN NỌ KHÔNG NGOÀI LÝ DO QUYỀN LỢI CÁ NHÂN.

Chính vì lẽ đó mà chúng tôi có bài viết hôm nay.

Bất cứ một cuộc tranh luận nào thường khởi đi bằng hai ý nghĩ khác biệt giữa hai quan niệm qua bóng dáng của chữ và nghĩa.

Có khi một chữ chứa nhiều nghĩa và nghĩa thì tùytheo trình độ tiếp nhận. Đôi khi sự tiếp nhận khác nhau thường gây ra tranh cãi. Khác nhau không chỉ do kinh nghiệm, quan sát hay bằng cấp mà chỉ vì thích hiểu khác nhau . Cho dù vậy đa số thường xem cách thuyết phục của bài viết có hợp lý không thì từ đó sẽ có sự đồng thuận chung

Tuy vậy nhưng thỉnh thoảng độc giả trên các diễn đàn lại phải chứng kiến những bài viết đựoc tung ra mang nhãn hiệu "trí thức" thích làm sai biệt giữa các nấc thang suy diễn mà quên đi phần thể hiện thực tại của một tập thể đã được gầy dựng lên trên tư cách chính trị : tỵ nạn cộng sản Việt Nam.

Những bài viết tự mệnh danh là "trí thức hải ngoại" của một số người thường tự nhận mình đại diện cho người tỵ nạn cs tại hải ngoại để đạt được mục tiêu chính trị trên quyền lợi cá nhân của họ nhưng lại đắp chăn "chính nghĩa Quốc Gia".

Trong khi đó thì báo đảng, báo đời, báo Việt gian khát khao "được sống" lại ca tụng hết mình những bài viết của những ngừơi trí thức hải ngoại đang lội ngược dòng.

Trong bài viết mới đây của ông Nguyễn Hưng Quốc có nhan đề "Chống Toàn Trị Là Chống Cái Gì?" tác giả đã đưa ngay luận điểm chính qua câu trả lời (trích) :

" Chống toàn trị không phải là chống con ngừơi mà chủ yếu đã chống lại những cơ chế và những chính sách tướt đoạt tự do, dân chủ và quyến làm người của người dân"

Đứng trên quan điễm này của ông Nguyễn Hưng Quốc với tiểu sử là nhà trí thức hải ngoại. Vậy xin ông Nguyễn Hưng Quốc cho biết một chiếc xe hơi được cấu trúc trên một hệ thống máy móc để làm phương tiện di chuyễn. Nếu chiếc xe hơi này không có ngừơi lái thì nó có di chuyển được không hay nó nằm ụ một đống?

Hơn nữa khi chiếc xe hơi này gây ra tai nạn giết ngừơi thì pháp luật buột tội chiếc xe hơi hay buột tội người lái xe?

Như vậy quan điễm của ông Nguyễn Hưng Quốc đứng trên phương diện kiến thức thì ông hoàn toàn sai lạc vì không bao giờ pháp luật buột tội CƠ CHẾ CÁI XE GÂY RA TAI NẠN mà phải là người LÁI XE.

Cũng như vậy, chủ nghĩa cộng sản chỉ như một động cơ mà nếu không có những tên khát máu đảng viên của cộng sản lèo lái thì dân tộc Việt Nam đâu có điêu đứng khóc hận bi thương như hôm nay.

Cũng cần nói rộng ra hơn nữa để tác giả Nguyễn Hưng Quốc hiểu rõ hơn là nếu những bạo sách đấu tranh giai cấp, cải cách ruộng đất của chủ nghĩa cs mà không có Hồ Chí Minh, Trường Chinh thi hành lèo lái thì con dân miền Bắc đâu phải chịu cảnh cắt đầu xẻo tai bắn bỏ. Có đúng không ông Nguyễn Hưng Quốc?

Cho nên khi "người trí thức Nguyễn Hưng Quốc" trong cái gọi là "nhóm Trí Thức Hải Ngoại" đưa ra quan điễm " Chống TOÀN TRỊ là chống lại CƠ CHẾ chứ không chống CON NGƯỜI THI HÀNH CƠ CHẾ " đó. Và, khi cái TẬP ĐOÀN thi hành cái cơ chế đó mà có giết người thì không có tội và cũng không bị lên án mà chỉ lên án cái cơ chế mà thôi. Hơn nữa, phải đợi khi họ thuộc về lịch sử (không biết phải đợi họ nhăn răng ngủm củ tỏi xuống tuyền đài) thì lúc đó mới được phê phán họ.

 Không biết khi quí vị tự cho mình là trí thức, cho dù quí vị hoảng loạn tâm thần nói chuyện mộng du với văn phong dùng đao to búa lớn qua những từ ngữ mơ hồ vô nghĩa phổ biến trên các diễn đàn qua những cái mác luật sư, tiến sĩ. Có bao giờ quí vị đọc lại bài viết của mình không? hay là tự cho mình "trí thức" rồi bảo ngừơi đọc chưa đủ trình độ để hiêu?? Chưa hết , đến khi có người phê bình thì lại mát sát họ .

Cũng vậy, trong bài viết của "Trí Thức" Nguyễn Hưng Quốc cũng mang đồng bịnh. Sau khi chạy tội cho bọn VC đang cầm quyền tại Việt Nam thì "nhà trí thức hải ngoại " lại quay sang "chửi " ngừơi chống Cộng cho rằng cuộc đấu tranh của những ngừơi chống Cộng tại hải ngoại đang kêu gọi chuyện đạp đổ hay vô hiệu hoá cơ chế Cộng sản là một chuyện ước mơ và đó là một ước mơ xa lắc.

Không phải hôm nay chúng ta mới có "loại trí thức lội ngược dòng" mà thời nào cũng có những con người tự nhận mình là trí thức qua vài cái bằng cấp mà thực chất với trạng thái trống rỗng chỉ là đôm đốm lập lòe trong đêm khi có ánh  sáng về thì vụt tắt. Với kiến thức vậy mà cũng bày đặt làm trò tuyên truyền và chạy tội cho tập đoàn đảng csVN.

Hiện nay, chúng ta thường "hồi hộp" khi bất thần xuất hiện những kiến nghị, những Tuyên cáo của một nhóm tự xưng là Trí thức hải ngoại.

Khi tự nhận là Trí Thức, tức là chỉ có tiếng nói của mình, chỉ nghe thấy mình, từ mình, cho mình mà trong đó có mang theo cái hào quang rực rở của độc tôn để tự mình làm đại diện nói thay cho dân. Nhưng những người tự nhận là trí thức này khi chuyễn tải những ý kiến lập luận ngược dòng là chính họ đã tự hủy diệt cái tương giao giữa mình và đồng loại.

Thường những vấp chạm đó xảy ra không những từ kinh nghiệm mà còn từ những quan sát, đối chiếu và tiếp nhận để hiểu và để biết

Không phải chỉ có những vị tự nhận là trí thức mới có cái hiểu cái biết đó mà có được cái hiểu cái biết đó đi từ cuộc hành trình chính trị ngay từ khi Hồ Chí Minh đem cái chủ nghĩa cộng sản ngoại lai về dày xéo dân tộc Việt Nam. Trên tiến hóa của cuộc hành trình đấu tranh miệt mài đó, họ đã có sự thể hiện của đồng hành , của tương đắc và tương thông.

Vì lẽ đó, mà một số tự cho mình là "trí thức hải ngoại" thường tưởng mình đang bay lượn trên vòm trời kiến thức bao la, đang phi hành qua những núi lớn tri thức hay nhấp nhô trên dòng sông kiến tạo để đắp phù sa vào những dòng sông ý thức .

Nhưng thực chất vòm kiến thức của họ đang bay là một vùng không gian  đầy giông bão, sấm chớp lập lòa làm cho ông Trời phải khóc. Những núi tri thức mà họ tưởng họ đang phi hành thênh thang là những núi đã sần sùi vết sẹo vì không có cây mọc và những giòng sông kiến tạo mà họ tưởng đang trôi xuôi để tạo phù sa cho cánh đồng là những dòng sông đã bị cạn nước vì ô nhiễm Do đó những cánh đồng ý thức mà họ nghĩ sẽ đem phù sa đến đã cháy khô toàn là rạ .

Trên ảo tưởng đó những ngừơi trí thức hải ngoại thích làm chuyện hồi hộp, thật ra, họ  đang lặn lội  trong cái cát bụi sình lầy của chủ nghĩa cs mà thôi. Cái lặn lội lận đận tội nghiệp đó đã níu giữ họ trong biên cương cùn mòn chật hẹp. Vậy xin họ những người "tự nhận là trí thưc hải ngoại" xin đừng vẳng bùn lầy cộng sản lên trên con đường đấu tranh chống csVN của tập thể Ngừơi Việt Tỵ nạn cs tại hải ngoại.

Tôn Nữ Hoàng Hoa
7/14/2013

 Nguyễn Hưng Quốc

03.06.2013

Trong bài “Chống toàn trị là chống cái gì?”, tôi đưa ra một luận điểm chính: Chống toàn trị không phải là chống con người mà chủ yếu là chống lại những cơ chế và những chính sách tước đoạt tự do, dân chủ và quyền làm người của công dân. Dĩ nhiên, cơ chế và chính sách chỉ có thể tồn tại và thể hiện qua những con người cụ thể. Chống toàn trị, như vậy, là chống lại những kẻ vận hành cơ chế cũng như ban bố và thực thi chính sách trong chừng mực họ ĐANG vận hành, ĐANG ban bố và ĐANG thực thi chính sách. Đến lúc họ không còn ở trong những vị thế ấy nữa, họ thuộc về lịch sử. Thuộc về lịch sử, họ có thể bị phê phán, lên án và, thậm chí, buộc tội trước tòa án, nhưng không phải là đối tượng chống đối.

Trong bài này, tôi xin tập trung vào một khía cạnh khác: Làm thế nào để chống lại toàn trị?

Câu trả lời đơn giản có thể sẽ hiện ngay trong đầu của một số người: Nếu toàn trị được thể hiện qua cơ chế và chính sách thì cách chống toàn trị tốt nhất là đạp đổ các cơ chế cũng như vô hiệu hóa các chính sách phản dân chủ và phản nhân quyền ấy. Tuy nhiên, nói thế là chưa nói được gì cả. Người ta chỉ có thể đạp đổ cơ chế và vô hiệu quả chính sách khi người ta đã thắng cuộc. Còn đang ở trong tư thế chiến đấu, tức là đang ở ngoài, thậm chí, đang ở thế yếu, thì những chuyện đạp đổ hay vô hiệu quá ấy chỉ là một ước mơ, có khi, một ước mơ xa lắc.

Một cách chống khác: Nhắm vào con người, đặc biệt những kẻ đang vận hành cơ chế cũng như những kẻ đang ban bố hoặc thực thi chính sách. Nhưng ở đây lại có hai điều khó. Một, người ta không thể tiếp cận những kẻ ấy khi chưa đạp đổ được cái cơ chế, và đằng sau nó, cả một bộ máy quyền lực khổng lồ, mà họ là đại diện, và đồng thời, được bảo vệ nghiêm mật. Hai, bất kể những lời nói hung hăng của một số kẻ vĩ cuồng, việc chống lại những kẻ đang nắm giữ quyền lực trong tay bao giờ cũng là một công việc đầy khó khăn và rất cần thời gian. Thời gian ấy là bao lâu? Với Cộng sản ở Nga, mất đến trên 70 năm; với Cộng sản Đông Âu, mất một nửa thế kỷ; với các nhà độc tài phong kiến, mất cả một, hai ngàn năm.

Chỉ có một con đường dễ và nhanh nhất: Tập trung vào cái khía cạnh đằng sau cơ chế, chính sách và con người toàn trị. Đó chính là văn hóa toàn trị.

Cuộc đấu tranh chống toàn trị là một cuộc đấu tranh khá toàn diện, có khi bằng quân sự, nhưng nhiều hơn, bằng chính trị, kinh tế, xã hội, và nhất là, bằng văn hóa. Từ góc độ văn hóa, cuộc chiến chống toàn trị trở thành cuộc chiến của các ý tưởng và của các giá trị. Chủ nghĩa Cộng sản sở dĩ biến thành một chủ nghĩa toàn trị và tồn tại trong một thời gian khá dài với tư cách một chủ nghĩa toàn trị là nhờ vào hai biện pháp: Một, nó xây dựng được một hệ thống ý tưởng và giá trị có khả năng lôi cuốn được sự tin tưởng hay sùng bái của rất nhiều người; và hai, nó thành lập được một bộ máy công an hùng hậu có đủ khả năng trấn áp mọi sức phản kháng hay, thậm chí, đề kháng của dân chúng. Bộ máy công an đồ sộ ấy được nuôi dưỡng bằng hai yếu tố chính: tiền bạc và niềm tin. Đánh vỡ các niềm tin vào hệ thống ý tưởng và giá trị là đánh sập một trong hai nền tảng của chế độ toàn trị. Nền tảng còn lại, công an, cũng mất đi một nửa sức mạnh, nguồn sức mạnh tinh thần. Nó chỉ còn phần sức mạnh vật chất đến từ quyền lợi. Nhưng con người không chỉ sống với quyền lợi. Có rất nhiều người vừa cần quyền lợi vừa cần niềm tin; và cũng không hiếm người sẵn sàng hy sinh quyền lợi cho một niềm tin nào đó.

Tôi đọc được, ở đâu đó, đã khá lâu (rất tiếc, hiện giờ chưa tìm lại được), một tài liệu cho biết, thời Đông Đức còn chìm đắm trong chế độ toàn trị Cộng sản, có hai thành phần “giác ngộ” sớm nhất: giới ngoại giao và giới mật vụ. Giác ngộ ở đây hiểu theo nghĩa là họ thấy rõ, rất rõ, được những mặt trái đầy tiêu cực của chủ nghĩa Cộng sản và những mặt tích cực của thế giới tự do ở Tây phương. Giác ngộ như vậy cũng có nghĩa là nhận ra tính chất không tưởng của chủ nghĩa Cộng sản và tính chất dối trả của bộ máy tuyên truyền Cộng sản. Chính vì sự giác ngộ ấy, người ta đã quyết tâm thay đổi. Sự thay đổi ấy, ở những kẻ có quyền lực, là quyết định từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản; ở những kẻ thừa hành, là không chống lại thế giới tự do cũng như những người tranh đấu cho tự do. Với sự thay đổi ở cả hai thành phần ấy, người ta khoanh tay thản nhiên ngồi nhìn Bức tường Berlin bị phá đổ.

Nhưng tại sao các nhà ngoại giao và mật vụ lại giác ngộ sớm hơn những thành phần khác trong xã hội? Lý do chính: Đó là hai thành phần có nhiều cơ hội đi ra nước ngoài, đặc biệt các nước Tây phương, nhiều nhất. Ra ngoài, họ nhìn thấy sự thật trong xã hội Tây phương, cảm nhận được giá trị của tự do và dân chủ cũng như nhân quyền ở Tây phương, từ đó, có thể so sánh hai chế độ với hai bảng giá trị khác nhau. Sự lựa chọn của những người này không phải là sự lựa chọn về quyền lợi mà chủ yếu là sự lựa chọn giữa hai hệ thống ý tưởng và giá trị khác nhau.

Trước khi bức tường Berlin sụp đổ, thật ra, các nhà chiến lược ở Tây phương cũng đã nhận ra điều ấy khi cho cuộc chiến giữa Cộng sản và tư bản chủ yếu là cuộc chiến giữa toàn trị và tự do, ở đó, cuộc chạy đua vũ trang và phát triển kinh tế tuy là hai lãnh vực quan trọng nhưng không phải là thiết yếu. Thiết yếu là nằm ở giá trị. Giá trị thực sự lại không nằm trong lời nói. Tuyên truyền chỉ có ý nghĩa ngắn hạn. Thuyết phục nhất, đối với các giá trị, là hiện thực hóa các giá trị ấy trong đời sống hằng ngày để mọi người đều có thể sống với chúng, hưởng thụ chúng và cảm nhận được chúng. Chính nhận thức ấy dẫn đến một biện pháp căn bản: Cách tốt nhất để chống lại toàn trị là tự dân chủ hóa và hoàn thiện quá trình dân chủ hóa của chính mình. Mình càng dân chủ bao nhiêu, mình lại càng có sức mạnh và có khả năng chiến thắng toàn trị bấy nhiêu.

Đó là lý do giải thích tại sao, ngay trong thời Chiến tranh lạnh, khi xung đột giữa Cộng sản và tư bản, giữa toàn trị và tự do rất gay gắt, lúc nào cũng có nguy cơ bùng nổ thành xung đột vũ trang, thậm chí, xung đột hạt nhân ở tầm vóc thế giới, ở các nước Tây phương, người ta vẫn thấy sách của Marx, Engels, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, hay tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh được dịch, xuất bản, và bày bán công khai trong các tiệm sách cũng như sắp đầy trong các thư viện. Ở rất nhiều nơi, đảng Cộng sản được tự do hoạt động và tự do tuyên truyền. Có lúc chính quyền muốn cấm nhưng tòa án tối cao bác bỏ; chính quyền đành chịu thua. Trước những sự kiện ấy, không ít người cảm thấy lo lắng: Họ có cảm giác họ bị Cộng sản đánh bại ngay trong sân nhà. Tuy nhiên, các nhà chiến lược và giới trí thức nói chung vẫn kiên trì theo đuổi các nguyên tắc dân chủ. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của dân chủ là chấp nhận sự tồn tại của cái khác (otherness), là tôn trọng quyền tự do lựa chọn của người khác. Bằng cách đó, người ta đã chống lại toàn trị bằng chính thái độ tôn trọng dân chủ của mình. Có lẽ đây là dấu chỉ nổi bật nhất để phân biệt dân chủ thực sự và dân chủ giả vờ. Trong dân chủ giả vờ, người ta nhân danh dân chủ, nói những lời lẽ to tát về dân chủ nhưng lại là hành xử như những tên độc tài. Trong một nền dân chủ thực sự, lúc nào người ta cũng hành xử một cách dân chủ ngay cả khi đang chống lại độc tài. Chống một cách quyết liệt.

Chính việc thực hiện các nguyên tắc dân chủ ấy đã tạo nên sức mạnh cho các quốc gia dân chủ ở Tây phương. Không phải chỉ là sức mạnh trong kinh tế, xã hội hay chính trị mà còn cả sức mạnh trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa toàn trị.

Tôi cho đó là một bài học lớn nhất trong công cuộc chống lại chủ nghĩa toàn trị hiện nay: Nhân danh dân chủ và hành xử như những người thực sự biết tôn trọng dân chủ. Không ai có thể chống lại toàn trị bằng cách vay mượn các biện pháp phản dân chủ của toàn trị. Nếu toàn trị được nảy sinh và được nuôi dưỡng bằng cách bóp nghẹt tự do của người khác và chà đạp lên dân chủ, tất cả những kẻ sử dụng biện pháp tương tự, dù ẩn nấp dưới bất cứ danh nghĩa nào, với bất cứ lý do gì, cũng đều là đồng minh của toàn trị.

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site