lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Trang Nguyễn-Nhơn

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Hoàng-Sa, đứa con lạc mẹ Trường ca Hoàng-Sa Trường-Sa

Tôi, cán bộ Hành chánh Quốc gia
Được huấn luyện và phục vụ
Suốt hai nền Cộng Hòa
Cho đến ngày mất nước đi tù VC
Là người làm việc Hành chánh
Biết rất rõ có ba Sắc lệnh
Do Chánh phủ VNCH ban hành
Qui định địa giới hành chánh
HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
Là Lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa
Hoàng Sa nằm trên vỉ tuyến
Ngang với Tỉnh Quảng Nam
Nên thuộc địa phận Tỉnh nầy
Chịu trách nhiệm quản trị
Trường Sa cùng vỉ tuyến Tỉnh Bà Rịa
Địa giới và quản trị HC thuộc Tỉnh nầy
Sau cải tổ Hành chánh
Trường Sa là Đặc Khu HC thuộc Tỉnh Gia Định
Trên đây là thể chế Hành chánh
Sau đây việc thi hành
Hoàng Sa do một Đại Đội Địa
Phương Quân trấn giữ
Từng định kỳ viên chức Hành chánh
Thuộc hai Tỉnh kể trên
Vẫn tháp tùng tàu HQ vận lương
Ra thị sát việc Hành chánh và dân tình
HAI ĐẶC KHU HÀNH CHÁNH
HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
Có người bạn Hải quân kể cho nghe
Cảnh trí tuyệt đẹp trên hai Hải Đảo
Nhiều giống chim chóc lạ và đẹp
Bay lượn thong dong trên bầu trời Tự Do
Riêng tại Đảo lớn Hoàng Sa
Bãi phân chim rộng lớn và thật dày
Có thể lập nhà máy biến chế Phốt phát
Dân sở tại được thêm chút huê lợi
Việc Hành chánh, việc dân mới ổn định
Khinh tốc đỉnh Trung cộng đã ào tới
Ngày ngày biểu dương uy hiếp
Đại đội Địa Phương quân trú phòng
Bốn chiến hạm VNCH được phái tới
Tăng cường bảo vệ Hoàng Sa
Khinh tốc đỉnh Tàu cộng tối tân, hỏa lực mạnh
Đánh chìm ngay một chiến hạm ta
Hải quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà vị quốc vong thân
Binh sĩ thuộc quyền lớp tử vong, lớp bị bắt sống
Chánh phủ VNCH trong cơn bối rối
Liền phái ngay Ngoại trưởng Vương Văn Bắc
Sang Hoa Thạnh Đốn cầu viện
Chỉ nhủn nhặn cầu xin việc nhỏ xíu
Cấp cho ngay một phi đội phi cơ Phantom
Để Không Quân VN triệt hạ
Đám khinh tốc đỉnh phỉ Tàu
Câu phúc đáp thật là chua chát
Vũ khí, quân cụ được cấp cho đó
Là để chống Cộng sản Bắc Việt
Chớ đâu phải để chọc ghẹo NƯỚC LỚN TÀU
Thôi mau về tự lo liệu đi
Những ngày tù đày trên rừng núi Hoàng Liên
Những khi phẩn chí Hải quân Trung tá Phát (?)
Dùng tiếng Đức ngùng ngoằn kể
Đánh chác cái mẹ gì khi họ a tòng xếp đặt cả rồi
Đám Hải quân tụi tui bị bắt sống
Đem về ngay Thành Phố Thượng Hải
Cho tạm trú ngay Trường học sở tại
Sáng sớm phát mỗi đứa hai trăm NDT
Cho tự do ra ngoài phố cơm nước, tiêu xài
Chiều về, lục túi, tiền còn dư, lấy lại
Sáng mai lại phát hai trăm, xài tiếp
Cứ thong dong như vậy cho đến ngày
C130 Không lực Hoa Kỳ
Đáp xuống Thành Phố Thượng Hải
Rước “Quí vị Tù binh” về xứ
Chúc quí vị thượng lộ bình an
Sướng vậy, sao quan năm còn sạc tiếng Đức?
Là sĩ quan QLVNCH, biết rõ nước sắp mất rồi
Nhưng vì TỔ QUỐC-DANH DỰ-TRÁCH NHIỆM
Biết đánh chác cái mẹ gì nhưng vẫn đánh, thế thôi
Cậu tôi là chiến sĩ Liên Tôn Phục Quốc
Ngày nay không còn nữa
Thưở sanh tiền thường dặn cháu:
“Mình là con dân đất nước,
Thấy “Việc Nghĩa” hết lòng làm
Nên hư, thành bại trời đất biết”
Ngày nay trước vận nước ngặt nghèo
Bên trong lũ quan lại VC hư hèn, nhu nhược
Bên ngoài Tàu phù lẫy lừng uy hiếp
Toàn dân khốn khổ biết tính lẽ nào?
Sách có chữ rằng:
Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên
Nhưng lại cũng có câu rằng:
Tận nhân lực, tri thiên mạng
Nếu toàn dân đồng lòng, vùng lên lật đổ ách quỉ Cộng
Thành lập Chánh Phủ ĐOÀN KẾT QUỐC GIA
Trên dưới cùng một lòng theo truyền thống DIÊN HỒNG
Ắt có câu trả lời khẳng định: Hoàng Sa Trường Sa là của ai?
HAI MÃNH VIỆT NAM TRÔI GIẠT
NỔI CHÌM TRÊN BIỂN ĐÔNG LÀ
LÃNH THỔ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Nguyễn Nhơn
5 tháng 6 năm 2011

Hoàng-Sa, đứa con lạc mẹ

Tháng Một 25, 2015 nhóm Văn Tuyển 1 Bình luận

Biển Đông lại dậy sóng vào năm 2007 khi Trung Cộng tuyên bố sát nhập Hoàng, Trường Sa vào huyện Tam Sa tại đảo Hải Nam của họ. Đã có phong trào tự phát từ phía người dân trong nước, lên án, chống đối Trung Cộng xâm lăng.

bản đồ hoàng sa, map of hoang sa, map of paracel island

Bản đồ Hoàng Sa-Việt Nam. Nguồn: OntheNet

Chánh quyền Cộng Sản Việt Nam lẽ ra phải có lập trường mạnh mẽ, đòi lại chủ quyền Hoàng Sa về Việt Nam, nhưng lại giữ thái độ khó hiểu, chờ đợi chần chờ.

Thật ra, giải quyết sự việc Hoàng Sa xem ra không đến nỗi khó khăn bế tắc, nếu Việt Nam Cộng Hòa còn. Cho tới giờ trưa ngày 19 tháng Giêng 1974, những ngưới lính VNCH vẫn còn có mặt trấn giữ Hoàng Sa thì Hoàng Sa là của VNCH. Vấn đề trở nên rắc rối hơn khi một năm sau, 1975, Việt Nam Cộng Hòa bị Cộng Sản BắcViệt thừa cơ chiếm đóng một cách trái phép. Từ đó, Hoàng Sa và VNCH như hai mẹ con gặp tai nạn, đông tây chia lìa.

Vì sự chiếm đóng VNCH trái phép, cho nên BắcViệt phải giữ thái độ úp úp mở mở đối với Hoàng Sa, ngay cả đối với trường hợp VNCH, và chờ thời. Khi người dân đòi Trung Cộng trả Hoàng Sa, nhưng Cộng Sản Việt Nam lại giữ im lặng, thì tiếng nói chính trực của người dân vừa nhằm vào Trung Cộng xâm lăng, vừa nhắm vào CSVN hèn nhát, bất lực. Công An Nhà Nước đàn áp người dân biểu tình là vì lý do đó. Họ nghi ngờ những cuộc biểu tình của người dân sẽ “đột xuất”chuyển sang một đường hướng nào khác.

Gần đây, có ý kiến cá nhân bên hàng ngũ Cộng Sản, về việc “tiến hành làm thủ tục để kế thừa Việt Nam Cộng Hòa nhằm đòi lại Hoàng Sa.”

Điều này lại khó giải thích nữa, bởi vì Việt Nam CS thống nhất đã 40 năm, đã là thành viên Liên Hiệp Quốc, có tiếng nói nơi phòng họp, uy tín đã có tí chút, thì cứ việc đăng đàn trước LHQ, tố cáo tội xâm lăng của Trung Cộng, đòi lại quyền làm chủ Hoàng Sa. (Gỉản dị…ghê! mà không làm được).

Nay thử nhìn xem về phía Trung Cộng. Họ sẽ vẫn rề rà kể lại, Hoàng Sa thuộc về “ta” từ lâu, đã có một số thuyền nhân “ta” …ghé thăm đảo từ…những trăm năm trước đây; thế mà Hoàng Sa đã bị Nam Việt (Việt Nam Cộng Hòa) xâm chiếm, nên “ta” phải lây lại thôi (Theo Website CangLang.com của Trung Cộng. 2011). Nếu còn bị hỏi dồn, họ sẽ mang Công Hàm 1958 của BắcViệt công nhận sự có mặt của Trung Cộng nơi Biền Đông ra làm chứng.

Cũng theo Website CangLang, Trung Cộng muốn chắc ăn, mang Hoa Kỳ ra làm chứng. Họ nói rằng, do thỏa ước Thượng Hải Richard Nixon-Chu Ấn Lai năm 1972 về quyền Tự Quyết các nước trong khu vực, nên “ ta” có quyền lấy lại Hoàng Sa…vốn từ xưa…của “ta”.

Trong vụ chiếm đóng Hoàng Sa, cũng theo CangLang, Trung Cộng bắt làm tù binh một cố vấn Hoa Kỳ và một thiếu tá tên là Hồng của Quân đội Sài Gòn. Được biết, cố vần ngươi Mỹ có tên là Gerald Kosh thuộc Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Đà Nẵng, và Thiếu tá Phạm Văn Hồng, thuộc Ban Lãnh Thổ Phòng Ba/QĐ I, VNCH, dẫn đầu một toán năm sĩ quan Công binh tới đảo vào ngày 18 tháng Giêng 1975. Trang mạng Trung Cộng ghi tên hai nhân vật Mỹ, Việt ra đây, chắc không để rắc chữ cho đầy trang giấy, phải có một lý do xa gần nào khác. Điểm chú ý về Thiếu Tá Hồng, trưởng ban “Lãnh Thổ” Phòng Ba Quân đoàn, đi quan sát chuyển biến về hải đảo Hoàng Sa, là phần vụ “lãnh thổ” của ông ta.

***

Phía Hoa Kỳ, năm 1974 ông Gerald Kosh ra Hoàng Sa chứng kiến màn kịch Hoàng Sa sang tay Trung Cộng; và năm 2012, ông Tổng Lãnh sự Lê Thành Ân thăm viếng huyện đảo Hoàng Sa, xác nhận Hoàng Sa thuộc về đất nước Việt Nam. Hai sự kiện, hai ý nghĩa bổ túc cho nhau.

Sự có mặt của ông Kosh năm 1974 tại hiện trường dường như nhằm xóa bỏ sự vi phạm của TC đối với thỏa ước Mỹ Trung tại Thượng Hải về quyền tự quyết của các nước trong vùng.

Hoàng Sa đâu phải là tấm lụa đào phất phơ giữa chợ, nó đã có chủ là bà mẹ Việt Nam. Sự có mặt cưỡng chiếm của Trung Cộng đối với hải đảo, nếu có sự chứng kiến của Hoa Kỳ, theo người viết, mang tính cách chính trị giai đoạn hơn là sự chiếm đóng lãnh thổ lâu dài. Trước sau gì, cũng phải có lời giải đáp cho Hoàng Sa. Và nếu những người con với nhau trong căn nhà Việt Nam không hóa giải được những mâu thuẫn tuy gay go, thì Hoàng Sa cũng phải năm đợi tháng chờ nữa, cho tới khi nào thuận buồm xuôi gió. Hoặc là hai anh em…nhà kia phải đợi cho người ngoài đến dàn xếp giùm câu chuyện trong nhà của mình.

Người Mỹ đã trở lại nơi miền đất miền biển gắn bó với quyền lợi và máu xương của họ. Nhằm thanh thỏa vần đề Hoàng Sa, người Mỹ cũng quen dùng những ngôn từ êm tai hơn là răn đe.

Hai tiếng “thương thuyết” vang lên từ nhiều phía. Philippines dọa mang Trung Cộng ra tòa án quốc tế; nhưng Việt Nam thì không. Sự chần chờ của Việt Nam Cộng Sản rất có thể là do tư cách pháp lý đáng nghi ngờ của CSVN đối với hải đảo vốn thống thuộc Việt Nam Cộng Hòa. Làm thủ tục nhằm thừa kế Việt Nam Cộng Hòa để đòi lại Hoàng Sa, nghe như thể là một sự …“ dây (thì) động rừng”. Và Hoàng Sa vẫn còn kia, giơ tay vẫy gọi.

(Trích từ Tiếng Vọng Ngàn Thương. Echo of Sacrifices, Ý-Yên)

http://baotoquoc.com/2015/01/25/hoang-sa-dua-con-lac-me/

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site