lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Vua Trần Nhân Tông 

Những Hư-Cấu Liên Quan Đến Các Vị Vua Đời Nhà Trần (2)

1, 2

Trúc Lâm Lê An Bình biên khảo

05/30/2004

Kính gởi ông trưởng ban biên tập bán nguyệt san Ý Dân,

Tôi đọc được bài viết « Khí Phách Của Vị Tướng Tại Mặt Trận» được phổ biến trên các diễn đàn điện tử như MẹViệtNam, SàiGònHảiNgoại v.v…, nhận thấy có một số câu viết không đúng với lịch sử liên quan đến Vua Trần Nhân Tông. Vào khoảng thời gian đó tôi cũng đang nghiên cứu để viết về vị Vua này.

Qua sự trình bày trong bài viết với tựa đề bên trên, tôi đã để tâm tìm kiếm, cũng như sao lục lại những tài liệu Sử, sách Sử cũ để tham khảo. Sau khi đã có đủ dữ kiện cần thiết tôi viết bài «Những Hư Cấu Liên Quan Đến Các Vị Vua Đời Nhà Trần». Bài viết này được phổ biến trên các diễn đàn điện tử (khoảng tháng 9/2003 như MẹViệtNam, SàiGònHảiNgoại v.v…tôi nghĩ ông cũng là thành viên của các diễn đàn này, nên ông nhận được bài viết của tôi cũng là điều đương nhiên). Bài viết của tôi cũng được đăng trên các trang nhà của Nguyệt San Việt Nam, Thư Viện Việt Nam, Hồn Việt, Việt Học v.v…Khi phổ biến như thế tôi có gởi kèm bản sao đến email YDAN@aol.com, rất tiếc, không thấy ông lên tiếng đính chánh gì cả. Có thể ông cho rằng không quan trọng, chẳng có gì đáng chú ý. Nhưng đối với tôi người làm công việc biên khảo, lại là chuyện quan trọng. Độ tháng 1/2004 và tháng 3/2004 tôi lại phổ biến một lần nữa bài viết «Những Hư Cấu…» trên các diễn đàn điện tử và gởi đến email của báo YDAN, nhưng vẫn không được các ông trả lời. Lần cuối cùng là đầu tháng 05/2004 tôi phổ biến một lần nữa trên các diễn đàn cũng như gởi thơ đến các ông, rất may mắn, lần này được các ông nhín chút thời giờ quý báu để phúc đáp thơ của tôi. Xem như đúng một năm và 5 lần gởi đi, mới nhận được sự hồi âm này. Xin ghi nhận thiện chí này của các ông.

Khi gởi thơ vào đầu tháng 5/2004, tôi đã phóng đi tất cả 2 lần, lần đầu, nhưng cõ lẽ vì trục trặc kỷ thuật nên vẫn không thấy đăng tải. Tôi lại gởi một lần nữa(lần thứ 3), và được đăng tải, sau đó là thơ trả lời của các ông. Vấn đề tôi nêu ra với các ông về vua Trần Nhân Tông là một vấn đề lịch sử lớn, chứ chẳng phải là của cá nhân ai cả. Khi đã là vấn đề lịch sử, thì nên nêu ra cho mọi người cùng tham khảo, và đó là lý do tôi đã phổ biến lên các diễn đàn mà không qua thơ riêng.

Ở trên đã trả lời về mặt kỹ thuật, bây giờ đi vào vấn đề nội dung (để dễ phân biệt tôi xử dụng hai màu khác nhau) và tôi giải thích từng điểm một như sau:

* YDAN@aol.com:

Chúng tôi nhận thấy các thắc mắc của ông về đoạn văn trên có những điểm như sau:

1- Theo ông Vua Trần Nhân Tôn là một bậc Thánh quân, một đại anh hùng dân tộc,

* leanbinh@netscape.com:

Hai chữ Thánh Quân được trích từ  

Bài Phú Sông Bạch Ðằng

Rồi vừa đi vừa hát rằng:

Sông Đằng một dải dài ghê!

Cuồng to sóng lớn dồn về biển Đông.

Trời Nam sinh kẻ anh hùng.

Tăm kềnh yên lặng, non sông vững-vàng

Khách vừa đi vừa hát rằng:

Vua Trần hai vị Thánh-quân.

Sông kia còn dấu tẩy trần giáp-binh

Nghìn xưa gẫm cuộc thăng-bình.

Tài đâu đất hiểm, bởi mình đức cao.

Nguyên văn chữ Nho của Trương Hán Siêu, Đông Châu dịch.

Khảo về địa-dư và lịch-sử tỉnh Quảng-Yên (Nam-phong tạp-chí, tập XIV số 8, tháng 6-1924)."

Việt Sử Toàn Thư của Sử  gia Phạm Văn Sơn ở phần IV. Trần Anh Tông (1293-1314) trang 203 ghi: "Nhà Trần kể từ vua Thái Tông đến Anh Tông là một giai đoạn cường thịnh nhất. Vua thời đáng liệt vào hạnh Thánh".

Với công đức của các vị Vua này trong các cuộc kháng Nguyên, tôi tôn sùng các ngài là bậc Thánh Quân, là Đại anh hùng dân tộc là chuyện đương nhiên. Không lẽ ông cho là không đúng?

* YDAN@aol.com:

việc nhà vua có ý định đầu hàng giặc là một sự kiện hoàn toàn sai lạc với sự nghiên cứu của ông.

* leanbinh@netscape.com:

Ở đây tôi cho rằng không đúng với sự thật lịch sử (tức là những gì đã được các sách Sử cũ biên chép lại).

*YDAN@aol.com:

1- Theo chúng tôi, thì những ai học sử Việt ở bậc trung học tại Việt Nam đều đã biết qua sự câu nói bất hủ của Đức Trần Hưng Đạo:" Nếu Bệ Hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã." Chữ Bệ Hạ ở đây hàm ý nói đến vua Trần Nhân Tôn.

* leanbinh@netscape.com:

Tôi đồng ý với ông ở điểm này, tuy nhiên khi tra cứu lại các quyển Sử cũ thì có một số điều cần phải bổ túc.

* YDAN@aol.com:

Theo chúng tôi, việc Vua Trần Nhân Tôn trước thế mạnh của giặc Nguyên nhằm tránh cho dân chúng cảnh đổ máu và có ý định đầu hàng giặc không hề làm giãm gía trị hay hoen ố danh dự của nhà vuạ Bởi vì, theo chúng tôi, vua Trần Nhân Tôn là một vị minh quân nên mới thâu nạp được các tôi hiền và các tướng tài phụ giúp đặc biệt trong đó có danh tướng Trần Hưng Đạọ Ý định đầu hàng giặc của vua Trần Nhân Tôn chỉ là vì lòng thương dân, muốn tránh cho dân chúng khỏi phải lâm vào cảnh chiến tránh tàn khốc mà không biết hậu quả ra saọ Bởi vì dưới sự lãnh đạo anh minh của vua Trần Nhân Tôn cùng với tinh thần quyết chiến dũng mãnh của toàn quân, toàn dân mà dân tộc của chúng ta mới thâu đạt chiến thắng lẩy lừng trước đạo quân Mông Cổ danh tiếng hùng mạnh từ phương Bắc.

* leanbinh@netscape.com:

Ông giải thích thì rất hợp tình hợp lý, không ai có thể không đồng ý cho được. Tuy nhiên hãy xem lại câu viết liên quan đến vua Trần Nhân Tông trong bài "Khí Phách Của Vị Tướng Tại Mặt Trận" thì nó rất khác nhau.

*YDAN@aol.com:

2- Về các dữ kiện nầy đã được nêu ra trên nhiều bộ sách sử Việt.

 Trong quyển I của bộ sách:"Việt Nam Sử Lược" của Trần Trọng Kim ở trang 139 đã ghi lại lời của vua Trần Nhân Tôn: "Thế giặc to như vậy, mà chống với nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân. Hưng Đạo Vương tâu rằng: Bệ Hạỳ nói câu ấy thì thật là nhân đức, nhưng mà Tôn Miếu Xã Tắc thì saỏ Nếu Bệ Hạ muốn hàng xin hãy chém đầu tôi đi đã tồi sau mới hàng."

 Trong quyển "Anh Hùng Nước Tôi "của tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam nơi trang 88 đã ghi như sau: " Nếu Bệ Hạ muốn hàng , xin hãy chém đầu tôi trước đã."

 Trong bộ Sử Việt Khảo Luận cuốn I của Hoàng Cơ Thụy nơi trang 325 đã ghi: "Vua Trần Nhân Tông đi thuyền nhỏ xuống Hải Đông (Hải Dương bầy giờ ) cho vời Hưng Đạo Vương đến hỏi: Thế giặc to như vậy, mà chống chọi với nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng để cứu muôn dân. Hưng Đạo tâu: Bệ Hạ nói câu ấy thật là nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã tắc thì saỏNếu Bệ Hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu tôi đi đã, rôi sau sẽ hàng."

* leanbinh@netscape.com:

Nguyên tắc căn bản của tôi trong biên khảo Sử đó là sử dụng những quyển Sử cũ làm nền tảng cho việc nghiên cứu.

- Phần của ông đã tham khảo

1/ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim do Bộ Giáo Dục (VNCH) Trung Tâm Học Liệu xuất bản 1971 tại Sài Gòn.

2/ Anh Hùng Nước Tôi của nhà xuất bản Đông Tiến xuất bản năm 1986.

3/ Việt Khảo Luận cuốn I của Hoàng Cơ Thụy do Hội Văn Hóa Hải Ngoại xuất bản 1988 dầy 410 trang.

- Riêng tôi tham khảo ở các quyển Sử như sau:

1/ Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư. Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, biên soạn năm 1697.

2/ Khâm Ðịnh Việt Sử Thông Giám Cương Mục, biên soạn bởi Quốc Sử Quán Triều Nguyễn 1856-1861.

3/ Việt Sử Tiêu Án, biên soạn bởi Ngọ Phong Ngô Thời Sỹ 1775.

4/ Ðại Việt Sử Lược, tác giả Khuyết Danh (1377-1388), dịch giả Nguyễn Gia Tường (1972).

5/ Việt Nam Sử Lược, soạn giả Lệ Thần Trần Trọng Kim, Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa Trung Tâm Học Liệu xuất bản 1971, Sài Gòn Việt Nam.

6/ Trần Hưng Ðạo, tác giả Hoàng Thúc Trâm, xb 1950, Sài Gòn Việt Nam.

7/ An Nam Chí Lược, soạn giả Lê Tắc, dịch thuật bởi Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam 1960, Viện đại học Huế xb 1961.

8/ Histoire du Viet Nam des origines à 1858, tác giả Lê Thành Khôi, do Sudestasie xuất bản năm 1987 tại Paris.

9/ Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam tập 4 - Tư tưởng Việt Nam thời Trần (1225-1400), sách tham khảo tác giả cố Giáo sư Nguyễn Đăng Thục, xuất bản 1992 tại Sài Gòn Việt Nam.

10/ Lịch Sử Việt Nam tập I, nhà xuất bản khoa học xã hội xuất bản năm 1985.

11/ Việt Sử Giai Thoại – 71 Giai Thoại Thời Trần, tác giả Nguyễn Khắc Thuần, xuất bản 1993, Sài Gòn Việt Nam.

12/ Việt Sử Khảo Luận tập 2, tác giả Hoàng Cơ Thụy, Hội Văn Hóa Hải Ngoại xuất bản 1988 tại Paris, Pháp quốc.

13/ Đại Cương Lịch Sử Việt Nam tập 1, Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh đồng biên soạn. Xuất bản 1998 tại Hà Nội.

13/ Tiêu Sơn Tráng Sĩ, tác giả Khái Hưng do Văn Nghệ xuất bản năm 1968, tại Sài Gòn Việt Nam.

14/ Việt Nam Văn Học Sử Yếu tập I, tác giả giáo sư Dương Quảng Hàm, xuất bản Sài Gòn Việt Nam, SUDASIE tái bản ở Paris năm 1986).

15/ Việt Sử Mông Học- Từ Hồng Bàng đến 1945, tác giả Ngô Đức Dung, nhà xuất bản văn học Hà Nội xuất bản năm 1998, Việt Nam.

16/ Đại Việt Sử Ký Tiền Biên, do Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Lê Tung, Ngô Sĩ Liên, Ngô Thời Sĩ đồng biên soạn và viết lời bàn; Ngô Thời Nhậm tu đính, Sử quán triều Tây Sơn khắc in năm 1800; Viện Nghiên cứu Hán Nôm xuất bản 1997 tại Hà Nội.

v.v…và một số sách khác về các lĩnh vực văn hóa và tư tưởng Việt Nam.

Trên căn bản tôi cũng có tham khảo 3 quyển sách mà ông đã thêm cộng thêm một số quyển khác đã nêu ở trên. Vì vậy tôi mới nhiều tài liệu để so sánh cũng như đối chiếu.

 Vấn đề mà tôi thắc mắc, cũng như đeo đuổi từ hơn một năm nay để có được sự giải thích chính thức từ các ông đó là ở câu viết liên quan đến vua Trần Nhân Tông trong bài viết "Khí Phách Của Vị Tướng tại Mặt Trận" mà tôi cho là không đúng sự thật.

 

*YDAN@aol.com:

KHÍ PHÁCH CỦA VỊ TƯỚNG TẠI MẶT TRẬN

Ý DÂN

"Năm 1284, khi giặc Mông Cổ đem đại quân sang tấn công nước ta lần thứ hai, khiến vua Trần Nhân Tôn phải lui binh về Vạn Kiếp và nảy sinh ý định đầu hàng giặc để tránh nhân dân phải đổ máụ Nguyên soái Trần Hưng Đạo, trong vai trò thống lĩnh toàn quân đã dõng dạc thưa với nhà vua rằng: "Nếu Bệ Hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã."Câu nói bất hủ nầy của Đức Trần Hưng Đạo đã có sức mạnh vạn năng khiến vua Trần Nhân Tôn phải hủy bỏ ý định đầu hàng giặc và ra công chống ngoại xâm, đem lại thắng lới cho dân Việt".

* leanbinh@netscape.com

Ý Dân của các ông viết như sau:

- khiến vua Trần Nhân Tôn phải lui binh về Vạn Kiếp và nảy sinh ý định đầu hàng giặc

- Trần Nhân Tôn phải hủy bỏ ý định đầu hàng giặc và ra công chống ngoại xâm

Hai câu này nó có khác với trong các quyển

Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, trang 51 ghi: "Bấy giờ thế nguy, Thái-tông ngự thuyền đến hỏi Thái-úy là Trần nhật Hiệu. Nhật Hiệu không nói gì cả, cầm sào viết xuống nước hai chữ "Nhập Tống". Thái-tông lại đến hỏi Thái-sư Trần thủ Độ. Thủ Độ nói rằng: "Đầu tôi chưa rơi xuống đất, thì xin Bệ-hạ đừng lo!". Thái-tông nghe thấy Thủ Độ nói cứng-cỏi như thế, trong bụng mới yên".

Ở trang 55 ghi: "Thoát Hoan dẫn đại binh đến đánh Chi Lăng, Hưng-đạo-vương kém thế, thua chạy ra bến Bái-tân, xuống thuyền cùng với bọn gia-tướng, là Dã Tượng và Yết Kiêu về Vạn-kiếp. Các tướng thu nhặt tàn quân dần dần cũng kéo về đấy cả. Nhân-tông nghe Hưng-đạo-vương thua chạy về Vạn-kiếp, liền ngự một chiếc thuyền nhỏ xuống Hải-đông (tức là Hải-dương) rồi cho vời Hưng đạo- vương đến bàn việc, nhân thấy quân mình thua, trong bụng lo sợ, mới bảo Hưng-đạo-vương rằng: "Thế giặc to như vậy, mà chống với nó thì dân sự tàn-hại, hay là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân". Hưng-đạo-vương tâu rằng: "Bệ-hạ nói câu ấy thì thật là lời nhân đức, nhưng mà Tôn-miếu Xã-tắc thì sao? Nếu bệ-hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng!". Vua nghe lời nói trung-liệt như vậy, trong bụng mới yên".

Điểm khác biệt lớn ở đây, trong Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, không có ghi Vua Trần Nhân Tông rút về Vạn Kiếp, mà ghi là Hưng-đạo-vương kém thế, thua chạy ra bến Bái-tân, xuống thuyền cùng với bọn gia-tướng, là Dã Tượng và Yết Kiêu về Vạn-kiếp. Điểm thứ hai ông Trần Trọng Kim không có ghi là Vua Trần Nhân Tông nảy sinh ý định đầu hàng giặc … phải hủy bỏ ý định đầu hàng giặc và ra công chống ngoại xâm. Thế mà không hiểu sao ông lại ghi là có tham khảo quyển Việt Nam Sử Lược, đây là một điều lạ.

Việt Sử Khảo Luận cuốn I của Hoàng Cơ Thụy (Ở trang 325 ghi như sau: «Vua Thánh Tông đi thuyền nhỏ xuống Hải-Đông (Hải Dương bấy giờ), cho vời Hưng Đạo Vương đến hỏi: Thế giặc to như vậy, mà chống chọi với nó thì dân bị tàn hại, hay là trẫm chịu hàng để cứu muôn dân ?» Hưng Đạo tâu: «Bệ hạ nói câu ấy thật là nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã tắc thì sao. Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng»).

Cũng trong Việt Sử Khảo Luận cuốn I của Hoàng Cơ Thụy ở trang 325 ghi sự kiện Vua Thánh Tông chứ không phải vua Trần Nhân Tông như ông (báo Ý  Dân) đã ghi trong bài viết. Điểm kế tiếp là ông Hoàng Cơ Thụy ghi câu nói "hay là trẫm chịu hàng để cứu muôn dân".

Việt Sử Toàn Thư của Phạm Văn Sơn, trang 183 ghi:- "Trần Hưng Đạo đóng đại quân ở Vạn Kiếp (Hải Dương) để tiếp sức cho cả hai mặt thủy bộ đi khắp nơi". Trang 184 ghi: "Vua Nhân Tông được tin Hưng Đạo Vương lui quân khỏi Lạng Sơn liền xuống chiếc thuyền nhỏ ra Hải Đông (tức là Hải Dương), triệu Hưng Đạo Vương đến. Nhân Tông nói: Thế giặc lớn như vậy chống với nó e dân sự sẽ tàn hại hay là hàng chúng nó để cứu lấy dân?". Hưng Đạo Vương khảng khái trả lời: "Bệ hạ vì lòng thương dân mà nghĩ như vậy nhưng Tôn Miếu và Xã tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu tôi đi trước đã!".

Riêng ông (Ý Dân) thì lại ghi nảy sinh ý định đầu hàng giặc. Đây là sự khác biệt rất lớn. Câu viết nảy sinh ý định đầu hàng giặc là do ông thêm vào và nó vốn không có trong các quyển Sử; chưa hết, ông lại thêm vào câu có sức mạnh vạn năng khiến vua Trần Nhân Tôn phải hủy bỏ ý định đầu hàng giặc và ra công chống ngoại xâm câu này lại càng không có mặt trong các quyển Sử cũ. Tôi sưu tập và ghi ra đây nhưng không đưa ra nhận xét. Tôi để phần nhận xét cũng như đóng góp (nếu có) cho người đọc!  

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Bản in Nội Các Quan Bản, Mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697) kỷ nhà Trần từ trang 159 (do Lê Bắc chuyển sang ấn bản điện tử) (trang 173, chép câu nói của Trần Thủ Độ với vua Trần Thái Tông như sau: "Đầu thần chưa rơi xuống đất bệ hạ đừng lo gì khác") trang 190, bản kỷ quyển V ghi: "Ngày 26 (năm 1284), giặc đánh vào các ải Vĩn Châu, Nội Bàng, Thiết Lược, Chi Lăng, Quan quân đánh bất lợi lui về đóng ở bến Vạn Kiếp. Lúc đó, vua ngự thuyền nhẹ ra Hải Đông, chiều rồi mà vẫn chưa ăn cơm sáng. Có người lính là Trần Lai dâng cơm gạo xấu, vua khen là trung, ban cho chức thượng phẩm, kiêm chức tiểu tư xã xã Hữu Triều Môn ở Bạch Đằng". Ở đây họ cũng chẳng ghi thêm nhận xét về việc Vua Trần Nhân Tông nói với Trần Hưng Đạo về việc đầu hàng quân Mông-cổ.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ở trang 212 (ấn bản điện tử ) ghi: "Ông (Hưng Đạo Vương) lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần của ông, có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Bọn Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự, bởi vì ông có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn trung nghĩa vậy. Xem như khi Thánh Tông vờ bảo Quốc Tuấn rằng: "Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi". Quốc Tuấn trả lời: "[Bệ hạ] chém đầu tôi trước rồi hãy hàng". Vì thế, đời Trùng Hưng, lập nên công nghiệp hiếm có. Đoạn này soạn giả đã không có một dòng nào viết về Vua Trần Nhân Tông cả.

Thiết nghĩ tôi đưa ra một số sách Sử cũ cũng như mới như thế cũng đã đủ để dẫn chứng câu mà ông (Ý Dân), không rõ vì lý do gì đã gắn cho Vua Trần Nhân Tông là  nảy sinh ý định đầu hàng giặc… và thêmrằng có sức mạnh vạn năng khiến vua phải hủy bỏ ý định đầu hàng giặc và ra công chống ngoại xâm.

Chúng ta đều là những người cầm bút cũng như nhiều người trong diễn đàn. Ông cầm bút để làm báo, tôi mượn ngòi viết để ghi lại công nghiệp của tổ tiên. Ông có nguyên tắc làm việc của ông, tôi có phương pháp làm việc của người học, và làm việc biên khảo Sử. Phương pháp làm việc của tôi đó là tham khảo nhiều nguồn tài liệu Sử khác nhau, khảo sát một cách tỉ mỉ, cẩn thận để đạt tới sự chính xác càng nhiều càng tốt, tránh việc thổi phồng không cần thiết, cố gắng tìm tòi cũng như đưa ra những dữ kiện mới chưa từng được đề cập. Với những phương pháp làm việc đó, chúng ta đã có cơ hội trao đổi với nhau về Sử liệu nước nhà.

Do đó tôi mong rằng qua lần trả lời này, sẽ bổ túc cho ông một số dữ kiện lịch sử, đặc biệt liên quan đến Vua Trần Nhân Tông, và cũng hy vọng một ngày nào đó, ông sẽ có cái nhìn và viết khác về Ngài, thay vì nói là nảy sinh ý định đầu hàng giặc... có sức mạnh vạn năng… phải hủy bỏ ý định đầu hàng giặc và ra công chống ngoại xâm.

Nhân đây tôi mời ông tham khảo thêm những bộ Sử Việt Nam sau đây:

1/ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư

2/ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

3/ Việt Sử Tiêu Án

4/ Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu

5/ Việt Sử Toàn Thư

6/ Đại Việt Thông Sử

7/ Đại Việt Sử Lược

các bộ Sử trên nằm ở địa chỉ: http:// perso.wanadoo.fr/charite

8/ Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam tập 1, 2, 3 Do Chùa Khánh Anh Paris phát hành, điện thư đặt mua: khanhanh@wanadoo.fr, khanhanh@free.fr.

9/ Toàn Tập Trần Nhân Tông, nằm ở địa chỉ http://www.thuvienhoasen.org/u-nhantong-00.html/

Ngoài ra nếu ông có dịp đến Paris, mời ông đến thăm cũng như đọc sách Sử Việt Nam ở thư viện INALCO, đường Lille, métro Rue du Bac. Đây là thư viện của trường đại học ngôn ngữ Đông phương, có liên hệ với trường Viễn Đông Bác Cổ. Nơi đây có tàng trữ mọi tài liệu Sử cũ của VN từ thế kỷ trước.

Trân trọng kính chào ông trưởng ban biên tập bán nguyệt san Ý Dân,

Trúc Lâm Lê An Bình (Nhóm Nghiên Cứu Và Phổ Cập Tinh Thần Trúc Lâm Yên Tử) tháng 05/2004

-----------------------

05/03/2004

YDAN@aol.com:

Kính gởi ông Trúc Lâm Lê An Bình,

 Chúng tôi nhận được e-mail của ông gởi bán nguyệt san Ý Dân không bằng trực tiếp mà lại gởi qua các Diễn Đàn Công Luận và Mẹ Việt Nam, dù rằng ông đã biết rõ địa chỉ email của báo Ý Dân. Vì thế, chúng tôi cũng xin mượn các Diễn Đàn nầy để trả lời những điều thắc mắc mà ông đã nêu ra cho Ý Dân..

 Qua bài Quan Điểm của Ý Dân số 246 phát hành ngày 15-3-2003 được đưa lên các Diễn Dàn vào ngày 12-5-2003 dưới tựa đề: "KHÍ PHÁCH CỦA VỊ TƯỚNG TẠI MẶT TRẬN" với đoạn văn: Năm 1284, vua Trần Nhân Tôn phải lui binh về Vạn Kiếp và nảy sinh ý định đầu hàng giặc để tránh nhân dân phải đổ máụ Nguyên soái Trần Hưng Đạo trong vai trò thống lĩnh toàn quân đã dõng dạc thưa với nhà vua rằng: "Nếu Bệ Hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã". Câu nói bất hủ nầy của Đức Trần Hưng Đạo đã có sức mạnh vạn năng khiến vua Trần Nhân Tôn phải hủy bỏ ý định đầu hàng giặc và ra công chống ngoại xâm, đem lại thắng lợi cho dân Việt.

 Chúng tôi nhận thấy các thắc mắc của ông về đoạn văn trên có những điểm như sau:

1- Theo ông Vua Trần Nhân Tôn là một bậc Thánh quân, một đại anh hùng dân tộc, việc nhà vua có ý định đầu hàng giặc là một sự kiện hoàn toàn sai lạc với sự nghiên cứu của ông.

2- Xin Ý Dân dẫn chứng những tài liệu nào về dữ kiện nêu trên.

Chúng tôi xin lần lượt được trả lời các điểm trên như sau:

1- Theo chúng tôi, thì những ai học sử Việt ở bậc trung học tại Việt Nam đều đã biết qua sự câu nói bất hủ của Đức Trần Hưng Đạo:" Nếu Bệ Hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã." Chữ Bệ Hạ ở đây hàm ý nói đến vua Trần Nhân Tôn.Theo chúng tôi, việc Vua Trần Nhân Tôn trước thế mạnh của giặc Nguyên nhằm tránh cho dân chúng cảnh đổ máu và có ý định đầu hàng giặc không hề làm giãm gía trị hay hoen ố danh dự của nhà vuạ Bởi vì, theo chúng tôi, vua Trần Nhân Tôn là một vị minh quân nên mới thâu nạp được các tôi hiền và các tướng tài phụ giúp đặc biệt trong đó có danh tướng Trần Hưng Đạọ Ý định đầu hàng giặc của vua Trần Nhân Tôn chỉ là vì lòng thương dân, muốn tránh cho dân chúng khỏi phải lâm vào cảnh chiến tránh tàn khốc mà không biết hậu quả ra saọ Bởi vì dưới sự lãnh đạo anh minh của vua Trần Nhân Tôn cùng với tinh thần quyết chiến dũng mãnh của toàn quân, toàn dân mà dân tộc của chúng ta mới thâu đạt chiến thắng lẩy lừng trước đạo quân Mông Cổ danh tiếng hùng mạnh từ phương Bắc.

2- Về các dữ kiện nầy đã được nêu ra trên nhiều bộ sách sử Việt.

 Trong quyển I của bộ sách:"Việt Nam Sử Lược" của Trần Trọng Kim ở trang 139 đã ghi lại lời của vua Trần Nhân Tôn: "Thế giặc to như vậy, mà chống với nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân. Hưng Đạo Vương tâu rằng: Bệ Hạỳ nói câu ấy thì thật là nhân đức, nhưng mà Tôn Miếu Xã Tắc thì saỏ Nếu Bệ Hạ muốn hàng xin hãy chém đầu tôi đi đã tồi sau mới hàng."

 Trong quyển "Anh Hùng Nước Tôi "của tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam nơi trang 88 đã ghi như sau: " Nếu Bệ Hạ muốn hàng , xin hãy chém đầu tôi trước đã."

 Trong bộ Sử Việt Khảo Luận cuốn I của Hoàng Cơ Thụy nơi trang 325 đã ghi: "Vua Trần Nhân Tông đi thuyền nhỏ xuống Hải Đông (Hải Dương bầy giờ ) cho vời Hưng Đạo Vương đến hỏi: Thế giặc to như vậy, mà chống chọi với nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng để cứu muôn dân. Hưng Đạo tâu: Bệ Hạ nói câu ấy thật là nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã tắc thì saỏNếu Bệ Hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu tôi đi đã, rôi sau sẽ hàng."

 Tóm lại, nội dung bài viết 'Khí phách của vị tướng tại mặt trận" hoàn toàn đề cao tinh thần dũng cảm,yêu nước của vua tôi nhà Trần. Ngoài ra, bài viết nêu lên sự tuẩn tiểt oai hùng của 5 vị tướng oai hùng của QLVNCH vào ngày đen tối 30-4-1975.

 Tiện đây, chúng tôi xin gởi kèm theo đây bài viết "Khí Phách của Vị tướng tại mặt trận" để thêm sáng tỏ.

 Trân trọng kính chào ông Trúc Lâm Lê An Bình.

KHÍ PHÁCH CỦA VỊ TƯỚNG TẠI MẶT TRẬN

Ý DÂN

 Mỗi khi nói đến các vị tướng cầm quân tại mặt trận, ngoài tài thao lược, người ta còn nhắc đến khí phách là một đức tính để mọi người lượng định sự anh hùng của các vị tướng nầy.Trong lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam đã ghi lại nhiều tấm gương phí phách của các vị tướng mà điển hình là nguyên soái Trần Hưng Đạo và tướng quân Trần Bình Tro.ng.

 Năm 1284, khi giặc Mông Cổ đem đại quân sang tấn công nước ta lần thứ hai, khiến vua Trần Nhân Tôn phải lui binh về Vạn Kiếp và nảy sinh ý định đầu hàng giặc để tránh nhân dân phải đổ máụ Nguyên soái Trần Hưng Đạo, trong vai trò thống lĩnh toàn quân đã dõng dạc thưa với nhà vua rằng: "Nếu Bệ Hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã."Câu nói bất hủ nầy của Đức Trần Hưng Đạo đã có sức mạnh vạn năng khiến vua Trần Nhân Tôn phải hủy bỏ ý định đầu hàng giặc và ra công chống ngoại xâm, đem lại thắng lới cho dân Việt. Với ý chí sắt đá, khí phách can trường, không e ngại bình hùng tướng mạnh của giặc Mông Cổ, Đức Trần Hưng Đạo đã đem lại dũng cảm, ý chí quyết chiến cho binh sĩ dưới quyền.Trong bài Hịch gởi cho thuộc cấp,Đức Trần Hưng Đạo đã viết:"Nay các ngươi thấy chủ bị nhục mà không biết lo,trông thấy quốc sĩ mà không biết thẹn,thân làm tướng phải hầu giặc mà không biết tức,tai nghe nhạc hiến ngụy sứ mà không biết căm; hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, hoặc vui thú về vườn ruộng hoặc quyến luyến về vợ con, hoặc nghĩ về lợi riêng mà quên việc nước, hoặc ham về săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát.Nếu có giặc đến, thì cựa gà trống sao đâm cho thủng được áo giáp, mẹo cờ bạc sao dùng cho nổi việc quân mưu; dẩu rằng ruộng lắm vườn nhiều, thân ấy nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu, nước nầy trăm sự nghĩ sao; tiền của đâu mà mua cho được đầu giặc; chó săn thì sao địch nổi quân thù; chén rượu ngon không làm được cho giặc say chết, tiếng hát hay không làm được cho giặc điếc tai; khi bấy giờ không những thái ấp của ta không còn, mà bỗng lộc của các ngươi cũng hết; chẳng những là gia quyến của ta bị đuổi, mà vợ con của các ngươi cũng nguy; chẳng những là ta chịu nhục bây giờ mà trăm năm về sau, tiếng xấu hãy còn mãi mãi; mà gia thanh của các ngươi cũng chẳng khỏi mang tiếng nhục, đến lúc bấy giờ các người dẫu muốn vui vẻ, phỏng có được hay không?"

 Năm 1285, tướng quân Trần Bình Trọng vì yếu thế đã bị giặc Mông Cổ bắt làm tù binh. Khi Thái tử Mông Cổ là Thoát Hoan đề nghị với Trần Bình Trọng:- Có muốn làm Vương đất Bắc không?.Tướng Trần Bình Trọng đã quắc mắt thét lên:-Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm Vương đất Bắc.

 Noi gương khí phách của các vị anh hùng xưa kia, sự tuẫn tiết anh dũng, không chịu đầu hàng quân Cộng Sản Bắc Việt của 5 vị tướng oai hùng của QLVNCH là: Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn IV; Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II; Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn IV; Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh; Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh vào ngày cuối cùng 30-4-1975 của miền Nam Việt Nam đã làm cho quân Cộng Sản Bắc Việt nể sợ và làm cho toàn dân Việt phải ngưỡng mộ kính phục.

 5 vị tướng nói trên, ngoại trừ tướng Nguyễn Khoa Nam còn độc thân, bốn vị tướng còn lại đều có vợ con và có phương tiện để ra đi tị nạn tại hải ngoại, nhưng 5 vị tướng đã chọn lấy cho mình một cái chết oai hùng để chứng minh cho thế giới và quân CS Bắc Việt biết rằng quân dân miền Nam VN không chịu khuất phục trước bạo quyền và nhất là nói lên khí phách của tướng lãnh mặt trận của QLVNCH. Trong suốt cuộc đời binh nghiệp, 5 vị tướng đã từng tham dự những trận đánh kiêu hùng và đem lại những chiến thắng oanh liệt cho QLVNCH.Hầu hết 5 vị tướng đều được đặt cách thăng cấp tại mặt trâ.n.Các vị tướng Nguyễn Khoa Nam,Phạm Văn Phú,Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai và Lê Nguyên Vỹ đã tuẫn tiết 28 năm qua, thân xác của họ giờ đây không còn, nhưng khí hùng của 5 vị tướng vĩnh viễn bất tử. Họ bất tử vì 5 vị tướng đã chết cho một cuộc chiến cao cả, đầy chính nghĩa là bảo vệ Tự Do và Hạnh Phúc cho đồng bào Miền Nam VN.

Ý DÂN

Vua Trần-nhân-Tông @ Thư Viện Bồ Đề Trúc-Lâm Yên-Tử 

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site