lịch sử việt nam

Trang Chính

Phạm-Hoàng-Tùng

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Vua Trần Nhân Tông Và Trúc-Lâm Yên-Tử

 

Hoàng Đế Kim Phật

Chiến Thắng Sông Bạch Đằng

http://www.truclamyentu.info/tlls_lichsuvietnamnganxua/chienthangbachdanggiang1.htm

phật hoàng trần nhân tông, vua trần nhân tông, lichsuvietnam, lich su viet nam

Phật hoàng Trần Nhân Tông, người tổng chỉ huy trận Bạch Đằng Giang đánh bại xâm lăng Mông Cổ năm 1288 

1, 2, 3, 4, 5

Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc

Quân Nguyên rút về Tàu chia thành nhiều hướng khác nhau. Ngày 3 tháng 3 năm Mậu Tý (1288), Hữu Thừa Trình Bằng Phi, Thiên Tỉnh Đạt Mộc thống lĩnh kỵ binh đi rước các cánh quân di chuyển bằng đường thủy, có lẽ đi đón đoàn thuyền của Trương Văn Hổ hay chăng, một hy vọng chót trước khi rút về nước? Tuy nhiên khi qua chợ Đông-Hồ thì bị cản trở bởi dòng sông phải lui trở về đường cũ thì cầu cống đã bị quân nhà Trần bám theo sau phá hủy. Túng thế, trước mặt thì bị quân ta chận đường, sau lưng là chướng ngại thiên nhiên, đoàn quân thiện chiến của chúng đã bị dồn vào khoảng giữa. Tiếc rằng vì không đủ lực lượng để bao vây và tiêu diệt kẻ thù, nếu không cánh quân này khó lọt được vòng vây của ta. Chúng đã gian manh dọ hỏi những người dân của ta bị bắt làm tù binh về lối thoát thân, cho nên vào nửa đêm hôm đó đám quân này đã lẻn đột phá vòng vây chạy trốn theo con đường khác phối hợp với một cánh quân Nguyên đang rút lui để cùng nhau ra khỏi ải Nội-Bàng. Tuy bị bất ngờ bởi sự thay đổi lộ trình của chúng, quân đội nhà Trần đuổi theo đánh rất sát vào cánh quân đi sau của chúng. Tướng Nguyên là Vạn-Hộ Đáp-Thứ-Xích và Lưu-Thế-Anh phải dẫn quân lính quay trở lại phía sau đối phó với quân ta. Không may các vị tướng nhà Trần chỉ huy đoàn quân tập kích vào quân thù là Tướng quân Phạm-Trù và Nguyễn-Kỵ đã bị chúng bắt được và đem giết đi.

Ngày 7 tháng 3 năm 1288, cánh quân Mông-cổ rút bằng đường biển đi tới Trúc-Đông, tại đây quân nhà Trần đã chận đánh chúng, nhưng không thành công. Tướng Nguyên là Lư-Khuê chỉ huy cánh quân này đánh bật sự tấn công của quân ta và tịch thu được 20 chiến thuyền.

Ngày 8 tháng 3 năm 1288, Ô Mã Nhi chỉ huy quân lính không rút về bằng đường biển mà xử dụng con sông Bạch Đằng để di chuyển, chúng lạc quan nghĩ rằng, đường biển đã bị chu-sư (hải quân) nhà Trần vây chặt còn đường sông thì ta không phòng hờ nếu chúng rút lui như thế và một nguyên do khác đó là, với con sông Bạch Đằng này chúng ta thể rút lui được là vì nó nối liền với nội địa Tàu bằng thủy lộ.

Theo kế hoạch đã bàn trước, quân dân Đại Việt dưới sự đốc thúc của Hưng Ðạo Vương đã chuẩn bị một trận địa mai phục kỹ càng trên sông Bạch Ðằng, là nơi đoàn thuyền của giặc Nguyên sẽ băng qua trên đường rút chạy. Các loại gỗ lim, gỗ tàu đã được đốn ngã trên rừng kéo về bờ sông và được đẽo nhọn cắm xuống lòng sông (xem họa đồ hình thức bao vây quân giặc trên sông Bạch Ðằng) ở các cửa dẫn ra biển như sông Rút, sông Chanh, sông Kênh làm thành những bãi chông ngầm lớn, kín đáo dưới mặt nước. Ghềnh Cốc là một dải đá ngầm nằm bắt ngang qua sông Bạch Ðằng nhưng phía dưới sông Chanh, đầu sông Kênh, có thể sử dụng làm nơi mai phục quân lính phối hợp với bãi chông ngầm nhằm ngăn chận thuyền địch khi nước rút xuống thấp. Chu-sư (thủy quân) của ta kín đáo mai phục phía sau Ghềnh Cốc, Ðồng Cốc, Phong Cốc, sông Khoái, sông Thái, sông Gia Ðước, Ðiền Công; còn bộ binh bố trí ở Yên Hưng, dọc theo bờ bên trái sông Bạch Ðằng, Tràng Kênh ở bờ bên phải sông Bạch Ðằng, núi Ðá Vôi v.v…ngoại trừ sông Ðá Bạc là để trống cho quân Ô Mã Nhi kéo vào. Ðại quân của hai vua đóng quân ở Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) trong tư thế sẳn sàng lâm trận cho chiến trường quyết liệt sắp xảy ra.

Đại Cương Lịch Sử Việt Nam tập I ghi rất chi tiết sông về sông Bạch Đằng: «Sông Bạch Đằng hiểm yếu mà hùng vĩ chảy giữa hai huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long, cửa Lục khoảng 40 km, cách Vạn Kiếp nơi đóng quân của Thoát Hoan hơn 30 km, theo ngược dòng sông Kinh Thầy.

Nước Bạch Đằng theo thủy triều lên xuống, khi triều lên cao, mặt sông ở vùng Tràng Kênh trải rộng hơn 1200 mét. Dòng sông đã rộng lại sâu. Khi triều nước xuống rặc, nơi sâu nhất đến 16 mét, trung bình giữa dòng cũng sâu từ 8 đến 11 mét. Theo sông Đá Bạc chảy xuống đến đầu bắc dãy núi Tràng Kênh, sông Bạch Đằng phình to hẳn ra. Đó là nơi tập trung dòng nước của các sông Khoai, sông Xinh bên tả ngạn và sông Gia Đước, sông Thải, sông Giá bên hữu ngạn đổ về.

Sông Chanh, sông Kênh (cửa sông này ngày nay đã bị lấp) và sông Rút (còn gọi là sông Nam) là chi lưu bên tả ngạn Bạch Đằng chia nước chảy ra vịnh Hạ Long. Một khúc sông không dài quá 5 km mà có năm dòng nước đổ về và có ba nhánh sông phụ đưa nước ra biển. Đó là hình thức của thượng lưu Bạch Đằng.

Ở lòng sông Bạch Đằng từ bên hữu ngạn (thuộc xã Phục Lễ, Thủy Nguyên) có một dải còng đá ngầm chạy qua vào quãng giữa sông Chanh và sông Rút, nhân dân địa phương gọi đó là Ghềnh Cốc. Ghềnh Cốc có năm cồn đá chắn ngang ba phần tư sông Bạch Đằng. Khi triều xuống thấp nhất, nơi cạn là 0,40 mét, nơi sâu là 3,70 mét, thuyền nhẹ đi trên sông có thể thấy được cồn đá. Ghềnh Cốc là dải đá gốc của chân núi Tràng Kênh kéo dài ra. Khi chuẩn bị chiến trường, Ghềnh Cốc đã khiến Trần Quốc Tuấn chú ý. Ông đã lợi dụng địa hình thiên nhiên này sử dụng nó như là chiến lũy làm chỗ dựa cho thuyền ta lao nhanh ra ngay sông chặn địch.

Đặc điểm địa hình nổi bật của vùng thượng lưu Bạch Đằng là sông núi tiếp liệu nhau. Từng ngọn núi nhấp nhô ở vùng núi đá Tràng Kênh ở phía đông huyện Thủy Nguyên kéo nhau chạy sát tới bờ sông. Ở đây có nhiều thung lũng nhỏ nằm gọn giữa những ngọn núi đá vôi liền với lạch nước ra tận bờ sông mà dân địa phương gọi là áng núi như Áng Hồng, Áng Lác, Áng Chậu, Áng Táu …

Các sông Khoai, sông Xinh bên tả ngạn và sông Thái, sông Giá, sông Gia Đước bên hữu ngạn Bạch Đằng chạy theo các áng, len qua các dãy núi, là đường giao thông thuận lợi cho quân thủy. Những ngọn núi chắn tầm mắt địch. Áng núi và lạch sông là nơi có thể tập trung quân thủy bộ với khối lượng lớn, giấu quân kín đáo, xuất kích bí mật và dễ dàng, từng đội thuyền ra vào nhẹ nhàng, nhanh chóng. Có thể nói đây là trận địa mai phục lý tưởng của quân ta. Thủy quân địch rút lui theo đường Bạch Đằng buộc phải qua đây. Dù có đề phòng cẩn thận, chuẩn bị sẳng sàng, binh thuyền của chúng cũng tự nhiên phải dàn hàng qua khúc sông hiểm yếu này. Đối với ta, thủy binh và bộ binh mai phục từ các nhánh sông đổ ra phối hợp chiến đấu dễ dàng, thuận lợi.

Để bảo đảm cho thế trận bao vây địch thật hoàn chỉnh, ngoài việc dựa vào địa thế thiên nhiên hiểm yếu và lợi dụng Ghềnh Cốc như một chướng ngại thiên nhiên, Trần Quốc Tuấn còn xây dựng ở các cửa sông những trận địa cọc vững vàng, quy mô lớn. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép: trước đây Vương đã đóng cọc ở sông Bạch Đằng phủ cỏ lên trên.

Lòng sông Bạch Đằng rất rộng và sâu, khó có thể dựng được những hàng cọc chắn ngang sông. Ở Ghềnh Cốc cạn hơn nhiều nhưng là đá gốc kéo dài từ Tràng Kênh nên cũng không thế nào cắm cọc được. Mặt khác nước triều lên xuống mạnh, độ chênh lệch khá lớn. Lưu tốc nước là 0,26 mét. Những số liệu trên đây cũng cho ta thấy một ý niệm về sông nước Bạch Đằng đời Trần.

Ba cửa sông Chanh, sông Kênh, sông Rút cạnh nhau dẫn thuyền từ Bạch Đằng xuôi biển. Những tài liệu gần đây đã xác định trận địa cọc của Trần Quốc Tuấn được cắm ngang qua các cửa sông này. Đó là những bãi cửa sông Chanh cửa sông Kênh.

Bãi cọc chính nằm ở cửa sông Chanh sát liền với sông Bạch Đằng ngày nay ta quen gọi là bãi cọc Yên Giang. Hàng cọc đóng ngang qua sông, theo hướng nam bắc. Hầu hết các cọc đều bằng kim hoặc gỗ cứng to và vững chắc có đường kính từ 20 cm đến 30 cm và dài từ 1,50 cm trở lên, phổ biến là 2 mét, những cọc trung bình từ 0,9 mét đến 1,2 mét. Phần cọc phía dưới được đẽo vát nhọn với độ dài 0,80 mét đến 1 mét. Đa số được cắm thẳng đứng, đóng sâu xuống đất đáy từ 1 mét đến 1,50 mét, giữa các hàng cọc có nhiều khúc gỗ nằm ngang, có lẽ là khúc gỗ cài để chận thuyền giặc».

Ngày 8 tháng 3 năm 1288, một đội thuyền của địch đi trước dò đường tiến theo sông Giá. Đến Trúc Động (Thụy Nguyên, Hải Phòng), đội thuyền này bị quân ta chận đánh phải rút lui. Nhiệm vụ của trận này là bịt đường sông Giá để bảo đảm bí mật cho trận địa mai phục và buộc toàn bộ đoàn thuyền của quân Mông-cổ phải hành quân theo sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng, nghĩa là phải dẫn quân vào trận địa do ta chọn sẵn. Gần đây phát giác được bãi cọc ở gần cửa sông Chanh và một số cọc bên tả ngạn sông Bạch Đằng phía dưới sông Chanh. Một số nhà nghiên cứu cho đó là di tích của bãi cọc trong trận Bạch Đằng năm 1288. Niên đại của bãi cọc đó đang được nghiên cứu để xác minh thêm.

Theo Toàn Thư «Sông Bạch Đằng từ sông Lục Đầu, tỉnh Bắc Ninh chia dòng chảy vào Hải Dương. Một nghành theo sông Mỹ, một nghành theo sông Cốc…». Địa Lý Chí của Nguyễn Trãi chép: «Sông Bạch Đằng biệt hiệu là sông Vân Cừ, rộng hơn hai dậm. Muôn sông đứng sắp, các nước giao dòng, sóng nổi lên trời! Cây tre rợp bãi! Thật là nơi hiểm yếu của đường biển» (bản dịch của Nhượng Tống).

Theo nghiên cứu địa lý thì sông Chanh, sông Kênh, sông Rút xưa kia là lạch thoát của nước sông Bạch Đằng. Hiện nay vùng này phù sa đang bồi thêm. Vì thế nên sông Kênh chảy qua vùng Đồng Cốc (thuộc Yên Hưng) đang bị lấp cạn, cửa sông hiện nay chỉ còn vết trũng sâu mà dân địa phương gọi là lũng Mắt Rồng sát bờ đê sông Bạch Đằng (Đại Cương Lịch Sử Việt Nam tập I trang 239).

Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra khiêu chiến, sau đó giả thua chạy vào sâu bên trong. Hắn trúng kế khích tướng nên thúc quân vận tải lương thực ra nghinh chiến, các tướng Phàn-Tham-Chính, Hoạch Phong cùng ra tiếp ứng. Khi thuyền giặc đã vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, nghĩa là thuyền của chúng đang đi trên những cọc gỗ mà quân ta cắm sẳn dưới lòng sông. Tướng quân Nguyễn Khoái (người tỉnh Đông, lập được công lớn trong những trận phá quân Nguyên sau này được phong tưóc Hầu và được ăn lộc một làng Khoái Lộ, ở phủ Khoái Châu bây giờ) dẫn các quân lính Thánh Dực ra khiêu chiến và nhử giặc Mông-cổ tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc, trong thời gian đó quân ta đợi cho thủy triều xuống mới trở đầu thuyền lại và tấn công thẳng vào đội hình của quân giặc.

1, 2, 3, 4, 5

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed
free counters

un compteur pour votre site