lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

quân lực việt nam cộng hòa, bộ quốc phòng

Là Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa,

Điều 1: Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sự sống còn của Tổ Quốc, của gia đình và của chính bản thân tôi.

Điều 2: Tôi tuyệt đối chấp hành các mệnh lệnh của cấp chỉ huy, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu tuyên truyền chia rẽ của giặc cộng.

Điều 3: Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào.

Điều 4: Tôi luôn tâm niệm hành động làm mất lòng dân là xua dân về phía giặc cộng, là tự sát.

Điều 5: Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch (VC), không ngược đãi đánh đập họ, không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù.

Điều 6: Thực hiện các điều trên là tôi tích cực xây dựng tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho toàn dân, tôi sẽ được đền bù bằng sự cảm mến và biết ơn của Đồng Bào.

---------------

sư đoàn nhảy dù quân lực việt nam cộng hòa

Đồi 1062_Thường-Đức

Mũ Đỏ Trương-Dưỡng, Đội Đèn (Trung Sĩ Nhất Nguyễn-Văn-Đèn) và Phạm Huấn đồng tác giả.

Vào mùa thu năm 1974, áp lực địch tại vùng I Chiến Thuật gia tăng khủng khiếp; Bộ Tự Lệnh Quân Đoàn đã họp các Tư Lệnh quân, binh chủng bàn kế hoạch phòng thủ cuối cùng trên toàn Quân Khu I. Đặc biệt những điểm «Nóng» như Huế, Chu Lai, và Đà Nẳng, bản doanh của Quân Đoàn I.

Tại mặt trận Thường Đức, Sư Đoàn Dù đã chiến thắng vẻ vang trên ngọn đồi 1062. Nữ tướng Nguyễn Thị Định hiên ngang tuyên bố sẽ vào Đà Nẳng như chỗ không người. Lời tuyên bố ngạo mạn đó đã bị các chiến sĩ dũng cảm Nhảy Dù xóa sổ và niêm phong.

Viên tư lệnh lực lượng CSBV tại Thường Đức phải mất chức do bị thiệt hại nặng nề.

Trong suốt năm tháng miệt mài quần thảo với dân chơi Hồ Gươm BV, các chiến sĩ Nhảy Dù chưa từng thấy chiến trường nào mà quân Cộng sản lại làm hầm hố vô cùng kiên cố như mặt trận Thường Đức. Những hầm chữ A để chống bom được đào sâu như những giếng nước, hoặc làm dưới những khe suối được che chở bằng vách đá và cây rừng cổ thụ. Đường dây điện thoại chằng chịt như mạng lưới điện thoại ở thành phố Sài Gòn. Mọi sự liên lạc vô tuyến hạn chế để tránh bị ta phát giác. Tuy nhiên phòng Truyền Tin của Sư Đoàn Nhảy Dù cũng đã bắt được những mật điện quan trọng của chúng, và đã hóa giải một cách dễ dàng.

Nhờ vậy ta đã biết được kế hoạch điều quân của các lực lượng CSBV tham chiến tại Thường Đức.

Các chiến sĩ Nhảy Dù đã quần thảo với địch trên những đỉnh núi cao liên tục không giây phút ngừng nghỉ. Miền rừng núi trùng điệp, hiểm trở, và cao chất ngất không làm sờn lòng chiến đấu của những chiến sĩ trẻ Nhảy Dù. Tuổi đời đầy nhựa sống yêu đường, nhưng họ nào sá chi tấm thân nam nhi, từ bỏ những vui chơi nhộn nhịp, để một lòng bảo vệ non sông, cho đồng bào miền Nam được thở không khí Tự Do và Thanh Bình.

Từ chân núi nhìn lên đỉnh cao vời vợi, người chiến sĩ Dù nghĩ đến sự tiếp vận khó khăn của địch và ta, một bịch gạo, một băng đạn, được chuyển vận thật là cả một vấn đề, thật gay go, gian nan, và khổ cực (phải dùng dây kéo lên). Nhất là nước đâu để có thể nấu ăn trên những rặng núi cao ngất từng mây.

Những khó khăn về địa hình địa vật cho trận chiến, tuy nhiên, đã có bài toán giải đáp do thiên nhiên tạo ra. Thật thơ mộng, thật trữ tình, những thác nước cuồn cuộc ngày đêm như dâng hiến cho người chiến sĩ Dù trầùm mình thoải mái sau những phen đụng độ nẩy lửa với quân thù. Họ đã ngồi lại từng giờ để thả hồn theo bọt nước bắn tung lên không gian, như  những hạt kim cương đang vờn giỡn với lính chiến hoa Dù. Thiên nhiên đã giàu sang hóa đời người chiến sĩ. Họ có cả một vũ trụ bên mình!

Năm 1973, sau khi Hiệp Định  Đình Chiến được ký kết tại Paris; Chiến cuộc Việt Nam tạm ngưng. Hai Sư đoàn Tổng trừ bị (Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến) vẫn còn lưu giữ tại Quân Khu I.

Lấy QL1 làm ranh giới ; SĐND trấn giữ phía Tây, dọc theo hành lang dãy Trường Sơn, và trách nhiệm luôn phần bảo vệ an ninh QL1, từ cây số 17 ra tới bờ sông Thạch Hãn (Quảng Trị). Sư đoàn TQLC trấn giữ phía Đông, từ QL1 ra đến bờ biển, đến tận Cổ Thành Quảng Trị ở phía Bắc.

Các đơn vị thuộc SĐND chiếm những cao địa, tiến sâu vào dãy Trường Sơn gần các căn cứ Ann (Động Ông Do), Barbara (đã giành lại được trong cuộc tổng phản công tái chiếm Quảng Trị). Đây là 2 căn cứ chiến thuật chế ngự toàn vùng hành quân.

Từ Nam cây số 17 (căn cứ Hiệp Khánh, BTL/SĐND) là trách nhiệm của các đơn vị cơ hữu thuộc QĐI: Sư đoàn 1 Bộ Binh trấn đóng ở phía Bắc đèo Hải Vân; phía Nam là trách nhiệm của Sư Đoàn 3 Bộ Binh và SĐ2BB. Cả hai khu vực Bắc và Nam Hải Vân đều có các đơn vị Biệt Động Quân, Địa Phương Quân, và Nghĩa Quân.

Đối diện với SĐND là Sư đoàn 325 Trị Thiên. Gọi là Sư đoàn Trị Thiên thực sự ra bộ đội của sư đoàn này rất trẻ và nói toàn giọng Bắc. Tình hình tổng quát tại quân khu I lúc này tương đối yên tĩnh.Vào những tháng cuối năm 1974, sau khi trao đổi tù binh với Mỹ xong, Việt cộng bắt đầu vi phạm mạnh Hiệp Định Ba Lê 27/1/1973, thực hiện ý đồ xâm lăng thôn tính miền Nam bằng võ lực.

Qua các cuộc trắc nghiệm xem phản ứng của Hoa Kỳ bằng cách vi phạm Hiệp Ước, Vc đánh chiếm thị trấn Phước Long (cuối năm 1974), và một số thị trấn khác thuộc QKIII…Thấy Hoa Kỳ không có phản ứng gì, Vc bắt đầu tung các đơn vị chủ lực vào cuộc xâm lược Miền Nam Việt Nam (VNCH). Bộ Binh, Pháo Binh, Cơ Giới…địch ngang nhiên di chuyển hàng hàng lớp lớp giữa ban ngày, không cần ngụy trang ẩn nấp như xưa.

Cộng sản Bắc Việt mở mặt trận lớn đầu tiên tại vùng I Chiến Thuật, với ý đồ cầm chân các đơn vị thiện chiến Tổng trừ bị của ta.

Hai sư đoàn chủ lực 304 và 324, cùng các Trung đoàn Pháo, chiến xa của địch bất thần đánh chiếm quân Thường Đức thuộc tỉnh Quảng Nam.

Là một điểm chiến lược vì địa thế núi rừng hiểm trở dễ thủ khó công. Thường Đức ở phía Tây Nam Đà Nẳng khoảng 50 cây số, và phía Tây giáp với Lào, nơi có đường mòn Hồ Chí Minh, phát xuất từ Nghệ Tỉnh, dọc theo biên giới Hạ Lào, chia nhánh rẽ qua Lao Bảo, khe Sanh, thung lũng Ba Lòng, Ashau, Thường Đức, Kontum…Chạy dài theo QL 14 xuống Nam tới Bình Long, Tây Ninh. Cộng quân ngày đêm chuyển vận quân dụng tiếp tế cho mặt trận Thường Đức nầy.

Trong vòng 2 năm, sau Hiệp Định Ba Lê, địch đã không ngừng tu bổ đường mòn và biến thành «Xa lộ không đèn», bề rộng mặt đường hơn 10 thước, xe chạy hai chiều. Ngoài ra cộng quân còn lập hệ thống dẫn dầu từ Bắc vào đến tận Lộc Ninh. Địch cũng đã tăng cường chuyển vận bộ đội chính quy, vũ khí, và chiến cụ vào miền Nam gấp nhiều lần so với lúc trước. Tình hình QK I đổi khác ngay vào cuối năm 1974; áp lực địch gia tăng mạnh mẽ ở phía Nam đèo Hải Vân.

Áp lực địch nặng nề đến nỗi dân quận Đại Lộc đã phải bồng bế, gồng gánh chạy ra thị xã Đà Nẵng. Đức Tổng Giám Mục Phạm Ngọc Chi đã có lầøn tâm sự với chiến sĩ Nhảy Dù như sau: «Tình hình tại đây làm Cha lo quá, mất quận, mất xã, mất đồn lũy hầu như xảy ra hằng ngày và còn bị pháo ngay cả vào Đà Nẵng nữa. Giống như ki xưa cha ở Bùi Chu (Bắc Việt), chuẩn bị dìu dắt con dân di cư vào Nam. Chỉ khác một điều, khi xưa đất nước mình còn có miền Nam để vào, bây giờ chạy đâu?

Chúng tôi xin được phép quay lại Bắc Hải Vân với Sư Đoàn Nhảy Dù. Vào thời gian 73-74, khi biết là không còn trừ bị để phản ứng khi cần, Tướng Lê Quang Lưỡng tâm sự: «Lực lượng của mình bị cầm chân trên kia. Bây giờ nếu địch tấn công, cọc thủng phòng tuyến, tràn theo hành lang sông An Lỗ vào đồng bằng Trị Thiên, anh em mình chắc chỉ còn đường ra biển».

Mối lo không có lực lượng trừ bị là một dằn vặt thường trực với ông Tu Lệnh trẻ tuổi này của Sư Đoàn Nhảy Dù. Quả Vậy, đấy là chỉ nói việc địch tấn công vào khu vực trách nhiệm của Sư Đoàn Nhảy Dù mà thôi. Giả thử địch không tấn công vào khu Nhảy Dù, mà thọc sâu, cắt đứt khu Hải Vân, làm Nam, Bắc Hải Vân không còn liên lạc được với nhau nữa, sẽ ra đây?

Cuộc tấn công sắp tới của địch sẽ giống như mùa Hè 72, tức tấn công theo trục Bắc-Nam hay sao mà Quân Đoàn I dồn nỗ lực đào hầm, đặt chướng ngại vật chống chiến xa ở bờ Nam sông Mỹ Chánh? Chuẩn bị cho cuộc tấn công cơ giới từ Bắc xuống Nam rất chu đáo.

Ông Lưỡng và chúng tôi không đồng ý như vậy, cuộc tấn công lần này của địch không mắc mỗ, hao tổn sức lực như hồi 72, mà chúng chỉ cần thọc lẹ và đủ mạnh từ Tây sang Đông, cắt Quân Khu I làm hai ở Bắc hoặc Nam Hải Vân thì đã là một «Coup de Grâce» rất đẹp và gọn rồi. Như vậy là lực lượng trừ bị lại càng là một nhu cầu cấp bách, cũng được xử dụng đủ lẹ và đủ mạnh để bẻ gãy ngay từ đầu đòn thọc Tây-Đông của địch.

***

Một hôm gặp tôi, Tướng Lưỡng nói: «Đội Đèn ơi! Để tôi vẽ quân cho anh xem !». Thế rồi cả Sư đoàn Dù, quân số hậu cứ giảm, quân số văn phòng giảm, các đơn vị hành chánh, yểm trợ giảm, các trung tâm huấn luyện cũng giảm bớt để dồn ra hành quân ngay tại khu vực hành quân các Tiểu đoàn cũng giảm bớt quân số của từng Đại Đội, kể cả tác chiến và chỉ huy.

Quân số này được tập trung và chia thành Đại Đội (thành phần quân số bao gồm cả cán bộ sĩ quan, hạ sĩ quan v.v…)

Bộ chỉ huy/Lữ đoàn 2 của Đại tá Nguyễn Thu Lương được ủy nhiệm huấn luyện những Đại Đội này. Việc huấn luyện bao gồm từ kỹ thuật tác chiến vô quy ước đến quy ước chiến. Kỹ thuật đặc công của Việt cộng cũng được áp dụng huấn luyện.

Cứ như vậy dần dần những Đại Đội này trở thành các Đại Đội Đa Năng.

Bây giờ vấn đề của các đơn vị Đa Năng này là được các ông trong Tòa Đại Sứ Mỹ quan tâm, thắc mắc nhiều! Các phái đoàn Tùy Viên Quân Lực của các Tòa Đại Sứ Mỹ, Anh, Úc, Gia Nã Đại v.v… tới thăm Sư Đoàn Nhảy Dù ở vùng hành quân hỏi về đơn vị Đa Năng (Poly Units)?

-          Ngân sách nào cung ứng để thành lập?
-          Lập các đơn vị này để làm gì?
-          Có bao nhiêu đơn vị Đa Năng trong Sư Đoàn?
-          Ở cấp nào ? Đại Đội? Tiểu Đoàn?
-          Tại sao gọi là Đa Năng? v.v… và v.v… «Ngu»

Tới lúc này Tướng Lưỡng lại nói: «Anh cứ cho họ biết, chính phủ và quân đội chúng ta không mất một đồng xu nào để có được những đơn vị này. Tất cả đều nằm trong Phương Trình x=a+b+c và nay có thêm 12 Đại Đội Đa Năng trong Sư Đoàn Nhảy Dù. Nếu gọi những đơn vị này «d» thì chỉ chứng minh a+b+c cũng vẫn =x mà thôi.

Thế là vào cuối 73, Tướng Tư Lệnh, Lê Quang Lưỡng đã có trong tay 12 Đại Đội làm trừ bị. Lúc cần, lập thành Tiểu Đoàn Trừ Bị Chiến Thuật sẽ có ba Tiểu Đoàn hay một Lữ Đoàn.

Với các đơn vị này, vùng đóng quân của các Bộ Chỉ Huy và cả bản doanh Sư Đoàn đã có thêm an ninh, dẹp yên những quấy phá của địch tại hậu phương. Nói một cách tổng quát, tình hình Hải Vân yên tĩnh ở thời điểm giữa 74, trong Nam hải Vân thật sôi động, nguy ngập.

***

Thượng tuần tháng 7/74, Sư Đoàn Nhảy Dù được lệnh khẩn cấp từ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I: «Đưa ngay lực lượng Nhảy Dù vào Đà Nẵng, nhưng phải để một Lữ Đoàn tăng cường (Lữ đoàn+) tại Bắc Hải Vân cho lòng dân khỏi xáo động, nao núng.

Thi hành lệnh, Tướng Lưỡng đưa Sư Đoàn Nhảy Dù (-) vào Đà Nẵng mà lòng vẫn ấm ức vì chỉ được đánh giặc với một tay bị trói chặt.

Trước khi vào Đà Nẵng, ông Lưỡng nói với tôi: «Mình sẽ vào Đại Lộc. Chiếm xong Thường Đức, địch sẽ đánh thẳng ra Đà Nẵng đây.

Chỉ vào bản đồ, Tướng Lưỡng tiếp: «Sau khi các bộ phận của mình đã ở tuyến xuất phát, tôi sẽ cho nỗ lực chính tiến theo đường đỉnh dãy núi Đại Lộc trực chỉ Thượng Đức, kiểm soát sườn phải của trục tiến quân. Trong khi đó song song với nỗ lực chính, nỗ lực phụ là một thành phần của Lữ Đoàn 3, kiểm soát thung lũng Đại Lộc, bảo vệ sườn trái cho nỗ lực chính v.v… và v.v…Cũng xin nhắc lại là lực lượng địch đánh và đoạt Thường Đức là các bộ phận của Sư Đoàn 324.

Thế rồi, Sư Đoàn Nhảy Dù vào Đà Nẵng, để lại Lữ Đoàn 2 với một Tiểu Đoàn Đa Năng ở Bắc Hải Vân. Tới Đà Nẵng, sắp xếp công chuyện xong, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù được lệnh vào Đại Lộc.

Trên phương diện tình báo, khi các cánh quân Dù tới tuyến xuất phát, kiểm qua Đài Vô Tuyến Điện Báo của Sư Đoàn Dù, bắt đúng tần số liên lạc địch. Địch báo cáo với nhau: «Ngụy Dù đang ở Đông Đại Lộc, Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù tại Xã…Làng…đang làm…, Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù đang di chuyển từ A sang B…tìm chỗ ngừng quân, Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù đang ở Xã…v.v…Báo cáo của đối phương rất chính xác về trận liệt Sư Đoàn Dù.

Đại Úy Phước, ngoài các đức tính siêng năng, cần mẫn, anh lại có một đam mê là thích dò tần số liên lạc địch, khi những báo cáo của chúng tự nhiên im lặng, anh lại rà máy tìm ra một tần số khác và tiếp tục được nghe báo cáo của chúng về Dù.

Biết được như vậy, Tướng Lưỡng sửa đổi kế hoạch đôi chút, ông ra lệnh cho Lữ Đoàn 1 tạm để các Tiểu đoàn chính ở những chỗ mà địch đã liên lạc với nhau, tung Đa Năng 31-19-27 tấn chiếm các cao điểm…, di chuyển về trái, tiến sâu về phải v.v…và v.v…Cứ liên tục hoán chuyển như vậy cho tới khi sát Thượng Đức.

Những báo cáo của địch về Ngụy Dù sau này cho thấy có sự bỡ ngỡ, hoang mang. Các Đa Năng là gì?  Của Dù hay của nơi khác đưa tới?

Hết lệnh cho Đa Năng 21-19-27 lại đến lệnh cho Đa Năng 1,2,3 tung quân lục soát nhiều hướng!

Chúng hỏi nhau, sao các chỗ khác không có Đa Năng mà chỉ có ở ngụy Dù?

Độ hiểu biết về trận liệt Dù không còn chính xác như trước nữa.

Khi các bộ phận chủ lực của Lữ Đoàn 1 tới sát trận tuyến Thượng Đức-Đại Lộc, chiếm lĩnh 1062 và các dãy cao địa kế cận dọc phòng tuyến, có những đụng độ nhỏ đến trung bình với Sư đoàn 324, song Sư đoàn Nhảy Dù đã hoàn toàn kiểm soát trận tuyến. Địch ngưng. Không Đông tiến nữa.

Sư đoàn 324 đóng các chốt trên chiến tuyến, chúng cố chiếm 1062 (cao điểm chế ngự toàn vùng) song không thành công.

Các Đại Đội Đa Năng sau đó, lại trở về vị trí trừ bị chiến thuật cho Lữ Đoàn 1.

***

Ngay trước khi Dù tới đây, quận Đại Lộc bị pháo mạnh. Đồng bằng Quảng Đà và phi trường Đà Nẵng cũng bị pháo. Dân Đại Lộc đang bồng bế, dắt díu nhau chạy ra thị xã Đà Nẵng. Nhưng khi vừa thấy từ xa những bộ phận của Dù đang hướng vào Đại Lộc.

Đồng bào nhìn thấy rõ là Dù, bèn tươi cười, hớn hở, la to lên với nhau: Nhảy Dù tới bà con ơi! Nhảy Dù tới! Không chạy nữa.

Không chạy nữa.

...Quay lại, Quay lại! Làm ăn như cũ, không phải sợ gì nữa!

Cứ thế và cứ thế, đồng bào lũ lượt trở lại, cảnh buôn bán tấp nập như xưa. Lòng tin tưởng của đồng bào với đoàn quân Mũ Đỏ đến như vậy thì không còn lời nào nói thêm được nữa.

Và…chỉ sau hai tiếng đồng hồ vượt tuyến xuất phát, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù báo cáo: « Nỗ lực chính chạm nhẹ».

Kết quả:- Địch 6 chết ; - Tịch thu 6 súng cá nhân, 1 địa bàn, 1 viễn vọng kính, 1 điện đài. Dĩ nhiên đây là thành phần Tiền Sát Pháo thuộc 324. Cũng kể từ giờ này, ngày này : Đồng bào Quảng Đà, phi trường Đà Nẵng và các bản doanh lớn không bị pháo. Đại Lộc không bị pháo và Quảng Đà Nam Ngãi yên tĩnh toàn diện cho tới khi Sư Đoàn Nhảy Dù được rút vào Sài Gòn vào thượng tuần tháng 3/1975.

***

Trên phòng tuyến Dù và 324, hai bên vẫn ghì nhau, các chốt đối diện nhau canh phòng cẩn mật, cứ anh nào lên là bắn. Liên lạc vô tuyến gần như im lặng. Cho tới khoảng cuối tháng 8/74, bỗng dưng dàn vô tuyến điện báo có tiếng nói: «Sông Hồng lên thay các anh. Chuẩn bị bàn giao».

À đây rồi! Một địch thủ có hạng của Bắc Việt ra mặt. Chúng tôi lên gặp Tướng Lưỡng, cho ông biết Sư đoàn Điện Biên 304 sẽ lên thay 324 và đi vào chi tiết như sau: «Sư đoàn 304, cộng sản vinh danh là Sư đoàn Điện Biên, còn được gọi là Sư đoàn Thép. Sư đoàn này có ba Trung đoàn lấy tên Sông: Sông Hồng-Sông Lô-Sông Thao. Trung đoàn Sông Hồng xuất sắc nhất.

Song điện báo là: «Sông Hồng lên thay các anh», như vậy 304 chỉ cho một Trung đoàn tham chiến mà thôi. Tướng Lưỡng gật đầu nói: «Nó cho một Trung đoàn lên, tức không phải thay thế toàn bộ 304, chúng lựa một điểm để Trung đoèn này dứt mà thôi. Nếu chạm súng trên toàn chiến tuyến, đó là Diện – Còn Điểm, chắc chắn phải là 1062.

***

Ra bộ Tư Lệnh/Quân Đoàn I, chúng tôi được Trưởng phòng 2/Quân Đoàn báo động: có tin 304 Bắc Việt sẽ đối diện các anh đó.

- Vâng, nếu có thể, quý Anh cho bọn nó biết giùm, Nhảy Dù thách Thép 304 thượng đài đó.

Trở về bản doanh Sư đoàn Dù tại Non Nước đã thấy cụ Lưỡng lệnh Lữ đoàn 1, nhấn mạnh những điểm trọng yếu và ý niệm điều quân 1062. Hôm sau, dàn điện báo lại lên tiếng: «Sông Hồng đã sẵn sàng».

Thế là ngay tối hôm đó, chạm súng đều trên khắp trận tuyến. Riêng 1062 và các cao điểm kế cận của Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù, Tiểu đoàn trưởng là Đào Thiện Tuyển, tương đối không đến nỗi nổ rền như các nơi khác. Một chỉ dấu cho việc thọc mạnh vào 1062, khoảng 1 giờ sáng, Lữ đoàn 1 báo cáo: Tiểu đoàn 8 bị tấn kích thật nặng. Sau cường độ khốc liệt của pháo, sông Hồng xung phong ồ ạt. Tiểu đoàn 8 được ưu tiên hỏa lực yểm trợ, toàn thể Tiểu đoàn giữ vững phòng tuyến. Tới khoảng 4 giờ chiều, sông Hồng tung thêm Tiểu đoàn chót vào trận, ba tiểu đoàn sông Hồng đánh một Tiểu đoàn Dù.

Chi tiết về trận đánh như sau: Trận đánh đẫm máu giữa ta và địch kể từ khi có Hiệp Định ngưng bắn 27/1/1973, khi Lữ đoàn 1 Nhảy Dù và đơn vị tăng cường xuất trận vào thay thế Trung đoàn 2 của Sư đoàn 3 Bộ Binh.

Ngay khi đoàn xe chở quân vừa tới làng Hà Nha 1 ở dưới chân núi cách Thường Đức 10 cây số về hướng Đông, Cộng quân đã pháo kích “chào mừng” bằng nhiều loạt đạn khác nhau. Một số dân chúng chạy theo lính Địa Phương Quân, thấy Nhảy Dù đến liền ngừng lại. Một niềm tin mãnh liệt chợt bừng lên đối với những người dân khốn khổ sống trong vùng rừng núi hoang vu này. Đi đâu thì cũng «Đất cày lên sỏi đá!». Họ chỉ có hy vọng nhỏ nhoi là trở lại sinh sống trong những căn nhà tranh với những luống ngô khoai bên triền núi cao, mà họ đã đổ mồ hôi canh tác trong nhiều tháng qua!

Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh, Khoá 15 Đà Lạt, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 1 Nhảy Dù, một sĩ quan trẻ tuổi tài ba; ông từng lập nhiều chiến tích trong SĐND, trận Đại Bàng 800, trận Mậu Thân, trận Hạ Lào, hành quân tái chiếm Quảng Trị…Nhất là trận Bình Long An Lộc, ông đã chỉ huy Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù đổ bộ trực thăng vào Đồi Gió, sau đó đã mở đường máu từ Tân Khai, Xa Trạch, lên Xa Cam bắt tay với Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù trong thị xã An Lộc.

Trong giai đoạn 1, Trung tá Đỉnh ra lệnh cho Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù dọc theo tỉnh lộ 4 chiếm làng Hà Nha và bảo vệ cánh trái. Đại đội 83 của Đại úy Hiệu được lệnh đánh chiếm 2 làng Hà Nha 1, Hà Nha 2 để giải tỏa đồn ĐPQ, cứ điểm cuối cùng của lực lượng phòng thủ trong quận Đại Lộc này. Khi vừa gần tới bờ làng thì gặp sự kháng cự mạnh mẽ của địch. Đại úy Hiệu thấy đơn vị mới xuống xe, binh sĩ chưa ăn uống. Bên kia sông địch lại đặt đại bác không giật bắn vào chiến sĩ Dù (một chiếc xe vừa chạy gần tới Đại Đội 83 thì bị bắn cháy).

Đại úy Hiệu đề nghị rút lui cho Pháo Binh dập, nhưng Thiếu tá Vân sợ dân làng bị liên lụy, nên thúc Đại úy Hiệu cứ tấn công vào.

Chấp hành lệnh, Hiệu dàn cả Trung đội xung phong thần tốc, địch hốt hoảng bỏ chạy. Ta chiếm được làng Hà Nha với một giá rất đắt: Hai Trung đội trưởng tài giỏi nhất của Hiệu là Thiếu úy Tiến và Thiêùu úy Thành bị hy sinh. Đại úy Hiệu hoàn thành nhiệm vụ nhưng lòng rất xót xa!

TĐ1ND chiếm đỉnh cao Đông Lâm trên dãy Sơn Gà để bảo vệ sườn phải; TĐ9ND đi trục chính đánh chiếm rừng tràm, hướng về mục tiêu: đồi 1062.

Giai đoạn II, Tiểu đoàn 8 làm nỗ lực chính, chia quân hai cánh, cánh phải do Thiếu tá Trần Toán làm chỉ huy tiến về hướng điểm C thay thế TĐ1ND trên đỉnh Sơn Gà, mục tiêu là đồi 1062.

Thiếu tá Vân, Xử Lý Thường Vụ Tiểu đoàn trưởng TĐ8ND, cho lệnh Đại đội 81 của Đại úy Võ Thế Hùng đi đầu; bọc hậu có Đại đội 82 của Trung úy Trần Văn Nam. Tiểu đoàn trừ do Thiếu tá Trần Toán, K18ĐL, chỉ huy, anh cho Đại đội 83 của Đại úy Phạm Văn Hiệu, K23ĐL, đi chính diện, và Đại úy Đồng Văn Minh dẫn Đại đội 84 đi sườn phải, tiến lên hướng 1062.

Thành phần nỗ lực chính của Lữ đoàn 1 Nhảy Dù bắt đầu xung trận, khi các đơn vị vừa vượt tuyến xuất phát khoảng 1 cây số, thì chạm địch mạnh với quân số áp đảo, họ phải giành giựt từ ngôi nhà, từng gốc cây trên con đường độc đạo dẫn vào quận Thường Đức.

Đoạn đường dài hơn 5 cây số, bên trái là sông Vu Gia, bên phải là những triền núi thuộc dãy Sơn Già.  Chiến xa và pháo binh địch bố trí bên kia sông có lẽ để giữ bộ chỉ huy hành quân. Chủ lực quân của địch tập trung trên các đỉnh cao phía sa quận Thường Đức; Cộng quân đang chiếm giữ các đỉnh 1062, điểm cao 1235, 383, 293, 126, và đóng chốt dọc theo các sườn núi.

Đoạn đường 5 cây số vô cùng gian nan hiểm trở, với nhiều bẫy và pháo tập gài sẵn của địch. Đây quả thật là một thử thách, đo lường sự can đảm, kinh nghiệm và kỹ thuật chiến đấu của các chiến sĩ Dù trước khi họ thực sự tham dự một trận đánh để đời quanh ngọn đồi đẫm máu 1062.

Giai đoạn đầu, đội hình tấn công của Lữ đoàn 1 Nhảy Dù như sau: Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù (TĐ9ND) giữ trục chính ở giữa; TĐ8ND đi cánh trái, dọc theo trục lộ sát bờ sông Vu Gia, tiến chiếm làng Hà Nha 1 và Hà Nhai 2 ở phía Đông đồn ĐPQ cũ (trên cao điểm 52), một mục tiêu của giai đoạn 1; TĐ1ND đi cánh phải, tiến chiếm cao điểm Đông Lâm (mục tiêu A), rồi theo đỉnh dãy Sơn Gà tiến tới 1062.

TĐ9ND giữ trục chính, đi dọc theo cánh đồng rộng phía Bắc sông Vu Gia, chiếm lĩnh dãy đồi thấp có rừng chồi che phủ. Từ dãy đồi thấp phía Nam dãy Sơn Gà, Trung úy Nhơn, ĐT/ĐĐ92, cùng Đại đội 93 của Đại Úy Tửu muốn đến đồi 383 để tiến sát tới đỉnh 1062, họ còn phải băng qua 1 cánh rừng tràm nữa, các chiến sĩ của TĐ9 không sao đến được bìa rừng dưới chân núi Đông Lâm, vì hỏa lực từ cứ điểm B trên sườn núi chế ngự. Cứ điểm này vô cùng kiên cố, vừa ở cao, vừa được che chở bởi các tảng đá lớn chồng lên nhau, TĐ9 đã dùng rất nhiều phi pháo những vẫn không tiêu diệt được! Đại úy Tửu bị thương chân nên Đại úy Tường từ ĐĐ90 ra thay thế.

TĐ1ND do Thiếu tá Ngô Tùng Châu, K18ĐL, chỉ huy, từ Hội An được lệnh di chuyển đến bàn giao với Sư đoàn 3 Bộ Binh tại một đồi thấp ở phía Nam Đông Lâm khoảng 3 cây số, TĐ1 đi cánh phải của Lữ đoàn, mục tiêu đầu là đỉnh Đông Lâm.

Đây là đồn bót cũ (căn cứ cũ), địa thế xung quanh trống trải, dọc dài xuống tận chân núi. Các đại đội tiến quân dưới cơn mưa pháo của địch, họ phải xung phong thần tốc bám sát và đánh cận chiến để địch không sử dụng được các bãi pháo mà họ đã chuẩn bị sẵn.

Thiếu tá Tiểu đoàn phó chỉ huy 2 đại đội thanh toán các tổ cảm tử quân Việt cộng đang đóng chốt trên những điểm cao, những hốc đá cheo leo dọc theo dãy Sơn Gà. Một trở lực lớn là quá nhiều mìn bẵy (thuộc loại «mìn hơi»  làm bằng nhựa nhỏ cỡ họp thịt ba lát). Loại mìn nầy có thể làm hủy diệt 2 chân nếu dẫm phải. Tại đây ĐĐ11 bị tổn thất 2 chiến sĩ vì mìn hơi nầy.

Lữ đoàn phải tăng phái toán rà mìn của Đại đội 1 Công Binh Dù để mở đường. Mục tiêu Đông Lâm được chiếm lĩnh dễ dàng không có lực lượng phòng ngự của địch. Tuy nhiên các chiến sĩ Dù hoàn toàn thụ động trước những tấn công lẻ tẻ bằng súng đại bác không giật từ những đỉnh đá.

Một điều quan trọng là tiền quân của Tiểu đoàn 1 của Đại úy Trần Văn Thể, ĐĐT/ĐĐ11 đã tìm được toán Tiền Sát Viên Pháo binh của địch gồm 2 người đã chết (cụt chân do mìn hơi) và một người còn sống với đầy đủ máy truyền tin, bản đồ, và địa bàn. Từ đó các lực lượng bạn không còn bị pháo kích chính xác nữa.

ĐU Thể tốt nghiệp khóa 24 Đà Lạt, anh là một sĩ quan tài giỏi, lập nhiều chiến công lừng lẫy nên được thăng cấp Đại úy đặc cách mặt trận rất sớm. Đáng lý theo dự tính, Đông Lâm là điểm hẹn giữa ĐĐ11 của Thể và ĐĐ14 của Trung úy Vệ đi với Thiếu tá Quý; nhưng vì không chạm địch nên hai đại đội nầy trực chỉ tới mục tiêu B.

Từ đỉnh Đông Lâm, TĐ1 (lợi thế hơn 2 cánh quân bạn) tiến quân trên đường đỉnh dãy Sơn Gà; địa thế đủ rộng cho hai đại đội, và tốc độ tiến quân cũng nhanh hơn. Do đó TĐ1ND từ cao điểm đã bảo vệ hữu hiệu sườn phải cho Lữ đoàn. Quả thật vậy, qua sự phối hợp hàng ngang với TĐ9ND, TĐ1ND đã cho lệnh ĐĐ11 «Đạp» xuống cứ điểm B, nơi địch đang cầm chân tiền quân của TĐ9ND.

Xuyên qua thung lũng, Đại úy Thể dẫn quân đến B một cách bất ngờ, và ở ngay sau lưng dịch. Đối diện với cộng quân là TĐ9ND đang bị cầm chân ở tại hốc đá. Nhờ lợi thế cao, ĐĐ11 để lại một Trung đội ở B để đóng chốt và giữ ba lô cho các trung đội khác. Thành phần còn lại tập trung hỏa lực, xung phong đánh thần tốc và tràn ngập cứ điểm B1.

Địch quân hốt hoảng xả chốt chạy tán loạn, chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ, ĐĐ11 đã kiểm soát hoàn toàn các đỉnh đá ở phía Nam của B. Chốt B1 được giải tỏa dễ dàng với chiến lợi phẩm là 1 súng cối 61 ly, 1 thượng liên, 7 AK, 4 B-40, 1 điện thoại, một số đạn 72 ly nhưng không tìm được súng. (Sau nầy TĐ11ND của Trung tá Lê Văn Mễ dùng nơi đây làm chỗ đóng quân tạm thời cho BCH/TĐ). Trời đã chạng vạng tối, chờ bắt tay mãi với TĐ9 không được, ĐĐ11 phải tạm đóng quân đêm tại B và B1. Một biến cố xảy ra đêm đó, đặc công địch bò trở lại đột kích B1 bằng B-40 rồi bỏ chạy, và Chuẩn úy Tuyến đã hy sinh đêm đó!

Sáng hôm sau, địch pháo kích mạnh mẽ bằng 122 ly vào B và B1 nhưng không chính xác nên không bị tổn thất. Khoảng 11 giờ trưa, Thiếu tá Quý và ĐĐ14 bắt tay với ĐĐ11, đồng thời TĐ9 cũng xuất hiện và đóng chốt tại B2.

Có lẽ cứ điểm C (mục tiêu C) mới thật là tiền đồn mạnh mẽ cũa địch. Đại đội 14 đi đầu và chạm địch trược khi tới C. Thiếu tá Nguyễn Văn Quý, K17 Thủ Đức, đi với cánh quân bọc hậu là ĐĐ11 của Đại úy Thể. Một phần vì địa thế hiểm trở (một yên ngựa độc đáo trống trải), thêm vào đó yếu tố bất ngời không còn nữa. Địch đã chuẩn bị sẵn sàng với hầm hố kiên cố để đón ĐĐ14. Công sự phòng thủ của địch thật vô cùng kiên cố, lại thêm rừng cây cổ thụ cao lớn; ta sử dụng pháo binh rất khó, vì sợ đạn chạm ngọn cây nổ từ cao gây thương tích cho quân bạn (hầm địch có nấp che).

Suốt 3 ngày chiến đấu, ĐĐ14 không thể tiến lên được đành phải án binh tại chỗ. Thiếu tá Quý đẩy ĐĐ11 thọc sâu về phía Tây rồi từ đó tiếnđánh C bằng hướng Nam. Địch trên cao ta dưới thấp, nhưng nhờ hốc đá nên 11 bám sát tiến lần vào bằng cách C khoảng 200 thước, và phải dừng lại vị sợ lọt vào tầm lựu đạn. Nhờ địch tưởng ta tấn công mặt Nam, nên TĐ1 sử dụng đại bác 57 ly và súng cối 81 ly để có thể bắn chính xác vào mục tiêu. Thiếu tá Quý tập trung 5 khẩu đại liên M60, chờ bắn hơi cay cho địch chạy ra khỏi hầm trú ẩn, thì tập trung hỏa lực mạnh mẽ bắn phủ đầu địch.

ĐĐ14 bất thần xuyên nhanh qua yên ngựa để chiếm C, từng tổ 3 người bò dưới hỏa lực tiến vào mục tiêu dùng lựu đạn ném vào phòng tuyến địch, rồi lập tức xung phong chiếm hầm hố địch làm đầu cầu; kế đó họ bung rộng ra đánh chiếm từng hầm một. Thừa thắng Thiếu tá Quý đẩy 14 qua thẳng 1062, nhưng mọi dự tính không xảy ra như mong muốn, và cũng từ đó ĐĐ11 và ĐĐ14 phải trả giá rất đắt cho đỉnh 1062.

Sau khi địch tháo chạy vì sự tấn công quá dũng mãnh của các chiến sĩ thiện chiến TĐ1ND, hai ĐĐ11 và 14 chia nhau thiết lập vị trí phòng thủ sơ khởi để ngăn ngừa địch phản công. Một trận mưa cối sơn pháo 120 ly của địch quân bủa xuống, tiếng nổ vang khắp rừng gìa, khói phủ mù mịt trận địa! Nhờ bung rộng và hầm hố kiên cố của địch để lại, nên binh sĩ ta tránh được thiệt hại nặng nề bởi trận mưa pháo tập trung và chính xác nầy!

Càng tiến gần về 1062, địa thế càng hiểm trở: rừng rậm hơn, cây to nhiều hơn, sườn càng dốc đứng hơn. Từ cứ điểm C nhìn lên mục tiêu, ở cao hơn 2 vòng cao độ (theo bản đồ quân sự tương đương 20 thước). Các xa chừng 150 thước, ta thấy rõ địch đang lố nhố chạy tới chạy lui tăng cường phòng thủ. Thiếu tá Quý gọi xin pháo binh bắn «Cấm chỉ» lên mục tiêu đó ngày và đêm. Đây được gọi là mục tiêu D, một trong 5 đỉnh của 1062. Giữa C và D là một thung lũng (eo yên ngựa) sâu khoảng hơn 20 thước. Như vậy quân ta nếu tấn công mục tiêu D, ít nhất phải vượt lên một dốc đứng cao tới hơn 40 thước! Từ D, địch thỉnh thoảng bắn trực xạ bằng đại bác và thượng liên xuống mục tiêu C, nhưng không gây thiệt hại đáng kể nào cho quân bạn.

Tình thế hiện tại thật bất lợi:

1/ TĐ8 và TĐ9 còn cách quá xa 1062, chỉ có TĐ1ND là gần và đang ở cao địa, không ai bảo vệ cạnh sườn để tiếp ứng kịp thời

2/ Địa thế hiểm trở dễ thủ khó công (địch ở cao, ta dưới thấp).

3/ Địch chuẩn bị chiến trường đợi ta (với những trận địa pháo và hầm hố kiên cố).

Lúc bấy giờ ta chưa biết là có 5 đỉnh nhỏ trên 1062, vì bản đồ chỉ có một dấu chữ thập bên cạnh số 1062. Năm đỉnh nhỏ nầy nằm theo thế liên hoàn, yểm trợ cho nhau bằng hỏa lực dễ dàng. Diện tích rộng khoảng 2 đại đội mới bao phủ nổi.

Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù quyết định đột kích đêm và lợi dụng gió Đông làm một trận hỏa công. Lực lượng cảm tử gồm 2 Trung đội: Thiếu úy Lê Văn Bá chỉ huy 1 Trung đội thuộc ĐĐ14 của Trung úy Vệ và Thiếu úy Trần Thanh Quang chỉ huy 1 Trung đội củ ĐĐ11. Đây là 2 sĩ quan xuất sắc đã từng lập nhiều thành tích chiến thắng cho tiểu đoàn. ĐĐ11(-) làm thành phần trừ bị sẵn sàng tiếp ứng kịp thời cho lực lượng tấn công. Tần số liên lạc thuộc nội bộ của ĐĐ11 do Thiếu tá Quý trực tiếp chỉ huy. Hỏa lực yểm trợ gồm súng cối 60 ly và 81 ly đã được chuẩn bị yếu tố tác xạ sẵn sàng.

Sáu giờ chiều, ánh sáng mặt trời trong rừng già đã tắt hẳn, 2 Trung đội bắt đầu xuất phát; Thiếu úy Quang dẫn Trung đội đi bên trái, Trung đội Thiếu úy Bá bên phải. Họ giữ đội hình đi song song và cách nhau khoảng từ 30 đến 40 thước. Pháo binh 105 ly của ta vẫn đều đều vấm chỉ trên mục tiêu để địch trốn trong hầm, không ngóc đầu lên quan sát quân ta đang di chuyển. Một giờ, hai giờ, rồi ba giờ trôi qua…tình hình vẫn yên tỉnh, một thứ im lặng ngộp thở, vì mọi người đều lo cho số phận của đồng đội của mình. Hệ thống liên lạc vẫn tốt, Thiếu úy Quang thì thầm trong máy: - Rất gần địch, tiếng chửi thề của chúng nó nghe rõ mồn một, đích thân!

- Được! Cẩn thận nghe Quang! Thiếu tá Quý trả lời nho nhỏ trong máy với giọng Huế chay.

Bỗng nghe một loạt đạn nổ bên phải rồi im lặng. Pháo binh ngưng tác xạ, 2 cánh quân vừa bắn vừa hô xung phong vang rền cả núi rừng hoang vu. Lửa bắt đầu cháy trên mục tiêu, nhiều nhất là bên cánh Thiếu úy Quang. BCH Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù xin pháo binh chuyển xạ về hướng tây để bắn chận quân địch. Tiếng của Quang vang trong máy:

- Chiếm được đỉnh rồi đích thân! Hầm quá nhiều và kiên cố, làm toàn bằng cây to. Mấy đứa con đang bung rộng chờ cánh quân bên phải!

Trời tối đen như mực; vẫn chưa liên lạc được Thiếu úy Bá. Mười lăm phút sau, Thiếu tá Quý đứng dưới mục tiêu thấy trên D có từng cụm lửa toé lên chen lẫn trận địa pháo bằng cối sơn pháo 120 lý của địch. Tiếng của Quang vang lên trong máy: - Chúng pháo dữ quá đích thân, nhưng hầm hố kiên cố, không sao!

Rồi hàng loạt tiếng đạn AK47 kêu rít, tiếng Quang hét trong máy:- Chúng nó phản công, đông lắm! Cho pháo binh bắn trên đầu tôi, tụi nó đông như kiến! Mau lên! Pháo! Pháo mau lên!

Ban đêm trời tối, ĐĐ11 trừ bị cho Quang và Bá thì không liên lạc được ngay từ loạt đạn đầu, sau nầy mới biết được Bá và 4 binh sĩ  đã hy sinh vì mìn claymore (lấy của SĐ3BB) ngay từ lúc đó!

Châu bảo Quý:

- Nếu thấy không được thì bảo Quang rút về, đừng hy sinh nhiều, ta sẽ tìm cách khác!

Nhưng Quang không nghe lệnh (hoặc không thể nghe lệnh). Sau nầy mới biết là Quang đã tập trung đạn của các binh sĩ bị thương, bảo họ rút, còn Quang ở lại bắn tới hết đạn và anh dũng hy sinh trên mục tiêu D! Đáng phục thay một chiến sĩ can trường, biết hy sinh bảo vệ thuộc cấp và làm tròn bổn phận với núi sông!

Các chiến sĩ 2 Trung đội đột kích của TĐ11ND đã gặp sự phản công quá mãnh liệt, quân số địch rất đông. Địch định lấy thịt đè người; từ đỉnh cao, khe núi, và các địa đạo trong rừng cây ùa ra như đàn ong vỡ tổ! Binh sĩ Dù ria bắn không nghĩ tay. Trước khi gần hết đạn, Quang có gọi Thiếu tá Quý phải kêu pháo binh bắn đạn nổ chụp ngay trên đầu thí quân, quyết liều sống chết với quân Vc một phen; vì ta và địch lẫn lộn, không còn cách lựa chọn nào khác. Các đạn pháo CVT đã sát hại 10 phần địch và 3 phần quân bạn! Nhờ vậy các chiến sĩ ĐĐ11 được giải tỏa, xác địch và ta nằm ngổn ngang trên đỉnh đồi 1062.

ĐĐ14 của Trung úy Vệ bị kẹt cứng ở yên ngựa nhỏ hẹp giữa mục tiêu C và mục tiêu D, hỏa lực địch phủ kín từ D và 1062. ĐĐ14 tổn thất mỗi ngày mà không tiến được bước nào. Pháo binh Dù được sử dụng tối đa nhưng địa thế núi cao cây rậm. Bản đồ ghi rõ đỉnh 1062, nhưng D1 và D2 ở phía Bắc và Đông Bắc trong thực tế còn cao hơn 1062. Vì thế pháo binh phải bắn góc độ cao mới «Gõ» vào 1062 được, nhưng với độ chính xác thật ít.

Thiếu tá Quý lại dùng kế cũ (dương Đông kích tây, đẩy ĐĐ11 về Tây để tấn công 1062 từ chính Nam nhằm giải tỏa áp lực ĐĐ14 như trường hợp đánh mục tiêu C. Nhưng lần này sự việc không như lần trước, ĐĐ11 vừa mới đến triền núi phía Nam của 1062 thì địch dùng 82 ly từ góc đồi phía Tây bắn trực xạ một cách dữ dội, ĐĐ11 bị hy sinh một Tiền sát viên và 4 binh sĩ chưa kể một số bị thương.

Rạng sáng, sau khi Vc sử dụng pháo binh và súng cối 81 ly tối đa, ĐĐ11ND dàn 3 Trung đội tấn công 1062 từ chính Nam. Hai bên quần thảo gần 6 tiếng đồng hồ, cuối cùng ĐĐ11 chiếm được đỉnh 1062. Nhưng chưa đầy 10 phút, địch đã từ D1 và D2 đồng loạt khai hỏa bằng đủ loại vũ khí phủ trùm 1062. May nhờ hệ thống giao thông hào của địch để lại nên cũng giảm bớt phần nào tổn thất.

Thượng liên Cộng quân bắn liên hồi từ nhiều vị trí, và đáng ngại nhất là 61 ly của địch. Ngay đợt pháo đầu Thiếu úy Huệ đã bị thương! Đỉnh 1062 trước đó đã bị phi pháo quần nát từ rậm rạp nay chỉ còn lại một đồi trọc với đất cát vàng cày xới tung tóe. ĐĐ11 không chịu nổi phải rút về triền núi phía Nam, Thiếu úy Huệ kéo được xác của Thiếu úy Quang đã bị cháy thành than.

Tổn thất của Đại đội 11: - Thiếu úy Quang và 15 binh sĩ hy sinh ; - 37 bị thương trong đó có Thiếu úy Huệ và Thiếu úy Quách An (K26ĐL).

Trong khi đó bên ĐĐ14 cũng cố gắng xuyên thủng chốt địch trên hốc đá ở yên ngựa để lên 1062 bắt tay với ĐĐ11, nhưng mọi dự tính không thành. Trung úy Vệ bị thương, Trung úy Bằng, ĐĐP/ĐĐ11 qua thay, hai ngày sau cũng tử thương vì lựu đạn địch!! Eo yên ngựa giống như khúc xương kẹt ngay cổ họng, thật khó nuốt vô cùng!!!

Riêng ĐĐ12 của Trung úy Thọ (K25ĐL) và ĐĐ15 của Đại úy Lộc (Khóa 23ĐL) đi với Thiếu tá TĐT Ngô Tùng Châu vẫn lục soát và làm thành phần trừ bị ở Đông Lâm. Trung úy Thọ bị thương do pháo kích, Trung úy Khánh (Truyền tin) ra thay cũng bị thương. Vài hôm sau, TĐ8 của Thiếu tá Đào Thiện Tuyển do Thiếu tá Nguyẽn Quang Vân (XLTV/TĐ) vào thay; TĐ1ND rút về Hà Nha dưỡng quân và bổ sung quân số.

Bước tiến quân của TĐ1ND trong giai đoạn đầu đến sát chân đồi 1062, bảo vệ sườn cho TĐ9ND. Sau đó Thiếu tá Phú «Đen» đến thay thế làm Tiểu đoàn phó, Thiếu tá Quý về đơn vị cũ làm Tiểu đoàn phó TĐ7ND.

Nghiêm lệnh của Tướng Lê Quang Lưỡng với TĐ8ND là: «Các anh phải chiếm các cao điểm và đánh bật địch ra khỏi khu vực này (đồi 1062); muốn như vậy các anh phải đánh địch từ đàng sau lưng, hoặc bọc ngang hông để cắt đứt đường tiếp tế và viện binh». Đây là lần đầu tiên các sĩ quan cấp Trung đội , Đại đội được nghe lệnh trực tiếp từ vị Tư Lệnh, mọi người đều hiểu rằng cuộc hành quân nầy thật quan trọng và đầy cam go.

Khoảng 17g30 chiều cùng ngày, ĐĐ83 của Đại úy Phạm Văn Hiệu, K23ĐL, được lệnh đánh chiếm Hà Nha, ĐĐ84 của Đại úy Đồng Văn Minh đi cánh phải chiếm ngọn đồi nhỏ ở phía Bắc Hà Nha.

Đại úy Hiệu cho lệnh Trung đội 1 của Thiếu úy Nguyễn Văn Tiến (tự Tiến Trâu) dẫn đầu, cho tổ khinh binh dọc theo bờ sông di chuyển theo đội hình chân vẹt yểm trợ cho nhau tiến vào làng. Trung đội 2 của Thiếu úy Nguyễn Văn Thành (con trai bác sĩ trong BCH) đi cánh phải kẹp theo tỉnh lộ 4 tới dàn quân tại gò mả, sẵn sàng yểm trợ Trung đội 1.

Trung đội 3 của Thiếu úy Lý Mộ Sức và Trung đội 4 của Chuẩn úy Thạch Huôn làm trừ bị. Lúc mới xuống xe, Hiệu gặp một Tiểu đoàn thuộc SĐ3BB vừa từ Thường Đức đi ra, trong đó có một Đại đội trưởng là Trung úy Nguyễn Văn Nghĩa, K25ĐL. Hai bạn cùng trường gặp nhau mừng mừng lo lo, Nghĩa bảo Hiệu: - Niên trưởng phải cẩn thận, địch đông lắm, chúng bám sát tụi tôi, chúc «Chiến thắng»!

Trước khi vào mục tiêu, Hiệu nghe máy gọi:

- Đa Hiệu đây 808 (danh hiệu của Thiếu tá TĐT NQVân), trả lời!

- Đa Hiệu (danh hiệu truyền tin của Đại úy Phan Văn Hiệu) tôi nghe đích thân.

- Lệnh trên bảo anh phải thanh toán mục tiêu ngay bây giờ, anh là «Cử nhân binh bị» (Võ bị 4 năm tương đương bằng cử nhân) không thể chậm trễ làm mất mặt nghe!

Khi Trung đội 1 vào gần tới bờ làng thì địch đồng thời khai hỏa; các chiến sĩ Dù bắn trả mãnh liệt. Trung đội 2 vừa bắn vừa hô xung phong vang rền làm địch hoảng hốt bỏ chạy. Nhờ đó tổ khinh binh của Tiến nhảy vào chiếm được bờ làng, Đại úy Hiệu bảo Thành ngưng tác xạ, và Tiến dẫn toàn bộ Trung đội vào mục tiêu và bung rộng về phía Tây bờ làng.

Sau 40 phút giao tranh, ĐĐ83 hoàn toàn làm chủ làng Hà Nha. Hiệu cho bố trí và làm hầm hố phòng địch phản công. Kết quả tịch thu vài súng cá nhân vì quân số địch cỡ một trung đội, cộng quân chỉ chống trả yếu vì thấy các chiến sĩ Dù đánh giặc hăng hái và bị nhiều mặt tấn công. Địch tức giận thua trận nên dùng đại bác không giật từ các cao điểm bên kia bờ sông bắn thẳng vào làng Hà Nha. Xạ trường quan sát của địch thật là chính xác, một xe GMC của SĐ3BB chạy lộn chiều ngang qua Đ83, lập tức bị bắn cháy, tài xế may mắn thoát khỏi không việc gì.

Trong khi binh sĩ ĐĐ83 đào hầm hố, gài mìn claymore, mìn chiếu sáng, đặt lính gác giặc, Đại Úy Hiệu điều chỉnh hỏa tập cận phòng với sĩ quan tiền sát, anh cận vệ dọn cơm cho Hiệu ăn ở cái bàn nhỏ trước ngôi nhà tranh. Hiệu thấy trời sáng trăng, sợ địch ở đỉnh cao bên kia sông trông thấy, n ên bảo dọn vào nhà. Vừa ăn được nửa chén cơm thì nghe «Đùng» một tiếng, cái bàn gỗ trước nhà bị nguyên một trái SKZ 57 ly (lấy của SĐ3BB) không giật. Đại úy Hiệu giật mình! Nếu sớm chừng 5 phút thì nguyển tổ chỉ huy của ĐĐ83 đã bị tan tành!

Sau đó địch khai hỏa tứ phía, sơn pháo trực xạ từ các đỉnh núi bên kia sông, hỏa tiễn 122 ly, đại bác 130 ly liên tục pháo kích vào làng Hà Nha. Dứt tiếng pháo thì cả tiểu đoàn địch đồng loạt tấn công biển người vào Đại đội 83.

Nhờ có hố chiến đấu vững chắc, các chiến sĩ Dù đã bắn trả mãnh liệt. Đại úy Hiệu cho súng cối 60 ly bắn yểm trợ sơ khởi, Sĩ Quan Tiền Sát gọi bắn các hỏa tập cận phòng. Thiếu úy Tiến và Thành ra lệnh bấm mìn claymore, hàng loạt địch ngã gục, súng đại liên M60 và AR15 bắn tới tấp. Hết lớp này đến lớp khác, địch cứ nhào tới định lấy thịt đè người tràn ngập mục tiêu làng Hà Nha. Tiến và Thành thật can đảm, hai anh ra ngay tuyến ngoài đốc thúc binh sĩ chống cự. Nhưng những loạt đạn vô tình đã kết liễu đời 2 người hùng của ĐĐ83.

Đại úy Hiệu điều động Trung đội 3 của Thiếu úy Lý Mộ Sức qua trám lỗ hiổng, nhưng Sức cũng bị thương nặng (phải di tản). Chỉ còn Chuẩn úy Thạch Huôn và Đại Úy Hiệu đốc thúc các chiến sĩ Dù cố thủ. Cầm cự đến trời sáng thì địch rút lui để lại rất nhiều vũ khí và một số ít tù binh.

Cũng nên nhắc lại làng Hà Nha 1 và 2 là những làng rất nghèo nàn, có khoảng 20 căn nhà (nói là nhà thật ra đó chỉ là những túp lều tranh nhỏ bé), địa thế trống trải, nên xạ trường quan sát của địch rất tốt, chúng bắn trực xạ bằng đại bác rất chính xác. Chính sĩ quan và một số binh sĩ ta đã bị tôn thất vì loại súng trực xạ nầy!

Ở làng Hà Nha khoảng 4 ngày, ĐĐ83 được bổ sung hai sĩ quan và một số binh sĩ mới (trong đó có Thiếu úy Tiến, Hạ Sĩ Hải, và Binh Nhất Châu Văn Lê hiện còn sống  cư ngụ ở Hoa Kỳ gần nhà tác giả Trương Dưỡng) để chuẩn bị làm nổ lực chính tấn chiếm đỉnh 1062  tiếp theo đây:

Theo kế hoạch TĐ8ND được điều động thay thế TĐ1ND để tiếp tục đánh chiếm 1062. Đại úy Hùng vừa đi học khóa Đại đội trưởng ra tăng cường hành quân. Đại úy Hùng xuất thân từ Thiếu Sinh Quân, anh rất gan dạ đã sát cánh cùng các ĐU Minh, Hiệu và Trung úy Nam từng lập nhiều chiến tích ở các cuộc hành quân Hạ Lào, Campuchia, và An Lộc, Bình Long.

Thiếu tá Nguyễn Quang Vân, K13TĐ, cho ĐĐ84 của Minh và 83 của Hiệu làm 2 mũi dùi tấn công sưòn phải phía Đông 1062. Chờ phi pháo dập nát đỉnh đồi, rồi trời vừa chợp sáng Thiếu tá Vân dẫn Đại đội 81 của Võ Thế Hùng và 82 của Trần Văn Nam, xuất phát từ chân đèo Thường Đức leo lên dọc theo đường đỉnh về phía Bắc, mục tiêu là đồi 1062.

Các chiến sĩ TĐ8ND leo dốc đứng (độ nghiêng 70 !) đồng loạt tiến về mục tiêu là đỉnh đồi 1062. Đứng trên 1062, ta thấy có 5 đỉnh nhỏ nằm gần nhau, làm thành hình tròn theo thế liên hoàn;  mặt hướng về Tỉnh lộ 4 thì dốc thẳng đứng rất khó leo. Cộng quân thường dùng giàn thung ném một lần hàng chục quả lựu đạn xuống mỗi khi quân ta tấn công vào mặt nầy; còn các hướng khác thì có 4 đỉnh nhỏ che chở nên 1062 quả là một địa thế dễ thủ khó công! Từ Tỉnh lộ 4 muốn leo lên 1062 phải qua những đỉnh nhỏ 126, 383…xuyên qua những yên ngựa chập chùng như sóng gợn!

Hai Đại đội 83 và 84 do Thiếu tá Trần Toán, K18ĐL chỉ huy, đi băng qua khu vực TĐ9ND tới mục tiêu C của TĐ1ND, bọc vòng lên đỉnh cao bên dãy Sơn Gà để từ mục tiêu C băng qua yên ngựa đánh lên 1062.

Đại đội 81 của Đại úy Hùng và 82 của Nam lợi dụng đêm tối lén bò lên đánh vào sườn dốc đứng (vì mặt nầy địch chỉ phòng thủ hời hợt chúng cho làta không thể nào dám vào hướng nầy, vì sẽ làm mồi cho lựu đạn). Ba giờ khuya xuất phát tấn công, sau khi phi pháo dập nát đỉnh đồi, Hiệu, Minh, và Hùng dẫn đầu các cánh quân trèo lên 1062, Đại đội 82 của Trung úy Nam làm thành phần trừ bị. Đoạn đường gai góc hiểm trở. Những chiến sĩ Dù dùng kế dương Đông kích Tây; lợi dụng chúng đang phân tán phòng thủ và bị phi pháo dập liên tục, Hùng, Linh và Hiệu chia từng tổ 3 người bò lên đỉnh núi, diệt tùng chốt nhỏ, rồi leo lên. Đây là những giây phút đùa với tử thần, mà cái chết đến với họ bất cứ lúc nào. Nếu một trái lựu đạn của địch thả trúng, hay bị trượt chân xuống, họ có thể chết tan xác! Trèo lên vách đá dựng đứng, cao hàng trăm thước, trước khi tới miệng hầm, họ dùng lựu đạn tiêu diệt các chốt địch.

Những người chiến sĩ Nhảy Dù gan dạ, anh hùng của các Đại đội 81, 83, 84 nầy đã phải tránh được từ 5 đến hàng chục quả lựu đạn do địch từ trên cao ném xuống. Muốn sống, muốn chiếm được đồi 1062, họ phải vừa quan sát, vừa trèo, và vừa tránh né, làm sao để những trái lựu đạn đừng nổ trên nón sắt hay nổ ở lưng chừng núi.

Không phải ai cũng bình an lên tới đỉnh núi; một quả lựu đạn đã rơi trúng nơi trú ẩn của Thiếu úy Đoàn Tấn và Chuẩn úy Đến thuộc ĐĐ81 khiến hai anh bị thương vong. Lúc quả lựu đạn vừa rơi tới, Thiếu úy Tấn định nhào lại lấy thân mình che cho đồng đội, nhưng không kịp nữa! Quả lựu đạn đã nổ tung, khiến hai người bị trúng nhiều mảnh vào chỗ hiểm! Riêng Trung úy Thạch và Thiếu úy Hà Mai Trường, K26ĐL, thuộc ĐĐ84 của Minh, vì hăng hái leo lên nên cũng bị thương.

Thiếu úy Nguyễn Văn Tiến (từ Đại Đội 84 chuyển qua bổ sung cho Tiến và Thành vừa hy sinh ở làng Hà Nha) dẫn Trung đội 3 của Hiện đi bọc phía sau định leo lên mục tiêu D. Bỗng nghe bịt, bịt, bịt, ba trái lựu đạn từ trên đỉnh 1062 ném xuống  mà tịt ngòi không nổ. Nhưng quả thứ tư trúng ngay Tiến, làm thân hình anh bị tung lên như quả bóng! May nhờ áo giáp nên chỉ bị thương nặng và được binh sĩ kéo về phía sau và phải di tản!

«Cái giá» để chiếm được đồi 1062 thực sự là một cái giá rất cao, cao nhất của chiến trận mà các chiến sĩ Dù đã phải gặp từ trước tới nay! (5 Tiểu đoàn Dù bị tổn thất nặng, thảm nhất là Tiểu đoàn 3 của Thiếu tá Đồng, quân số hao hụt gần 50%).

Đại úy Phạm Văn Hiệu dẫn Đại đội xuyên qua TĐ9ND, tiến về mục tiêu C thay thế ĐĐ11 của Đại úy Trần Văn Thể. Thể bảo Hiệu: «Sư đoàn Điện Biên 304 đó», phải cẩn thận vì địch có lợi thế cao và hầm hố kiên cố. Trên trục tiến quân có rất nhiều chướng ngại, cây cối um tùm, và địch đã gài nhiều mìn bẫy. Cộng quân dùng giàn ná phóng mỗi lần phóng mỗi lần hàng chục quả lựu đạn xuống thật nguy hiểm vô cùng! Địch cũng bắn trực xạ bằng đại bác hoặc sơn pháo, vì thế các ĐĐ81 (cánh trái), ĐĐ84 (cánh phải), cùng ĐĐ83 đã thử đột kích đêm nhưng không kết quả!

Địch chỉ ngồi trên cao đạp những tảng đá và liệng lựu đạn chày xuống làm những chốt đóng gần bị thương hằng ngày. Quân số các đại đội cứ hao hụt dần. TĐT Nguyễn Q. Vân thường gọi máy đốc thúc nhưng vì địa thế quá hiểm trở nên các đại đội cứ dậm chân tại chỗ!

Ngày N+4 (sau 4 ngày thay TĐ1ND), vì không thể theo đường đỉnh yên ngựa tấn công, nên lợi dụng ban ngày địch không chú ý, Đại úy Hiệu dẫn quân tiến theo đường thông thủy giữa 2 đỉnh 1062 và đồi Không Tên ở phía Nam 1062. Khi tiền quân Đại đội 83 tiến còn cách 1062 khoảng 50 thước thì địch nghe động nhưng không phát giác là có nguyên đại đội. Cộng quân bắn dọa (vì không ngờ quân ta dám leo lên dốc cao) xuống thung lũng với thượng liên, B40…nhưng vô hiệu nhờ các tảng đá lớn 2 bên sườn núi che chở, và đồng thời các ĐĐ81, ĐĐ84 bắn yểm trợ; khiến địch phải phân tán mỏng để phòng thủ.

Trung sĩ I Nguyễn Văn Vân và 2 khinh binh đi đầu đụng phải mấy quả mìn định hướng và giao thông hào của địch, ĐU Hiệu nghe báo cáo vội bò lên coi thấy nắp hầm địch ở trên 1062 nhưng chúng phát giác được vì đang lo chống trả các Đại đội của Hùng và Minh. Hiệu cho lệnh cắt dây mìn rồi chuyển hướng qua bên trái, anh cho lệnh đào hầm hố kiên cố, gài thật nhiều mìn bẫy lựu đạn và mìn claymore đề phòng địch tấn công.

Vị trí đóng quân của Đại đội 83 chỉ cách 1062 khoảng 50 thước, địch và ta cày răng lược và gườm nhau suốt 15 ngày thật vô cùng nguy hiểm. Hiệu cho Thượng sĩ thường vụ và y tá xuống phía dưới để có thể lo tiếp tế và tản thương an toàn hơn, còn anh và 32 chiến sĩ nằm cầm cự ở sát đồi 1062 (sau nầy chiếm được đồi thì thấy các chốt đầu chỉ cách đỉnh 20 thước, vì địa thế ở đây rất rậm rạp nên hạn chế tầm quan sát, thật là gần nhau mà không nói nên lời!). Giao thông hào của Hiệu gồm có một sĩ quan tiền sát, một sĩ quan trung đội trưởng, và 2 HSQQ trong đó có TS1 Ngô Bộ và HS1 Hoàng Văn Nam.

Đợt I, địch tấn công lúc 8 giờ 30 tối;  cộng quân ào xuống tấn công 2 mặt, từ đồi không tên và 1062. Tất cả binh sĩ tuyến đầu cầm cự không xuể, nên rút về triền đồi dưới là tuyến của Hiệu. Lúc đó địch tiến sát và hô xung phong vang dội, Hiệu lấy cây M16 của đệ tử vừa bắn vừa kêu pháo binh cận phòng. Địch thấy quân ta kiên cường chống trả và bị pháo binh bắn lên đầu nên đành phải rút lên 1062. Đêm đó tạm yên, Hiệu lo củng cố lại tuyến phòng thủ, và thương binh được băng bó tạm chờ di tản (những người bị nặng, còn nhẹ thì phải tiếp tục vì quân số quá hao hụt!).

Hôm sau, địch tấn công ngay ban ngày vì biết quân ta gần kề sát chúng, cần phải nhổ đi mới mong giữ vững 1062. Nhờ có hầm hố và mỗi vị trí chiến đấu đều có 1 thùng lựu đạn M26 (vì cây cối rậm rạp và tonên M60 và AR16 không hiệu quả, địch và ta đều khó tấn công). Hơn nữa Đại đội trưởng Phạm Văn Hiệu cũng ở tuyến đầu với binh sĩ nên mọi người đều hăng hái thà chết chứ không chịu lùi, vì vậy địch thử tấn công 5 lần 7 lượt, nhưng đều không có kết quả.

Điểm đóng quân của ĐĐ83 thật là giản dị, các hố cá nhân đều phải riêng rẽ và không có nắp che (nếu có nắp lồi lên địch thấy sẽ bắn B40 phá vỡ rất nguy hiểm). Lương thực được nấu từ thung lũng đem lên hầm chỉ huy của Hiệu, rồi từ đó dùng dây, kéo chuyền từng hầm xung quanh tuyến, thật nhẹ nhàng và im lặng để địch không nghe thấy. Ăn uống, vệ sinh đều ở trong hầm, địch có lợi thế trên cao, nếu nghe động chúng sẽ ném lựu đạn thật nguy hiểm vô cùng!

Một hôm, Hạ sĩ I Mỹ, đệ tử của Hiệu, bị thương ngay miệng, lưỡi bị đứt không băng bó được, chỉ chích thuốc cầm, máu tanh cả một vùng khiến Hiệu suốt đêm trằn trọc không tài nào nhắm mắt được!

Hai Đại đội 81 của Hùng và của Minh cũng cho các chốt bám sát bên sườn phải của Hiệu. Đại đội 84 cũng chạm địch mạnh gần 1062, một Trung úy Trung đội trưởng tên Vũ Đức Tiềm đã hy sinh và Đại úy Đồng Văn Minh, Trung úy Hà Mai Trường, K26ĐL, cũng bị thương và được di tản.

Suốt gần hai tuần lễ, các chiến sĩ của 3 đại đội tuyến đầu người không tắm rửa, chân luôn mang giày trận, ngủ giữa màn trời chiếu đất, lúc nào cũng ở tư thế chiến đấu, tinh thần thật căng thẳng, sống chết như chỉ mành treo chuông, thật chán nản vô cùng! Chưa lần nào Nhảy Dù bị lâm vào cảnh bó tay như vậy!

Thượng sĩ I Tống Thủy, thường vụ Đại đội, rất thương thầy mình là ĐĐT Hiệu, nhưng không có cách nào chu toàn. Vì Hiệu cần phải đứng vững để ngẩn mặt xứng đáng là cấp chỉ huy Dù, xuất thân từ quân trường Võ Bị. Vào ngày N+10, Thiếu tá TĐP Trần Toán lên thăm Hiệu ở tuyến đầu, anh thấy hố Đại đội trưởng gần như ngang hàng với binh sĩ thì bảo:

- Hiệu phải ở tuyến sau để bớt nguy hiểm, vì nếu lỡ bị thương thì binh sĩ sẽ mất tinh thần.

- Thưa Thiếu tá, nếu tôi rút lui thì anh em trong tuyến nầy sẽ chạy hết, mà nếu đi xuống rồi lên trỡ lại chỉ có nước đem mạng nạp cho Vc! Hiệu trả lời.

Thiếu tá Toán, K18ĐL, là người rất tốt, khiêm tốn, và hiền lành. Anh đi vòng quan sát tuyến phòng thủ Đ83, rồi chắc lưỡi nói:

- Anh gan thật, bộ không sợ chết sao?

Hiệu đáp: - Ai mà không sợ chết, nhưng đã chọn Nhảy Dù thì chấp nhận tất cả!

Chiều hôm đó, TĐT Pháo binh Dù muốn bắn đạn nổ cao vào 1062, anh hỏi Hiệu cho vị trí tọa độ điểm đóng quân. Nhìn lên bản đồ thì vị trí nầy cũng là đỉnh 1062 nên anh hỏi Hiệu: - Anh nhìn về hướng Đà Nẵng thấy gì không? – Tôi thấy ánh đèn trong thành phố. – Như vậy anh đã nằm sát kề 1062 rồi! Tôi không thể bắn loại đạn nầy được, có thể hại đến đơn vị anh.

Trung tá Đào Thiện Tuyển đi học khóa Tham Mưu trở về làm lại chức vụ TĐT/TĐ8, Thiếu tá Vân làm TĐP, Thiếu tá Toán làm Liên Đội Trưởng Đa Năng. Trung tá Tuyển K14ĐL, là một sĩ quan giỏi, nhiều kinh nghiệm chiến trường, anh nổi tiếng ở trận tái chiếm Quảng Trị, và rất được binh sĩ thuộc cấp quý mến; vì anh cầm quân rất mát tay, đánh trận nào thắng trận đó, và ít hao quân.

Vừa về đơn vị, Trung tá Tuyển gọi máy lên bảo Đại úy Hiệu về họp, Trung úy Nguyễn Đình Ngọc, ĐĐT Đa Năng tạm lên thay 2 tiếng đồng hồ.

Trung tá Tuyển bắt tay và mời Hiệu cùng ăn cơm (có Đại úy Khoan, ban 3 cùng ăn), vừa ăn vừa hỏi thăm tình hình địch và bạn, và hỏi Hiệu có kế hoạch gì để chiếm đồi 1062?

Sau khi đúc kết tình hình, Đại đội của ĐU Hiệu và Hùng cùng Đa Năng (thay vì 84 vì Minh bị thương di tản) đưọc lệnh rút xuống khoảng 200 thước để 3 phi tuần A37 đánh bom, vào pháo binh 105 ly, 155 ly, 175 ly bắn liên tục trong vòng từ 6 giờ đến 7 giờ 30 sáng khiến địch không kịp ngóc đầu và bị dập nát tan tành.

Ngay lập tức các chiến sĩ Dù nhào lên vị trí cũ (trước khi rút đã gài mìn chiếu sáng và bẫy lựu đạn nếu địch vào thì phát hiện được). Nên khi dứt phi pháo thì đơn vị lợi dụng vị trí cũ và con đường độc đạo thung lũng, sau khi gỡ hết mìn bẫy, tất cả tiến lên và hô: - Xung phong!

Có binh sĩ còn cướp tinh thần địch bằng cách la:- Bắt vc, móc mắt chà giấy nhám!

Khi lên tới đỉnh thấy địch quỳ xuống giơ tay lên run rẫy đầu hàng. Binh nhất Châu Văn Lê và Hải đưa thuốc cho hút, nhưng họ sợ bị «Móc mắt chà giấy nhám» nên cứ nhắm mắt van xin. Lê nói: - Các anh đừng sợ, tụi tôi chỉ la dọa thôi! Nhảy Dù lúc nào cũng có tinh thần mã thượng, không bao giờ đánh kẻ ngã ngựa, xuôi tay.

Gần 20 tù binh được đối xử tử tế, họ được hút thuốc, ăn đồ hộp ngon lành, có tù binh bị khát nước, Hải lấy bi đông đổ vào miệng, khiến anh ta cám ơn lia lịa: - Chúng tôi nghe tuyên truyền nói lính Dù ác ôn lắm, nhưng bây giờ mới biết các anh thật là tốt!

Đại úy Hùng chỉ huy cánh trái cũng xông lên 1062, tịch thu nhiều súng ống đủ loại và bắt sống 2 tù binh. Cánh phải có Đại Đội Đa Năng của Trung úy Ngọc cũng lên chiếm phía Bắc đỉnh 1062. Đại úy Hiệu kiểm điểm chiến lợi phẩm với hơn 200 xác địch (đa số do phi pháo) cùng nhiều vũ khí như 57 ly, 75 ly, hỏa tiễn 122 ly, B40, AK47…Bên ta có một bị thương và tử thương nhưng tương đối ít.

Đại úy Hiệu dẫn Thiếu úy Hết và Thiếu úy Trung bung ra chiếm đồi không tên, tại đây có tiền đồn cũ Pháp để lại, rất kiên cố, làm bằng bê tông cốt sắt. Nhờ khí thế hăng say chiến thắng vừa rồi, nên hai trung đội xung phong thần tốc, chiếm được mục tiêu và bắt sống thêm 4 tù binh thuộc Sư đoàn Thép Điện Biên 304, Đại úy Hùng lo bố trí phòng thủ tại 1062.

Vì tù binh đông quá, không có dây trói, chỉ ngồi một chỗ cho lính gác. Có một TS1 Vc, trước kia là tù binh trao trả tại sông Thạch Hãn, Quảng Trị năm 1973, lần này lại bị bắt ở đây. Trong khi ĐU Hiệu đang hỏi cung một tù binh khác, thì hắn nhào tới chụp cây M16 (hay AK trong đống chiến lợi phẩm) gần đó, Hiệu nhanh mắt nhìn thấy vội nhảy tới đá văng khẩu súng. Binh Nhất Nguyễn Văn Thức, đệ tử Hiệu thấy vậy hoảng hồn, vội tìm dây trói hắn lại.

Lúc ấy có 3 cộng quân lén chun ra khỏi hầm bỏ chạy nhào xuống thung lũng, binh sĩ Dù bắn theo, họ liệng 3 quả lựu đạn khói cùng một lúc (màu vàng, màu tím và đỏ). Hiệu biết đây là tín hiệu báo tin 1062 đã mất, do đó chiều lại thì địch đồng loạt pháo kích, và Đại úy Hùng ĐĐT/ĐĐ81 bị thương.

Nghe chiếm được 1062, Trung tá Đỉnh, LĐT/LĐ1ND vội gọi máy khen trực tiếp với Đại úy Hiệu: - Giờ nầy tôi mới biết tài của Đa Hiệu, anh cần gì nói cho biết!

- Tôi rất mệt mỏi, không muốn gì hết, thưa đích thân !

- Tôi thành thật chúc mừng sự chiến thắng vẻ vang của đơn vị anh, và rất hãnh diện về anh (đồng thời ông cũng gọi máy khen Hùng và Trung tá Tuyển).

Sáng sớm hôm sau, một phái đoàn dân chính của Đại Lộc và Quảng Đà xin vào bản doanh Non Nước để nghe thêm tin tức trận đánh trên đỉnh 1062. Phái đoàn được hướng dẫn vào hội trường, thật cảm động, đoàn đại diện đồng bào như nín thở để theo dõi phần trình bày diễn tiến về cuộc phản kích tái chiếm 1062. Cuộc điều quân của Lữ đoàn 1, Tiểu đoàn 8 cho thấy đã có nhiều hy vọng thành công, phái đoàn tiếp tục chờ và thêm phấn khởi khi nhận được tin vui từ mặt trận gọi về.

Đúng 8 giờ 5 phút, tiếng báo cáo của Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 1, Nguyễn Văn Đĩnh: «Trân trọng kính trình Lê Lợi, Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù và các bộ phận của Lữ đoàn 1 đã làm chủ tình hình 1062, các cao điểm kế cận với kết quả:

-          Khoảng 200 địch bỏ xác tại trận (chúng tôi đang kiểm kê).
-          Rất nhiều súng cộng đồng và cá nhân bị tịch thu.
-          40 tù binh sông Hồng. Chúng tôi sẽ giao về…

Tiếng báo cáo chưa dứt, tiếng vỗ tay và hoan hô Nhảy Dù đã vang dội hội trường. Một bô lão la to: Sướng quá! Ước gì quân đội mình có 4 Sư Đoàn Dù, tin tưởng và hy vọng.

Từ Bộ chỉ huy Lữ đoàn 1, chúng tôi cho trực thăng ưu tiên giải giao năm tù binh đầu tiên về Bộ Tư Lệnh.

Khoảng 60 phút sau, trực thăng đáp xuống bản doanh Non Nước, ông Nguyễn Văn Huỳnh, Biệt Đội Trưởng Biệt Đội Quân Báo tới nhận tù binh.

Pháo 304 vẫn còn hoạt động.

Khoảng 2 giờ sau Lữ đoàn 1 cho biết đang bị pháo với cường độ mạnh.

Một trường hợp rất khít khao vì cũng vào lúc này, ông Biệt Đội Trưởng Huỳnh, chúng tôi vẫn thường gọi là ông Trùm, chạy đến trao cho tôi mảnh giấy: - Thưa thầy đây là tọa độ của pháo 304.

Hỏi: Làm cách nào ông Trùm biết là tọa điểm này?

Đáp: Trong năm tù binh mới đưa về, họ bị bắt ở những khoảng cách nhau trên trận tuyến, khi được hỏi pháo ở đâu? Có anh trả lời đàng sau, bên trái tôi 2, 3 cây số. Mấy anh còn lại cũng trả lời tương tự, anh thì ngay sau tôi v.v…

Ông Trùm nói tiếp: theo bản đồ, tôi kẻ những đường thẳng về sau từ tọa độ mà các đương sự bị bắt…Và thưa thầy đây là tụ điểm của các đường kẻ đó. Chúng tôi la lên: «Ngay boong, ông Trùm hay quá!». Chạy lại Tướng Lưỡng, chúng tôi đưa tọa độ pháo của 304, ông Lưỡng cũng sướng và la to: «cho pháo của nó câm họng».

Thế rồi từ Bộ chỉ huy/Pháo Binh Dù, Đại tá Nguyễn Văn Tường cho lệnh tất cả các pháo đội Dù khai hỏa T.O.T. vào tọa độ phòng 2 cung cấp. Sau pháo, đến bom của Không Quân. Chỉ vừa đúng 5 phút sau khi ngưng bắn, Lữ đoàn 1 Nhảy Dù báo cáo:

«Pháo địch đã hoàn toàn im lặng».

Sau đây là phần vấn đáp, giữa tù binh và chúng tôi vài ngày sau trận 1062.

Hỏi: Chúng tôi đang bị cầm chân tại đây bằng những sư đoàn hạng 2, 3. Tại sao 304 rảnh tay, không vào thẳng phương Nam mà lại mò lên 1062.

Đáp: Sư trưởng của chúng tôi (vc) nói, Sư Dù là Sư Mạnh của ngụy, ông muốn thử sức cho biết?

Hỏi: Qua trận này, các anh thấy sao?

Đáp: Sư 304 của chúng tôi, chưa bao giờ tù binh bị bắt nhiều như vậy. Lời đồn quả không sai. Sư Dù đúng là Sư Mạnh thật sự của ngụy.

TĐ8ND tịch thu gần 200 khẩu súng và bắt sống nhiều tù binh thuộc Trung đoàn Sông Hồng của Sư đoàn 304 (Điện Biên). Sau khi thu dọn chiến trướng, Đại Đội 83 của Hiệu rút lên đóng ở đỉnh 1063 ở Tây bắc, Đại Đội Đa Năng của Trung úy Nguyễn Đình Ngọc chiếm giữ phía Bắc (có tới 5 đỉnh chung quanh 1062), đại đội của Hùng ở lại phòng thủ 1062. Địch đã làm những hầm chữ A rất kiên cố, cùng nhiều giao thông hào trên đỉnh 1062 nầy; chính Thiếu tá Vân đã dùng một cái hầm rộng lớn và rất kiên cố làm TOC, tức Ban Chỉ Huy Tiểu đoàn phó.

Vừa dọn dẹp ăn cơm xong, khoảng 2 giờ chiều, địch đồng loạt khai pháo như để trả đũa vì bị bại binh tổn tướng, một viên đạn đại bác rớt ngay chỗ ĐU Hùng đang ngồi, tay anh còn còn đĩa cơm nguội;  cả thân mình anh bị hơi mạnh bắn văng xa, khủy tay bị gãy lìa, còn một mãnh đạn xuyên qua làm mù con mắt trái và chạm vào thần kinh não bộ!

Đại úy Hùng bất tỉnh mê man mãi tới khi về tới bịnh viện Cộng Hòa, 5 ngày sau phục hồi trí nhớ thì mới biết mình đã được Bác sĩ Tường mổ cấp tốc thay mắt tại Non Nước, Đà Nẵng; và khi anh vừa mới tỉnh đã thoi ba anh một thoi và đạp cậu anh một đạp!

Đầu óc mê man như người say rượu!!! Lúc địch pháo kích, Đại úy Hiệu vừa rời hầm chỉ huy đi chừng 30 thước và Thiếu tá Vân đang ở gần bên Hùng, vì nhanh chân phóng xuống hầm chỉ huy, nên thoát nạn! Tối đó Trung úy Phước bị hy sinh do nguyên trái B-40 của địch bò lên bắn trúng!

Nhờ Không Quân yểm trợ hữu hiệu, các phản lực cơ A37 đánh bom vô cùng chính xác, bom thả nhiều khi cách quân bạn không đầy 200 thước. Các pháo binh 105 ly của Tiểu đoàn Pháo Binh Dù và 155 ly của Quân đoàn 1 đã ngày đêm bắn quấy rối địch, đồng thời được các Đại đội Trinh Sát của Đại úy Vũ Văn Đức K22ĐL, xâm nhập sâu vào các khe núi tìm vị trí trú quân và những địa điểm đặt pháo của địch. Anh cung cấp nhiều tọa độ chính xác, Đức đã gọi pháo binh bắn đạn nổ chụp, tiêu diệt bộ chỉ huy trung đoàn địch và nguyên tiểu đoàn của Sông Hồng tại Đông Bắc 1062; khiến cấp chỉ huy địch bối rối và các ổ pháo địch bị phi pháo ta tiêu diệt lần hồi.

Ngoài ra các phi vụ «Hỏa Long» ban đêm mang tới những vùng ánh sáng làm cho những chiến sĩ phía dưới vững tinh thần, đồng thời kiểm soát được sự điều quân của địch bằng những phi cơ quan sát đêm.

Sau khi Tiểu đoàn 8 Dù chiếm được cao điểm chiến lược 1062, địch cố tung lực lượng hùng hậu phản kích định lấy lại đỉnh nầy nhưng chúng hoàn toàn thất bại. 

Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù do Trung tá Võ Thanh Đồng làm Tiểu đoàn trưởng và Thiếu tá Trương Văn Vân Tiểu đoàn Phó, được lệnh vào thay TĐ8ND. Vừa ở đồi 1062 khoảng 1 ngày thì TĐ3ND bị địch trở lại phản công ào ạt; chúng định tái chiếm đồi này bằng chiến thuật tiền pháo hậu xung (chúng đã dùng sơn pháo đặt ở sườn núi bắn trực xạ).

Chiều hôm đó, một buổi chiều nắng vàng và gió lộng, không còn tiếng nổ trong trận địa, những mỏm núi bốc lên những sợi khói nhỏ, nóng không phải vì hơi oi bức của mặt trời mà là âm ỉ của hơi thuốc súng chưa kịp tan.

- Thiếu tá, …binh sĩ truyền tin của TĐP Trương Văn Vân nói…Đại úy Đàng gọi.

- Trình đích thân, từ sáng giờ yên tĩnh nhưng binh sĩ tiền đồn thấy nhiều lá cây di động trông rất khả nghi.

Vân nói:

- Anh cho các con gài mìn claymore và canh gác cẩn thận, sẳn sàng tư thế phòng địch tấn công bất ngờ.

- Nhận rõ, đích thân.

Bỗng súng nổ liên hồi ở khu vực của Đại đội Đàng. Trong ráng chiều, TĐP Vân và BCH đứng trên đỉnh 1062 theo dõi chăm chú trận đánh của ĐĐ34. Cối 75 ly và sơn pháo 130 ly từ những cao độ phía Tây, Tây Bắc…xếp hàng diễn hành đi vào…

Đúng là tụi nó điên rồi, chẳng điều động, ẩn núp gì cả, «Điện Biên» cái gì thế nầy!!! Các chiến sĩ đồng đứng dậy khỏi giao thông hào chơi trò chơi mới: - Mầy bắn cái hầm có 3 thằng núp kia, nếu trật thì để tao.

Hai người lính của Đàng thách nhau dùng súng phóng lựu và M72 từ đồi cao 1063 bắn xuống. Trái đạn bay đi khoảng ngắn, đất cát bay lên, 3 lính Điện Biên mất hút trong bụi mù. Chết, sinh Bắc tử Nam, 3 cậu lính bỏ gia đình và quê hương trong đầu bị nhét đầy những chủ thuyết ngoại lai cùng bị bọn chóp bu lừa dối vào giải phóng đồng bào ruột thịt miền Nam vì dân chúng trong Nam đang đói rách không có chén để đựng cơm!

Cuộc tấn công kéo dài trong nhiều đợt, với chiến thuật biển người, địch đồng loạt tấn vông vào tuyến phòng thủ của Đại úy Ngụy Văn Đàng đang đóng tiền đồn tại đỉnh yên ngựa 1063 và đồi không tên.

Đỉnh 1062 trống trải cháy ngọn lửa điêu tàn…Và trong hoang vu hấp hối của cỏ cây đó, hằng trăm lính của Sư đoàn Thép Điện Biên, những bộ binh Bắc quân đã vang danh một thời cùng ào lên 1062 một lượt, những cặp chân đã vượt đèo Mụ Già qua Tchépone, Lao Bảo, những bàn chân rách nát chạy nhanh hơn, mau hơn; chúng giành giựt trên mảnh đất cằn cổi, tan hoang để tìm kiếm thức ăn! Họ tìm những bịch gạo sấy, thịt hộp, C ration. Cuối đường của giải phóng «Mỹ Ngụy»  là sự tranh giành những hộp thịt được làm tại Mỹ!!!

- Bom! Bom! Đốt cháy tụi nó cho hết. Trung tá Đồng nói như thét. – Yes sir! Anh sĩ quan liên lạc không quân vừa nghe được tiếng «Bom», và anh đã lập tức gọi 3 phi tuần khu trục đánh Napalm xuống sườn đồi.

Thiếu tá Vân nghe tiếng Đàng hét trong máy xin pháo binh và phi cơ dập lên đỉnh đồi, vì địch đã tràn ngập; hai bên phải đánh cận chiến bằng lưỡi lê và lựu đạn, nhưng địch nhiều quá giống như đàn chó săn đang đói, cứ liều chết nhào tới tấn công, Đàng và anh em trong Đại đội đã cầm cự, xông xáo, tả xung hữu đột, người nào trên mình cũng bị nhiều vết thương, áo ướt đầy máu. Đàng nguyên là sĩ quan cận vệ của Trung tướng Nguyễn Viết Thanh.

Sau khi pháo dứt, địch tràn lên thấy Đàng bị thương nặng còn ngất ngư vì trúng nhiều mảnh, anh dùng hơi tàn rút súng định tự sát, thì người anh bị đạn ghim như lông nhím, anh ngồi chết trân mà đôi mắt hãy còn trợn trừng như không khuất phục!!! Địch bị tiêu hao nhiều do đạn pháo TOT nên tức giận chĩa lưỡi lê đâm nát thân thể Đại úy Đàng! Thật là dã man hết sức, người chết rồi mà chúng cũng không bỏ qua!

Đại đội 34 của Đại úy Võ Thiên Thư, K25ĐL, lên tiếp ứng thì gặp địch tràn tới đánh tơi bời thật hung hiểm vô cùng. Trong khi địch hô: “Hàng sống chống chết”, nhưng Thư cứ hăng máu quạt AR16 và kêu pháo binh bắn đạn nổ chụp lên đầu để cùng chết chung với 5 phần địch 1 phần bạn! Một TĐ3ND mà cầm cự cả trung đoàn của Sư đoàn 304, chúng cho các đơn vị thay phiên tấn công gần 1 ngày. Các sĩ quan dũng mãnh của TĐ3ND như Đại úy Võ Thiên Thư, Tô Văn Nhị K26ĐL đã gọi pháo binh bắn lên đầu để cùng chết chung với hằng trăm xác địch.

Do áp lực địch quá mạnh, Tiểu đoàn đành phải rút ra để phi pháo dập ngày đêm. Mặc dù chúng đã chuẩn bị các « lô cốt» bằng những khúc cây kiên cố, nhưng quân ta rút lui để cho địch bị dụ vào đỉnh 1062, rồi dùng «hỏa công» đốt cháy toàn khu ác liệt này bằng bom Napalm và bằng các viên đạn lửa bắn vào bãi lau sậy.

Các loại CVT, cùng đạn ổ dọn bãi cho Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù vào thay (TĐ9ND vừa rút ra một ngày chưa kịp trang bị bổ sung đã được lệnh cấp tốc trở lại tiếp ứng TĐ3ND). Tiểu đoàn 9 cũng dùng chiến thuật dương Đông kích Tây, và nỗ lực chính kỳ nầy do Đại úy Tường, ĐĐT/ĐĐ93, và Trung úy Nhơn Đại Đội 92 tiến đánh từ trên cao xuống.

Bên sườn dốc đứng, Trung tá Nhỏ cùng Đại úy Trần Ngọc Chỉ cho bày binh bố trận rùm beng; khiến địch tưởng ta lên mặt nầy nên bắn giàn thung buộc giấy khiêu chiến: «Thách ngụy Dù lên đánh».

Tường biết địa thế 1062 kiên cố, hầm hố toàn bằng những thân cây rừng to lớn, phi pháo không làm gì được. Anh vội phóng lựu đạn cay và bình E8 để buộc địch chui ra khỏi hang rồi xin thả bom lửa Napalm đốt địch tan tành. Anh không dại xua quân vào miệng cọp, chỉ dùng đạn cay và bom Napalm; rồi bao vây chận nguồn nước và tiếp tế. Khiến địch chịu không nổi, chưa đánh đã tan. Ta và địch cứ giằng co chiếm qua chiếm lại mỗi bên 2, 3 lần và quân số 2 bên tiêu hao rất nhiều!

Đỉnh đồi 1062 lúc đầu toàn là rừng cây cổ thụ, sau những ngày hai bên thay nhau làm chủ, nay trở thành đồi trọc, sơ xác, tan hoang!

Lúc ban đầu, khi các chiến sĩ Dù vừa tới mục tiêu thì nhào lên dùng lựu đạn và súng cá nhân đánh giằng co cả tuần mà mới chỉ chiêùm được đỉnh cao 293. Lúc đó các đài kiểm thính nghe địch báo cáo thế nào không biết, mà Đài phát thanh Sài Gòn do Trung tá Lê Trung Hiền nói là quân Dù đã chiếm đỉnh 1062 và làm chủ tình hình Thường Đức. Vì thế Tướng Trưởng đôn đốc SĐND mau chiếm đỉnh 1062, kẻo báo chí ngoại quốc biết được thì mất thể diện Quốc Gia!

Tiểu đoàn 9 phải bằng mọi giá quyết xung phong nhào lên chiếm đỉnh nầy; nhưng gần 1 tuần lễ sau, với nhiều cuộc chiến đấu ác liệt bằng phi pháo, lưỡi lê, và lựu đạn, đã tiêu diệt toàn bộ địch trên đỉnh đồi. Các đơn vị chiếm được những đỉnh cao xung quanh 1062 nhưng với sự trả giá rất đắt! 3 sĩ quan của Đại úy Trọng bị hy sinh, Đại úy Tửu bị thương, các đại đội khác đều bị hao hơn phân nửa quân số!!!

Sau khi ra khỏi Hà Nha hơn 1 tháng Đại đội 15 của Đại úy Lộc và Thiếu tá Phú nhập vùng, biệt phái cho TĐ9ND. Riêng ĐĐ11 nghĩ được 2 tuần thì được lệnh di chuyển ra BCH/LĐ1ND, và tại đó được trực thăng Chinook bốc vào mục tiêu B tăng cường cho Thiếu tá Phú để thanh toán mục tiêu D1 và D2 nhằm giải tỏa áp lực cho TĐ9 đang ở 1062.

Thiếu tá Phú (Phú «Đen», K16TĐ) là một sĩ quan rất can trường và tháo vát, anh là một trong những con gà giỏi của Tướng Lưỡng khi ông còn làm Tiểu đoàn trưởng TĐ2ND, Phú xử dụng tối đa các phi tuần A37 (mà các ĐĐT rất sợ) vì độ chính xác thấp và các phi công ưa đánh từng chùm cho xong rồi rút nhanh sợ phòng không hoặc các súng địch ở những cao độ chung quanh. Nhưng Thiếu tá Phú vẫn quyết định dùng không quân tối đa, trong lúc họp, Đại úy Thế đề nghị đánh địch bất ngờ và kín đáo bằng cách đi vòng qua thung lũng thay vì đi theo yên ngựa (do kinh nghiệm lần trước tấn công mục tiêu B và C).

Thiếu tá Phú theo kế hoạch nầy lệnh cho ĐĐ11 và ĐĐ15 xuyên qua thông thủy tiến sâu về phía Bắc, rồi bất thần quay lại tấn công chớp nhoáng vào D1 và D2. Vì hướng tấn công ngoài sự tiên liệu, địch chỉ chú trọng phòng thủ hướng về 1062, nên chỉ tới trưa là ĐĐ15 thanh toán xong D1 và ĐĐ11 chiếm xong D2 với tổn thất được xem như nhẹ, kết quả: - ĐĐ15 bắt sống 2 tù binh, tịch thu 2 thượng liên và một số súng cá nhân; - ĐĐ12 tịch thu 1 súng cối 61 ly và một số súng cá nhân.

Sau đó địch rút chạy vì chịu không nổi phi pháo của ta ngày đêm dập vào các điểm trú quân của họ. Bộ chỉ huy địch thấy khó giữ 1062, nên ra lệnh rút lui trong đêm tối; rồi bọc qua sông Vu Gia, đánh bất ngờ vào Bộ chỉ huy của Tiểu đoàn 2 Nhảy Dù đóng gần Hà Nha. Trung tá Nguyễn Đình Ngọc TĐT K19ĐL, lúc đó đang đi phép vì ông thân sinh vừa qua đời. Thiếu tá Trần Công Hạnh K20ĐL, xử lý TĐT, cùng Đại úy Nguyễn Hiền Triết, trưởng ban 3, đóng ở làng Hà Nha 1, còn Thiếu tá TĐP Nguyễn Văn Phương, chỉ huy 2 Đại đội ở bên kia sông, phải tả xung hữu đột mới phá được vòng vây!

Sáng hôm sau, Phương cho các đại đội tung người ra lục soát, cánh Chuẩn úy Tạ Thái Bảo dẫn trung đội tiến tới chiếm cái chốt mà địch đã đặt thượng liên bắn vào TĐ2. Vừa báo cáo chiếm chốt xong thì nghe tiếng «Ầm» tiếp theo là bụi cát bay mù nơi chốt anh vừa chiếm; Chuẩn úy Bảo bị hy sinh bởi quả đạn 75 ly hoặc sơn pháo bắn trực xạ từ đỉnh đồi cao gần chân đèo Thường Đức.

Địch chiếm lại chốt đó và lại đặt súng đại liên bắn vào quân ta. Phương phái Thiếu úy Tăng Thành Lân chỉ huy trung đội đánh cái chốt trên cái đồi nhỏ; Lân gọi pháo binh dập nát rồi dẫn quân xung phong tiêu diệt toàn bộ địch trên cao địa nầy, anh chuẩn bị lại hầm hố cẩn thận đề phòng địch phản công. Nhưng khoảng 20 phút sau, địch lại bắn sơn pháo «cấm chỉ»  ngay đồi «máu» và Lân cũng bị hy sinh giống như  Chuẩn úy Bảo!!!

Phương lập tức kêu phi pháo đánh vào điểm đặt súng của địch, hai bên giằng co nhưng không ai thèm đến vùng tử địa đó nữa!

Vài hôm sau, khi Tiểu đoàn được lệnh chiếm đỉnh 126 để bảo vệ đèo Thường Đức và gặp sự kháng cự mạnh mẽ của địch đang bám trụ tại đây. Sau nhiều đợt xung phong của các chiến sĩ TĐ2ND, địch đành phải rút chạy bỏ lại hằng chục vũ khí đủ loại, nhưng ta cũng bị hy sinh ba sĩ quan tài giỏi là Trung úy Thịnh, Thiếu úy Trần Đại Thanh, và Lê Hải Bằng (Thành và Bằng là 2 bạn cùng khóa 26 VBĐL)!!! Sau đó Hạnh lên nắm Tiểu đoàn trưởng thực thụ và bạn cùng khóa 20 Trần Tấn Hòa về làm Tiểu đoàn phó.

Tiểu đoàn 7 Nhảy Dù do Thiếu tá Nguyễn Lô làm Tiểu đoàn trưởng, K18ĐL và Thiếu tá TĐT Quý, từ TĐ1 trở về, được lệnh nửa đêm cấp tốc tiến đánh suối Ba Khe. Các chiến sĩ Dù dùng thuật «dương Đông kích Tây» cho chủ lực đánh bọc phía sau lưng khiến địch rối loạn hàng ngủ, rút chạy, để lại hơn 200 vũ khí đủ loại, phá hủy kho tàng hầu cần và bị tiêu diệt toàn bộ ba tiểu đoàn. Đại úy Tú Trinh, người hùng diệt tăng Quảng Trị, đã bị thương ở trận nầy! Trước đó Nguyễn Lô đã đứng trên đỉnh Đông Lâm thuộc dãy Sơn Gà tuyên bố nhất định chiến thắng để mừng Tết và anh đã thực hiện lời nói một cách quá xuất sắc!
Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù lên 1062 thay cho TĐ9ND rút về Non Nước dưỡng quân và tái trang bị.

Tình hình Nam đèo Hải Vân được hoàn toàn yên tỉnh, không có một tiếng pháo kích nào của địch, và kéo dài như vậy cho đến khi Sư Đoàn Nhảy Dù được lệnh rút toàn bộ về Nam (kể cả Lữ đoàn 2 ở phía Bắc đèo Hải Vân).

***

Qua tuyệt phẩm 1062 của Sư Đoàn Dù, hẳn Sư Trưởng Thép 304 Trương Công Phê đã hài lòng về nhận định rất đúng của mình. Sư Trưởng Phê dặn dò Sông Hồng trước khi lên chạm tuyến: «Sư Dù là Sư mạnh của ngụy. Phải cẩn thận!»

Đúng vậy, thưa Sư Trưởng Thép 304, móng vuốt của Mãnh Sư Việt Nam Cộng Hòa đã bẻ gãy Thép của ông rồi.

***

Ông Đội Đèn báo cáo số tù binh của 304 về Bộ Tư Lệnh/Quân Đoàn I. Mấy hôm sau, chúng tôi cho tù binh lên xe GMC, 40 anh gần đầy xe, thì có một ông Mỹ thuộc Tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại Đà Nẵng, ông Paul V. Tracy, chạy tới hỏi: Có thật là tù binh thuộc 304 không?

Chúng tôi chưa tin như vậy (ngây thơ mà gian trá).

- Đấy, họ đang trên xe, chúng tôi giải giao về Phòng 2/Quân Đoàn I, ông lại phối hợp với QĐ và tìm xem họ có đúng thuộc 304 không? Nếu đúng, tôi nghĩ ông phải bồi thường danh dự cho chúng tôi vì mấy ông nghĩ là nói dối chăng? (thủ đoạn của Mỹ).

Ngay chiều hôm đó, Paul V. Tracy quay lại nói: Đúng rồi, họ thuộc 304, đây để chuộc lỗi hoài nghi của chúng tôi, xin tặng cho đơn vị bắt được tù binh, cứ mỗi tù binh là 1000$ (hay 2000$ gì đó lâu quá rồi không nhớ rõ).

Chúng tôi báo cáo với Tướng Lưỡng chuyện này và Tướng Lưỡng nói: Nhờ ông Đội Đèn trao cho Đào Thiện Tuyển Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù đang dưỡng quân tại Đà Nẵng.

***

Trận chiến tại Thượng Đức với cái nhìn đa diện, thật tàn bạo, nhưng cũng đầy tình người. Một lần, sau một đêm dài không chiếm lại được ngọn đồi, trời mờ sáng,Việt cộng bỏ chạy. Nhưng không kịp nữa, phản lực cơ xuất hiện, rồi pháo binh nã tới, địch quân hoảng sợ chạy tán loạn, chạy cả về phòng tuyến của quân ta, ở phía Đông quận Thượng Đức. Một số trên tay không vũ khí, chỉ còn lại cái quần đùi duy nhất mặc trên người, được các chiến sĩ ta tha chết cho chạy ngược trở lại. Nhưng từ phía xa xa, ở lưng chừng một sườn núi, các chiến sĩ Mũ Đỏ nhìn thấy các chiến hữu của mình trong một Tiểu đoàn khác, đóng tiền đồn, chiến đấu hết đạn, đang dùng báng súng đánh lại Vc, cười vang cả núi rừng, trước khi đưa tay cho địch trói, và để chúng lột bộ đồ rằn ri vứt đi. Việt cộng gom tù binh, hai tay bị trói thúc ké, cởi trần, mặc quần “xà lỏn”, bắt chạy theo chúng. Nhưng rồi những quả đại bác không biết từ đâu nã tới. Những xác người tung lên. Không biết “ai là thù, ai là bạn” nữa!

Người Bác sĩ Quân Y khi té xuống một hố chiến đấu, trên đỉnh 1062, một vòi máu phọt trúng người ông, sau đó là những tiếng rên la đau đớn. Ông biết người thương binh Vc sắp chết, nhưng vẫn lần mò “túi đồ nghề“ để khâu lại chỗ vòi máu chảy. Những lúc pháo của địch ngưng trong chốc lát, ông cùng Trung đội Quân Y kéo những xác người trong giao thông hào, “lớp ta, lớp địch” chồng chất lên nhau, và ở trên mặt đồi, đào những hố lớn rồi chôn tập thể.

Những người lính Nhảy Dù từ những đỉnh cao, những triền núi, trong lúc tạm yên tiếng súng, thường nhìn về phía sông Vu Gia với rặng cây rừng rũ xuống. Những buổi sáng cuối năm sương mù che kín giòng nước, buổi chiều khi hoàng hôn xuống, nắng quái loang loáng trên mặt sông, thật kỳ ảo, cô liêu và tịch mịch. Miền Trung với những con sông tên thật đẹp. Sông Hương tại Huế, sông Bồ nhìn ra Phá Tam Giang, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Vu Gia…Tên mỗi con sông đều gắn liền với những thời điểm, những địa danh, vết tích của chiến tranh, và của hận thù: Tết Mậu Thân, Dẫy Phố Buồn Hiu, Đại Lộ Kinh Hoàng, Cổ Thành Quảng Trị.

Trận chiến tại Thượng Đức cũng đã làm rung chuyển, bàng hoàng bọn đầu sỏ chỉ đạo chiến tranh Cộng sản Hà Nội. 1 Lữ đoàn Nhảy Dù tăng cường đã chiến đấu ngang ngửa với gần 3 Sư đoàn quân chính quy Bắc Việt trong nhiều tuần lễ. Những thiệt hại của hai bên thật là khủng khiếp. Một người lính Việt Nam Cộng Hòa được đổi với 9 hoặc 10 lính cộng sản Bắc Việt. Và số thương vong các đơn vị của ta trong trận này, lên đến trên 50 phần trăm quân số tham chiến!

Mũ Đỏ Trương-Dưỡng, Đội Đèn (Trung Sĩ Nhất Nguyễn-Văn-Đèn) và Phạm Huấn đồng tác giả.

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site