lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

quốc kỳ việt nam

Là Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa,

Điều 1: Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sự sống còn của Tổ Quốc, của gia đình và của chính bản thân tôi.

Điều 2: Tôi tuyệt đối chấp hành các mệnh lệnh của cấp chỉ huy, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu tuyên truyền chia rẽ của giặc cộng.

Điều 3: Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào.

Điều 4: Tôi luôn tâm niệm hành động làm mất lòng dân là xua dân về phía giặc cộng, là tự sát.

Điều 5: Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch (VC), không ngược đãi đánh đập họ, không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù.

Điều 6: Thực hiện các điều trên là tôi tích cực xây dựng tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho toàn dân, tôi sẽ được đền bù bằng sự cảm mến và biết ơn của Đồng Bào.

---------------

quân sự việt nam, địa phương quân, nghĩa quân quân lực việt nam cộng hòa

Trận Đánh Đồn Nghĩa-Quân Bà Tà Năm 1965

Zoãn-Bình Gò-Gông (đặc phái viên Việt Nam Thông Tấn Xã) tại mặt trận - 1965

2 giờ đêm 25/7/65, Tiểu đoàn chính qui 506 Việt cộng phối hợp với Ðại đội C52 và các đơn vị cơ động tỉnh, đã mở đầu «tác xạ tập trung-cùng một lúc- pháo kích ồ ạt 3 vị trí của ta là quận lỵ Bình Chánh, đồn Tân Nhật và đồn Bà Tà».

Sau 40 phút dùng «lưới lửa mưa đạn », địch tung ra từng đợt «biển người», xung phong bốn mặt, đánh vào hai đồn Bà Tà, Tân Nhật. Ðịch gọi là kế hoạch «Tiến tác tập trung» tức mở đầu tác xạ tập trung và «hậu xung tứ diện», tức xung phong đánh bốn mặt, dùng chiến thuật «biển người» ồ ạt tràn vô đồng.

Các chiến sĩ phòng thủ nghe rõ bọn chỉ huy Việt cộng la hét trong máy ra lệnh : - Tiến tác tập trung, hoàn tất, tốt. Tuyến đầu chuẩn bị xung phong chánh diện…Ðịch và ta xáp lá cà. Quân số địch đông gấp mười lần lực lượng phòng thủ. Dù vậy, chiến sĩ đồn trú đã quả cảm đánh địch đến viên đạn cuối cùng.

Ðặc điểm cần nói ngay là trong trận đánh nầy quân ta một chọi mười, và chiến sĩ ta đánh bằng hỏa lực của mình chứ không có pháo binh hỗ trợ. Phi cơ cũng không oanh tạc mà chỉ thả bom soi sáng vì địch và ta lẫn lộn ngay từ phút đầu nổ súng. Ðịch bố trí theo kế hoạch «cận chiến» tức nằm sát, bám sát và đánh sát. Lối đánh này nhằm làm cho phi pháo ta khó hoạt động.

Do đó, sức đối kháng dũng mảnh của chiến sĩ giữ đồn quả đáng đề cao vì tinh thần đánh địch thật là tuyệt vời. Các binh sĩ bắn địch đến hết đạn, rồi quay sang dùng trận mưa lựu đạn diệt xung kích vc và chận địch từng chỗ, từng hầm. Máu địch loang lỗ khắp đó đây. Nhiều mảnh thịt, với những mảnh tóc vc mắc toòng teeng trên hàng rào kẽm gai…

Ðiều phải nói ra là tinh thần quyết chiến, quyết thắng và quyết sống chết với địch của các binh sĩ Bà Tà, Tân Nhật trong trận đánh ác liệt đêm 25/7, mà một số dân thủ đô đã bừng thức giấc vì tiếng súng nổ rền vang.

Ðây Bà Tà

Chúng tôi đến quận Bình Chánh vào buổi chiều 26/7. Theo sự chỉ dẫn tại đây, chúng tôi trở ngược lại Bình Ðiền rồi tới Chợ Ðệm vì đường đi Bà Tà chỉ có thể bằng đường thủy. Chúng tôi xin đi nhờ một đơn vị tuần giang, với một số giang đỉnh tiến vào trận địa.

Tân Nhật và Bà Tà là hai tiền đồn của quận lỵ Bình Chánh. Ngoài nhiệm vụ tuần tiểu ngăn chặn địch xâm nhập từ Hậu Nghĩa lén lút sang vùng Gia Ðịnh, hai vị trí nầy còn có nhiệm vụ «giữ an ninh xa» cho Bình Ðiền.

Ðồn Tân Nhật cách quận Bình Chánh ngót 6 cây số và đồn Bà Tà cách quận trên 7 cây số tính theo đường chim bay. Quận Bình Chánh cách thủ đô Sài Gòn lối 12 cây số. Cả hai đồn đều đóng trên con Kinh Sáng. Sự giao thông dùng bằng đường thủy. Thiếu úy Lữ Ðức Quảng chỉ huy trưởng Bà Tà. Thiếu úy Ðàm Phước Lý, trưởng đồn Tân Nhật.

Hai vị trí nầy nằm sát ranh giới tỉnh Hậu Nghĩa thuộc tổng Long Hưng Hạ.

Từ Chợ Ðệm, lối ngã ba sông Vàm Cỏ Ðông, chạy theo Kinh Xáng qua Rạch Tám, đến rạch Ông Hàn thì tới đồn Tân Nhật. Vẫn theo con kinh nầy chạy thẳng lên chừng một cây số nữa thì tới đồn Bà Tà.

Vị trí bố phòng theo hình tam giác. Thoáng nhìn qua chúng tôi đếm được đúng mười vòng chướng ngại vật. Phía ngoài cùng là dây thép gai gài mìn chằng chịt – chuột chạy qua cũng nổ tung – Tiếp đến hào sâu, rồi lại tới hàng rào lựu đạn cài, ở giữa là hầm chông, cứ thế thu hình thành vòng trôn ốc, mìn, chông, hầm, bẫy lựu đạn rồi lại mìn…Mỗi góc đồn đặt 1 ổ đại liên. Chu vi đồn rộng lối 250 thước vuông. Lô cốt đại liên xây bằng xi măng cốt sắt. Rải rác trong đồn, vết đạn bích kích pháo cấy đất lên thành từng hố nhỏ.

Theo lời một sĩ quan cho biết, địch thường lẫn quất tại Rừng Chàm, Bà Vụ nơi đây có Tiểu đoàn 506 Vc – một đơn vị chính qui đã từng nếm mùi thất bại tại trận Cầu An Hạ – phối hợp với đại đội C52 vẫn ẩn náu tại Rừng Chàm, Rau Răm, cách hai đồn của ta lối 6 cây số đường chim bay.

Nhờ địa hình chi chít rạch và kinh, đồng thới khu Rừng Chàm rộng mênh mông rậm rạp, nên sự tập trung chớp nhoáng của địch khiến cho ta rất khó kiểm soát.

2 giờ sáng chủ nhật (25/7), địch mởi màn pháo kích dữ dội vào quận lỵ Bình Chánh, liền đó chúng bắn đại liên và súng cối 81 ly vào hai đồn Tân Nhật, Bà Tà.

Vì ở quận lỵ đang chống trả phản pháo kích địch, nên hai đồn Tân Nhật, Bà Tà đều đã chiến đấu độc lập với hỏa lực sẳn có của mình. Dù vậy, chỉ chừng 20 phút sau, máy bay thả bom soi sáng đã đến ngay vị trí, nhờ thế tinh thần chiến sĩ ta bừng lên phấn khởi. Thêm nữa, nhờ công sự kiên cố, súng cối 81 ly của vc không đủ khả năng làm hư hại các lô cốt phòng thủ của ta, nên bên trong hầm chiến đấu vững như thành, các xạ thủ đại liên vẫn say sưa bóp cò hạ địch.

Ðạn bích kích pháo của vc chỉ có thể rớt trúng hố cá nhân nào, thì mới gây tử thương cho 1 binh sĩ bố trí tại đó mà thôi. Nhưng sau 40 phút dùng lưỡi bắn như mưa rào, các chiến sĩ của ta vẫn chưa sứt mẻ một người nào…tất cả đều vẫn an toàn nằm chờ địch xung phong.

Thiếu úy Lữ Ðức Quảng, chỉ huy đồn, di động dưới hỏa lực địch để bò tới sát từng ổ súng máy của ta, ra lệnh cho các xạ thủ tiểu liên chỉ khai hỏa khi địch xung phong. Các thùng lựu đạn được mở sẳn…chờ địch xung phong.

Kém 5 phút đầy 3 giờ sáng. Khi vc bắn trúng dẫy nhà gia đình binh sĩ, lửa vừa bốc cháy sáng rực thì cũng là lúc địch ra lệnh xung phong đợt thứ nhất, ào ào lao vào 3 mặt đồn.

Các vị trí đại liên của ta vẫn bình tỉnh nhả đạn. Lệnh chỉ huy cấp tốc cho biết, dù dãy nhà gia đình binh sĩ phát hỏa, nhưng các vợ con binh sĩ đã ra nằm tại hầm trú ẩn.

Vững tâm chiến đấu, các binh sĩ nổ súng như điên vào làn sóng «biển người» chưa nhào tới đã ngã gục vắt ngay ở hàng rào.

Sau 2 giờ chống trả kịch liệt, địch tràn ngập vào một mặt đồn vì cây đại liên này đã hết đạn. Binh Nhì Nguyễn Duy Anh xạ thủ đại liên, đã bình tỉnh chôn dấu súng rồi rút khỏi lô cốt, dùng súng cá nhân của người bạn phụ trách truyền tin đã tử trận, để tiếp tục chiến đấu. Súng cá nhân lại hết đạn, chiến sĩ Nguyễn Duy Anh hai tay hai lựu đạn nhào về phía địch tung từng trái nổ tung. Anh đã ngã gục ngay tại cửa đồn sau khi đã thanh toán đoàn xung kích địch đang loay hoay tháo cửa chính nhảy vào đồn.

Tất cả 4 chiến sĩ sử dụng 4 đại liên trong đó có Nguyễn Duy Anh, anh Thành, anh Dân và cả anh Bá đều bắn hết đạn, đành phải dấu súng rồi chiến đấu bằng súng cá nhân và lựu đạn. Nguyễn Duy Anh đã anh dũng hy sinh cùng với Thiếu úy Lữ Ðức Quảng, chỉ huy trưởng Bà Tà.

Tất cả 4 cây đại liên vẫn còn nguyên và được quân tiếp viện tới tăng cường thu lại đủ. Mỗi khẩu đã bắn hết 40 hòm đạn, mỗi hòm 250 viên. Sự kiện đó, chứng tỏ địch vẫn chưa giải quyết nổi chiến trường.

Thiếu úy Lữ Ðức Quảng đã cầm cự tới phút sau cùng, dù 2 lô cốt đã im tiếng súng vì đại liên hết đạn. Nhưng chỉ còn một số tổ rút về lô cốt thứ ba với cây trung liên quay vào sân đồn bắn đoàn xung kích địch. Thiếu úy Quảng đã oai dũng nhắm mắt vì bộc phá địch.

Sau hai giờ kịch chiến, địch vẫn không sao làm chủ chiến trướng nên đã lật đật rút lui, mang theo 7 xác chết và thương binh vc. Máu, băng bông nằm rải rác dọc con Kinh Xáng.

Ðịch chết nhiều, nên trước khi rút lui, chúng đã cuồng dại bắn cả trẻ em: 4 đứa trẻ em còn bồng trên tay mẹ đã bị bọn khát máu dùng tiểu liên hạ sát. Năm phụ nữ bị chúng giết chết.

Về phía đồn Tân Nhật, Thiếu úy Ðàm Phước Lý, đồn trưởng cũng đã anh dũng tử trận sau 90 phút chỉ huy các binh sĩ đồn trú đánh địch đến cùng.

Chúng tôi bâng khuâng trở về sau 30 phút ở đồn Bà Tà. Khi chia tay các chiến sĩ anh dũng tại đây, câu căn dặn cuối cùng mà chúng tôi ghi nhớ là:

quan su viet nam, đàm phước lý, lữ đức quảng

1/ Thiếu úy Ðàm Phước Lý tử trận tại đồn Tân Nhật (hình bên trái) - 2/ Thiếu úy Lữ Đức Quảng anh dũng chết theo đồn Bà Tà (hình bên phải)

«Lữ Ðức Quảng, Ðàm Phước Lý, xạ thủ đại liên Nguyễn Duy Anh, những cái tên bất diệt ấy rất xứng đáng được đặt cho các đoàn «Thanh Niên Trừ Gian» tại Thủ Ðô! Các nhà báo hãy viết lên mặt báo bằng chữ hoa tô đậm nét: «LỮ ÐỨC QUẢNG, ANH HÙNG BÀ TÀ. ÐÀM PHƯỚC LÝ, ANH HÙNG TÂN NHẬT và người chiến sĩ Binh Nhì anh dũng NGUYỄN DUY ANH».

Zoãn Bình -1965

Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site