lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Ba Tiến Sĩ cãi về Biển Đông

Lữ Giang

Đài RFA hôm 7.2.2011 đã phổ biến bài “Học giả Việt Nam và Na Uy tranh luận về đường lưỡi bò”. Trong bài này, phóng viên Quỳnh Chi đã phỏng vấn Tiến Sĩ Phạm Quang Tuấn về cuộc tranh luận giữa ông và Tiến Sĩ Stein Tonnesson về đường lưỡi bò mà Trung Quốc đã vẽ ra. Trước đó, chúng tôi cũng đã đọc bài “Những yêu sách về biển của Trung Quốc và những ý đồ khó lường” của Tiến sĩ Lê Văn Út gởi Tiến sĩ Phạm Quang Tuấn về vấn đề này được đăng trên levanut.wordpress.com.

Câu chuyện tranh luận xoay quanh bài thuyết trình của giáo sư Tô Hảo (Su Hao), Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu quốc tế thuộc trường Đại Học Ngoại Giao Trung Quốc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế ở Washington trong hai ngày ngày 20 và 21.6.2011. Trong bài này ông tuyên bố rằng Trung Quốc đã có chủ quyền về lịch sử không chối cãi đối với Biển Đông từ 2000 năm về trước.

Chúng tôi thấy có ba vấn đề căn bản cần được làm sáng tỏ:

(1) Trung Quốc đã dựa vào đâu để đưa ra đường lưởi bò và coi vùng biển trong đường đó là “ao nhà” của Trung Quốc.

(2) Các luật gia quốc tế đã dựa vào những yếu tố nào để cho rằng tuyên bố của Trung Quốc không hợp với Công Ước LHQ về Luật Biển 1982.

(3) Mỹ sẽ can thiệp vào Biển Đông trong trường hợp nào và trong giới hạn nào.

Đây là những vấn đề khá phức tạp, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng giản dị hoá.

Tuy nhiên, trước khi trình bày lại những điểm căn bản này, chúng tôi xin giới thiệu qua về ba ông tiến sĩ đang tranh luận và những điều họ muốn nói.

TRANH LUẬN GIỮA BA TIẾN SĨ

Theo giới thiệu, ông Phạm Quang Tuấn tốt nghiệp tiến sĩ ngành công nghệ hóa tại Đại học Canterbury University, New Zealand, năm 1976. Hiện ông đang làm việc tại Khoa Công nghiệp Hóa học thuộc Đại học New South Wales ở Úc.

Ông Stein Tonnesson tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Oslo, Na Uy, năm 1991 với luận án về “Cuộc Cách Mạng Tháng 8 của Việt Nam”. Hiện ông là giáo sư nghiên cứu của Viện nghiên cứu Hoà bình ở Oslo, và đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu về hoà bình khu vực Đông Á thuộc Đại học Uppsala, Thụy Điển.

Ông Lê Văn Út là Tiến sĩ toán học tại Đại Học Oulu, Cộng Hoà Phần Lan.

Ông Phạm Quang Tuấn cho biết sau hội nghị quốc tế lần thứ 3 về “Hợp tác vì Sự phát triển và An ninh trên biển Đông” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 3 – 5.11.2011, ông đã phát hiện chi tiết hết sức kỳ quặc trong bài báo cáo của ông Stein Tonnesson liên quan đến đường lưỡi bò của Trung Quốc. Ông Tonnesson cho rằng Trung Quốc không hề đòi hỏi vùng biển ở trong đường lưỡi bò. Trung Quốc chỉ đòi hỏi những đảo cũng như những vùng biển xung quanh đảo trong đường lưỡi bò theo luật quốc tế mà thôi. Theo ông Tuấn, Trung Quốc không dám lên tiếng nói thẳng họ đòi hỏi cả vùng biển trong đường lưỡi bò vì nó trái với luật pháp quốc tế. Cho nên, thay vào đó, họ để cho các học giả, báo chí tuyên bố là đó là vùng biển của họ. Nếu mình phản biện lại thì họ không cần trả lời nhưng sau 20 hay 30 năm, họ có thể dùng những tuyên bố này để khẳng định chủ quyền của họ.

Ông Lê Văn Út cho biết ông đã theo dõi cuộc trao đổi giữa hai giáo sư Stein Tonnesson và Phạm Quang Tuấn và tuyên bố: “Tôi đồng ý với quan điểm của giáo sư Phạm về đường chữ U.”

QUAN ĐIỂM CỦA TRUNG QUỐC

Trong bài “Những yêu sách về biển của Trung Quốc và những ý đồ khó lường” ông Lê văn Út đã cho trích lại nguyên văn lời tuyên bố của giáo sư Tô Hảo (Su Hao), tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế ở Washington như sau:

Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] đã được phát hiện và khai thác bởi người dân Trung Quốc cổ đại, và sau đó được quản lý một cách hiệu quả bởi chính phủ Trung Quốc. So với các nước láng giềng, Trung Quốc có rất nhiều hồ sơ lịch sử để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình trên biển Đông và hầu hết các đảo trong khu vực đó”.

Dựa vào căn bản pháp lý nào, Trung Quốc đưa ra lời tuyên bố về chủ quyền Biển Đông nói trên?

1.- Một căn bản pháp lý đã lỗi thời

Như chúng tôi đã nói, Trung Quốc quan niệm rằng vùng nước do con đường chữ U bao bọc được coi là “vùng nước lịch sử” (historic water) và là nội thủy (internal water) của Trung Quốc, theo đó tất cả các đảo, đá, bãi ngầm, vùng nước nằm trong con đường đó đều thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Nói cách khác, Trung Quốc coi Biển Đông chỉ là vùng “ao nhà” của Trung Quốc.

Quan niệm “vùng nước lịch sử” (historic water) này lấy ở đâu ra? Trong luật quốc tế về biển năm 1958 cũng như năm 1982 không hề nói đến “vùng nước lịch sử”. Người ta chỉ tìm thấy nó trong phán quyết ngày 18.12.1951 của Toà Án Công Lý Quốc Tế (International Court of Justice) xét xử vụ tranh chấp giữa Anh và Na Uy về vùng đánh cá. Trong phán quyết này tòa đã nói đến “quyền sử hữu lịch sử” (historic title) của Na Uy. Nhưng quan niệm này đã bị các công ước về luật biển sau này bác bỏ.

2.- Bác bỏ quan niệm “vùng nước lịch sử”

Hội Nghị LHQ về Luật Biển ngày 27.4.1958 đã ra nghị quyết yêu cầu Đại Hội Đồng LHQ cho nghiên cứu về “chế độ pháp lý của vùng nước lịch sử” (the juridical regime of historic waters), kể cả các “vịnh lịch sử” (historic bays).

Theo Niên giám của Uỷ Ban Luật Quốc Tế năm 1962, Vol. II, khái niệm "vùng nước lịch sử" “có gốc trong thực tế lịch sử mà các quốc gia thông qua các thế hệ khẳng định và duy trì chủ quyền trên vùng biển mà họ coi là quan trọng đối với họ, không chú ý nhiều đến ý kiếnkhác nhau và thay đổi về những gì mà luật pháp quốc tế nói chung có thể quy định liên quan đến việc phân định lãnh hải”.

(Juridical Regime of Historic Waters, including Historic Bays, Yearbook of The International Law Commission 1962, Volume II, p. 1 – 26)

Nói một cách vắn tắt, “vùng nước lịch sử” là vùng biển mà một quốc gia đã chấp hữu qua nhiều thế hệ và trở thành vùng sống còn của quốc gia đó.

Trong các cuộc họp về dự thảo Công Ước LHQ về Luật Biển từ năm 1973 đến năm 1982, Colombia đã yêu cầu đưa “vùng nước lịch sử” và “vịnh lịch sử” vào dự thảo công ước, nhưng LHQ không xét. Cuối cùng, Ủy Ban Luật Quốc Tế của LHQ đã quyết định không đưa chế độ “vùng nước lịch sử” và “vịnh lịch sử” vào Công Ước LHQ về Luật Biển năm 1982, có lẽ vì các lý do sau đây: Chế độ “vùng nước lịch sử” và “vịnh lịch sử” rất mơ hồ và có thể đưa tới những tranh chấp chính trị. Luật Biển mới đã ấn định lãnh hãi rộng đến 12 hải lý (thay vì 3 hải lý như cũ) và vùng đặc quyền kinh tế đến 200 hải lý, nên chế độ “vùng nước lịch sử” và “vịnh lịch sử” không cần thiết nữa.

Nay Trung Quốc đi lượm lại một chế độ pháp lý về luật biển đã bị Công Ước LHQ về Luật Biển 1982 loại bỏ để xác định chủ quyền của họ trên Biển Đông. Đây là một chuyện lố bịch.

Trên thực tế, Trung Quốc cũng không chứng minh được sự chấp hữu liên tục, không gián đoạn và yên ổn của Trung Quốc trên Biển Đông trong lịch sử.

Ông Phạm Quan Tuấn cho rằng Trung Quốc đã để cho các học giả, báo chí tuyên bố Biển Đông là vùng biển của họ. Nếu mình phản biện lại thì họ không cần trả lời nhưng sau 20 hay 30 năm, họ có thể dùng những tuyên bố này để khẳng định chủ quyền của họ.

Chúng tôi không tin như vậy. Trung Quốc thừa biết không có căn bản nào của luật quốc tế có thể giúp Trung Quốc dựa vào đó tuyên bố chủ quyền của họ trên toàn Biển Đông. Muốn chiếm đoạt nó, chỉ còn một cách là dùng sức mạnh. Pháp dùng sức mạnh để khống chế Biển Đông 70 năm và Mỹ 20 năm. Nay Pháp và Mỹ đã rút ra, tại sao Trung Quốc không thể vào thay họ? Trung Quốc chưa làm được chuyện này vì Trung Quốc chưa đủ sức mạnh. Ngày nào có đủ sức mạnh, Trung Quốc sẽ không từ bỏ tham vọng của mình.

TẠI SAO MỸ NHẢY VÀO?

Nếu Trung Quốc coi Biển Đông như “ao nhà” của Trung Quốc thì thông lộ quốc tế trên biển Biển Đông từ Ấn Độ Dương đi lên vùng biển Nhật Bản sẽ không còn nữa. Biển này sẽ trở thành như một thứ “nội thủy” (internal water) của Trung Quốc. Các tàu thuyền nước ngoài khi đi qua vùng này bị đặt dưới thẩm quyền tuyệt đối của Trung Quốc về trật tự, an ninh, cảnh sát, y tế, hàng hải. Trung Quốc có quyền khám xét trên boong.

Dĩ nhiên là Hoa Kỳ và các nước trên thế giới không bao giờ chấp nhận các quyền này của Trung Quốc. Lập trường của Hoa Kỳ từ lâu và được ông ông Kurt Campbell, Trợ Lý Ngoại Trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, xác định lại hôm 24.6.2011 trong cuộc gặp gỡ giữa Mỹ và Trung Quốc tại Honolulu: 

"Chúng tôi đã nói rất rõ ràng rằng Hoa Kỳ sẽ không có lập trường nào trong các vấn đề chủ quyền ở đây. Nhưng chúng tôi cũng có những nguyên tắc mạnh mẽ được thiết lập lâu dài về việc duy trì tự do hàng hải, thương mại tự do và không bị cản trở pháp lý cũng như duy trì hòa bình và ổn định."

Hôm 16.11.2011, khi viếng thăm Úc và tuyên bố tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Úc, Tổng Thống Obama đã nói một cách mạnh mẽ:

"Chúng tôi sẽ giữ vững khả năng đặc biệt nhằm thể hiện sức mạnh và đập tan các đe dọa cho hòa bình.”

Rõ rằng là Hoa Kỳ có quyết tâm ngăn chận Trung Quốc biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc, gây trở ngại cho thông lộ quốc tế trên biển này. Nếu Trung Quốc tiếp tục thực hiện mưu đồ của họ, các cuộc đụng độ về quân sự khó tránh khỏi. Về quân sự, Hoa Kỳ đang bỏ xa Trung Quốc, nên Trung Quốc phải tạm hoản mưu đồ đó lại.

Tuy nhiên, chủ trương của Hoa Kỳ có một giới hạn rất rõ rệt, đó là Hoa Kỳ không can dự vào việc tranh chấp chủ quyền về các đảo trên Biển Đông. Với giới hạn này, cả Philippines lẫn Việt Nam phải tìm cách để bảo vệ chủ quyền của mình.

GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM

Các chuyên gia quốc tế nhận thấy rằng cả Trung Quốc, Việt Nam lẫn Philippines đã gặp khó khăn khi chứng minh chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo đúng các nguyên tắc của quốc tế công pháp, nên họ đề nghị quốc tế hoá Biển Đông và cùng nhau chia vùng khai thác.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ giải pháp này. Trung Quốc muốn Việt Nam phải công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc như tuyên bố của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng năm 1958, sau đó Trung Quốc sẽ dành cho Việt Nam một số khu vực để khai thác.

Trước sức ép của Trung Quốc, chiến thuật của Việt Nam trong bước đầu là bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam dọc theo bờ bể. Muốn vậy, Việt Nam phải trang bị thêm chiến hạm, tàu ngầm, radar và các hỏa tiển địa đối hải hay hải đối hải tầm ngắn và tầm trung. Việt Nam đã mua của Nga một số tàu ngầm và hỏa tiển. Việt Nam đang thương lượng với Ấn Độ, Anh, Do Thái, Nhật Bản, v.v. để mua thêm một số vũ khí nữa.

Mỹ đã tìm nhiều cách để lôi kéo Việt Nam “hợp tác quân sự” với Mỹ nhưng Việt Nam không đáp ứng, một phần vì sợ các đòn thù của Trung Quốc và phần khác vì sợ các chiêu thức mà Mỹ đã dùng để thay đổi các chế độ không chịu làm theo sự chỉ đạo của Mỹ như VNCH trước đây, hay Ai-Cập và  Lybia mới đây. Do đó, mỗi lần Mỹ mời Việt Nam thao diễn quân sự, Việt Nam chỉ phái vài sĩ quan tới ngồi trên tàu Mỹ để quan sát, chứ không cho bộ đội tham gia.

Mới đây, Việt Nam cũng tỏ ý muốn mua võ khí của Mỹ (radar, hỏa tiển tầm ngắn và tầm trung), nhưng trong cuộc gặp gỡ tại Hà Nội hôm 2.2.2012 vừa qua, Trợ Lý Ngoại Giao Hoa Kỳ là ông Kurt Campbell nói rằng để quan hệ Mỹ - Việt tiến thêm một bước nữa, Hà Nội cần có “cải thiện đáng kể về nhân quyền”.Cải thiện về nhân quyền” ở đây có nghĩa Hà Nội phải tách ra xa Bắc Kinh hơn và đứng gần về phía Mỹ hơn. Nhân quyền chỉ là chiêu bài. Điều kiện này chắc chắn Hà Nội không chấp nhận, vì không muốn rơi vào thân phận của Ngô Đình Diệm, Mubarak hay Gaddafi.

Với nỗ lực tăng cường quân sự như vừa nói trên, Hà Nội chỉ muốn “hù” để Trung Quốc không dám xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, chứ chưa nghĩ đến hải chiến với Trung Quốc để giàng lại Hoàng Sa và Trường Sa, vì hải quân của Việt Nam còn thua Trung Quốc quá xa.

Chúng tôi nghĩ hai giáo sư Phạm Quang Tuấn và Lê Văn Út không nên tranh luận với ông Stein Tonnesson nữa vì vấn đề đã quá rõ ràng và ảnh hưởng của ông ta không nhiều.

Vấn đề quan trọng là làm sao cho đồng bào trong và ngoài nước nắm vững vấn đề Biển Đông hơn và một giải pháp thích hợp cần được lựa chọn.

Ngày 21.2.2011

Lữ Giang

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site