lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Hoàng Sa Trường Sa

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Người dân kêu gọi biểu tình chống Tàu cộng, việt cộng ngăn cản

Saturday, December 08, 2007

Nguồn: Báo Người Việt.

LTS: Bản tuyên cáo dưới đây được đưa ra trên Internet, với chữ ký một số văn nghệ sĩ và trí thức trong nước. Báo Người Việt xin được đăng lại nguyên văn.

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, tuyên cáo:

• Cực lực phản đối và lên án chính quyền Trung Quốc xâm lược lãnh thổ Việt Nam tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

• Yêu cầu chính quyền Trung Quốc phải ngưng tức khắc việc thi hành cái gọi là khu hành chánh Tam Sa được thiết lập bất hợp pháp tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

Chúng tôi kêu gọi:

• Liên Hiệp Quốc can thiệp về hành vi bất chấp công lý và công pháp quốc tế của chính quyền Trung Quốc trong việc xâm lược Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

• Các nước trong ASEAN và đặc biệt là các nước có mối liên hệ trong khu vực tranh chấp trên biển Ðông khẩn cấp lên án và đòi hỏi Trung Quốc tôn trọng nguyên trạng vùng biển đang tranh chấp này.

Chúng tôi yêu cầu:

• Chính phủ Việt Nam phải có biện pháp đối phó thích ứng và quyết liệt với hành vi xâm lược thô bạo của Trung Quốc.

• Chính phủ Việt Nam bạch hóa trước quốc dân nội dung chi tiết của các hội nghị tay đôi giữa Việt Nam-Trung Hoa và các bên liên quan khác về tiến trình khẳng định chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Chúng tôi kêu gọi tất cả người Việt Nam, không phân biệt chính kiến, trong nước cũng như ngoài nước và mọi người trên khắp thế giới:

• Tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, không đi du lịch Trung Quốc.

• Không ủng hộ Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008.

• Và làm tất cả mọi việc có thể trong tinh thần liên tục và bền bỉ để buộc chính quyền Trung Quốc phải trả lại và tôn trọng chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

• Ủng hộ tuyên cáo này bằng cách ký tên tiếp theo ở bên dưới.

Làm tại Việt Nam, ngày 7 Tháng Mười Hai 2007.

Nay tuyên cáo,

Ðồng ký tên:

1. Nguyễn Viện (văn sĩ-Việt Nam).
2. Trần Tiến Dũng (thi sĩ-Việt Nam).
3. Thận Nhiên (văn sĩ-Việt Nam).
4. Lynh Bacardi (thi sĩ-Việt Nam).
5. Tuấn Khanh (nhạc sĩ-Việt Nam).
6. Trịnh Cung (họa sĩ-Việt Nam)

Người Việt trong nước kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc, chính quyền ngăn cản

SÀI GÒN (NV) - Trên Internet đang phát đi nhiều lời kêu gọi chống Trung Quốc sau khi Quốc Hội Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố cấp huyện có tên là Tam Sa, thuộc tỉnh Hải Nam để trực tiếp quản lý ba quần đảo trên biển Ðông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Một lời kêu gọi có nội dung: "Phải làm gì hỡi những thế hệ trẻ yêu nước, cha ông chúng ta đã phải hy sinh bao nhiêu xương máu để bảo vệ từng tấc đất Việt Nam yêu dấu. Nhiệm vụ của chúng ta là phải bảo vệ nó".

Một lời kêu gọi khác: "Hãy tham gia biểu tình chống lại động thái Quốc Vụ Viện Trung Quốc vừa phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam để trực tiếp quản lý ba quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa".

Gần đây nhất là lời nhắn gọi: "Nếu bạn tham gia, hãy tập trung tại Ðại Sứ Quán Trung Quốc tại Hà Nội, số 64 Hoàng Diệu. Ở Sài Gòn, Tổng Lãnh Sự Quán Trung Quốc, số 39 Nguyễn Thị Minh Khai đúng 9 giờ sáng ngày Chủ Nhật, 9 Tháng Mười Hai, 2007, đem theo biểu ngữ, quốc kỳ. Hãy trả lời tham gia và gửi thông điệp này cho mọi người".

Tuy nhiên, ngay sau đó, nhà cầm quyền Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn. Ví dụ, tại một công văn ký ngày 7 Tháng Mười Hai, gửi "Toàn thể cán bộ, sinh viên", Tiến Sĩ Hà Quang Thụy - hiệu phó Ðại Học Công Nghệ thuộc Ðại Học Quốc Gia Hà Nội yêu cầu: "Cán bộ, sinh viên, học viên cao học trong trường thực hiện đúng chủ trương của đảng và nhà nước đối với sự kiện này để tránh bị kích động, lôi kéo thực hiện những hành động đi ngược chủ trương trên". Trong công văn vừa kể, chủ trương của nhà cầm quyền Việt Nam được mô tả là: "Mong muốn tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc, chủ trương giải quyết hòa bình mọi tranh chấp giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng pháp luật quốc tế".

Trong quá khứ, biểu tình tự phát để chống lại những hành vi của Trung Quốc tại Trường Sa và Hoàng Sa thường bị giải tán.

Cách đây hơn hai năm (8 Tháng Giêng, 2005), khi hải quân Trung Quốc xả súng bắn chết 9 ngư dân, làm bị thương 7 người và bắt 8 ngư dân (tất cả cùng cư ngụ ở Thanh Hóa), sinh viên và thanh niên Việt Nam trong nước đã kêu gọi nhau biểu tình cũng tại các địa điểm kể trên, song những cuộc biểu tình này đã bị công an Việt Nam giải tán ngay khi các nhóm biểu tình chuẩn bị tuần hành.

Trong vài năm qua, hải quân Trung Quốc liên tục bắn, bắt giữ các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, đưa họ ra tòa về tội "xâm phạm lãnh hải Trung Quốc", phạt tiền song nhà cầm quyền Việt Nam phản đối rất yếu ớt.

Việt Nam chỉ nguyền rủa Trung Quốc (với lời lẽ hết sức nặng nề: "bọn bành trướng", "bè lũ bá quyền"...) sau ngày 17 Tháng Hai, 1979 - thời điểm Trung Quốc xua 200,000 quân đồng loạt tấn công các tỉnh ở khu vực biên giới phía Bắc. Việc chỉ trích Trung Quốc chấm dứt vào năm 1989, sau khi nhà cầm quyền hai nước tuyên bố nối lại quan hệ ngoại giao và cùng cam kết sẽ tuân thủ phương châm: "Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".

Kể từ khi hai bên tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao, nhà cầm quyền Việt Nam đã ra lệnh cấm diễn, cấm chiếu các vở kịch, bộ phim có nội dung chống Trung Quốc như: "Tiếng Trống Mê Linh", "Thái Hậu Dương Vân Nga"... Ðầu thập niên 1990, toàn bộ sách giáo khoa với các bài giảng, bài học có nội dung chống xâm lược phương Bắc của cha ông người Việt bị thu hồi, rồi bị đục bỏ. Những con đường, những ngôi trường mang tên Lê Ðình Chinh, một sĩ quan công an bị những Hoa kiều mà Việt Nam trục xuất về Trung Quốc đánh chết tại ga Hàng Cỏ năm 1979, được hệ thống tuyên truyền của Việt Nam tôn vinh như một anh hùng - bị đổi tên. Những bài viết, bài hát về nhân vật này bị dẹp bỏ.

Năm 2005, sau vụ hải quân Trung Quốc bắn vào các tàu đánh cá của ngư dân Thanh Hóa, "kim chỉ nam" cho quan hệ ngoại giao với Trung Quốc được Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh đổi thành: "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai".

Trong bối cảnh đó, hệ thống truyền thông ở Việt Nam thường tỏ ra rất dè dặt khi thông tin về các vụ xâm phạm lãnh hải, tấn công ngư dân của hải quân và cảnh sát biển Trung Quốc. Những thông tin trong tương quan Việt Nam-Biển Ðông-Trung Quốc thường chỉ được loan tải sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã lên tiếng và Thông Tấn Xã Việt Nam đã đưa tin. Cũng vì vậy, nhiều người quan tâm đến thời cuộc và thường xuyên theo dõi báo chí rất ngạc nhiên, khi trong vài ngày vừa qua, hàng loạt tờ báo ở Việt Nam đồng loạt đăng hàng loạt bài phân tích, khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam, hoặc trích dẫn báo chí nước ngoài để giới thiệu tham vọng và các nỗ lực của Trung Quốc nhằm làm bá chủ biển Ðông.

Sài Gòn: Hơn 500 người biểu tình trước Lãnh Sự Trung Quốc

Saturday, December 08, 2007

SÀI GÒN - Theo thông tin từ blog Chứng Nhân Lịch Sử, sáng 9 tháng 12, 2007, trước cửa tòa lãnh sự Trung Quốc tại Sài Gòn, "hơn 500 người đã tập trung biểu tình chống việc Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa."

Bản tin của Chứng Nhân Lịch Sử nói rằng người biểu tình tập trung từ lúc 8 giờ sáng tại Nhà Văn Hóa Thanh Niên, đối diện tổng lãnh sự Trung Quốc.

Các quán cà phê khu vực Hồ Con Rùa đầy kín người. Bản tin nói có cả nhân viên công an và mật vụ.

biểu tình chống tàu cộng 2

Khoảng hơn 9 giờ sáng, các văn nghệ sĩ bắt đầu xuất hiện. Chứng Nhân Lịch Sử nói rằng nhạc sĩ Tuấn Khanh, thi sĩ Thận Nhiên, họa sĩ Trịnh Cung, Phan Bá Thọ, nhà văn Nguyễn Đình Bổn, nhà báo Thu Hồng và nhiều người nữa, đã có mặt đầu tiên.

Một thanh niên đã trải lá cờ Trung Quốc ra rồi ngồi lên. Một người khác, trên tay cầm ảnh đảo Hoàng Sa, trải cờ Trung Quốc, rồi đạp lên.

biểu tình chống trung quốc 2

biểu tình chống trung quốc 3

Khoảng 9 giờ 30 phút, có người hô "tiến lên." Ngay sau đó, nhiều tiếng vỗ tay đáp lại và đoàn người băng sang đường, tiến sang trước cổng lãnh sự quán Trung Quốc.

Công an tại đây lập tức dàn hàng chặn và đuổi mọi người sang bên kia đường với lý do: "An ninh."

Đoàn biểu tình lui về hướng lề đường Nguyễn Thị Minh Khai, đối diện lãnh sự, xếp hàng trong trật tự, giương biểu ngữ, hô lớn: 'Đả đảo Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa', 'Trả Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam', 'Bọn xâm lược phải trở về nước'...

Người tụ tập ngày càng đông hơn. Công an phản ứng nhanh (113) của Việt Nam xuất hiện giải tán tất cả những người đang đứng ở các khu vực lân cận nhưng không tấn công đoàn biểu tình trước lãnh sự quán.

Cuộc biểu tình này, có lẽ thành hình theo lời kêu gọi trên Internet được phát đi nhiều ngày nay, sau khi Quốc Hội Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố cấp huyện có tên là Tam Sa, thuộc tỉnh Hải Nam để trực tiếp quản lý ba quần đảo trên biển Ðông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site