lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asia Sea

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Ấn tượng Phạm-ngọc-Thái và thơ

Nguyễn Khôi

hồ xuân hương tái lai, phạm ngọc thái

Qua tác phảm rồi gặp con người cụ thể - Nguyễn Khôi có cảm tưởng về tính cách như thấy ở Thái một Vladimir Maiakovsky Việt Nam: hiên ngang, luôn đứng trên tầm thời đại, dám tự khẳng định mình bằng những bài thơ, dòng thơ trữ tình (ở Maia là “phản trữ tình”) đều vì tình yêu lớn lao. Ước vọng sâu sắc nhất của anh.

Phạm Ngọc Thái lớn lên ở cái xã hội mà ở tầng lớp trên thi đàn là các “nhà thơ Quốc Doanh” ngự trị. Họ Hàn lâm đấy (nghĩa là có học thức và được đào tạo cẩn thận) để mặc đồng phục, cùng đeo một thứ huy hiệu, cùng một lối viết, một giọng điệu ngợi ca “tô hồng” của “một nền văn học minh họa” - Nói theo kiểu nhà văn quân đội Nguyễn Minh Châu. Còn lớp dưới thi đàn là các Hợp Tác Xã (câu lạc bộ) sản xuất thơ “nhiều, nhanh, rác, rẻ”… quanh năm ca ngợi mùa xuân vĩnh cửu của nhân loại ?!

Riêng Phạm Ngọc Thái “Nhà thơ của tự do”, không ăn lương và lệ thuộc vào bất cứ một tổ chức thi nhân nào. Bằng một thi tài bẩm sinh (trời cho) cùng với sự khổ luyện (lao tâm khổ tứ) để "Ta khoả lòng ta đằm sương gió" - Để rồi:

Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…

Thơ tình Phạm Ngọc Thái viết với một dung lượng lớn, tới vài trăm bài nhưng đọc không nhàm chán, vì anh luôn tạo được ý mới, tứ lạ, ngôn ngữ thơ tinh luyện, hình tượng thơ ĐẸP và sống động. Cái “thơ” đan trong cái “mộng” - cái “ảo” diệu huyền để hiện lên cái thực thấm vầo tâm can người đọc. Từ trữ tình kiểu Xuân Diệu, thơ Phạm Ngọc Thái đã vượt lên cái tượng trưng, siêu thực của Bích Khê:  

Làn da trắng vòm ngực nàng hưng phấn
Tan tành rồi! Ôi, mộng thuở ái ân...

(cây thầm tiếc bóng)

Chùm trinh em hát: đấy chỗ thiên thai!
Người đàn bà ai mà định nghĩa?
…..
Khúc thơ tình anh lại viết về em
Người đàn bà ngậm cả vầng trăng…

(người đàn bà trắng)

phạm ngọc thái, chân dung nhà thơ lớn thời đại

Vừa gần đây, nữ thi sĩ trẻ Nồng Nàn Phố (Phạm Thiện Ý – sinh 1988) viết rất bạo: Anh ngủ thêm đi, em phải dậy lấy chồng/ - Còn anh với Hồ Xuân Hương tái lai - 2012 và tập sách Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại - 2014,   đã viết rất thời sự, rất trẻ, rát đời thường:

Xưa mộng nguyệt này, nay sao thấy khác
Gió nhắc thầm thì, em có nhớ không?
…..
Em ngủ bên chồng. Thôi, cũng đừng tiếc nữa...
Mấy ai yêu trọn vẹn đâu em?
(dưới hàng sấu đêm và con phố nhỏ)

Hoặc là:

Bóng ngàn than huyền thoại tang trắng phủ
Mà miệng còn muốn cắn vú người yêu!

(khóc bên Hồ Núi Cốc)

Anh lại có một cô áo trắng
Vào buổi hoàng hôn hoang vắng cuộc đời
Đôi mắt nàng cả trời thu đẹp lắm
Bầu vú nàng mùa hoa trái sinh sôi.

(cô áo trắng)

Thơ trữ tình Phạm Ngọc Thái HAY vì anh luôn bám vào cuộc sống đầy máu thịt đang sinh sôi:

Trong sân gạch sư già quét lá
Bước người đi thầm lặng cõi hư hao…

Chiều hồ Tây - Chiều Tây Hồ lộng gió
Ta và người cõi mộng khác chi nhau
Người quên hết! Còn ta yêu tất cả
Trong tiếng lá bay chầm chậm bóng ta theo.

(một góc hồ Tây)

Chao ôi, “yêu” làm nên động lực cho hồn thơ cất cánh, cho ngọn thần bút ( hay bấm chuột @ ) khởi sắc:

Nghe cả biển, tình yêu và đời vỗ
Nhúm cỏ lòng xé rách bụi thơ bay

(trước núi Mỹ Nhân)

“thơ yêu” Phạm Ngọc Thái là tiếng lòng, tiếng con tim luôn ngân vang một giai điệu như “mưa rơi” vào miền ký ức sâu thẳm:

Nghe không em lại mưa lên phố
Bao năm rồi, chiều ấy cũng mưa rơi

(Em ơi! Thành phố lại mưa)

Anh hôn mãi những giọt mưa em thuở ấy
Dẫu chỉ thấy còn bong bóng vỡ đầy môi

(trong mưa)

Chao ôi, thơ là đời, là tâm huyết máu thịt của thi sĩ. Không có tình yêu lớn lao -   chân thực thì không thể có những vần thơ tuyệt tác là thế.

-  Một tài năng lớn… với những giá trị văn học tuyệt vời!

Mong rằng “thơ Phạm Ngọc Thái” sẽ được người đời (trong và ngoài nước) thưởng thức, đánh giá một cách trân trọng, đúng mực…

Gì thì gì, với ấn tượng của Nguyễn Khôi thì: đọc thơ tình Phạm Ngọc Thái làm cháy bỏng con tim, cho ta trẻ lại của một thời “yêu” và “mộng”.

Phố Vọng, hè 2015

nguyễn khôi, khôi đình bảng

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site