lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Ba ông kinh tế

Bài viết này nói về ba ông làm kinh tế. Nhưng nghĩa "làm" ở đây hiểu theo nghĩa rộng. Nghĩa là, dù là khoa bảng trong lãnh vực này, hay chỉ làm việc thuần túy trong lãnh vực đầu tư, kinh doanh, cũng đều được xếp vào cùng loại.

Trước hết, không nói gì đến Karl Marx, Engel hay Thomas Piketty. Ông cuối, kinh tế gia, nghiên cứu về việc phát triển sự phân phối lợi tức và tài sản, qua thời gian, xảy ra như thế nào. Gần đây, ông có lời kêu gọi các chính quyền toàn cầu xét lại việc sử dụng thuế má để giảm đi mức chênh lệch giàu nghèo trên toàn thế giới. Việc này khiến người ta tưởng ông ấy muốn đi theo con đường của Karl Marx.

Bài này viết về ba người Việt Nam làm kinh tế, mà tôi biết được (dĩ nhiên, còn nhiều người khác mà tôi chưa biết đến). Đó là ông David Dương, ông Nguyễn Phúc Liên và ông Alan Phan.

Nghe nói, ông Dương đã từng đóng góp nhiều tài lực cho Cộng đồng nơi ông ở. Rồi cũng ông, người ta nói là có sự liên lạc gì đó với những người đại diện cho Cộng quyền tại Hoa Kỳ (các viên chức trong Tòa Đại sứ ..v..v..). Và ông ấy chính là chủ nhân ông Công ty xử lý rác ở Đa Phước, miền Nam. Rồi, sau cùng, gần đây nhất, công việc làm ăn đó có sự trục trặc với chính quyền sở tại.

Nói về ông ấy, theo cái nhìn của một số người, có điều gì không ổn. Theo thiển ý của tôi, chả có gì là quá đáng nơi việc ông ấy làm. Nếu giúp tài lực cho Cộng đồng để kiếm một chân nào đó trong dòng chính của địa phương ông ấy ở (chẳng hạn, chức Nghị viên), điều này có gì là lạ tại đất nước Mỹ. Ông McNamara, Bộ trưởng quốc phòng thời chiến tranh VN. Trước khi là cố vấn hành chánh trong chính quyền Kenedy và Johson, ông đã là Giám đốc công ty xe hơi Ford. Người ta dị nghị việc ông ấy có liên lạc với người của Cộng quyền, đấy là suy nghĩ của bàn dân thiên hạ. Họ nên nhớ rằng, bọn con buôn (nói cho lớn hơn là bọn tư sản, bọn đầu tư mại bản ..v.v..) thường là bọn không đếm xỉa gì đến quyền lợi quốc gia, dân tộc. Bao nhiêu công ty của Mỹ đã đầu tư, mở nhà máy tại nước Tàu, để gián tiếp làm giàu cho bọn Tàu (?) mà đến khi tranh cử Tổng thống, ông Romney đã phải nói ra rằng, sẽ rút về Mỹ các cơ xưởng tại Tàu của ông ta. Có thấy như vậy mới không trách tại sao David Dương về VN làm ăn, qua Công ty xử lý rác Đa Phước. Và nếu hệ quả đến với ông ấy, nếu có giống như nhà triệu phú Trịnh Vĩnh Bình (Hòa Lan) là chuyện ông ta phải hứng chịu!. Không ai gánh giùm thiệt hại đó cho ông ấy.

Cái nhìn về ông Nguyễn Phúc Liên, Tiến sĩ kinh tế bên Thụy Sĩ, có vẻ còn quá đáng hơn. Ông ấy học kinh tế, học đến đó, ghi danh hiệu đến đó. Có gì mà tra cứu ghê gớm. Mọi người, bình thường, học vấn với họ chỉ là cái "cần câu cơm". Ông Liên, học xong kinh tế, nếu về nước, cũng có một "chân" nào đó (không biết đã định về nước làm ăn gì trước đây không?..). Nếu không, làm việc tại một công sở hoặc một công ty nào đó, cũng chẳng làm ai thiệt hại gì. Nhưng, gần đây, ông này bị dân "mạng" (một số nào đó) gắn cho những nhóm chữ, nghe ra chỉ toàn tiêu cực!. Còn có bài viết, ý rằng, ông Tiến sĩ thuộc loại "trùm mềm hô xung phong". Chẳng qua vì ông Liên viết bài chê việc chạy ra nước ngoài của Nguyễn Chính Kiết ...và gần đây là Tạ Phong Tần.

Không màn thời sự, chỉ lo việc no thân ấm cật cũng bị "chửi". Chú trọng việc chung quá đáng cũng bị "chửi". Tội nghiệp ghê!... Nhưng, ông Liên này, có thể vừa bị méo mó nghề nghiệp, nhưng cũng có thể tự hào với môn học của mình, nên cứ đinh ninh rằng, khi VN bị khủng hoảng, dân chúng bị xáo trộn về đời sống kinh tế (vật giá leo thang, tỉ số thất nghiệp cao ..v..v..), VN sẽ đổ sụp cái ào. Cái lối nói nghe tương tự kiểu nhiều người gửi bài lên mạng, nói ý rằng, việc nước thịnh suy đã có trời định (hay theo chu kỳ), cứ nhẫn nha đợi thời, bọn CS sẽ tự nhiên tàn lụi!!...

Kiểu nói theo khoa bảng hay nói theo lối phong thủy như thế, hình như trái với thực tế. Xem Bắc Hàn thì rõ. Đã nghèo, dân thiếu ăn, nước chậm phát triển (chậm hơn Nam Hàn là cái chắc!)...mà cứ chế bom nguyên tử, cứ đòi bắn hỏa tiển sang đất Mỹ..v..v.. Họ quên rằng, nói theo khoa bảng, trật là cái chắc, vì chỉ trong khung cảnh kinh tế của các nước tư bản, sự sụp đổ nhanh như thế mới chịu nhiều ảnh hưởng của một quá trình hỗ tương giữa các yếu tố chính trị và kinh tế. Ở Việt Nam, từ 1975-1985, dân chúng khổ đến dường nào ...mà có chuyện gì xảy ra? - Đó cũng là thời gian (những năm 1980-1990) của các phong trào xâm nhập, kháng chiến của những lực lượng người Việt tại hải ngoại -. Trước năm 1975, dân miền Nam có khổ như thời gian đó đâu, mà một số thành phần dân chúng vẫn ủng hộ (ngầm) bọn VC. Sự sụp đổ một chế độ, nhất là trong trường hợp cấp kỳ, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố... và do các yếu tố đó bị dồn nén khá lâu. Yếu tố kinh tế nổi lên vào những lúc sau cùng của sự sụp đổ mà thôi.

Nhà kinh tế gia Alan Phan (Phan Việt Ái) của chúng ta vừa giống ông Dương và giống ông Liên ở trên. Giống chút chút thôi.

Giống ông Dương ở chổ, dù giàu có tại nước người (Ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars) (1) ông Phan vẫn muốn "cùng về đóng góp cho Việt Nam" (- theo lời thuật của TS.Phạm Đỗ Chí - cùng link (1) -).

(Lời người viết: vì theo thứ tự thuật chuyện nên nói ngược như thế. Thật sự ông Dương nhỏ tuổi hơn ông Phan vì ông Dương rời VN khi được 15 tuổi, vào năm 1975. Ông Phan rời VN, du học năm 1963, khi đã được 18 tuổi. Ông Phan về nước để làm ăn khoảng 1977 (?) hay vào năm 1999, còn ông Dương về nước năm 2006).

Theo trang mạng (http://www.gocnhinalan.com/) ông Phan "hiện là sáng lập viên của Alan Phan Associates (APA) có trụ sở tại California và Hồng Kông. APA chuyên về hoạt động M&A liên lục địa và tư vấn chiến lược kinh doanh toàn cầu cho các công ty đa quốc. Trước đó, T/S Phan điều hành quỹ Viasa Fund tại Hồng Kông chuyên đầu tư vào thị trường Trung Quốc (2002-2008). Ông cũng là sáng lập viên và CEO của nhóm công ty Hartcourt. có 7 công ty con về IT tại Trung Quốc (1995- 2002).

Không biết ông Phan có những buổi nói chuyện nào về chuyên môn tại VN hay không ... nhưng tôi biết ông ấy qua những bài viết của ông, được phổ biến trên trang mạng (www.tvvn.org). Có lẽ một số người Việt khác ở nước ngoài cũng biết ông qua trang mạng này. Bài viết của ông gây hứng thú nơi người đọc. Tuy nhiên, có lẽ vì chỉ là một "hobby" sau những giờ làm việc kinh tế -viết vội- nên tôi có góp ý đôi chổ của một vài bài. Nhưng việc góp ý ấy không được phản hồi, có thể vì lý do như vừa nói và cũng có thể ông ấy không biết đến trang mạng www.tvvn.org!. Nếu tôi đã biết có trang mạng (http://www.gocnhinalan.com/), có lẽ sự trao đổi đem đến nhiều hào hứng hơn nữa!.

Buổi sáng, khi đọc tin Phân ưu về sự ra đi của ông, tôi đã thảo ngay một bài thơ, tựa "Từ biệt ông Alan Phan". Bốn câu đầu của bài thơ nói đúng sự thật:

«Người quen theo dõi bấy lâu nay
Trước, biết ông nhà văn nói hay hay
Sau, ông lồng câu chuyện vào kinh tế
Cái nào ông nói nghe cũng hay»
Bốn câu kế cũng là sự thật
Chuyện "kinh" có lúc lên lúc xuống
Chuyện "văn" kia có lúc vui buồn
Kinh tế Việt Nam không thể khá
Về đất "tạm dung" hưởng tuổi già

Thật thế, theo tài liệu đã dẫn (link 1), ông Phan và ông Chí đã thất bại trong việc kinh doanh tại VN. Không thấy trong trang mạng của ông Phan, có đoạn nào nói rõ về việc làm ăn tại VN không, chẳng hạn thành lập công ty, xây dựng xí nghiệp ..v.v... Nhưng, như đoạn nói trên, làm tư vấn chiến lược kinh doanh toàn cầu cho các công ty đa quốc thì ông đã thành công, nhưng về VN làm "tư vấn" cho nhà nước CS ...hay kể cả các công ty nước ngoài, thì thất bại. Vì, từ những năm 1990 trở đi - nhất là sau khi Mỹ tái liên lạc trở lại với VN - việc làm đó mới "ăn khách"!. Ông Phan về VN những năm sau 1997 (1999 ?) là thuộc về dạng "trâu chậm uống nước đục"!.

Ông Chí thuật lại lời ông Alan Phan: “Đất nước không luật lệ thì không làm ăn được.”. Nếu đúng ông Phan nói như vậy, đó cũng là một hình ảnh chưa chỉnh. Hình ảnh về công việc làm ăn tại VN phải được diễn tả là: đất nước gì toàn là luật rừng. Thật thế! có luật mới có người, có công ty nước ngoài nhào vô làm ăn chứ. Nhưng, chúa tể trong rừng là sư tử, là đảng CSVN. Muốn làm ăn phất lên phải dâng mồi cho chúng, nghĩa là phải biết hối lộ. Đất nước đó sử dụng tham nhũng như một quốc sách. Chuyện này giờ đây mọi người đã thấy quá rõ!.

Nhưng, ông già Phan còn "gân" lắm. Tôi tình cờ đọc được một bài viết của ông ấy, trước khi ông Phan trở lại Mỹ. Khi ấy, ông đã gần 70 tuổi mà vẫn còn nói rằng, sẽ tiếp tục công việc làm ăn tại Mỹ.

Nhưng ông già đó còn "gân" lắm
Định chuyện kinh doanh in 4D (*)
Nay , đất "tạm dung" không muốn sống
Ông về an hưởng đất thiên đường!

Sau khi cảm thấy thất bại về việc làm ăn, ông ấy (theo lời TS. Chí) chuyển sang mục đích khác, “truyền bá tư tưởng hay, giúp doanh nhân trẻ và sinh viên khởi nghiệp.” ( Trích nhật báo Người Việt ,19-10-2015 )

Lúc sống ai cũng lo riêng mình
Lo xong lo thiên hạ thái bình
Tâm ông cũng có phần như thế
Được đến đâu biết đến thế thôi!

"Truyền bá tư tưởng hay" là gì?. Có phải là một thị trường tự do, đi đôi với một cơ chế chính trị dân chủ?. Chuyện này, ông Nguyễn Phúc Liên cũng đã nói và nhấn mạnh rất nhiều lần rồi. Nhưng, có khác là ông Liên diễn đạt theo lối văn trình bày, chứng minh ...còn ông Phan, diễn đạt theo lối dẫn nhập chuyện kinh tế qua những ví von, chuyện thật -và không thật?- trong kinh nghiệm sống của ông (vì thế gây sự thích thú nơi người đọc).

Còn "được đến đâu biết đến thế thôi" có ý gì?. Ông Phan yêu đất nước VN, nên bị cuốn hút ngay với câu đầu của bài "Tình ca" của Phạm Duy. ”Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, mẹ hiền ru những câu xa vời…” rồi "khóc cười theo mệnh nước nổi trôi..." (2); vì thế, khi tốt nghiệp, ông đã về nước trước năm 1975. Để rồi, trước ngày 30.04.75, vì thời cuộc lại trở ra nước ngoài lần nữa. Cá nhân tôi, cũng vì thế, đã không rời bỏ gia đình, đất nước vào trước ngày 30.04.1975. Nhưng, có thể lần quay về đất nước sau này (của ông Phan, khi còn sinh thời - 1999? -) .. và có thể của tôi sau này, không ai giống ai. Bởi, tôi không hoàn toàn tin vào việc, chỉ yếu tố kinh tế sẽ làm cho hệ thống cai trị của người CS sụp đổ. Mỗi người trong khả năng riêng mình, làm tất cả những gì có thể cho đất nước. Chứ việc xây dựng cái mới cho đất nước không thể một sớm một chiều mà xong được!

Qua ba ông kinh tế gia nói trên, chúng ta thấy có 3 khuynh hướng. Một khuynh hướng, do việc làm ăn dẫn dắt, đã đưa một số người trở về quê hương cũ; dù nơi đó chế độ độc tài toàn trị chưa thay đổi nhiều. Khuynh hướng khác, triệt để làm cái việc gọi là chống Cộng, đợi kết quả sụp đổ của Cộng quyền qua một cơn khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Và một khuynh hướng tạm gọi là "nữa nạt nữa mỡ", đại khái như của ông Phan (bài viết khác sẽ nói rõ hơn về cái "nữa nạt, nữa mỡ" này).

Dù sao, qua việc viết văn, ông Phan và tôi biết nhau (dù chưa một lần trao đổi, chuyện trò). Trong chút tình văn chương có được, tôi tiễn biệt ông bằng đoạn thơ sau:

«Tôi người dưng biết ông qua văn viết
Cũng cảm thông qua văn biết con người
Chúng ta cùng một nụ cười
Cuộc đời như thế xong phần mình lo!»

Đặng Quang Chính
15.11.2015
22:30

Ghi chú:
(1) https://sg-...QvTWPpmcUQ&fromId=
(2) www.gocnhinalan.com (Tôi yêu đất nước tôi)

* Công nghệ in mới tiến đến mức 3D


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site