lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Tam Giáo Đồng Nguyên

Tư-Tưởng Trúc-Lâm Yên-Tử

Tư-Tưởng Văn-Hóa Triết-Học Việt-Nam

Nguyễn-Trãi Với Tư-Tưởng Nhân-Nghĩa

Nguyễn Trãi

Nguyễn Đăng Thục

1, 2, 3, 4, 5

...

Đây là con Người Sĩ Nguyễn-Trãi, từ giọng văn chiến-tranh Nhân-Nghĩa đi sang giọng văn giáo-huấn Nhân-Nghĩa, trước sau vẫn chất-phác thành-thật mà cảm-động chinh-phục lòng người, nhờ có cảm-hứng sâu rộng, khí-lực hùng-hồn, tình-cảm thâm-trầm nên văn-chương sáng-tỏ vậy.

Con Người Nguyễn-Trãi, giàu kinh-nghiệm sinh-tồn, từng-trải bao nhiêu cảnh-ngộ biến-đổi thời-thế mà tâm-hồn vẫn trong sáng, một lòng nhiệt-thành tìm thực hiện đạo-lý trong đời, cái đạo-lý Nho Thiền của kẻ-sĩ chân-chính Bất-Nhị-Pháp. Đạo là Đời, Đời có Đạo, Đạo tái sự-vật, sự-vật có Đạo. Đời ấy là Dân, là Nước, là Thiên-nhiên, Sông, Núi mà hình-ảnh luôn luôn được ông ấp-ủ, hàm-dưỡng trong lòng cho nên phát-biểu ra lời văn, hoặc Hán, hoặc Nôm, hoặc vần, hoặc xuôi, thảy đều một khí sinh-động phản-chiếu tâm-hồn " Đạo-tâm duy-tinh, duy-nhất "

" Đại phàm hoài đức bão tại giả, kiến ư hành-vi sự nghiệp, phát ư ngôn vi văn chương. Cái thiên giáng dụng ư thị nhân, tất toàn dĩ dữ chi dã. Quán chư cổ như Y-Doãn chi nhất đức Thái-Công chi binh thư hựu phi sở vi văn chương dã gia ?

" Ngã Việt Đinh, Lý, Trần, Lê nhất đại hưng vương chi quân, tất hữu nhất đại hưng vương chi tá, cầu kỳ toàn như Ức-Trai tiên sinh mạc nhiên hỹ ".

( Thông thường, người nào có ấp-ủ tài đức trong mình khi biểu-hiện ra hành-động là sự-nghiệp, khi phát-biểu ra lời nói là văn-chương. Bởi vì Trời giáng người ấy xuống thành người hữu-dụng thì ắt Trời ban cho y đầy đủ. Xét thời cổ xưa như Y-Doãn với đức thuần-nhất, Thái-Công ( Lã-Vọng ) với sách binh-pháp lại chẳng phải là văn-chương đấy ư ?

( Nước Việt ta trải qua thời Đinh, Lý, Trần, Lê, mỗi triều-đại có được Vua làm hưng-thịnh, nhưng tìm lấy được một vị hoàn-toàn tài đức như Ức-Trai thì thật là ít có ) .

" Tiên sinh chi học xuất ư gia đình, nhi tinh thâm thông khoát chính đại cương phương nải kỳ độc đắc. Cố vô tâm ư văn chương nhi phát chi ư ngôn tắc hoa anh hùng bất kiếu kỳ trước tác, trực mô phỏng Ngu, Hạ. Kỳ bình sinh ngâm vịnh cùng nhi kiên, lão nhi tráng, tiền bối xưng, bất vong quân thân giả, nhất nhất ư tập trung kiến chi. Phù, kỳ hối hữu sở dưỡng, hiển hữu sở dụng, tàng yên túc dĩ tương ứng, hành yên túc dĩ đại đắc, thử khởi phiêu thiết trần tích nhi thí kỳ hoặc thành giả tai ? Ô hô vũ-trụ mạc đại hồ văn chương, phi độc nhất gia chi ngôn dã. Nhiên kinh thế chi văn mỗi bất da đắc …..

" Ô hô ! Tiên sinh công tồn hồ Lô, Tản bất đắc văn nhi hậu truyền. Văn đắc hồ tính học, bất đắc tản nhi hậu tiến " . _ ( Ngô-Thế-Vinh tự )

( Công có cái học tự trong gia-đình mà tình thâm sâu rộng, ngay thẳng, qui-mô thì lại do nơi tự mình đạt tới. Vốn không để tâm vào văn-chương mà khi phát ra lời nói thì sáng-lạn hùng-mạnh, cổ kính như thời Ngu, Hạ.

( Bình-sinh ngâm-vịnh, càng đến bước cùng càng thêm kiên-cố, càng già càng khỏe. Các bậc tiền-bối đều khen, không từng quên đại hiếu với nhà, trung với nước, có thể thấy rõ trong văn - thơ còn lại. Ôi, khi ẩn-náu thì hàm-dưỡng, khi xuất-hiện thì ích-dụng. Khi ẩn như không thấy, khi hành-động thì thành-công lớn. Như thế, nào phải cóp nhặt phỏng theo vết cũ để thi-thố cầu may mà thành-công được đâu. Trong vũ-trụ còn gì lớn hơn là văn-chương, mà chẳng phải của riêng môn-phái nào. Nhưng cái loại văn-chương kinh-bang tế-thế của ông thì thật là hiếm vậy …..

( Than ôi ! Công-nghiệp của Ứ-Trai còn mãi trường-tồn với sông Lô, núi Tản, không đợi vào văn-chương mới lưu-truyền được lại đời sau .

( Văn-chương của Ức-Trai đạt tới nguồn đạo-lý, không đợi tới sự tán-tụng mới được hiển-dương vậy …..) _ ( Tựa của Ngô-Thế-Vinh )

Đấy là sự-nghiệp, là văn-chương của con Người Sĩ Nguyễn-Trãi mà đời sau ca-tụng. Nhưng ông hành-động vì dân, vì nước, vì non sông, vũ-trụ, hình như với đạo-tâm không màng đến chức-tước, danh-tiếng ở đời, nên tâm-hồn lúc nào cũng thản-nhiên như có hai con người : con người khán-giả với con người diễn-giả, mà Nguyễn-Công-Trứ sau này cũng đã trực-giác :

" Chiếc thuyền lơ-lửng bên sông,
Biết đem tâm-sự ngỏ cùng ai hay ?
Chắc chi thiên hạ đời nay,
Mà đem non nước làm rầy chiêm-bao.
Đã buồn vì trận mưa rào,
Lại đau vì nỗi ào ào gió đông.
Mây trôi nước chảy xuôi giòng,
Chiếc thuyền lơ-lửng bên sông một mình " . _ ( Tự thán )

Đấy là Văn với Người của Kẻ-sĩ Nguyễn-Trãi, cô-đơn cho đến lúc chết, một mình tranh-đấu vì Dân, vì Nước, vì Núi, Sông, với mục-đích Nhân-Nghĩa, hành-động với đạo-tâm chí-công vô-tư của Thánh-nhân, cùng với Trời Đất sinh-thành, hóa-dục :

Thế thượng hoàng lương nhất mộng dư
Giác lai vạn sự tổng thành hư
Như kim chỉ ái sơn trung trụ
Kết ốc hoa biên độc phụ thư
( Cuộc đời như thể mộng hoàng-lương
Tỉnh giấc hư không sự sự xuông
Nước biếc non xanh tình luyến ái
Lều hoa sách Tổ mở kho tàng ) .

Cái lý-tưởng Kẻ-sĩ thường ấp-ủ là trả sạch nợ Nam-nhi đối với nhân-quần xã-hội để hoàn-thành con người Vũ-trụ-hóa trong cuộc sống thiên-nhiên, như Kẻ-sĩ Nguyễn-Công-Trứ sau này đã từng hát :

" Nợ tang-bồng trang trắng vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu " .

Nhưng Kẻ-sĩ Nguyễn-Trãi còn nặng nợ với nhân-dân, với Dân-tộc, mặc dầu đã thành-công khai-sáng ra nhà Lê, cho nên tuy đã lui về ở ẩn ở Côn-Sơn mà còn phải chịu cái chết oan-uổng, chết đi ở thể-xác như hạt thóc để cho bông lúa đạo-lý nẩy-nở sống lại ở thời Lê-Thánh-Tôn vậy .

1, 2, 3, 4, 5

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site