lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi 

các dân tộc ở việt nam cách đặt họ tên

Bài Một Dân Tộc ÊĐê

Bài Hai Dân Tộc Chăm

Bài Ba Dân Tộc Thái

Bài Bốn Dân Tộc Mường

Bài Năm Dân Tộc Mông

Bài Sáu Dân Tộc Khơ Me

Cách Dùng Họ Và Tên Của Các Dân Tộc Việt-Nam

BÀI THỨ TƯ DÂN TỘC MƯỜNG

Nguyễn Khôi (Đình Bảng) Cách dùng họ và đặt tên các dân tôc ở Việt Nam Dân tôc Mường Dân tôc Mường có trên 1,1 triệu người, chiếm hơn 1,5 % dân số Việt Nam.

Ngoài ra có các tên khác gọi : Mol, Mual, Mọi, Mọi bi, Au tá,. Tên Mường mới xuất hiện khoảng hơn một thế kỷ nay, để chỉ cộng đồng dân có nét tương đồng với người Kinh (Việt) sinh sống ở các bản Mường Hoà Bình,Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Sơn La,Thanh Hoá..."Mường" là một loại tổ chức hành chính cơ sở ở vùng núi, trở thành tên gọi của tộc người .

Xét về nguồn gốc lịch sử, người Mường là người Việt cổ (bản địa) từ 3000 năm trở về trước, từ sau thế kỷ 10 có sự cách biệt của nhóm người Việt ở đồng bằng với người ở miền núi nên dần dần có sự khác biệt thành người Kinh - người Mường.

Về kinh tế, đồng bào Mường trồng lúa nước là chính. Trên nương dẫy có ngô, khoai, sắn, đậu, đỗ. Một số nơi trồng tre, luồng, trẩu , gai, sở, đay, bông, quế, mía. Về chăn nuôi có trâu, bò,ngựa, lợn, gà, ngựa, lợn, gà, vịt. Đồng bào có các nghề thủ công : dệt,đan lát, mộc... Ngoài ra còn thu hái các lâm thổ sản, săn bắt các lọai thú rừng để cải thiện bữa ăn hàng ngày.

Xã hội Mường Hoà Bình trước năm 1945 là một xã hội có đẳng cấp , trong đó mỗi con người được " chính danh định phận ". Quý tộc gọi là Lang, bình dân gọi là Jan (dan). Trong một mương (Mường) gồm nhiều xóm , quý tộc thống trị đều là thành viên một dòng họ. Ví dụ dòng họ Bạch Công thống trị ở Mường Rếch (12 xóm). Con trai trưởng thống trị toàn bộ thung lũng 12 xóm gọi là Lang Cun (cun). Lang Cun Mường Rếch là Cun Đếch (Chiềng Rếch hay Cun Rếch là Cun Đếch) Chiềng Rếch , tức là Chiềng của Mường Rếch). Các chi thứ chia nhau thống trị các xóm khác ở phạm vi ngoài Chiềng (ý là trung tâm). Đứng đầu xóm Đúp là con trai trưởng của một chi thứ của họ Bạch Công, đó là Lang Tạo (Lang Đạo), nói rõ là Tao Tuúp ( Đạo Đúp, tức Lang Đạo xóm Đúp).

Nội bộ bình dân phân hoá thành từng lớp Âu. Người bình dân được cất nhắc vào bộ máy thống trị của Cun ở Chiềng hay Đạo ở xóm chức Âu, cao nhất là Âu Eng (Âu anh) được ăn phần ruộng tốt nhất, chức nhỏ là Âu ún (Âu em) là tay chân cho Lang và các Âu anh sai phái.

Dưới Âu đến nóc dân thường được ăn ruộng công gọi là nhà nước, cấp thấp nhất là Noóc K, Loi (Nóc Trọi) sống bằng nước rẫy, đó là Tứa Roong, có ý khinh miệt..

Sau năm 1945 mọi người Mường đều được bình đẳng..

Gia đình Mường tổ chức theo mô hình gia đình nhỏ phụ quyền. Con trai là người được hưởng quyền thừa kế tài sản..

Dân tộc Mường theo hôn nhân một vợ một chồng bền vững, cư trú bên nhà chồng.

Tục cưới xin giống người Kinh (chạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới và đón dâu)..

Khi trong nhà có người sinh đẻ, đồng bào rào cầu thang chính bằng một phên nứa.

Khi trẻ lớn một tuổi mới đặt tên..

Khi có người chết, tang lễ được theo nghi lễ nghiêm ngặt..

Tiếng Mường là một ngôn ngữ thống nhất, là hình ảnh của tiếng Việt ở giai đoạn tiếng Việt- Mường chung với đăc điểm chính là lưu giữ lại quá trình vô thanh hoá các phụ âm đầu. Ví dụ gà (Việt)/ ka (Mường), đi/ti, ba/pa....

Dân tộc Mường chưa có chữ viết riêng. Mo "đẻ đất đẻ nước" là tài liệu văn học dân gian có giá trị nhất trong kho tàng văn học dân gian dân tộc Mường..

Dàn cồng chiêng là nhạc cụ dân tộc đặc sắc nhất của dân tộc Mường. Ở Phú Thọ còn dùng ống nứa gõ vào những tấm gỗ trên sàn nhà tạo thành những âm thanh để thưởng thức gọi là Đâm Đuổng..

Lễ sinh con; Ngày đứa trẻ ra đời cả gia đình mở tiệc ăn mừng, mời Mo đến cúng cho hai mẹ con khoẻ, bé ăn no chóng lớn. Cả gia đình vui như hội. Thời gian kiêng cữ từ 7-12 ngày. Con trai goi là Thóc giống (lọ me), con gái gọi là Rau cỏ (cách tắc). Khi ở cữ , phụ sản phải qua tục Sưởi lửa. Bất kể mùa nào cũng phải ngồi bên bếp lửa, với ý là lưu thông khí huyết, ba ngày sau mới được lau tắm thân thể. Sau một tháng mới được ăn thịt gà (chỉ ăn đùi bóc sạch da) nướng với rau bệ.

Ngay sau khi sinh đặt tên tạm, chờ đến đầy tuổi tôi (12 tháng) mới làm lễ đặt tên chính thức. Để cầu mong cho trẻ hay ăn chóng lớn người ta còn làm lễ cúng Mụ. Lễ vật gồm xôi, rượu, cá chép. Mâm cỗ đặt trên cửa sổ nhà sàn. Gia chủ cầu khấn mong cho đứa trẻ "thốt như cách, mách như đác" nghĩa là :" Tốt như ót, mát như nước".

Khi đứa trẻ lọt lòng mẹ, người Mường ở Vĩnh Phúc đặt đứa trẻ trên cái Cúm (mẹt to) có lót lá chuối rừng đã được nướng mềm. Người mẹ nằm ngay bên cạnh con. Nếu là con gái thì lấy cái hông nồi xôi bằng gỗ khoét rỗng (chõ) đập nhẹ xuống sàn, nếu là con trai thì lấy cái chài cũ, đập nhẹ xuống sàn, miệng nói: " hỡi con trai dậy mà ti chài ti lứa. Hỡi con tứa dậy mà tháo thơ tháo thằm", đại ý là : "Hỡi con trai dậy mà đi kéo chài, đánh lưới. Hỡi con gái dậy mà kéo tơ, kéo tằm". Gọi và đập như vậy ba lần chờ đứa bé khóc to mới bế lên quấn tã lót. Ba tháng sau mới làm lễ Vía cho bé.

Người Mường có họ tên như người Kinh. Do xưa kia, hình thái tổ chức xã hội đặc thù của người Mường là chế độ Lang đạo, các dòng họ Lang đạo (Đinh, Quách, Bạch, Hà) chia nhau cai quản các vùng. Đứng đầu mỗi Mường có Lang Cun, dưới Lang Cun có các Lang Xóm hoặc Đạo Xóm cai quản một xóm. Ngoài bốn họ trên còn có một số họ tiêu biểu như Bùi, Hoàng, Lê, Phạm, Trịnh, Xa, họ Phùng ...

Ví dụ như

Đinh Công Vợi, Quách Tất Công,
Bùi Thị Phệu, Phùng Thị Lợi ,
Hà Công Rộng, Bạch Thành Phong, Bùi Văn Kín./.

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site