lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi

Bắc-Ninh Thi-Thoại Tập 1

bắc ninh thi thoại, văn hóa dân tộc việt nam

Lời dẫn :

Bắc Ninh thi thoại của Nguyễn Khôi (Đình Bảng) đã tái bản nhiều lần ở Việt Nam, độc giả trong và nước đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm này .
Xin trích một số chương giới thiệu cùng bạn đọc

Việt Văn Mới

Bài Thứ 1 - Suy Nghĩ Về Thơ

Bài Thứ 2 - Thơ Vạn-Hạnh

Bài Thứ 3 - Thơ Đời Lý : Đêm Qua Sân Trước Nở Cành Mai

Bài Thứ 4 - Hàn-Thuyên - Huyền-Quang

Bài Thứ 5 -

Bài Thứ 6 -

Bài Thứ 7 -

Bài Thứ 8 : Từ Cao-Bá-Quát... đến Nguyễn-Quyền

Bài Thứ 9 - Từ Hoàng-Cầm Đến Hoàng-Hưng

Bài Thứ 10 -

Bài Thứ 11 - Những Nhà Thơ Bắc-Ninh Xa Quê

Bài Thứ 12 - Dịch thơ từ Ngô Tất Tố đến Thuý Toàn

Bài Thứ 5

Đến đời Lê, thơ của thi sỹ Kinh Bắc - Bắc Ninh đã mang nặng chất "học giả". Những thi sỹ là Trạng nguyên, Tiến sỹ, Cử nhân, các vị quan lớn xuất hiện nhiều trên thi đàn. Trong Hội Tao Đàn của vua Lê Thánh tông với 28 vị (nhị thập bát tú) thì 2 trong 3 vị phó nguyên suý là người Kinh Bắc. Thơ cung đình, thù tạc kể cả Hán lẫn Nôm phát triển ở mức độ cao.

 Vì đây là " Thi Thoại " (nhàn đàm bàn chuyện làm thơ của dân Kinh Bắc - Bắc Ninh, bàn chi trong lúc trà dư tửu hậu) chứ không phải "thi tuyển '(tuyển chọn thơ) nên những câu thơ, bài thơ " dẫn " ở đây chỉ là để " bàn " chuyện làm thơ mà thôi. Tuy vậy thời Lê là thời đỉnh cao của làng thơ Kinh Bắc, nên cũng xin sơ bộ thống kê một số thi tập như sau :

 - Thái học sinh Vũ Mộng Nguyên (người Tiên Du) đỗ cùng Nguyễn Trãi, phò Lê Thái Tổ, làm đến Tế tửu, Quốc tử giám, đã để lại mấy chục bài thơ cách luật, phong cách trang trọng mực thước.

 - Trần Khản (quê Tù Sơn) làm tới Chính sự viên tham nghị có tập thơ Phục Hiên, có bài thơ sau :

Công danh đạo đẳng mạc hồi đầu
Phú quý phù vân để dụng cầu
Bất đố bất tham tuỳ vận ngộ
Tứ hưu chi ngoại cánh hưu hưu

Tạm dịch :

Công danh chõ vỡ ngoảnh mặt đi
Phú quý phù vân chuốc làm gì !

Tuỳ phận chẳng tham, không ghen tỵ
Biết thân tự chế... thiết chi chi

 ( Lý Thanh dịch )

 - Thái Thuận (tiến sỹ 1475) đã đạt tình thì kín mà ý thì sang :

Bến Hoàng Giang Tức Cảnh
Nhà cỏ tuôn làn khói
Thuyền nán ghé mái bồng
Trẻ con ba tốn tóp
Bắt cáy dọc bên sông

Thái Thuận còn có bài :

Sông Muộn Giang
Bãi phẳng triều lên ngập
Nhà nông sớm vội cầy
Vắt trâu nghe mấy tiếng
Cò trắng giật mình bay

 - Nguyễn Thiên Tích (Nội Duệ - Từ Sơn Bắc Ninh) đậu tiến sỹ năm 1431 đời vua Lê Thái Tổ, người cương trực, làm đến Binh Bộ Thượng thư, kiêm Tế tửu Quốc tử giám.

Ông có Tiên sơn tập 4 quyển. Thơ ông theo đúng âm luật Đường, bài thơ ông viết trong khi đi sứ bên Tàu, nhưng hồn thì ở quê :

 Làm Trong Thuyền
Đêm lặng trăng như vẽ
Trời rét tuyết thành hoa
Thuyền côi nghìn dặm khách
Chiêm bao : đang ở nhà.

 - Tiến sỹ Đàm Văn Lễ 18 tuổi (sinh 1432) người làng Lãm Sơn (Quế Võ) làm quan tới Thượng Thư trải qua các đời vua Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông. Ông nổi tiếng trung trực, sau lại bị vua Uy Mục căm giận đầy vào Quảng Nam và bị giết chết ở Nghệ An.

 Thơ thiên nhiên của ông lấy cảm xúc chân thành làm nền cho thi hứng :

 Đêm Ba Mưa Tết, Ngẫu Cảm Nên Thơ
Năm mới hầu sang cũ chán rồi
Thói đời lật lọng, nghĩ thương ôi !
Chuyện thường năm tháng còn yêu ghét
Phụ bạc nhân tình chớ trách ai

 - Tiến sỹ Nguyễn Xung Y (Nguyễn Nhân Phùng) người làng Kim Đôi (Quế Võ) , thành viên của Tao đần nhị thập bát tú do Lê Thánh Tông chủ xướng. Ông đã sáng tác " Tiêu Tương bát cảnh " bằng quốc ngũ đượm hồn thơ Việt :

Mưa Đêm Trên Sông Tiêu Tương
Ngàn Tương thuở rụng hạt mưa
Lã chã thâu đêm gió đưa
Rọt tiếng vàng, cao lại thấp
Rung cành ngọc, nhặt thì thưa
Đành anh tai khách nằm chăng nhắp
Lai láng lòng thơ hứng có thừa
Sớm dậy xem rồng mọc cháu (sừng)
Nghìn hàng đổng (nhiều) lạ hơn xưa.

- Hoàng Đức Lương, Tiến sĩ khoa Mậu Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 9 (1478) quê ở làng Cửu Cao (Văn Giang) sau tới ở thôn Ngọ Kiều (Gia Lâm) rất nổi tiếng với Bộ "Trích Diễm Thi tập" tuyển thơ từ thời Trần đến đầu đời Lê với 15 quyển. Những lời bàn luận về thơ của Hoàng Đức Lương đã góp phần qúy báu vào gia tài lý luận văn học cổ nước ta vốn không phong phú lắm. Ông viết "Cổ nhân đối với thơ, có người ví với chả cá, có người ví với gấm thêu. Chả cá là vị ngon nhất đời, gấm thêu là sắc đẹp nhất đời, ai biết ăn, biết ngắm đều biết quý trọng, không coi thường bỏ phí....".

 Thơ Hoàng Đức Lương giản dị, kiệm lời, kiệm chữ nhưng lại mang nặng những suy tưởng, triết lý sâu xa về cuộc đời, về vũ trụ bao la, về cuộc hành trình bất tận của con người trên nẻo đường nhân gian mà không ai biết được đâu là điểm khởi đầu, đâu là chỗ cư trú cuối cùng của kiếp người?

 Đạo Thượng

Lộ viễn vô tận đầu,
Cổ kim trường quí khứ
Kim nhân vị khẳng hưu,
Cổ nhân tại hà xứ?

Tạm dịch :

Đường xa dường bất tận
Lữ khách mải trước sau
Người nay nào đã nghỉ
Người xưa ở nơi đâu?

(Trên Đường - Lý Thanh dịch)

 Thôn Cư

Tàm ám tàng chính miên,
Thiềm đê yến sơ nhũ
Lực quyện hạ sừ qui
Trú vĩnh cưu thanh ngũ (ngọ)

 Tạm dịch :

 Tằm đang cuộn ngủ trong dâu,
Ém vừa sinh nở ló đầu dưới hiên
Bừa về vác mỏi vai êm,
Nghe tu hú họi ngang thềm bóng trưa

(Ở Làng - Lý Thanh dịch)

Với Hoàng Đức Lương : Văn chương là có nhan sắc, chả thế mà thi tập của ông có chọn lựa (trích) ra từ những bài thơ diễm lệ của một thời.

*

 Tiến sĩ Thân Nhân Trung (1418-1499) quê làng Nếnh (Việt Yên), là phó đô nguyên súy Hội Tao Đàn của vua Lê Thánh Tông. Thơ ông được vua khen là "thợ khéo tay vô địch" được ban một bộ áo long bào tuyệt đẹp "cánh cầu vô địch thủ, tài tác cổn long y ".

Vâng Họa Thơ Vua : Đạo Làm Vua
Nghiền ngẫm uyên thâm kế thánh thần
Rộng truyền pháp chế - phép trời ban
Chăm dân - tam đại noi gương trị
Luyện võ, bốn mùa mở cuộc săn
Chín khúc sửa - xây điều chính sự
Tám quyền cử - truất khéo công tâm
Ngôi hoàng sừng sững ngời muôn thuở
Thế nước thạch bàn vững ngàn năm.

 Cùng thời có cặp vợ chồng tài sắc nữ sĩ Kim Hoa - Phù học sĩ, thơ rất trữ tình :

 Ý Xưa

Sen lá như dù biếc
Sen hoa tựa má đào
Nhớ ai chưa gặp mặt
Thơ thẩn mãi bên ao

(Hàn lâm học sĩ Phù Thúc Hoành)

Mùa Hạ

Gió cây lựu tơi bời
Trên đu tha thướt dáng người giai nhân
Oanh vàng ủ rũ thương xuân
Một đôi tiếc cảnh tần ngần trên cây
Dừng kim rủ thấp đôi mày
Nương song hồn mộng xa bay cuối trời
Cuốn rèm ai cứ gọi hoài
Để hồn em chẳng được bay tới chàng

(Ngô Chi Lan)

Nguyễn-Khôi @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site