lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Thơ Văn Lu-Hà

Sông Của Tế-Hanh Và Sông Của Tôi

tặng Hoà-Đàm

Tôi sinh ở thượng du Bắc Bộ
Có con sông ngầu đỏ phù sa
Đôi khi lại rất hiền hoà
Nước xanh biêng biếc nhạt nhoà hồn tôi

Bao kỷ niệm bồi hồi tuổi trẻ
Bầy cá măng bơi lội trên sông
Vẫy vùng ngụp lặn giưã dòng
Nhuộm da đen bóng cánh đồng yêu thương

Năm sáu tám nước sông cuồn cuộn
Vỡ con đê khốn đốn vô cùng
Mênh mông biển nước hãi hùng
Đêm trăng sóng vỗ não nùng thê lương

Tôi xa nước mang lòng vương vấn
Trôi theo dòng tỵ nạn bốn phương
Tế Hanh nhớ con sông Hương
Còn tôi thì nhớ sông Hồng khổ đau

Cây cũng khác mỗi nhà mỗi cảnh
Người Việt Nam định mệnh khác nhau
Kẻ thì mưa nắng dãi dầu
Người nơi góc bể mái đầu sương rơi

Chúng tôi sống Hoa Kỳ Đức Quốc
Những đưá con lạc bước phong trần
Lạc Hồng máu đỏ nồng nàn
Năm Châu bốn bể muôn vàn thiết tha

Trời trở lạnh gió thu lận đận
Đồng bào tôi khổ tận cam lai
Băn khoăn trằn trọc canh dài
Hồn ma bóng quỷ tuyền đài thảm thương

Bởi cộng sản bất lương bá đạo
Rước voi về dày mả tổ tiên
Tranh ăn từng nhóm lợi quyền
Môi trường sông nước triền miên lụi tàn

Tiếng thống nhất hai miền Nam Bắc
Triệu gia đinh tủi nhục bi ai
Cú diều miệng lưỡi thị phi
Rỉ tai mã tấu thầm thì nhỏ to

Vẫn đe doạ bỏ tù tống ngục
Với những ai trung thực thẳng ngay
Quê hương bao nỗi đắng cay
Hờn căm uất hận đoạ đầy mãi sao?

cảm tác khi đọc bài thơ cuả Tế Hanh: Nhớ Con Sông Que Hương
21.10.2012 Lu Hà

Nguyên tác:

Nhớ Con Sông Quê Hương

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi dang tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ

Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông
*
* *
Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng “miền Nam”
Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết…

Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không ghành thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương…

(1956)

Tâm sự cuả Hoà Đàm mà tôi cảm tác thơ Tế Hanh:

Bài thơ " Chiều Thu Bến Nhà " hay lắm, cảm ơn Anh Thi Sĩ Lu Hà nhé.  Anh à, em không viết về ông Nguyễn Chí Thiện nhiều. Nay nghe Anh nói, trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra được hết. Nếu thực sự Nguyễn Chí Thiện thế thì đáng buồn thật.

 Anh làm em chợt nhớ đến Tế Hanh, khi ông làm bài " Nhớ con Sông Quê Hương" rất hay ...lúc em 16 tuổi có đọc bài này  nhưng khi ông ta theo lý tưởng của ông ta thì thơ ông ta laị khác Anh à, cái thơ dễ thương của Tế Hanh biến đâu mất rồi? mà có baì thơ sau naỳ ông ta làm như cây cam cây bưởi vậy đó, có lẽ như thế nên Tế Hanh không có thơ sau này nữa. Anh à, em là thệ hệ nhỏ, dĩ nhiên là phải học triềt học Mác Lê Nin rồi, mà em là học sinh tương đối khá trong lớp, em muốn mình mãi được top 3 nên caí gì cũng học cả. Thật ra triết hoc này mơí đoc vơí 1 ngươì thanh niên có lý tưởng thì ai cũng đi theo cả: vì nó về Vô Sản, ủng hộ ngươì nghèo...Nhưng khi đi xa hơn thi hoàn toàn khác hơn vì lý thuyết đó " tao cho những ngươì phải tuân tuyệt đối và viết giống nhau" . Với em, em viết cũng đươc, hơi tư do trong văn viết nên không khô khan lắm, nhưng khi thầy dạy văn chọn em đi thi hoc sinh giỏi văn cho lớp, em khôg muốn đi vì trong lơp có 1 ban từ Hà Noi vaò, hoc cũng rat giỏi...em noí: " em không đi, vay thầy chon ban đó đi", nhưng ngươì ban đó lai ủng hô em, em ngac nhiên lắm. Anh có biết tai sao em khong thi không? Vì lý lich bị ngươì ta phê như thế này nhé : " Con gaí NG, có.....đạo đức xấu.." Em tức cươì mà chẳng thèm nói tiếng naò, sau này em mơí biết là cá nhân thôi. Ngươì phê đó cũng quê lắm vì cũng thấy vô lý vơi 1 đưá bé chứ,...tóm lại em nghen lơì thầy bạn đi thi, nhưng trươc khi đi thầy ( là 1 hoc sinh của QNNT trươc đây) chỉ em phải làm sao kết luận và mở đề vơi tư tưởng mới, em " dạ" nhưng khi thi, quên cả lời dặn Anh à. 

Ở đây em muốn nói là đôi lúc con ngươì bị tẩy não làm như ngươì máy...nên có ngươì không viết đươc gì nữa., hoac baì của ngươì ta bị sữa ngoài ý muốn. Nếu là ngươì bình thường thì sẽ dễ trang thái bình thường còn vơí 1 nhà thơ thì có hai trang thái: 1 là rat cao điểm, 1 là tiêu cưc, nghĩa là khi bình an thì cây but khong còn là vũ khí nữa vì họ đã tư nói vơí lòng " thôi đủ rồi, để cho thế hê sau" thế đó. Có thể những gì Anh đọc là đúng cả, có thể chưa chính xac Anh à, thưc ra ông Ta khó sống yên lắm vì bên naò cũng nhìn ôngta bằng cạp mắt khác cả. Vơí em yêu thơ văn, nên không nghiêng về chính trị gì cả, nên em tìm trong đó sư haì hoà của tác giả. Em không đươc như Anh hay những ngươì von thơ yêu nuớc kia nên đơn giản lắm.

Anh à, Anh đươc sống trên nước tư do, nên của Anh bột lộ cả cảm xúc của con tim, cả sự gaò thét đau khổ, cả sự khát khao, cả nỗi buồn...noí chung là Anh không ngần ngại trong khi viết, khong bị 1 luật naò gò bó cả...nên thơ Anh rât hay, thât cảm động và đi vaò lòng moị ngươì. Đêm qua em có nói chuyen vơí mấy ban và chi em bà con, ai cũng thich thơ Anh cả và bảo " Lu Hà làm thơ hay quá, thơ tình thì rất là tình. Khi đoc thơ Anh cảm tac của nhà Thơ tiền bối xưa, em và các ban thấy đươc caí tư do trong thơ Anh, và cũng thấy đươc caí khong tư do trong thơ văn tiền bối , có hai caí khong tự do: Nho giáo, và thế hệ sau (CS)" nên lời thơ muốn tha htiết đến cở naò thì Ngươì đó cũng khong gaò thét đươc như Anh. Anh rat hanh phúc khi ở tren đất nươc tư do ngon luan Anh à. Mong anh luon có những bài thơ tuyệt vơì cho em cho tất cả và thế hệ sau Anh nhé. Đừng dừng laị khi tam hồn Anh đang hăng haí, đừng bỏ súng khi Anh đang là ngươì hùng trên chiến trường ( Cây viết là vũ khí đó Anh à), còn nguy hiểm hơn bom nguyen tư hat nhân nữa đó.

Tóm lai cảm ơn Anh đã chia xẻ nhé, em daì dòng quá roi, Anh cố đoc nhé, em viết 1 hơi theo cảm nghĩ cá nhân vì cũng hơi bất ngờ về ý kiến của cuả một số người về nhà thơ NCT, em hy vong những baì viết đó là xuyên tạc thôi vì có những ngươì không muốn NCT có vị trí trong phiá nào cả, họ chỉ bắn 1 phat súng mà muốn giêt cả hai đó Anh à. Anh là ngươì rat thông minh cũng nên cẩn thận nhé. Còn em thì khong đủ tư cánh đề bàn về chính trị, em chỉ có 1 lý tưởng từ nhỏ đến giờ: là ủng hô ngươì nghèo và nhân quyền, bất cứ trong xã hôi naò mà có ngươì đó là ban của em, chỉ thế thôi, Còn hiên tai thi rât mê thơ của Thi Sĩ Lu Hà đây nên bị Chú Thanh Hoàng thấy đươc chọc maĩ đó . Vậy nhé chúc Huynh ngon giấc vơi vần thơ mộng đêm nay. ( Em viết không thứ tự, chính tả tùm lum, ..) ráng đọc cho Muội nhé Huynh.

Lu Hà: Tuyệt vời Hoà-Đàm viết hay lắm. Đúng là Ba nào con gái ấy. Cha hổ sinh con hổ, cha chuột sinh con chuột. Cũng may em về sau em cũng được sang Mỹ học hành thoả sức.

Nhưng ngay từ khi còn ở Việt Nam em cũng đã là một cô bé có cá tính, dù cộng sản muốn nhuộm đỏ cũng khó. Nhưng nếu còn ở Việt Nam chưa biết chừng cứ nhuộm mãi mổi ngày một tí và nhuộm cả đời cũng có thể bị đỏ.

Tế Hanh là số mệnh không cưỡng lại là sự bất hạnh không chỉ riêng cho ông ta và cả dân tộc. Khi ông viết bài " Nhớ Con Sông Quê Hương" lúc ông ta chừng 35 tuổi vào năm 1956. Dân tộc này cũng gặp phải một sự bất hạnh, một nghiệp chướng khó tránh khỏi. Đó là cái nghiệp chướng Hồ Chí Minh.

Tại sao cái làng Kim Liên đó lại sinh ra ông Hồ nhỉ để mang đại hoạ trăm năm cho dân tộc này?

Bài thơ Nhớ Con Sông Quê Hương cuả Tế Hanh rất hay. Từ thuở học sinh anh đã thuộc lòng. Anh chàng này làm vào năm 1956 khi tập kết ra Bắc và sau đó hồn thơ anh chàng bị ngỏm củ tỏi luôn và trở thành cái đinh ốc rỉ cho cỗ máy chuyên chính sát máu vô sản. Có thể anh sẽ cảm tác hay chuyển thể ra để tặng Hoà Đàm nhé.

Lu-Hà @ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site