lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam Ở Trong Và Ngoài Nước

Dùng công pháp quốc tế tố cáo tội ác cộng sản

Trần-Văn-Tích

Bài viết này được khai sinh từ một bản tin ngắn phổ biến on line trên hai tờ báo Pháp ngữ xuất bản tại Vương quốc Bỉ, tờ Le Soir và tờ La Libre Belgique, ngày 07.04.2012 dưới đầu đề “La justice belge saisie du lourd dossier guinéen“. Nội dung sự kiện như sau :

Mười kiều dân gốc xứ Guinée tỵ nạn tại Bỉ và có quốc tịch Bỉ đã nộp tố trạng nhắm vào bảy sĩ quan người Guinée, thưa kiện họ vì các tội diệt chủng và tội chống nhân loại (crime de génocide et crime contre l’humanité), căn cứ vào luật thẩm quyền tài phán phổ biến (loi de compétence universelle). Đơn khiếu tố nêu chủ yếu danh tính cựu Tổng thống Moussé Dadis Camara, Trung úy Cherif Diakité, Thiếu tá Moussa Tiegboro Camara và Tướng Sékouba Konate. Các bị cáo bị truy tố về tội tàn sát tập thể do đoàn vệ binh Phủ Tổng Thống tại sân vận động Conakry ngày 28.09.2009 khiến 156 người bị sát hại hoặc mất tích, chưa kể đến các trường hợp hiếp dâm, bạo hành tính dục và tra tấn. Theo bản cáo trạng thì đa số nạn nhân thuộc nhóm dân Peuls.

Universal principle. Loi de compétence universelle. Weltrechtsprinzip

Tháng 10 năm 1998, do phán quyết của các Law Lords tức Tối cao Pháp viện Anh quốc, lãnh tụ độc tài Augusto Pinochet bị bắt giam tại Luân đôn. Nền tư pháp nước Anh đã vận dụng universal principle theo đó những chính khách phạm tội ác đối với nhân loại không được hưởng quyền bất khả xâm phạm và có thể bị tống ngục. Viên chỉ huy gốc Afghanistan thuộc tổ chức Mudschahedin tên Zardar đã lãnh hai mươi năm cấm cố do các tội bắt cóc người dân, tàn sát tập thể. Án lệnh tương tự cũng được các phán quan ban bố đối với hai cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, Colin Powell và nữ cựu Ngoại trưởng Do Thái Zipi Livni khiến các chính trị gia này hoặc phải hủy bỏ hoặc phải bỏ dở những chuyến du hành sang Luân đôn vì sợ có thể bị bắt giam1. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã phải trốn chạy khỏi nước Pháp để lập tức trở lại quê hương khi đang trú ngụ trong một khách sạn tại Thủ đô Ánh sáng vì nhận được trát đòi của một cơ quan tư pháp Pháp : ông Donald Rumsfelt có thể bị sai áp hầu toà khi xuất ngoại vì bị quy trách trong những vụ tra tấn nơi các nhà tù Guatanamo và Abu Graib.

Ngày 22.01.2010 Toà án Nürnberg ra án lệnh truy tố tội phạm Jorge Rafael Videla, nguyên là kẻ cầm đầu hội đồng quân lực kiêm nhiệm quốc trưởng Argentine từ 1976 đến 1981. Nền công lý Cộng hoà Liên bang Đức hành xử quyền tố tụng của mình dựa vào đơn khởi tố của các công dân Đức thuộc gia đình bà Elisabeth Käsemann, bị chế độ quân phiệt Videla bắt cóc và thủ tiêu năm 1977 và ông Rolf Stawowiok, bị thanh toán đầu thập niên 1980 mà thi hài chỉ mới được tìm ra đầu năm 2010. Qua án lệnh của toà Nürnberg, Videla sẽ bị bắt giữ tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới khi y xuất hiện.

Những người Trung Hoa tu tập theo Pháp Luân Công ở nhiều nước trên thế giới đã gửi đơn đến những pháp quan cao cấp nhiều quốc gia và/hoặc các cơ cấu bảo vệ nhân quyền ngoại chính phủ nhằm tố cáo tội ác của bè lũ cầm đầu Trung cộng. Tháng 11 năm 2009, nguyên Chủ tịch Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Giang Trạch Dân, cùng bốn ủy viên trung ương đảng thuộc Bộ Chính Trị cộng đảng Trung Hoa đã bị ông Ismael Moreno, Thẩm phán Toà án Quốc gia Tây Ban Nha truy tố về tội ác diệt chủng và tra tấn mà đối tượng là các học viên tu tập theo Pháp Luân Công ở Bắc Kinh, Liêu Ninh, Sơn Đông. Tháng 12 năm 2009, Thẩm phán Liên bang xứ Argentine, Octavio Aaroz de Lamadrid, sau bốn năm điều tra tội phạm, đã công bố một hồ sơ tổng kết dày một trăm bốn mươi hai trang nhằm kết án nguyên Chủ tịch Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân và nguyên Ủy viên Thường trực Bộ Chính Trị La Can vì hai trọng tội diệt chủng và tra tấn. Phong trào Pháp Luân Công đang thực hiện những bước nhằm đạt được các phán lệ tương tự ở nhiều quốc gia khác kể cả Pháp.

Ngày 19.04.2005, pháp đình Tây ban nha đã kết án Adolfo Scilingo, một quân nhân Argentine, về những tội ác chống nhân loại xảy ra dưới giai đoạn độc tài Argentine. Scilingo lãnh 640 năm cấm cố, với thời hạn bất thu súc 25 năm. Năm 2009, nền công lý Tây ban nha tiếp tục thẩm cứu/truy tố mười sáu vụ đại hình về tra tấn, diệt chủng hoặc tội ác chống nhân loại bao gồm ít nhất hai vụ nhắm vào Hoa Kỳ, một vụ liên quan đến những kẻ cầm quyền Ruanda, ba tên đầu sỏ Trung cộng (trong số có Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng), hai sĩ quan Israel, một vụ với đối tượng là các sĩ quan xứ Guatémala, cùng với hai nước Salvadore và Maroc.

Cộng hoà Liên bang Đức có bộ luật Völkerstrafgesetzbuch (VStGB). Bộ luật này được biểu quyết ngày 26.06.2002 và có hiệu lực kể từ ngày 30.06.2002. Nó nhắm vào các tội trạng diệt chủng, tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh. Công dân bất cứ nước nào cũng có tố quyền. Tội ác xảy ra tại bất cứ quốc gia nào cũng có thể bị truy tố. Ngày 01.03.2011, lần đầu tiên pháp đình Đức quốc vận dụng Weltrechtsprinzip nhằm xét xử ba công dân xứ Ruanda tên Ignace Murwanashyaka, cư trú tại thị trấn Mannheim, Straton Musoni, trú ngụ tại Frankfurt và Onesphore Rwabukombe không có nơi trú ngụ nhất định ở Đức về các tội chống nhân loại, tội ác chiến tranh và tội tham gia tổ chức khủng bố Forces Démocratiques de Libération du Ruanda; cụ thể là tàn sát tập thể hơn một ngàn người tại Thánh đường Murambi ngày 11.04.1994. Phụ trách truy tầm các hung phạm là Cơ quan Điều tra Hình sự Liên Bang (Bundeskriminalamt) đặt trụ sở tại Meckenheim-Merl gần cựu thủ đô Bonn. Toà Thượng thẩm Tiểu bang Baden-Württemberg ở thành phố Stuttgart thụ lý vụ án.

Tại hai quốc gia lân bang của Đức, Hoà Lan và Đan Mạch, đều có những thiết chế mệnh danh là War Crimes Units (Đơn vị Tội ác Chiến tranh) có cùng chức năng như Bundeskriminalamt với ngân sách dồi dào hơn và nhân sự đông đảo hơn.

Canada có luật về compétence universelle kể từ ngày 23.10.2000. Đối tượng đầu tiên chịu hình phạt của đạo luật này là Désiré Munyaneza. Đây là một công dân xứ Ruanda bị cáo buộc tội diệt chủng xảy ra năm 1994. Vụ án diễn ra tại Montréal và đã kéo theo hàng loạt tiến trình trợ thẩm ở nhiều quốc gia khác nhau.

Vương quốc Bỉ và loi de compétence universelle

Vương quốc Bỉ là một nước nhỏ trong Liên Âu. Nhưng bé mà bé hạt tiêu. Ngày 16.06.1993, Quốc hội nước này đã ban hành một đạo luật lên quan đến compétence universelle cho phép các pháp quan Bỉ đưa ra toà án Bỉ những cá nhân phạm tội diệt chủng, tội chống nhân loại cũng như các tội phạm chiến tranh; bất kể kẻ chủ mưu và nạn nhân thuộc quốc tịch nào và bất kể tội ác xảy ra tại đâu. Vương quốc Bỉ trở thành một trong những quốc gia đi tiên phong tham gia tiến trình truy tố những tội đồ vi phạm trầm trọng Luật Quốc Tế ở nuớc ngoài dẫu rằng các trọng tội liên hệ không di hại gì cho các công dân Bỉ và các thủ phạm không hiện diện trong Quốc gia truy tố (nguyên văn : la Belgique devient ainsi un des premiers pays du monde à engager des poursuites pour des crimes graves de Droit International commis à l’étranger sans que l’un de ses ressortissants ne soit victime, ni que l’auteur ne soit présent dans l’État poursuivant). Áp dụng điều khoản pháp lý này, đã có nhiều đơn khiếu tố nhắm vào Thủ tướng Israel Ariel Sharon, Lãnh tụ Palestine Yasser Arafat, Tổng thống Côte d’Ivoire Laurent Gbagbo. Đạo luật được giới lập pháp vương quốc Bỉ tu chỉnh, bổ sung và chính thức đăng tải trên Công báo Vương quốc Bỉ ngày 10 Février 1999 : Loi relative à la répression des violations graves de droit international humanitaire. Publication : 23-03-1999 numéro : 1999009267 page : 09286 Dossier numéro : 1999-02-10/40 và có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng tư năm 1999. Tất nhiên bộ luật định nghĩa rõ ràng thế nào là génocide, thế nào là crime contre l’humanité. Rất đáng chú ý là chi tiết sau đây, dường như biên soạn dành riêng cho quân cán chính Việt Nam Cộng Hoà, thuộc lĩnh vực tội ác chống nhân loại : emprisonnement ou autre forme de privation grave de liberté physique en violation des dispositions fondamentales du droit international. Như thế, phạm tội ác chống nhân loại không phải chỉ có tù đày – tỷ như trong Hoả Lò Hà nội hay Nhà giam Chí Hoà Sàigòn – mà còn kể cả những hình thức câu thúc thân thể khác, điển hình là chế độ mệnh danh ”học tập cải tạo” với “giấy ra trại”!

Đạo luật do Quốc hội Vương quốc Bỉ ban hành ngày 05.08.2003, điều khoản 136quater2, § thứ nhất, dựa vào các Công ước quốc tế Genève ngày 12.04.1949 cùng các bản Phụ đính I và II, được phê chuẩn tại Genève ngày 08.06.1977 cùng với điều khoản 8, § 2, thuộc Pháp chế hình sự quốc tế (Statut de la Cour pénale internationale) có nội dung chính là bảo vệ nhân mạng và tài sản. Đạo luật này nêu ra một số trọng tội như chủ tâm sát nhân (homicide intentionnel), cố ý gây đau khổ dữ dội hoặc vi phạm trầm trọng tính toàn vẹn cơ thể hay sức khoẻ (le fait de causer intentionnellement de grandes souffrances ou de porter des atteintes graves à l’intégrité physique ou à la santé). Qui vào loại trọng tội này là chủ trương tàn sát hàng mấy ngàn thường dân vô tội cố đô Huế vào dịp Tết Mậu Thân, là những phiên toà án nhân dân do bè lũ Hoàng Phủ Ngọc Tường-Hoàng Phủ Ngọc Phan-Nguyễn Đắc Xuân triệu tập và chủ trì. Còn hiện đang xảy ra tại Việt Nam là những vụ công an Việt cộng đạp vào mặt dân chúng biểu tình chống Trung cộng, đánh chết người khi thẩm vấn điều tra v.v.. Để bảo vệ tài sản dân chúng, Đạo luật này cũng đan cử tội ác tiêu hủy và/hoặc chiếm hữu tài vật không do nhu cầu quân sự, được tiến hành độc đoán và vi pháp trên một qui mô rộng lớn (destruction et appropriation de biens, non justifiées par des nécessités militaries et exécutées sur une grande échelle de facon illicite et arbitraire). Luật cũng liệt kê các tài sản có tính cách dân sự (biens de caractère civil). Đối tượng chế tài của điều khoản này không ai khác hơn là những lãnh tụ cộng sản Việt Nam đang tại vị qua các chiến dịch đánh tư sản mại bản, tịch thu nhà cửa hoặc cưỡng bách dâng hiến gia cư, đổi tiền hai ba lượt v.v..

Ai có quyền truy tố. Thể thức truy tố

Có ba hạng người có quyền hành động (intérêt à agir) tức là có thể nộp đơn khiếu tố. Trong tất cả mọi trường hợp và đứng vào hàng đầu tiên là các nạn nhân trực tiếp (la victime directe). Trong một số trường hợp là những người có tố quyền (les ayants droit) : thân nhân của các nạn nhân chẳng hạn. Trong một số trường hợp được minh định rõ rệt, các hội đoàn, tập thể có thể được hưởng qui chế nguyên đơn pháp định.

Như vậy, trong tình hình thực tiễn hiện nay, các nạn nhân vụ thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế, những người bị tịch thu nhà cửa, bị cưỡng bách đi kinh tế mới v.v..có thể đệ nạp tố trạng. Gần đây hơn nữa, gia đình ông Đoàn Văn Vươn hoặc nạn nhân các vụ “khiếu kiện” ruộng vườn bị trưng thu, gia cư bị giải toả v.v.. đều có thể có cơ may đâm đơn thưa kiện.

Bước đầu tiên trong tiến trình kiện cáo là trình bày nội vụ cho công tố viện. Công tố viện sẽ phán xét có nên và có thể tiến hành thủ tục tố tụng hay không. Nếu cần, công tố viện sẽ chỉ định một dự thẩm hữu trách/hữu quyền.

Khi nước Bỉ ngán Chú Sam

Luật pháp vốn do con người soạn thảo, ban hành, áp dụng, giải thích. Cho nên luật pháp bao giờ cũng rất linh động, uyển chuyển. Ngày 02.08.2003 Thượng viện Vương quốc Bỉ đã biểu quyết tu chính rồi thủ tiêu một phần Đạo luật liên quan đến sự vi phạm trầm trọng luật nhân đạo quốc tế, khiến đạo luật này có phạm vi áp dụng không còn được rộng rãi như trước nữa. Nguyên do là vì có mấy chục đơn kiện nhắm vào các nhà lãnh đạo quốc tế như Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và Thủ tướng Do Thái Ariel Sharon. Tội trạng của Tổng Thống Bush là tiến hành chiến tranh đánh phá Irak mà không có sự thoả thuận của Liên Hiệp Quốc. Thủ tướng Sharon bị cáo phạm tội tàn sát tập thể ở Chabar và Chatila.

Để phản ứng, Tổng Thống Bush hăm doạ sẽ di chuyển trụ sở Tổ chức NATO/OTAN sang nước khác và gây khó khăn cho các hoạt động hàng hải của Bỉ. Phần Thủ tướng Do Thái thì tung ra một chiến dịch vận động ngoại giao rầm rộ chống nước Bỉ đồng thời triệu hồi Đại sứ về nước. Thượng viện và Hạ viện Vương quốc Bỉ phải đối đầu với hai tình huống. Một, con số cáo trạng có khuynh hướng càng ngày càng gia tăng. Hai, vị trí quốc tế của Bỉ quốc và thế đứng của ngoại giao đoàn nước Bỉ có cơ nguy bị tổn hại nặng nề. Kết quả các dân biểu Bỉ đành phải nhượng bộ.

Các tổ chức bênh vực nhân quyền như Human Rights Watch, Amnesty International, Avocats sans Frontières đều lần lượt lên tiếng rất lấy làm tiếc về quyết định này của Lưỡng viện Quốc hội Bỉ. Thậm chí người đại diện của Tổ chức Ân xá Quốc tế ở Bỉ còn nói nguyên văn : “On ne peut plus parler de compétence universelle”. (Người ta không còn có thể đề cập đến luật thẩm quyền tài phán phổ biến nữa).

Trong thực tế, nền công lý Vương quốc Bỉ càng ngày càng hạn chế phạm vi áp dụng luật compétence universelle vì quyền lợi quốc gia. Chẳng hạn đối tượng của đạo luật liên hệ chỉ còn lại các quốc gia không được xem là “dân chủ” (“démocraties”). Diễn dịch một cách cụ thể, công dân các quốc gia như Hoa Kỳ, Anh và cả Israel đều không còn thuộc thẩm quyền chế tài của đạo luật. Tương tự như vậy, chịu sức ép của Trung cộng, Israel và Hoa Kỳ, Thượng viện Tây ban nha hạn chế phạm vi áp dụng luật universal principle : chỉ có các công dân Tây ban nha mới có tố quyền và chỉ có những kẻ tình nghi phạm tội đang sinh sống trên lãnh thổ Tây ban nha mới bị truy tố.

Tất nhiên một số quốc gia và/hoặc cá nhân phản đối universal principle. Henry Kissinger cho là nó vi phạm chủ quyền quốc gia. Trung cộng thì vẫn ca bài ca cũ, rằng không thể viện dẫn luật lệ để can thiệp vào những việc thuộc nội bộ mỗi nước.

Việc của chúng ta

Công pháp quốc tế sẵn sàng tạo cơ hội cho nạn nhân các chế độ tàn bạo sát nhân giữ một vai trò tích cực, chủ động, trung tâm, trọng yếu trong tiến trình truy tố tội ác của những chế độ liên hệ. Nạn nhân không phải chỉ giữ vai trò nhân chứng mà còn có quyền yêu cầu tiến hành điều tra tội ác để rồi cùng tham gia tiến trình truy tố và đòi hỏi bồi thường. Một số quốc gia văn minh dân chủ châu Âu – Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Hoà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Anh – cùng ban bố thủ tục cụ thể nhằm tiến hành truy tố và kết tội những tên sát thủ đồng thời bồi hoàn thiệt hại tinh thần và vật chất cho nạn nhân oan ức. Chẳng hạn tại Pháp và trong vụ tố tụng in absentia năm 1990 mà thủ phạm là viên sĩ quan Alfredo Ignacio Astiz người Argentina can tội bắt cóc thủ tiêu hai nữ tu Alice Domon và Léonie Duquet, mỗi nạn nhân được bồi thường một quan Pháp về thiệt hại tinh thần, à titre du préjudice moral đồng thời cơ cấu công quyền đứng ra cáng đáng án phí. Ngay tại quốc gia của nữ hoàng Elisabeth, tuy rằng hệ thống pháp lý partie civile không có hiệu lực nhưng các pháp viện hình sự vẫn có đặc quyền ban hành án lệnh bồi thường cho nạn nhân các vụ thảm sát thuộc những vụ án đại hình trong khuôn mẫu Criminal Injuries Compensation Scheme.

Thiếu tá Liên Thành đang xúc tiến việc cáo tố Việt cộng trước các toà án. Chuyện đưa những tội đồ cộng sản Việt Nam ra toà không phải là chuyện riêng tư của vị cựu Thiếu tá, cựu Trưởng ty Cảnh sát Quốc gia Thừa Thiên - Huế. Qua các tiến bộ trong hệ thống công pháp quốc tế bảo vệ quyền làm người, quyền làm dân, nhiều cá nhân, nhiều tập thể có cơ may đòi hỏi công lý. Quân cán chính Miền Nam từng bị giam giữ năm này qua năm khác, những thành phần tư sản dân tộc bị cướp nhà cướp của, toàn dân Miền Nam bị trấn lột sau những vụ đổi tiền v.v.. cùng với các Hội Người Việt Tỵ Nạn, các Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị, các Hội Cựu Quân Nhân, Tập thể Chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà Hải ngoại v.v..tất cả đều có thể chủ động đòi hỏi công lý. Nói chung, chuyện là chuyện đấu tranh tố cộng nhưng trước hết vẫn là chuyện đất nước, chuyện con người; trước hết vẫn là những cố gắng, những tâm huyết, những tự nguyện tích cực, những dấn thân đáng quí.

Hạ sách, trung sách, thượng sách

Trước cảnh tai hoạ vô song đổ lên đầu dân tộc, mỗi người Việt lưu vong góp vào công cuộc cứu quốc được cái gì thì góp, kẻ bằng cánh tay, kẻ bằng hiện vật, kẻ bằng miệng lưỡi, kẻ bằng trang báo. Đã có không ít hình thức đấu tranh cho một nước Việt Nam không cộng sản. Đánh giá một cách rất tổng quát, có thể chia những phong trào, chiến dịch chống cộng làm ba hạng : hạ sách, trung sách và thượng sách.

Thư ngỏ của 35 người tự nhận là trí thức hải ngoại gửi bảo đảm qua đường bưu điện đến các tên chóp bu ở Bắc bộ phủ thuộc hàng hạ sách. Nó không tạo được một chút feedback nào từ phía các kẻ nhận thư. Nó chỉ chứng tỏ một thái độ quỵ luỵ rất mất tư cách.

Từng có những ông bà nhà văn nhà báo ra rả kêu gọi giới cầm bút ngoài nước và trong nước ngồi lại với nhau để đi tìm một con đường cho văn giới nói riêng, cho dân tộc nói chung. Đó chỉ là một hình thức đầu hàng bạo quyền bạo lực. Chủ trương này thuộc loài hạ sách.

Khi giới tu hành trong nước hiệu triệu quần chúng không làm ruộng, không buôn bán, không đi học trong một tháng thì hình thức đấu tranh này rõ ràng là xa rời thực tế. Khi hàng trăm ngàn người cùng ký một thỉnh nguyện thư qua phương tiện internet để trình bày với chính quyền một quốc gia về vấn đề nhân quyền cho trong nước thì tuy đây là một hình thức biểu dương ý chí rất qui mô nhưng hậu quả thì lại tùy thuộc hoàn toàn vào quyền lợi của chính quyền sở tại. Hai thể loại đấu tranh này chỉ đáng xếp vào hàng trung cấp.

Nhưng khi giới luật sư hải ngoại phối hợp với giới luật sư quốc nội nhằm cùng nghiên cứu tiến trình truy tố những tên tội phạm cộng sản – mà ai chứ cộng sản thì thiếu gì tội ác – thì đây là một biện pháp chủ động, đoàn kết, hợp pháp, có tình, đúng thời. Có thể xếp nó vào hàng thượng sách. Công lý loài người đang mời gọi, đang giục giã.

Cuộc chiến chống cộng vẫn tiếp tục

Cuộc chiến quốc-cộng chưa hề chấm dứt ngày 30.04.1975. Những người lính Việt Nam Cộng Hoà chỉ buông súng vì bị bán đứng. Những người lính đó hiện đang có một tổ chức xem như có chức năng qui tụ họ lại dưới quốc kỳ, trong hàng ngũ như ngày nào. Đó là Tập thể Chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà Hải ngoại.

Thua một trận đánh nhưng không hề thua một cuộc chiến, các anh chị em có thể giữ vai chủ động tiếp tục đánh địch. Nếu giới luật gia Việt Nam, vì chuyên môn nghề nghiệp, có bổn phận tìm mọi cách, tìm mọi ngõ nhằm xúc tiến tiến trình truy tố các tên tội đồ Việt cộng thì chính các cựu chiến binh thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, ngày nay đang sinh sống và phần lớn đã nhập quốc tịch tại nhiều nước Âu châu, đương nhiên có nhiệm vụ chủ xướng công việc đứng đơn khiếu tố gửi đến Công tố viện các quốc gia đang có luật universal principle. Hoa Kỳ, vì những lý do thực tế, thực tiễn và thực dụng nhằm bảo vệ các quyền lợi chính trị, kinh tế, ngoại giao, chẳng những không áp dụng luật universal principle mà còn có khuynh hướng chống đối nó. Gánh nặng sử dụng tố quyền, vì vậy, đè nặng trên vai những người lính già từng bị giặc cộng giam cầm đày đọa, từng bị tịch thu nhà cửa, từng bị bóc lột tài sản hiện đang sinh sống tại nhiều nước ngoài Hoa Kỳ. Công việc là công việc chung như đã trình bày; nhưng giữ chức năng xung phong, chủ yếu vẫn là các Hội Cựu Quân nhân.

Trong thực tế, tham gia một vụ tố tụng phức tạp mang tính chất không hoàn toàn pháp lý mà lắm khi nặng màu sắc chính trị là một quá trình gian nan chật vật. Những nhân vật cưu mang rồi khai sinh ra universal principle có thể là những tâm hồn nhân bản thượng võ. Tuy nhiên thực tế lắm khi có khuynh hướng bào mòn tinh thần nhân bản thượng võ của buổi sơ khai. Diện mạo bộ luật về compétence universelle của nước Bỉ đã chịu tác dụng biến cải nặng nề của thời gian. Nếu nó vẫn còn y nguyên như thuở mới sinh thành thì một người Bỉ gốc Việt rất có nhiều hy vọng được Công tố viện Vương quốc chấp đơn truy tố Việt cộng. Nhưng chỉ là nếu mà thôi. Dẫu vậy, đây không hề là lý do để khoanh tay ngồi nhìn cái ác.

22.05.2012

TRẦN VĂN TÍCH

1 Mối giao thiệp giữa Anh và Do Thái bị ảnh hưởng nặng nề vì phán quyết liên quan đến bà Zipi Livni cho nên Thủ tướng Anh Gordon Brown đã tìm cách thay đổi thủ tục tài phán liên hệ nhưng thời gian không cho phép vì ngày 6 tháng năm 2010 dân chúng Anh qua bầu cử đã quyết định mời Gordon Brown dọn nhà ra khỏi địa chỉ Downing Street 10.

2 Cách đánh số thứ tự trong các văn bản : bis : lần nữa, thứ hai; ter : thứ ba; quater : thứ tư.

3 Sự hiện diện của Trụ sở NATO/OTAN tại Bruxelles, thủ đô nuớc Bỉ, chẳng những làm tăng uy tín của Vương quốc trên trường quốc tế mà còn góp phần không nhỏ vào đời sống kinh tế. Sau khi nước Đức thống nhất, chính quyền Berlin tìm mọi cách để tống khứ đám quân gốc gác Nga Xô-viết về nước. Người Nga được thể đòi hỏi đủ điều : Đức phải giúp phương tiện di chuyển hồi hương, Đức phải xây cất hàng loạt chung cư cho các binh đoàn triệt thoái sẽ giải ngũ v.v.. Trong khi đó, trên lãnh thổ Tây Đức cũ, tại các địa phương có quân đội đồng minh đồn trú, nếu các chính phủ Mỹ, Anh, Pháp đưa ra kế hoạch rút quân ở địa phương nào là địa phương đó náo động vì dân chúng mất một nguồn lợi kinh tế rất đáng kể qua các dịch vụ giao thương với quân đội ngoại quốc.

Đối với nền hàng hải Bỉ, chính quyền Bush hăm dọa sẽ di chuyển những chuyển vận đường biển đến hải cảng Anvers của Bỉ sang hải cảng Rotterdam của Hoà Lan.

***

HỒI ÂM BS. TÍCH VỀ CHIẾN DỊCH ĐÒI TÀI SẢN CỦA TS.THẮNG

------------------- 

HỒI ÂM BS. TÍCH VỀ
CHIẾN DỊCH ĐÒI TÀI SẢN CỦA TS.THẮNG 
NGUYỄN PHÚC LIÊN

Geneva, 08.09.2012 

Trọng kính Bác sĩ TRẦN VĂN TÍCH,

Có lẽ tôi là người đầu tiên góp ý trực tiếp với Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng về Chiến dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản“. Liền sau đó, tôi đã viết hai bài dài hồi âm cho Độc giả nêu ra những thắc mắc.

Hôm nay vào Diễn Đàn lại gặp bài của Bác sĩ viết ủng hộ Chiến dịch của Ts Thắng. Tôi định viết dài để hồi âm, nhưng vì mới đi nghĩ hè về, quá bận rộn, nên chỉ xin viết ít lời vắn gọn. Tôi xin gửi kèm dưới đây những bài đã viết về Chiến dịch này để Bác sĩ thấy trước những quan điểm của tôi. Tôi sẽ viết hồi âm dài cho Bác sĩ trong tuần tới.

Để có thể đi đến sự đồng ý hay đối kháng đứng đắn với nhau về một vấn đề, một biến cố,  phải nhìn kỹ QUAN ĐIỂM minh nhiên hay ẩn ý của mỗi bên về vấn đề hay biến cố đó. Tỉ dụ quan điểm hay ẩn ý của Ts Thắng là làm tiền hay tung hỏa mù giúp CSVN trong lúc cực kỳ nguy hiểm của Đất Nước lúc này và bọc quan điểm hay ẩn ý đó trong một cái dạng đấu tranh cho “Người Mỹ gốc Việt” để dễ kiếm khách có tiền trả thù lao và làm lạc hướng đấu tranh của người Việt Hải ngoại. Ts.Thắng làm việc cho “Người Mỹ gốc Việt” và sống tại bên Mỹ. Trong khi ấy những bài viết của tôi dựa trên QUAN ĐIỂM minh nhiên là đấu tranh cho “Dân Việt gốc Việt thuần túy“ đang sống trên Quê• Hương đau khổ. TT.Obama cũng đứng ở quan điểm quyền lợi vật chất của nước Mỹ mà đối tác với đảng và nhà nước CSVN. Khi ông đối tác với CSVN và vẫn duy trì Cơ chế này vì quyền lợi vật chất của nước Mỹ, thì đó là TÒNG PHẠM với tội ác của Hồ Chí Minh và đảng CSVN trên Dân tộc VN đã bao chục năm trường. Khi có ý duy trì tội ác CSVN, thì đó cũng là PHẢN BỘI lại DÂN TỘC VN vậy.

Trong bài của Bác sĩ mà tôi đọc hôm nay, Bác sĩ nói đến hai chữ TƯ HỮU và CÔNG LÝ để ủng hộ Chiến dịch của Ts Thắng. Quan điểm về hai chữ này lại khác nhau một trời một vực giữa Hoa kỳ và CSVN. Thực vậy, nếu CSVN có đồng quan điểm về TƯ HỮU như Hoa kỳ, thì nước chúng ta đã có Dân chủ hóa Kinh tế rồi và Cơ chế CSVN đã biến mất. Cũng vậy, CÔNG LÝ của ngoeCSVN là CÔNG LÝ do đảng và nhà nước CSVN  uốn nắn xuyên tạc theo mình. Tôi không hiểu Bác sĩ đòi CÔNG LÝ nào, Công lý của Hoa kỳ hay “Công lý“của CSVN.

Xin trân trọng kính chào Bác sĩ và hẹn bài dài trong tuần tới.

NGUYỄN PHÚC LIÊN
Geneva, 08.09.2012
Rue du Prieure 22
1202 GENEVA, Switzerland
 
HỒI ÂM ÔNG VŨ LINH CHÂU:
Ts.Nguyễn Đình Thắng:
Can Gap Rut Bao Ve Don Bay Cho Nhan Quyen 
NGUYỄN PHÚC LIÊN
Geneva, 30.08.2012
 
Trọng kính Ong VŨ LINH CHÂU,
 
Trong vấn đề Mậu Dịch Quốc tế, hai Cơ chế Trung quốc và Việt Nam vi phạm trắng trợn những Điều khoản Tự do Mậu dịch Quốc tế. Điều mà Oâng viết dưới đây là một trong những vi phạm trắng trợn và hiển nhiên:

“Thưa qúi vị,

Tôi có thắc mắc này, rất mong TS Nguyễn đinh Thắng hay vị nào khác làm ơn chỉ dùm:

"- Mậu dịch hai chiều công bằng: Việt Nam không được dựng rào cản nhằm ngăn chặn hay hạn chế sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp Hoa Kỳ."

thế thì tại sao băng dĩa đủ lọai của VC thì tràn ngập thị trường tại Mỹ, mà các băng nhạc của Asia , Paris By Night...thì bị cấm ở VN?
VLC”

Đây không phải là nhận xét cá nhân của tôi về việc vi phạm những điều kiện để chấp thuận “Ưu Đãi Mậu Dịch Tổng Quát “(GSP), mà là Khẳng Định của NGHỊ VIỆN LIÊN ÂU mới đây ngày 23.05.2012 mà tôi đã có dịp Trả Lời Phỏng Vấn cho Đài RFI (Radio France Internationale). Tôi xin đính kèm bài Trả Lời ở dưới đây.

Thái độ của Quốc Hội Hoa kỳ còn gắt gao hơn Nghị Viện Liên Âu bởi vì Trung quốc đã cố chấp gắn liền Tỷ giá của đồng Nhân Dân Tệ với Đo-la Mỹ với giá độc tài hạ thấp để nâng đỡ xuất cảng hàng hóa của Trung quốc. Đây là gian giảo cố chấp. Chính Quốc Hội Hoa kỳ đã nhiều lần cảnh cáo TT.Obama và Bộ trưởng Tài chánh Hoa kỳ quá yếu mềm đối với Trung quốc.

Nếu TT.Obama quyết định cuối năm nay cho Việt Nam đặc quyền Mậu Dịch “Ưu Đãi Quan Thuế Tổng Quát “ (GSP) với đòi buộc CSVN tôn trọng những tương xứng mậu dịch, thì đó là điều mừng cho Việt Nam. Những đòi buộc tương xứng Mậu dịch như sau:

1)      Thực thi kinh tế thị trường: Việt Nam cần bãi bỏ những đặc quyền cho khu vực quốc doanh, và không kiểm soát vật giá và mức lương.

2)      Tôn trọng quyền của người lao động: Mọi người lao động phải có quyền điều đình tập thể, lập hội kể cả nghiệp đoàn độc lập, và đình công; Việt Nam phải bài trừ nạn cưỡng bức lao động và các hình thức trầm trọng v ề lao động vị thành niên.

3)      Tôn trọng tác quyền: Việt Nam phải ban hành luật và chấp hành luật nhằm bài trừ nạn đánh cắp tác quyền.

4)      Mậu dịch hai chiều công bằng: Việt Nam không được dựng rào cản nhằm ngăn chặn hay hạn chế sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp Hoa Kỳ.

5)      Không tước đoạt tài sản của công dân hay công ty Hoa Kỳ.

Chỉ cần CSVN thi hành đúng Điều 1) Thực thi Kinh tế Thị trường, thì đảng và Mô hình Kinh tế CSVN tan nát rồi. Thực thi Kinh tế Thị trường phải cho TƯ HỮU và Tự do Kinh doanh. Đại Hội đảng CSVN kỳ mới đây vẫn quyết định Nhà Nước CSVN nắm “Chủ Đạo“ Kinh tế với những Tập đoàn Kinh tế Nhà Nước, với Ngân Hàng và Đồng Tiền độc tài, chẳng lẽ TT.Obama không thấy đó là vi phạm trầm trọng Điều kiện then chốt của “Ưu Đãi Quan Thuế Tổng Quát “(GSP) hay sao. Những Điều kiện khác cũng vi phạm trầm trọng như Lao Động, Tôn trọng Tác quyền, Mậu dịch hai chiều như Thông tin, Báo chí, Sách nhạc như Oâng đặt câu hỏi. Riêng về Điều 5) Không tước đoạt tài sản của công dân hay công ty Hoa kỳ, thì CSVN không dám tước đoạt đâu.

Chính Chủ tịch Liên Ãu đã trả lời công khai cho Thủ tướng Ôn Gia Bảo rằng Kinh tế Trung quốc chưa phải là Kinh tế Thị trường.

Nếu TT.Obama quyết định cho CSVN “Ưu Đãi Mậu Dịch Tổng Quát “(GSP), đó có thể vì lý do nào khác, chứ không phải là CSVN đã thỏa mãn những Điều kiện đói hỏi bởi “Ưu Đãi Mẫu Dịch Tổng Quát “(GSP).
Tôi đã góp ý kiến về Chiến dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản “ bằng hai Bài viết. Tôi góp ý kiến vì nghĩ đây là Mục đích đòi Tài sản đơn thuần. Nhưng dường như lúc này, Tiến sĩ Thắng lại lái Chiến dịch sang khía cạnh như một Phương tiện đấu tranh chống “Ưu Đãi Mậu Dịch Tổng Quát “(GSP). Chúng ta phải phân biệt hai khía cạnh tế nhị sau đây:

*        Nếu “Ưu Đãi Mậu Dịch Tổng Quát “(GSP) được TT.Obama chấp thuận cho NƯỚC VIỆT NAM, với việc thực thi Kinh tế Thị trường thực sự, thì tôi vỗ tay nhẩy mừng bái phục TT.Obama vì Thị trường khổng lồ của Hoa ky sẽ làm cho Kinh tế VN của Dân phát triển .

*        Nhưng nếu vì một lý do nào đó, “Ưu Đãi Mậu Dịch Tổng Quát “(GSP) được TT.Obama chấp thuận cho NHÓM MAFIA CSVN để đám này giữ mãi Cơ chế mà bóc lột Dân, nắm “Chủ đạo“ Kinh tế cho đảng, thì tôi chê TT.Obama là ngu mà không biết Kinh tế CSVN không phải là Kinh tế Thị trường thực sự, là ác độc vì duy trì Tội ác CSVN lên Dân tộc VN chúng tôi.

Tôi có cảm tưởng rằng Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cố tình thổi phồng sự cấp bách cho “Ưu Đãi Mậu Dịch Tổng Quát “ (GSP) để đe dọa Cộng Đồng VN Hải ngoại và thúc đẩy KÝ TÊN thật nhiều vào “Kiến Nghị Cảnh Báo Gởi TT.Obama “, một thứ TNT (Thỉ Nguyện Thư) như trước đây Việt Khang. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng muốn cho TT.Obama thấy tầm vận động quan trọng lãnh đạo Cộng Đồng VN của cá nhân Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng vậy.
 
NGUYỄN PHÚC LIÊN
Geneva, 30.08.2012 

HỒI ÂM ÔNG PHO TRIEU VỀ
Chiến dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản“
NGUYỄN PHÚC LIÊN
Geneva, 29.08.2012
 
Trọng kính Ông PHO TRIEU (ngpho)
(photrieu03@yahoo.com)
 
Trước hết, tôi xin cảm ơn Ông về những ý kiến nêu ra nhân bài viết của tôi ngày 25.08.2012 “GÓP Ý VỚI TS.THẮNG VỀ Chiến dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản“. Ông nêu ra những ý kiến sau đây để hỏi tôi:

“Thưa Tiến sĩ,
Ý kiến của Ông về chiến dịch đòi tài sản công dân Mỹ gốc Việt thật chính xác, nhưng TS Thắng biết tin cuối năm nay (2012) Tòa Bạch Ốc sẽ cho VC quyền ưu đải mậu dịch, điều nầy (nếu có) tai hại như thế nào cho công cuộc đấu tranh lấy lại quê hương mà chúng ta hằng mong muốn?

Liệu có một "phương pháp" khác thí dụ như vận động CSVN thi hành NGHIÊM CHỈNH Hiệp Định Paris 1/1973 mà quốc tế xử lại kỳ nầy không? VC phải trả lại miền Nam cho nhân dân Nam Việt Nam như trước 30/4/1975.
Xin ý kiến Tiến sĩ....
Kính,
ngpho

Tôi xin hồi âm Ông theo những gì tôi biết được. Những ý kiến Ông đặt ra dựa trên đoạn viết sau đây của Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng trong Thông Cáo Báo Chí của BPSOS:

“Luật hiện hành của Hoa Kỳ không cho phép Hành Pháp viện trợ cho quốc gia nào đã tước đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ và cũng không cho phép Tổng Thống ban cấp đặc quyền mậu dịch cho quốc gia ấy. Theo các nguồn tin đáng tin cậy, Tổng Thống Obama có thể sẽ ban cấp đặc quyền mậu dịch Ưu Đãi Thuế Quan Tổng Quát (gọi tắt là GSP) cho Việt Nam vào cuối năm nay; nếu vậy, hành động này vừa vi luật vừa xem thường quyền lợi của công dân Hoa Kỳ gốc Việt.”

Dựa trên đoạn viết trên đây của Thông Cáo Báo Chí BPSOS, tôi thấy có những điểm không sáng tỏ hay có ý mập mờ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng như sau:

1)     “Tước đoạt tài sản“ hiện nay của Công dân Hoa kỳ hay “Tước đoạt tài sản“ lịch sử năm 1975 cách đây 37 năm và mang mầu sắc chính trị của “Người Mỹ gốc Việt“. Hai việc “Tước đoạt tài sản“ có những điểm khác nhau khi nói đến Luật hiện hànhcủa Hoa kỳ liên hệ đến viện trợ và việc ban cấp đặc quyền mậu dịch. Tôi xin lấy một vài tỉ dụ sau đây để làm sáng tỏ sự khác biệt trong đoạn văn của Thông Cáo Báo Chí BPSOS:

Tỉ dụ 1: Ông Robert SMITH, công dân Hoa kỳ, muốn làm ăn và xây biệt thự tại Đà Lạt lúc này 2010 hay 2011. Năm nay 2012, sau khi xây xong biệt thự, một tướng Công an CSVN thấy đẹp và cưỡng chiếm. Ông Robert SMITH khiếu nại lên Luật pháp Hoa kỳ và yêu cầu Hành pháp chế tài về viện trợ và về ban cấp đặc quyền mậu dịch. Ông Robert SMITH không dính dáng gì đến chính trị, nhất là trong lúc này 2012, chứ không phải thời năm 1975. Đối với trường hợp này của Ông Robert SMITH, đó là việc tước đoạt tài sản thực sự của Công dân Hoa kỳ mà Luật pháp Hoa kỳ có thể chế tài.

Tỉ dụ 2: Ông Robert Sony LEE, người Mỹ gốc Việt, bỏ Việt Nam năm 1975. Hồi ấy Ông mang tên LÝ VĂN SƠN. Ông cũng có một biệt thự tại Đà Lạt và sau khi bỏ Việt Nam sang Hoa kỳ năm 1975, một tướng Công an đến chiếm đoạt ngôi biệt thự ấy năm 1975. Trước năm 1975, Ông Lý Văn Sơn, quốc tịch Việt Nam, đã từng làm việc trong những chương tri của Mỹ. Ông bị CSVN coi là thuộc thành phần Mỹ-Ngụy ở thời chiến tranh. Đây là khía cạnh chính trị của thời điểm 1975, khác với thời điểm lúc này của Ông Robert SMITH trong hoàn cảnh mà CSVN đang ve vãn Mỹ. Hiện nay 2012, Ông Robert Sony LEE, Công dân Hoa kỳ gốc Việt, muốn nhờ Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng khiếu nại ra Luật pháp của Mỹ để yêu cầu Hành pháp Mỹ chế tài về viện trợ và về ban cấp đặc quyền mậu dịch. Trường hợp của Ông Robert SMITH thì rõ ràng là “Tước đoạt tài sản “ thuần túy của Công dân Hoa kỳ, trong khi đó trường hợp của Ông Robert Sony LEE thì việc “Tước đoạt tài sản“ liên hệ đến nhiều yếu tố khác: (i) Yếu tố chính trị thời 1975; (ii) Hồi 1975, ông Robert Sony LEE mang tên Lý Văn Sơn, Quốc tịch Việt Nam, nên việc “Tước đoạt tài sản“ không thể gọi là của Công dân Hoa kỳ được mà đó là “Tước đoạt tài sản “ của một Công dân Việt Nam mà CSVN gọi là Mỹ-Ngụy; (iii) Cũng phải xét lại xem nguồn gốc tài chánh nào để Ông Lý Văn Sơn có thể xây được biệt thự huy hoàng tại Đà Lạt. Nếu cái nguồn ấy là do việc cắt xén những chương trình viện trợ của Mỹ để xây biệt thự, thì đó là việc làm bất chính chứ không thể gọi là tài sản của Ông Lý Văn Sơn được. Hoa kỳ viện trợ cho Dân Việt Nam mà Ông Lý Văn Sơn cắt xén, biển thủ để xây biệt thự riêng, thì việc Hoa kỳ đòi lại biệt thự trước đây của Ông Lý Văn Sơn phải trao trả lại cho Dân Việt Nam mới là công bằng. Còn nếu đòi lại và cho Ông Robert Sony LEE (Lý Văn Sơn) hưởng riêng tại Mỹ, thì đó là Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng tiếp tay với Ông Robert Sony LEE để làm sự bất chính đối với Dân Việt Nam. Trong trường hợp này, Luật pháp Hoa kỳ không đòi Hành pháp chế tài về viện trợ và về ban cấp đặc quyền mậu dịch đâu.

Tỉ dụ 3: Hãy bỏ qua tài sản của Ông Lý Văn Sơn năm 1975. Chúng tôi muốn nói về tài sản của Ông Robert Sony LEE lúc này 2012 giống như Ông Robert SMITH. Ông Lý Văn Sơn vào Quốc tịch Mỹ và làm ăn giầu có tại Mỹ. Ông mang tiền về Việt Nam năm 2010 để đầu tư và xây biệt thự huy hoàng tại Đà Lạt. Năm nay 2012, một tướng Công an cướp biệt thự của Ông Robert Sony LEE. Chúng ta gọi đây là “Tước đoạt tài sản“ của “Người Mỹ gốc Việt“ là rất đúng và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đấu tranh với Mỹ để đòi lại biệt thự cho Ông Robert Sony LEE. Riêng chúng tôi, Ông Robert Sony LEE mang tiền từ Mỹ về Việt Nam mà cúng cho CSVN, thì việc Ông bị tước đoạt tài sản là đáng kiếp cho Ông ta. Tất cả những “Người Mỹ gốc Việt“ nào, trước đây là tỵ nạn Cộng sản, nay mang tiền về Việt Nam mà bị tước đoạt bởi CSVN, thì không những chúng tôi không thương tiếc gì, mà còn kết án họ là TÒNG PHẠM với TỘI ÁC TẦY ĐÌNH của Hồ Chí Minh và đảng CSVN. Hành động TÒNG PHẠM này còn là PHẢN BỘI đối với Dân Tộc đang phải sống bao chục năm trường dưới đè nén, áp bức, cướp giật của Cơ chế CSVN. Phải kế án những kẻ TÒNG PHẠM và PHẢN BỘI này, chứ đi mở Chiến dịch đòi lại tài sản cho họ, thì chính Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cũng trở thành TÒNG PHẠM và PHẢN BỘI luôn vậy.

2)     Trong Bản văn của Thông Cáo Báo Chí BPSOS, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng viết: “Theo các nguồn tin đáng tin cậy, Tổng Thống Obama có thể sẽ ban cấp đặc quyền mậu dịch Ưu Đãi Thuế Quan Tổng Quát (gọi tắt là GSP) cho Việt Nam vào cuối năm nay “

Bản văn viết như vậy cũng trống trải, mập mờ. Câu viết này mang tính cách đe dọa để lấy cớ mở Chiến dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản“ cho có vẻ là vì tinh thần yêu nước Việt Nam chứ không phải vì mục đích nào khác như “làm tiền“, kiếm “funds” của Chiến dịch chẳng hạn.

“Theo nguồn tin đáng tin cậy“, đây là câu nói mà ai cũng có thể nói được khi muốn phịa ra những “tin vịt cồ“. Tin TT.Obama “sẽ ban cấp đặc quyền mậu dịch Ưu Đãi Thuế Quan Tổng Quát (gọi tắt là GSP) cho Việt Nam vào cuối năm nay”. Đây là rất quan trọng về tình hình căng thẳng Mậu dịch hiện nay. Vì vậy, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng không thể chỉ nói “Theo nguồn tin đáng tin cậy“, mà phải đưa ra nguồn tin, hoàn cảnh, lý do… để lấy quyết định ban cấp đặc quyền mậu dịch vào cuối năm nay. Cuối năm nay, chưa chắc Obama còn là Tổ thống cho khóa thứ hai !

Chúng tôi không tin vào “nguồn tin đáng tin cậy “ này của Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng vì những lý do khách quan như sau:

*       Lý do thứ nhất: Việc THẤT NGHIỆP tăng tại Mỹ và Liên Âu là do hàng hóa lan tràn của Trung quốc sang hai Thị trường lớn này. Những quyết định rõ rệt của Hoa kỳ và Liên Âu là khuynh hướng Bảo Hộ Mậu Dịch (Protectionnisme commercial) bằng những Biện pháp bảo hộ mậu dịch không giá biểu (Mesures protectionnistes non-tarifaires) để che chở hàng hóa trong nước và ngăn cản “xâm lăng“ hàng hóa đến trừ Trung quốc. Hiện nay, Phong trào quần chúng bài trừ hàng hóa Made in China đang lớn mạnh tại Mỹ và Âu châu. Khuynh hướng Bảo Hộ Mậu Dịch đang lớn lên mạnh như vậy, thì khó lòng TT.Obama lấy quyết định ban cấp đặc quyền mậu dịch.

*       Lý do thứ hai: Mỗi khi Liên Âu đưa ra việc tăng giá quan thuế cho những hàng Trung quốc, thì đồng thời cũng tăng luôn cho Việt Nam vì họ biết rằng Trung quốc sẽ chơi gian bằng cách xuất cảng hàng hóa qua ngả Việt Nam. Chúng tôi biết rằng trong những Cơ quan Thương mại của Hoa kỳ, có nhiều người Mỹ gốc Việt làm việc trong đó và phải biết sự gian lận Việt Nam xuất cảng hàng hóa dùm cho Trung quốc. Nếu Hoa kỳ đang muốn những biện pháp Bảo Hộ Mậu Dịch đối với hàng hóa Trung quốc, mà TT. Obama quyết định “ban cấp đặc quyền mậu dịch Ưu Đãi Thuế Quan Tổng Quát (gọi tắt là GSP) cho Việt Nam vào cuối năm nay”, thì đó có những nghịch lý: một đàng muốn đóng cửa hạn chế hàng hóa Trung quốc qua Hoa kỳ, một đàng lại mở cửa sổ Việt Nam để Trung quốc thẩy hàng qua Hoa kỳ qua cửa sổ đó.

Dựa trên tình hình căng thẳng khách quan về Mậu Dịch quốc tế như vậy, nên chúng tôi không tin câu “Theo các nguồn tin đáng tin cậy”
của Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đe dọa.

3)     Nếu quả thực cuối năm nay, TT.Obama “ban cấp đặc quyền mậu dịch Ưu Đãi Thuế Quan Tổng Quát (gọi tắt là GSP) cho Việt Nam” và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng mở Chiến dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản“ để chống lại việc đặc quyền Mậu dịch cho Việt Nam. Câu viết như vậy trong Thông Cáo Báo Chí có thể làm giới Tư doanh Việt Nam bất bình. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng phải viết rõ rệt rằng TT.Obama “ban cấp đặc quyền mậu dịch Ưu Đãi Thuế Quan Tổng Quát (gọi tắt là GSP) cho CỘNG SẢN Việt Nam”. Phải thêm hai chữ CỘNG SẢN để tránh những bất bình từ giới Tư doanh Việt Nam.

Tại Hội Nghị Hạ Uy Di về Hiệp Hội các Quốc Gia Liên Thái Bình Dương, TT.Obama vẫn kêu gọi Trung quốc tham dự nhưng với ĐIỀU KIỆN là Trung quốc phải Dân chủ hóa Kinh tế. Chúng ta mong Hoa kỳ cho đặc quyền Mậu Dịch cho Việt Nam, nhưng đặt ĐIỀU KIỆN là CSVN phải Dân chủ hóa Kinh tế chứ CSVN không được khư khư nắm độc quyền Kinh tế. Đặt ĐIỀU KIỆN như vậy, thì mới ban đặc quyền Mậu Dịch, thì đó là điều mà mọi người Việt Nam mong muốn cho Quê Hương. Còn viết theo câu của Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng để chống lại, thì giới Tư doanh Việt Nam có thể nói Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng là phản lại quyền lợi chung của Quê Hương Việt Nam vậy.

4)     Ông PHO TRIEU hỏi chúng tôi về những phương pháp khác như sau: “Liệu có một "phương pháp" khác thí dụ như vận động CSVN thi hành NGHIÊM CHỈNH Hiệp Định Paris 1/1973 mà quốc tế xử lại kỳ nầy không? VC phải trả lại miền Nam cho nhân dân Nam Việt Nam như trước 30/4/1975.”

Đối với những Phương pháp mà Ông PHO TRIEU nêu ra, chúng tôi chưa dám đưa ý kiến và có cảm tưởng rằng đây là những Phương pháp có nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng tôi không dám trả lời về những Phương pháp này.

Hiện nay, chúng tôi có xác tín rằng CHỈ CÓ CON ĐƯỜNG DUY NHẤT LÀ DÂN CHÚNG NỔI DẬY DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN vì những lý do sau đây:

=>     Kinh tế Việt Nam tụt giốc trầm trọng

=>     CSVN, với vụ bầu Kiên, bắt đầu cho thấy sự đấu đá, tan rã tanh banh của đảng và Cơ chế CSVN

Với tình hình Kinh tế, Chính trị như vậy, Dân chúng phải NỔI DẬY đánh vào những trọng điểm này. Cuộc NỔI DẬY tại Việt Nam không bắt đầu bằng tổng NỔI DẬY tại thành thị, nhưng đã bắt đầu bằng NỔI DẬY từ những địa phương làng xóm, giáo xứ nông thôn. Góp gió Nông thôn để tiến về Thành thị. Việt Nam không mang Cách Mạng dứt bỏ CSVN từ Thành thị về Nông Thôn, nhưng từ Nông Thôn mang Cách Mạng vào chiếm Thành Thị.
 
NGUYỄN PHÚC LIÊN
Geneva, 29.08.2012
 
GÓP Ý VỚI TS.THẮNG VỀ
Chiến Dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản”
 
NGUYỄN PHÚC LIÊN
Geneva, 25.08.2012

Trọng kính Tiến sĩ NGUYỄN ĐÌNH THẮNG,

Trước đây, nhân Phong trào ký TNT lên TT.OBAMA về trường hợp VIỆT KHANG chính trong lúc tại Việt Nam biến cố TIÊN LÃNG đang nổi bật lên khiến CSVN lo ngại, tôi đã góp chút ý kiến với Tiến sĩ và mong Phong trào TNT cho ké vào với Phong trào TNT để cho Tiên Lãng có hơi hám quốc tế. Nhưng khi viết góp ý kiến như vậy, một vài ý kiến khác trên Diễn Đàn công kích tôi, nên tôi yên luôn vì chính bản thân tôi vẫn nghĩ rằng người Việt quốc nội mới cứu được họ, chứ nước ngoài, vì quyền lợi (vật chất) nước họ mà có thể cấu kết với CSVN, chứ không phải với DÂN VN. Tôi càng mong mỏi góp ý hơn nữa khi thấy một Phong trào Hải ngoại có những hệ quả phương hại đến cuộc đấu tranh sinh tử của đồng bào tại Quốc nội.

Cũng vậy, lần này nhân việc Tiến sĩ phát động Chiến Dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản”, trong lúc tình hình Kinh tế và Chính trị tại Quê Hương đến hồi sôi động trầm trọng. Trong tình hình sôi động này, chúng ta ao ước dân trong nước, mà chính yếu là Dân Oan mất nhà đất,  NỔI DẬY để đi đến dứt bỏ Cơ chế CSVN. Chúng tôi xác tín rằng toàn dân NỔI DẬY mới là con đường duy nhất CỨU NƯỚC.

Chúng tôi xin mạo muội góp những ý kiến sau đây với Tiến sĩ dưới hình thức những câu hỏi:

1)      Năm 1975, khi mất tài sản, thì những «Người Mỹ gốc Việt«  kia vẫn chưa có quốc tịch Mỹ mà vẫn còn mang quốc tịch Việt, nên Chính phủ Liên Bang có quyền đòi lại Tài sản của «Người Việt gốc Việt«  thời mất Tài sản hay không ?

Tỉ dụ thời năm 1975, có một doanh nhân tên LÝ VĂN SƠN. Ông có nhà cửa đất đai rất giầu. Khi Cộng sản vào Sài Gòn, ông chạy sang Mỹ. Cộng sản tịch thu nhà cửa đất đai của ông. Năm 1990, ông có quốc tịch Mỹ với tên được thêm bớt sửa đổi cho giống quốc tế: Robert Sony LEE. Chữ SƠN được đổi ra SONY cho có vẻ Nhật, còn họ LÝ viết ra LEE cho có vẻ Tầu phù, Đại Hàn hay võ nghệ như Bruce LEE. Năm 1975, Cộng sản tịch thu nhà đất của ông, thì ông vẫn mang quốc tịch Việt Nam với tên LÝ VĂN SƠN, nghĩa là ông là «Người Việt gốc Việt«. Ngày nay, khi ông nhờ Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng can thiệp với Chính phủ Liên Bang Mỹ để đòi lại nhà đất, ông mang quốc tịch Mỹ với tên Robert Sony LEE, nghĩa là ông là «Người Mỹ gốc Việt«.

Vì vậy, nếu Chính phủ Liên Bang Mỹ can thiệp để đòi lại nhà đất bị mất năm 1975, thì CSVN có thể trả lời rằng lúc ấy chúng tôi tịch thu nhà đất của một «Người Việt gốc Việt«, chứ không tịch thu nhà đất của một «Người Mỹ gốc Việt«  ngày nay mà Mỹ có quyền can thiệp vào.

2)      Nếu Tài sản của «Người Việt gốc Việt«  bị tịch ở thời điểm 1975 có nguồn làm ăn bất chính, thì CSVN có quyền công kích Chính phủ Liên Bang Mỹ hay không ?

Tỉ dụ ông LÝ VĂN SƠN trở nên giầu có bằng những nguồn làm ăn mờ ảo, bất chính như : (i) Lấy viện trợ Mỹ năm 1954 để bán riêng ; (ii) Chơi với gian thương Chợ Lớn để đánh lừa vụ chim cút ; (iii) Quen biết với một số người ăn cắp Thuốc men và Súng ống của quân đội Việt Nam Cộng Hòa để bán cho Việt Cộng… Trong trường hợp này, nếu Chính phủ Liên Bang Mỹ nhất quyết đòi lại Tài sản cho ông Robert Sony LEE, «Người Mỹ gốc Việt « , thì CSVN có thể trả lời rằng đây là Tài sản mà chúng tôi tịch thu năm 1975 vì hai lý do : (a) Đó là Tài sản có nguồn bất chính ; (b) Đó là Tài sản bất chính của một «Người Việt gốc Việt«, chứ không phải của một «Người Mỹ gốc Việt«  mà Chính phủ Liên Bang Mỹ đứng ra đòi.

3)      Tài sản do những nguồn làm ăn bất chính phải hoàn trả lại cho Dân Việt Nam chứ không trả lại cho dân Mỹ. Đó mới là CÔNG LÝ ?    

Tỉ dụ lúc này năm 2012, con gái của Nguyễn Tấn Dũng làm ăn bất chính do Tham Nhũng, Hối Lộ, cướp đất của Dân Oan để bán cho nước ngoài, nhất là cho Tầu phù. Nếu toàn Dân NỔI DẬY dứt bỏ Cơ chế CSVN và một Chính phủ Dân Chủ thay thế. Chính phủ này tịch thu Tài sản của Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Nguyễn Tấn Dũng, nhân danh thu hồi Tài sản bất chính lại cho Dân Việt Nam. Nhưng Nguyễn Thanh Phương, nhờ chồng có quốc tịch Mỹ, sang Mỹ tỵ nạn và có được quốc tịch Mỹ theo chồng. Lúc ấy Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng có nhờ Chính phủ Liên Bang Mỹ can thiệp để đòi Tài sản lại cho «Người Mỹ gốc Việt «  Nguyễn Thanh Phương hay không ?

Trong trường hợp này, chúng tôi Người Việt tỵ nạn Cộng sản sẽ cực lực phản đối Chính phủ Mỹ và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng và nhất định đòi những Tài sản bất chính của «Người Mỹ gốc Việt «  Nguyễn Thanh Phương phải được thâu hồi lại cho Dân chúng Việt Nam nhân danh CÔNG LÝ mà bất cứ Chính phủ nào cũng phải tôn trọng.

4)      Cuộc đấu tranh của Dân Oan, nguồn NỔI DẬY của toàn dân phải được mọi người Việt tại quốc nội và hải ngoại tập trung sức lực để đẩy mạnh lúc này vì vấn đề THAM NHŨNG đất đai là tử huyệt của CSVN và vì cuộc NỔI DẬY của toàn dân là con đường duy nhất dứt bỏ Cơ chế CSVN để CỨU NƯỚC. Nếu Chiến dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản” được thổi mạnh lên lúc này như thời Phong trào ký TNT lên TT.Obama, thì chúng ta có thể nghĩ đến những hệ quả sau đây :

(4a)   Đây là Chiến dịch có thể được coi là phương tiện đánh lạc sự chú tâm của đồng bào Hải ngoại vào cuộc đấu tranh chính yếu TOÀN DÂN NỔI DẬY lúc này tại Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng nghĩ sao về hệ quả này của Chiến dịch ? Tiến sĩ cũng phải lưu ý rằng một số người có thể kết tội Tiến sĩ dùng Chiến dịch như tung hỏa mù thay cho CSVN.

(4b)   CSVN đã ngụy biện tuyên truyền rằng việc Dân Oan đòi nhà đất là do sự giật dây của « Thế lực thù địch tại nườc ngoài« . Bây giờ Chiến dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản” được Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng tung ra và làm mạnh, CSVN càng mượn thế ngụy biện để tuyên truyền với dân chúng rằng Phong trào DÂN OAN đòi nhà đất là đòn chính trị do Mỹ giật dây.

Hai Hệ quả trên đây (4a) và (4b) nếu là thực, thì Chiến dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản” đi theo hướng ủng hộ việc duy trì đảng và Cơ chế CSVN. Đây là tội TÒNG PHẠM với TỘI ÁC CSVN vậy. Khi TÒNG PHẠM với Tội ác CSVN thì đồng thời cũng là PHẢN BỘI lại Dân Tộc Việt Nam vì đã bao nhiêu chục năm trường rồi, Dân Tộc VN đã phải đau khổ dưới Tội Ác Cộng sản do Hồ Chí Minh và đảng CSVN áp đặt lên Dân tộc.

NGUYỄN PHÚC LIÊN
Geneva, 25.08.2012

Người Mỹ gốc Việt đòi lại tài sản
BS.Trần Văn Tích

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng chủ xướng chiến dịch đòi lại tài sản của người Mỹ gốc Việt bị Việt cộng cướp đoạt. Một số người phản đối. Đó là chuyện rất tự nhiên vì chúng ta được hưởng quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, ai nghĩ sao cứ việc nói vậy. Hơn nữa, khác với lần trước liên quan đến chiến dịch lấy chữ ký vào thỉnh nguyện thư gửi Toà Bạch Ốc nhằm đòi hỏi nhân quyền, lần này thái độ của những người không tán trợ chủ trương của Tiến sĩ Thắng rất tự chế, rất hoà nhã. Chính vì khía cạnh này nên tôi mới có can đảm lên tiếng. Tôi chủ trương đối thoại trong tinh thần tự trọng.

Trước hết, tôi rất tiếc thấy rằng những người chống đối Tiến sĩ Thắng đã không đọc những văn bản do Ông phổ biến. Vì không đọc nên chư vị phát biểu lung tung và lạc đề. Thậm chí có người còn nêu trường hợp những nạn nhân của cải cách ruộng đất ở Miền Bắc trước 1975 trong khi đối tượng của chiến dịch là những người Mỹ gốc Việt nạn nhân của cộng sản sau ngày mất Miền Nam.

Tôi xin tóm tắt các điểm chính của kế hoạch đòi lại tài sản cho người Mỹ gốc Việt. Nó dựa vào nguyên tắc cơ bản sau đây : chính phủ Hoa Kỳ do quốc dân bầu lên có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của công dân Hoa Kỳ. Đối với quốc gia nào muốn mưu cầu giao thiệp hữu hảo với Hoa Kỳ, chính phủ có bổn phận phải xét xem quốc gia đó có phạm tội cướp đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ hay không và nếu thấy rằng có thì chính phủ Hoa kỳ phải có biện pháp chế tài thích nghi, cụ thể và trước mắt là không cấp cho Việt cộng qui chế tối huệ quốc vì cộng sản Việt Nam đã tước đoạt tài sản của không biết bao nhiêu người Mỹ gốc Việt. Trong quá khứ và trong thực tế, chính phủ Hoa Kỳ đã thành công khi bắt buộc Việt cộng phải bồi thường hằng mấy trăm triệu Mỹ kim cho những công dân Hoa kỳ bị giặc cướp cạn tài sản sau ngày cuỡng chiếm Miền Nam trước khi tái lập quan hệ bang giao bình thường với chúng. Chính phủ Hoa Kỳ chưa nhận ra trách nhiệm của mình đối với các công dân Mỹ gốc Việt bị tước đoạt tài sản, bây giờ là thời điểm và cơ hội để chúng ta nhắc nhở và tranh đấu cho quyền lợi thiết thân của chính chúng ta.

Như vậy, chiến dịch đòi lại tài sản của người Mỹ gốc Việt dựa vào và chỉ dựa vào nền công lý Hoa Kỳ. Ngành tư pháp Hoa Kỳ căn cứ vào luật lệ Hoa Kỳ để bắt Việt cộng phải bồi hoàn tài sản giặc đã cướp cạn của những công dân Hoa Kỳ gốc Việt, nếu chúng muốn giao thiệp bình thường với Hoa Kỳ. Cho nên mọi chuyện kể, mọi tố cáo liên hệ đến luật rừng của giặc, đến tính đểu cáng của giặc v.v..đều hoàn toàn lạc đề và chỉ chứng tỏ là người nêu thắc mắc đã không buồn ghé mắt đọc thông báo cùng hai tài liệu hỏi-đáp khá chi tiết của tổ chức Nguyễn Đình Thắng.

Tài liệu do nhóm Nguyễn Đình Thắng phổ biến cũng nêu ra tình huống liên quan đến thời điểm 1975, vào thời điểm đó, các nạn nhân của vụ cướp bóc tài sản theo qui mô rất lớn chưa mang quốc tịch Hoa Kỳ. Tài liệu cho biết khi bỏ nước ra đi nhà cửa ruộng vuờn của người Việt bị cộng sản quản lý. Quản lý có nghĩa là trông coi và giữ gìn. Quản lý không hề có nghĩa là cướp bóc chiếm đoạt trắng trợn. Chỉ đến năm 2002, cộng sản mới ra luật quốc hữu hoá tài sản xem là vô chủ. Theo công pháp quốc tế và cũng theo lương tri con người, luật lệ chỉ có hiệu lực kể từ ngày ban hành, do đó luật quốc hữu hoá tài sản của người tỵ nạn do cộng sản đưa ra không thể có hiệu lực hồi tố.

Tôi cùng gia đình rời Việt Nam bằng máy bay ngày 24.02.1984. Trước khi đi, tôi phải làm giấy giao ngôi nhà tôi trú ngụ lúc bấy giờ ở địa chỉ 102/9 Nguyễn Trãi, Quận 5, cho em gái tôi quản lý. [Ngôi nhà này kế cận tư gia Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, số 102/7 Nguyễn Trãi (tôi ghi theo số nhà cũ, trước 1975)]. Còn phòng mạch của tôi tại số 845 bến Phạm Thế Hiển thì tôi phải làm giấy hiến cho nhà nước! Tôi không có ý định đòi lại nhà cũ (xem như cho luôn em gái và gia đình nó) nhưng đối với phòng mạch thì tôi muốn cộng sản phải có biện pháp thích nghi. Rất tiếc tôi không phải là công dân Hoa Kỳ.

Nhưng tôi ủng hộ chiến dịch của Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng. Tôi ủng hộ vì tôi thấy nên ủng hộ, cần ủng hộ. Như trước đây tôi đã từng ủng hộ Đại úy Biệt kích Nguyễn Hữu Luyện chống lại William Joiner Center. Như hiện nay tôi đang ủng hộ và góp công sức bản thân vào kế hoạch dùng công lý nhân loại truy tố tội ác cộng sản trước các toà an quốc gia công nhận universal principle. Nhân đây xin nói thêm là tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh cũng bao gồm cả tội ác tiêu hủy và/hoặc chiếm hữu tài vật không do nhu cầu quân sự, được tiến hành độc đoán và vi pháp trên một qui mô rộng lớn (destruction et appropriation de biens, non justifiés par des nécessités militaires et exécutées sur une grande échelle de facon illicite et arbitraire) bao gồm cả các tài sản có tính cách dân sự (biens de caractère civil ).

Kết luận : tôi ủng hộ chiến dịch đòi tài sản của người Mỹ gốc Việt vì tôi thấy nó có thể thi hành được. Tất nhiên mưu sự tại nhân mà thành sự tại nhiều yếu tố phức tạp, chẳng hạn, tiếng nói của khối người Mỹ gốc Việt có đủ mạnh để cho hành pháp Hoa kỳ ghé tai nghe hay không.

Về phía những người không tán thành chiến dịch, tôi xin có lời thỉnh cầu như sau : xin quí vị cho biết luận cứ nào, kiến giải nào, dữ kiện nào do nhóm Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng trình bày và phổ biến là vô lý, thậm chí bịa đặt. Nếu được, xin vui lòng đừng suy đoán là chiến dịch được tung ra để nhằm đánh lạc hướng này, gây khó khăn nọ.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết tiến trình đòi hỏi Việt cộng bồi hoàn tài sản là một tiến trình lâu dài và phức tạp. Đương nhiên phải như thế. Cá nhân tôi thì ví thử tôi là công dân Hoa Kỳ gốc Việt đi nữa thì tôi cũng chẳng bao giờ ngây thơ hy vọng hão huyền rằng vào một ngày đẹp trời nào đó, Việt cộng sẽ làm giấy giao trả phòng mạch số 845 bến Phạm Thế Hiển lại cho tôi hay Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng sẽ ký cho tôi một chi phiếu vài chục ngàn đôla, khi chiến dịch đòi bồi hoàn tài sản thành công.

Với tôi, ủng hộ Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng không phải nhằm chuyện đòi phòng mạch mà nhằm chuyện đòi công lý.

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site