lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn Mặc Khách

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Nhơn

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Văn Phạm Ngọc Thái

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Thị Thanh

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

Nguyễn Tấn Dũng than “Chỉ Tại Cái Công Hàm 1958 !!!”

1, 2, 3, 4

Nguyễn Quang Duy

biểu tình 21082011

Một người biểu tình phải bật khóc khi thấy đồng bào bị bắt ngày 21/08//2011 khi chống Trung cộng ở Hà Nội

Qua bài “Nguyễn Tấn Dũng: Tập Đòan Tư Bản Đỏ”, người viết đã chia sẻ cùng bạn đọc hình ảnh Thủ Dũng đại diện cho tập đòan tư bản đỏ, một tập đòan đang thao túng quyền lực tại Việt Nam . Bài viết nhấn mạnh việc Thủ Dũng luôn mơ ước sẽ được nắm quyền lâu dài như Phạm Văn Đồng dầu phải theo Tàu bán nước.

Nhắc đến Phạm Văn Đồng là nhắc đến người đã đại diện cho đảng Cộng sản Việt Nam ký Công Hàm 1958 hứa hẹn khi chiếm được miền Nam sẽ trao Hòang Sa - Trường Sa – Biển Đông cho Trung cộng. Một Công Hàm được Trung cộng làm bằng cớ xâm chiếm biển đảo Việt Nam và được người Việt xem là Công Hàm bán nước.

Nhân ngày Phạm văn Đồng ký Công Hàm bán nước, ngày 14/9, người viết xin được chia sẻ cùng bạn đọc một số phân tích về “Chiến Lược Biển” của Thủ Dũng và hiện tình đất nước. Để nhận định chính xác xin được vắn tắc trình bày về Chiến Lược Biển của hai cường quốc Trung cộng và Hoa Kỳ.

Chiến Lược Biển của Trung Cộng

Ba thập niên vừa qua, Trung cộng áp dụng mô hình phát triển kinh tế chủ yếu tận dụng tài nguyên thiên nhiên và lực lượng lao động thiếu chuyên môn sản xuất các mặt hàng giản đơn phục vụ xuất khẩu. Nền kinh tế từ đó bị lệ thuộc vào thị trường xuất khẩu Âu Mỹ và phải nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu từ Trung Đông, Úc châu, Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh. Hải trình xuyên qua Biển Đông trở thành con đường chủ yếu chuyên chở hàng xuất nhập Trung Hoa. Ước tính có trên 80 phần trăm số hàng hóa xuất nhập Trung cộng đi qua tuyến đường này.

Trong khi các quốc gia khác tôn trọng tự do hàng hải, tháng 11/2003 Hồ Cẩm Đào vu vơ lên tiếng cảnh cáo mưu đồ của những cường quốc nhằm kiểm soát và phong tỏa quyền đi lại của tàu bè Trung cộng qua eo biển Malacca nối liền Ấn Độ Dương và Biển Đông. Gần đây Trung cộng lại chính thức khẳng định "lợi ích cốt lõi" của họ tại Biển Đông. Họ đơn phương tuyên bố chủ quyền và tự đưa ra bản đồ chính thức có hình chữ U nhằm xác định biên giới hàng hải bao gồm tới 80 phần trăm Biển Đông. Hình chữ U này kéo dài xuống tận Nam Dương và Mã Lai. Gần 2000 cây số bờ biển Việt Nam đều bị đường chữ U che phủ.

Giới chức Trung cộng thường lập luận: "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các đảo ở Biển Đông và vùng nước xung quanh, và được hưởng chủ quyền, quyền tài phán với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển của nó". Từ lập luận trên họ tự cho phép quyền bảo vệ an ninh quốc gia trên Biển Đông, quyền kiểm soát và khai thác tài nguyên tự nhiên gồm nguồn lợi thủy sản, dầu, khí và khoảng sản ở trên hoặc nằm dưới đáy biển. Tháng 4 năm nay, họ tuyên bố có "toàn quyền" trên quần đảo Trường Sa. Nhắc đến Trường Sa và thềm lục địa Việt Nam là nhắc đến nguồn dầu khí dồi dào mà cả hai đảng Cộng sản Việt – Tàu đều muốn khai thác dẫn đến tình trạng tranh chấp sẽ bàn đến phần sau.

Trung cộng còn mang tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng sang Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và các khu vực khác của Thái Bình Dương. Đương nhiên họ chỉ có thể thực hiện được bằng cách khống chế biển Đông hay ít ra là thay thế Hoa Kỳ trong vai trò bảo vệ an ninh khu vực này. Để thực hiện tham vọng họ mua chiến hạm, tiềm thủy đỉnh và phi cơ của Nga. Họ tự đóng tiềm thủy đỉnh nguyên tử, sửa và cho thử nghiệm hàng không mẫu hạm “Thi Lang”, cũng như thử nghiệm phản lực cơ tàng hình. Họ còn cho xây dựng phi trường quân sự trên đảo Hòang Sa và Trường Sa.

Từng bước Trung cộng biến khu vực Biển Đông thành một khu vực do họ chiếm đóng. Họ cho Tàu chiến xâm phạm hải phận các quốc gia trung vùng Biển Đông. Họ cấm ngư dân đánh cá, bắn vào tàu đánh cá và bắt ngư phủ Phi Luật Tân và Việt Nam. Họ cắt dây cáp và gây hấn với các tàu thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. Diễn biến mới nhất xảy ra ngày 22/7/2011, chiến hạm ISN Airavat của Ấn Độ nhận điện đàm cảnh cáo đang “vi phạm hải phận Trung Quốc” khi chỉ cách bờ biển Việt Nam 45 hải lý (83km) và trên đường vào cảng Hải Phòng. Hải Quân Trung cộng không chỉ giới hạn tầm họat động trong vòng Biển Đông, mà càng ngày càng gia tăng xuất hiện tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Cách hành xử thô bạo và bành trướng của Trung cộng đang gây quan tâm đến an ninh và nền hòa bình thế giới.

Giao Thương Quốc Tế càng phát triển thì tuyến đường hàng hải qua Biển Đông càng trở nên quan trọng cho việc phát triển kinh tế của các quốc gia có bờ biển dọc theo biển Đông. Ngọai trừ cộng sản Việt Nam và Bắc Hàn, các quốc gia Đông Á và Đông Nam Châu Á đều là các nước đồng minh với Hoa Kỳ. Nhiều quốc gia luôn sát cánh với Hoa Kỳ trong mọi cuộc chiến và đều có những cam kết quân sự với Hoa Kỳ. Việc Trung cộng tăng cường quân sự trực tiếp đe dọa và gây hấn các quốc gia này chính là đe dọa đến quyền lợi của Hoa Kỳ.

Chiến Lược Biển của Hoa Kỳ.

Từ thời lập quốc Hoa Kỳ vẫn chủ trương và cổ vũ tự do thương mãi và tự do hàng hải. Để bảo vệ cho các thương thuyền quốc tế và để mở rộng tầm ảnh hưởng, Hoa kỳ xây dựng một lực lượng Hải Quân mạnh nhất thế giới cả về lượng lẫn phẩm. Khả năng của Hải Quân Hoa Kỳ hơn khả năng Hải Quân của tất cả các quốc gia Âu Châu cộng lại và vượt xa khả năng của Hải Quân Trung cộng.

Hoa Kỳ có tất cả 11 Hạm Đội với hàng không mẫu hạm. Đệ Tam và Đệ Thất Hạm Đội họat động trong khu vực Thái Bình Dương. Đệ Thất Hạm Đội còn được gọi là Hạm Đội Thái Bình Dương. Lẽ đương nhiên Hoa Kỳ không thể để Trung Cộng gia tăng “múa gậy rừng hoang” vi phạm lợi ích quân sự, kinh tế và chính trị của Hoa Kỳ.

Xét ra Trung cộng lợi dụng Hoa Kỳ phải dồn nỗ lực quân sự vào Trung Đông và Bắc Phi để họ mở rộng kiểm sóat quân sự tại biển Đông. Đến tháng 3/2009, ngoài khơi đảo Hải Nam, các tàu của Trung cộng trực tiếp gây hấn với tàu khảo sát đại dương USNS Impeccable của Hoa Kỳ.  Được biết khu vực này gần một căn cứ tiềm thủy đỉnh nguyên tử của Trung Cộng. Việc đụng độ xem như Trung cộng đã khai chiến với Hoa Kỳ tại Biển Đông.

1, 2, 3, 4

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info