lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Trùm sinh viên tranh đấu Huỳnh Tấn Mẫm : Quả chanh bị vắt cho hết nước

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

Bạch Diện Thư Sinh

...

Một sinh viên VC dù kiên quyết áp dụng công thức 'nhất lí, nhì lì, tam suy, tứ tử' (cố mà cãi lí hoặc phản cung, cãi lí không xong thì dở chiêu lì đòn, lì không được thì giả đò bệnh hoặc tự làm cho ra bệnh để được đi bệnh viện, cuối cùng, giả làm như chết đến nơi, cũng là để được đi bệnh viện, đi bệnh viện mới có nhiều cơ hội đào thoát) nhưng do đồng bọn khai báo về y thì chính quyền vẫn có bằng chứng để giam giữ đối tượng VC ấy và Ủy Ban An ninh Đô Thành (gồm đại diện Ông Đô trưởng, đại diện Ông Chưởng lí và đại diện Tổng Giám đốc Cảnh sát Đô thành) không thể thả y ra như lúc trước được nữa.

Huỳnh Tấn Mẫm bị giam giữ lần sau cùng này nằm trong trường hợp ấỵ

Theo tiến trình thi hành Hiệp định Paris 27 tháng 01 năm 1973, ngày 20 tháng 02 năm 1974, Mẫm được đưa lên Lộc Ninh trao trả cho phía VC, nhưng vì còn muốn lợi dụng Mẫm ở thế hợp pháp cho nên phía VC nêu lí do Mẫm là sinh viên không phải là tù binh và yêu cầu trả Mẫm về gia đình. Mặc dù không muốn, nhưng không dám cưỡng lệnh cấp trên, Mẫm cũng đành miễn cưỡng đòi trả y về gia đình theo điều 8c và 21 của Hiệp Định Paris. Sự việc này chứng tỏ Mẫm như một quả chanh mà cấp chỉ đạo của y muốn vắt cho hết nước. Mẫm cay đắng phải chấp nhận tiếp tục ngồi tù do chính các đồng chí của mình.

Trong cuốn Huỳnh Tấn Mẫm Một Đời Sôi Nổi của Diệu Ân, Mục Đồng Đội Nói Về Anh, trang 247, Ngô Đa đã viết: Anh Mẫm có tâm sự với tôi: 'Năm 1974, thực hiện Hiệp Định Paris về trao trả tù binh, thật lòng mình muốn trao trả về Lộc Ninh, về 'phe tá cho sớm để được thoát cảnh địa ngục trần gian, thoát những trận đòn tra khảo tàn khốc không thể tưởng tượng nổi...Nhưng do yêu cầu của tổ chức lúc bấy giờ, với tư cách là lãnh tụ phong trào sinh viên học sinh đấu tranh công khai, tôi phải đòi địch trả tự do cho tôi về với gia đình tại Sài Gòn' (12).

Các viên chức phái đoàn VNCH chấp nhận đưa Mẫm trở về, nhưng biết chắc nếu thả Mẫm ra, y sẽ lại cầm đầu phá rối trị an, cho nên giới hữu trách đã giam giữ y vào khám Chí Hòa, rồi Tổng Nha Cảnh Sát. Hai tháng sau, ngày 21 tháng 4 năm 1974, Mẫm được chuyển ra trại chiêu hồi tại eo biển Lagi, Hàm Tân. Tại đây có phái đoàn nghị sĩ HK, rồi sau đó một tùy viên tòa Đại sứ Mỹ tới thăm Mẫm. Mẫm lợi dụng tố cáo bị chính quyền ngược đãi, đòi ngưng việc trả thù, đòi trả tự do cho các sinh viên bị bắt, đòi thả tù chính trị, đòi được đối xử nhân đạọ

Mẫm ở đây tới tháng 4 năm 1975, tình hình biến chuyển mạnh, quân đội VNCH đang di tản. Viên sĩ quan phụ trách Mẫm một mình dùng ghe đưa Mẫm vào Nam. Qua các bót Cảnh sát Long Hải, Vũng Tầu, Gò Công, Chợ Gạo, Long An, Tổng Nha, không chỗ nào chịu nhận Mẫm. Cuối cùng viên sĩ quan áp tải phải đưa Mẫm tới một bót Cảnh Sát gần Thảo Cầm viên để ngủ qua đêm. Sáng hôm sau, ngày 29 tháng 4 năm 1975, Thủ tướng hai ngày Vũ Văn Mẫu tuyên bố người tù chính trị đầu tiên được thả là Huỳnh Tấn Mẫm. Khoảng 10 giờ sáng, chuẩn tướng Cảnh sát Bùi Văn Nhu đích thân chở Mẫm tới Dinh Hoa Lan giao cho Thiếu tá Trịnh Bá Lộc (trợ lí văn phòng của ông Dương Văn Minh). Tại đây Mẫm yêu cầu Lý Quí Chung (tân Bộ trưởng Thông tin trong chính phủ Vũ Văn Mẫu) sắp xếp cho y được lên tiếng trên đài truyền hình Sài Gòn vào tối 29 tháng 4 năm 1975. Mẫm ngỏ lời cám ơn những người đã ủng hộ y và yêu cầu thả hết tù chính trị, yêu cầu đồng bào đừng nghe lời 'kẻ xấú mà di tản ra nước ngoài. Trong buổi phát hình sáng 30 tháng 4 năm 1975, Mẫm lặp lại như tối hôm trước và thêm vào lời kêu gọi Sinh viên học sinh, các nhân sĩ, trí thức và các 'ba má' phong trào tham dự buổi họp mặt lúc 9 giờ sáng 01/5/1975 tại Trụ sở Tổng hội Sinh viên số 4 Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch). Khoảng 10 giờ 45 sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, Huỳnh Tấn Mẫm cùng với Nguyễn Hữu Thái, Lê Văn Nuôi đeo băng đỏ có mặt tại Đài phát thanh Sài Gòn vào giờ phút lịch sử khi Dương Văn Minh đọc văn kiện đầu hàng (13).

* Sau 30 tháng 4 năm 1975 Mẫm không ngóc đầu lên nổi

Trong cuốn tự truyện Lạc Đường, tác giả Đào Hiếu, một cựu sinh viên VC hoạt động trong phong trào Sinh viên học sinh tranh đấu trước 1975 đã nhận xét: 'Trong những ngày đầu giải phóng, người ta chia cách mạng ra thành nhiều loại: Cán bộ A là người ở miền Bắc vô, cán bộ B là người ở rừng về và cán bộ tại chỗ là những người hoạt động nội thành' (14).

Theo đó, sau khi Cộng Sản chiếm được miền Nam, Huỳnh Tấn Mẫm chỉ thuộc loại cán bộ xếp hạng C. Nhưng có thể là để tiếp tục lợi dụng tên tuổi Mẫm với ý đồ đánh lừa dư luận trong và ngoài nước trong buổi giao thời cho nên Cộng Sản đã cho Huỳnh Tấn Mẫm và Lê Văn Nuôi được làm đại biểu Quốc Hội Cộng Sản khoá VI. Thực ra, chính cái Quốc Hội của Cộng Sản đã là tổ chức hữu danh vô thực, là một phường tuồng thì một đại biểu thành viên của cái Quốc Hội ấy cũng chỉ là một tay diễn tuồng không hơn không kém.

Ngoài ra danh vị đại biểu Quốc Hội ra, Mẫm còn được giao cho vài hư vị khác nữa:

Năm 1976, Mẫm là Ủy viên Ban chấp hành Thành Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Tp. HCM., Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Tp. HCM.

Thành Đoàn và Trung Ương Đoàn cũng cử Mẫm đi thăm một số nước. Chính trong những cuộc đi thăm các nước đã giúp cho Mẫm có tầm nhìn rộng hơn, những nhận xét cụ thể chính xác hơn về giấc mơ xã hội xã hội chủ nghĩa và giấc mơ thiên đàng Cộng Sản của mình. Mẫm đã bị những nhận xét ấy 'đánh gục'. Anh ta đã tâm sự cùng bạn bè, đã dàn trải những u uẩn trên những trang báo, để rồi bị 'xếp vào sổ đen' đến nỗi không ngóc đầu lên được (15).

Năm 1977, từ Thành Đoàn Mẫm được điều về công tác ở Trung Ương Đoàn.

Niên khoá 1976 - 77, Mẫm trở lại trường học năm chót Y khoa, nhưng Trung ương Đoàn cử Mẫm đi tham dự Festival Thanh niên Thế giới tại Cuba năm 1976. Khi trở lại trường, Hiệu trưởng Trương Công Trung lấy cớ Mẫm ham làm chính trị nên đã không cho Mẫm thi tốt nghiệp.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

 @ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site