lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Trận Hải Chiến Tại Quần Đảo Hoàng Sa

Trần-đỗ-Cẩm biên khảo 

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

Hải đảo quan trọng nhất trong nhóm An Vĩnh là đảo Phú Lâm, còn gọi là Woody Island nằm cạnh đảo Hòn Ðá nhưng diện tích lớn hơn nhiều. Trước đệ nhị thế chiến, ngưới Pháp tại Ðông Dương đã khai thác những đảo thuộc nhóm An Vĩnh. Họ cũng thiết lập tại đây một đài khí tượng giống như trên đảo

đảo Hoàng Sa

Hoàng Sa. Sau thế chiến thứ hai, Pháp phái chiến hạm Savorgnan de Brazza đến chiếm lại các đảo tại vùng Hoàng Sa từ tay người Nhật vào tháng 6 năm 1946. Nhưng sau đó vì chiến tranh Việt Pháp bùng nổ, Pháp phải rút quân về đất liền. Lợi dụng cơ hội Hoàng Sa bị bỏ trống, Trung Hoa lấy cớ giải giới quân Nhật đã lén đổ quân lên đảo Phú Lâm rồi chiếm đóng luôn đảo này. Ngoài ra, họ cũng tiến xa hơn về phía Nam, chiếm luôn đải Thái Bình (Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Vào ngày 13 tháng 1 năm 1947, người Pháp tại Ðông Dương chính thức phản kháng hành động chiếm đóng các hải đảo bất hợp pháp của Trung Hoa và phái chiến hạm le Tonkinois ra Hoàng Sa. Thấy đảo Phú Lâm dã bị chiếm đóng và phòng thủ kỹ lưỡng, chiến hạm này quay về đảo Hoàng Sa (Pattle Island) để đổ 10 quân nhân Pháp và 17 quân nhân Việt Nam lên chiếm đóng đảo này. Khi Trung Hoa Dân Quốc phải bỏ Hoa Lục chạy sang Ðài Loan, họ cũng rút quân ở đảo Phú Lâm và Thái Bình về. Mãi tới 7 năm sau khi làm chủ được lục ñịa, Trung Cộng mới cho quân chiếm đóng Ðảo Phú Lâm vào đêm 20 rạng ngày 21 tháng 2 năm 1956.

Trong nhóm An Vĩnh, ngoài Phú Lâm còn có một hòn đảo quan trọng khác, đó là đảo Lincoln, nằm về phía Ðông của nhóm. Ðây là đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa với diện tích chừng 1.6 cây số vuông hay tương đương 400 acres, bề cao chừng 3 - 4 thước. Hiện nay, dự đoán có chừng 4,000 quân Trung Cộng trên các đảo tại vùng Hoàng Sa.

4. Chủ Quyền Việt Nam Tại Quần Ðảo Hoàng Sa

Vào thế kỷ thứ 18, bộ sách "Phủ Biên Tạp Lục" của ông Lê Quí Ðôn đã có nói tới Hoàng Sa và Trường Sa. Cuốn sách này cũng kể việc người Việt Nam đã khai thác hai quần đảo này ngay từ thời Lê mạt. Các tài liệu khác nói về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa là bộ "Hoàng Việt Ðịa Dư Chí" được ấn hành vào năm Minh Mạng thứ 16 tức là năm 1834. Cuốn "Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí" của Phan Huy Chú (1782 - 1840).
Hơn nữa, bộ "Ðại Nam Nhất Thống Chí" trong cuốn nói về tỉnh Quảng Ngãi có kể việc Chúa Nguyễn cho thành lập đội Hoàng Sa gồm 70 người cứ mỗi năm vào tháng 3 thì ra đảo thu lượm hải vật rồi trở về vào tháng 8. Vào năm Minh Mạng thứ 16, nhà vua cũng sai quan quân dùng thuyền chở gạch đá ra dựng một ngôi chùa và bia chủ quyền tại đảo Hoàng Sa có khắc hàng chữ nôm "Minh Mạng năm thứ 16". Ngoài các sử gia bản xứ, một số các tác giả người Pháp cũng nói tới chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Vào năm 1836 Ðức giám mục Taberd đã viết trong cuốn sách "Ðịa dư, lịch sử và mô tả mọi dân tộc cùng với tôn giáo và phong tục của hội" (Univer, histoire et description de tous les peuples, de leurs religion et coutumes) như sau:

"Tôi không kể dài dòng về những đảo thuộc Nam Kỳ, nhưng chỉ nhận xét rằng từ 34 năm nay, người Nam Kỳ đã chiếm cứ nhóm quần đảo Paracels mà người An Nam gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa, thực là những hòn đảo nhỏ bí hiểm, gồm những mỏm đá xen lẫn với các bãi cát mà những người đi biển đều kinh hãi. Tôi không rõ họ có thiết lập cơ sở gì ở đó không, nhưng chắc chắn rằng Hoàng Ðế Gia Long nhất định muốn mở rộng lãnh thổ của Hoàng Triều bằng cách chiếm quần đảo này, và vào năm 1816, ngài đã long trọng trương lá cờ tại đây".

Trong tác phẩm "Hồi ký về Ðông Dương", ông Jean Baptiste Chaigneau cũng ghi rằng vua Gia Long đã chính thức thu nhận quần đảo Hoàng Sa vào năm 1816. Khi người Pháp đặt nền bảo hộ trên toàn cỏi Ðông Dương, họ cũng tiếp tục lãnh nhiệm vụ bảo vệ Hoàng Sa. Vào các năm 1895 và 1896, có hai chiếc thương thuyền tên Bellona và Iruezi Maru chở đồng cho người Anh bị đắm tại nhóm đảo Tuyên Ðức và bị người Trung Hoa đến đánh cướp. Ðại diện người Anh tại Bắc Kinh đòi nhà Thanh phải bồi thường vì có một số đồng được đem về bán tại đải Hải Nam. Nhưng chính quyền nhà Thanh không chịu bồi thường, viện cớ quần đảo Hoàng Sa không thuộc chủ quyền của Trung Hoa.

Các quốc gia trong vùng Ðông Nam Á cũng mặc nhiên công nhận chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa. Vào đầu thế kỷ 20, một công ty Nhật tên Motsli Bussan Kaisha đã đệ đơn xin chính quyền Pháp tại Ðông Dương cấp quyền đặc nhượng khai thác phosphate tại đây. Năm 1925, tàu Lanessan chở phái đoàn nghiên cứu của Hải Học Viện Nha Trang ra thám sát quần đảo Hoàng Sa. Phái đoàn này xác nhận Hoàng Sa là một phần của lãnh thỗ Việt Nam vì dính liền với thềm lục địa Việt Nam.

Tại hội nghị San Francisco vào ngày 7 tháng 9 năm 1951, Thủ Tướng Trần Văn Hữu, trưởng phái đoàn Việt Nam cũng đã lên tiếng xác nhận chủ quyền Việt Nam tại hải đảo thuộc Biển Ðông. Ông tuyên bố truớc hội nghị: "Chúng ta cần phải lợi dụng mọi cơ hội để dập tắt mầm mống chiến tranh, vì vậy chúng tôi xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ trước đến nay vẫn luôn luôn là những thành phần của lãnh thổ Việt Nam". Trong tổng số 51 quốc gia tham dự, không một quốc gia nào - kể cả Trung Hoa - lên tiếng phản đối nên lời tuyên bố này đã được ghi vào biên bản của hội nghị.

Dưới thời Pháp thuộc, Việt Nam đã thiết lập những cơ sở hành chánh tại Hoàng Sa qua nghị định số 156-SC ngày 15-6-1932 của Toàn Quyền Ðông Dương. Trong đạo dụ số 10 ký ngày 30-3-1938, Hoàng Ðế Bảo Ðại sát nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên. Ngày 5-5-1938, Toàn Quyền Ðông Dương thiết lập hai đơn vị hành cháng tại quần đảo Hoàng Sa. Ðó là đơn vị Trăng Khuyết và phụ cận (délégation du Croissant et dépendences) và đơn vị Tuyên Ðức và phụ cận (délégation de l'Amphitrite et dépendences). Ngày 13-7-1961 dưới thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm ban hành sắc lệnh số 175-NV đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam thay vì tỉnh Thừa Thiên và đặt tên là xã Ðịnh Hải thuộc quận Hòa Vang. Dưới thời Ðệ Nhị Cộng Hòa, nghị định số 709-BNV-HC ngày 21-10-1969 của Thủ Tướng Chính Phủ đã sát nhập xã Ðịnh Hải vào xã Hòa Long cũng thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.

5. Bằng cớ bán nước của Việt Cộng (Xem Văn thư Phạm Văn Ðồng gửi Chu Ân Lai)

Trong lúc miền Nam Việt Nam ra sức bảo vệ các quần đảo tại Biển Ðông chống lại các hành động xâm lăng của ngoại quốc thì Việt Cộng tại miền Bắc lại nịnh bợ, thản nhiên công nhận chủ quyền của Trung Cộng tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đây là các bằng cớ: - Vào năm 1956, ngoại trưởng Việt Cộng là Ung Văn Khiêm tuyên bố:" Hà Nội nhìn chủ quyền của Trung Cộng đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Cộng gọi là Tây Sa và Nam Sa."

- Trong số báo phát hành ngày 22-9-1958, tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của Việt Cộng đã đăng một bản tin với tựa đề "Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa công nhận quyết định về hải phận của Trung Quốc." Nguyên văn bản tin này như sau: "Sáng ngày 21-9-1958, đồng chí Nguyễn Khang, Ðại sứ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Trung quốc, đã gặp đồng chí Cơ Bằng Phi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đã chuyển bức công hàm sau đây của Chính phủ ta:

"Thưa đồng chí Tổng Lý,

Tổng lý Quốc vụ viện nuớc Cộng hòa nhân dân Trung hoa,

Chúng tôi in trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung quốc. Chính phủ nước Việt nam dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa trên mặt biển.

Chúng tôi xin kính gửi đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.

Hà Nội ngày 14 tháng 9 năm 1958

Phạm Văn Ðồng
Thủ tướng Chính phủ
Nước Việt nam dân chủ Cộng hòa

- Sau khi chiếm được miền Nam Việt Nam, tờ báo Sài Gòn Giải Phóng vào tháng 5 năm 1976 đã đăng một bài xã luận liên quan tới quần đảo Hoàng Sa, trong đó có những câu nịnh bợ Trung Cộng rất ngớ ngẩn như sau:

"Trung quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí mà còn là người thầy tin cẩn, đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có được ngày hôm nay, thì chủ quyền Hoàng Sa thuộc Trung quốc hay thuộc ta cũng vậy thôi (Việt Nam, Trung Quốc, sông liền sông, núi liền núi). Khi nào chúng ta muốn nhận lại quần đảo này, Trung quốc sẽ sẵn sàng giao lại."

Về sau, vào năm 1979, hai đồng chí thầy trò "sông liền sông, núi liền núi" này đã dậy nhau một bài học đẫm máu tại vùng biên giới Hoa - Việt. Tới năm 1988, người thầy tín cẩn Trung Cộng đã chẳng những không giao lại quần đảo Hoàng Sa cho tên đày tớ Việt Cộng mà còn xua quân chiếm luôn quần đảo Trường Sa. Ngày 14-3-1988, tàu chiến Trung Cộng bắn chìm 3 chiến hạm của hải quân Việt Cộng (một chiếc thuộc loại Shangai do Trung Cộng viện trợ trước đây, một tuần duyên hạm PGM cũ của Hải Quân VNCH, một hải vận hạm do Nga Sô viện trợ) khiến trên 100 lính Việt Cộng thương vong. Trung Cộng đã dùng những bức công hàm của Việt Cộng công nhận chủ quyền của Trung Cộng tại Biển Ðông để làm bằng cớ. Bị bí lối, Việt Cộng trâng tráo giải thích trên tờ báo Nhân Dân số ra ngày 26-4-1988:

"Ðúng là có những lời tuyên bố đó. Cần phải đặt những lời tuyên bố này đúng trong bối cảnh lịch sử của nó ... Trong cuộc chiến đãu một mất một còn, chống một kẻ thù xâm lược có sức mạnh quân sự lớn hơn mình rất nhiều, Việt Nam tranh thủ được Trung quốc gắn chặt với cuộc chiến đấu của Việt Nam càng nhiều bao nhiêu và ngăn chận Mỹ xử dụng hai quần đảo cũng như vùng Biển Ðông chống lại Việt nam, thì càng tốt bấy nhiêu. Phải đứng trên tinh thần đó và trong bối cảnh đó để hiểu các tuyên bố nói trên."

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

Trần-đỗ-Cẩm biên khảo 

Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử

 

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site