lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

- Computer Security - An-Toàn Điện-Toán An-Toàn Lướt Web - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Lê-Anh-Hùng

Lê-Anh-Hùng | Một Cuốn Sách Gây Ấn-Tượng Mạnh

LTS.
Friedrich Hayek (1899-1992), người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1974, được đánh giá là một trong những nhà kinh tế học quan trọng nhất và là triết gia về tự do vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ông là người đả phá chủ nghĩa xã hội (cổ điển) mạnh mẽ và sâu sắc nhất trên phương diện học thuật. Trong bài “Nhà tiên tri giá cả” [The Price Prophet] đăng trên tờ New Yorker ngày 7/2/2000, John Cassidy nhận xét: “Hayek đã hiểu sai một số vấn đề (chẳng hạn, ông đã tỏ ra chậm trễ trong việc thừa nhận sự cần thiết đối với hành động của chính phủ nhằm giảm bớt tình trạng thất nghiệp những năm 1930) và ông đã bỏ qua những vấn đề khác (chẳng hạn như tình trạng bất bình đẳng và ô nhiễm); song ở chủ đề lớn lao nhất, sức sống của chủ nghĩa tư bản, ông đã được thừa nhận đến mức hầu như không quá khi nói rằng thế kỷ 20 là thế kỷ Hayek.” Tư tưởng của ông được nhìn nhận là sẽ soi sáng tiến trình của nhân loại trong nhiều thế kỷ tới.

Dưới đây là bài viết của Hữu Hưng về tác phẩm “Friedrich Hayek: Cuộc đời và sự nghiệp”, cuốn tiểu sử đầy đủ nhất của Friedrich Hayek cho đến nay, đăng trên trang mạng của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 22/9/2007, nhân dịp ra đời bản Tiếng Việt của tác phẩm.

Bản quyền Tiếng Việt của tác phẩm thuộc NXB Tri Thức và dịch giả. Vì lợi ích của cộng đồng, dịch giả đã trả tiền bản quyền cho NXB Tri Thức để được phổ biến tác phẩm dưới dạng PDF. Dịch giả cũng đã tu chỉnh và bổ sung rất nhiều chú giải so với lần xuất bản đầu tiên, đồng thời đổi tên tác phẩm thành “Friedrich Hayek: Cuộc đời và tư tưởng”.

Hà Nội, 21/1/2013
Lê Anh Hùng

Giới thiệu cuốn sách “Friedrich Hayek: Cuộc đời và sự nghiệp”, Nhà xuất bản Tri Thức đã thận trọng lưu ý độc giả: “Đây là một tài liệu tham khảo chủ yếu dành cho những người làm công tác nghiên cứu lý luận, có đủ trình độ tư duy phê phán độc lập... Nhà xuất bản chỉ nhằm cung cấp cho những ai cần tham khảo những ý kiến bổ ích (“thuận” cũng như “nghịch”), cách lập luận và phương pháp tư duy độc đáo của một trong những nhà kinh tế học nổi tiếng nhất thế kỷ XX, người đã đoạt Giải Nobel Kinh tế năm 1974...”.

Nhà kinh tế học Đinh Tuấn Minh - người hiệu đính và giới thiệu tác phẩm bản tiếng Việt – đã có những gợi ý và khích lệ độc giả Việt Nam nên mạnh dạn đọc cuốn sách này. Ông viết: “Chính sách dứt khoát cải cách và mở cửa nhưng từ từ lựa theo sự tiến triển của các thiết chế văn hóa – xã hội của Trung Quốc chẳng khác gì hơn là nội dung của một trong những triết lý quan trọng nhất của F.A. Hayek về giải pháp giúp con người duy trì được sự phát triển của xã hội tự do trong trật tự tự phát...”.

Liên hệ với công cuộc đổi mới của nước ta, Đinh Tuấn Minh viết: “Triết lý kinh tế thị trường định hướng xã hội  chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay, nếu xét kỹ về nội hàm của nó thì chúng ta dễ dàng phát hiện ra rằng triết lý này gần gũi với triết lý “chủ nghĩa tự do” (libertarianism) và thuyết “cộng đồng hợp tác” (communitarianism) mà H.A. Hayek mong muốn các xã hội hướng tới hơn bất kỳ triết thuyết xã hội nào” ...“Chẳng phải phương thức phát triển xã hội lựa theo sự tiến hóa của các thiết chế văn hóa – xã hội nội tại; chẳng phải ước muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong sự đa dạng của các cộng đồng xã hội trên thế giới là những nội dung chủ đạo của định hướng phát triển chung của Việt Nam hiện nay đó sao?”.

Ngoài lời giới thiệu và ghi chú, cuốn sách gồm ngót 700 trang, khổ 14,5 x 20,5cm, chia làm 6 phần, 41 chương do dịch giả trẻ Lê Anh Hùng thực hiện, tuy chứa đựng một số nội dung khá trừu tượng liên quan đến tư tưởng độc đáo, uyên thâm của F. A. Hayek, nhưng tác giả Alan Ebenstein viết rất khéo giúp cho hầu hết mọi độc giả đều có thể nắm bắt được.

Tiên đề cốt lõi trong triết thuyết của F.A. Hayek mang nội dung thực tiễn, đó là: Tri thức của nhân loại rất đa dạng và phức tạp được phân chia cho tất cả mọi người trong xã hội. Những tri thức đa dạng và rời rạc ấy không thể hội tụ vào một trí tuệ trong xã hội hiện đại, dù là một “siêu nhân” hay một nhóm người tinh hoa nhất. Do vậy, thật là phản khoa học và phản tiến bộ nếu muốn xây dựng một xã hội dựa trên niềm tin cho rằng sự chi phối của chính phủ đối với toàn bộ quyết định về quản lý kinh tế và kinh doanh (tức nền kinh tế chỉ huy tập trung) có thể hiệu quả hơn so với trật tự kinh tế phi tập trung được xác lập thông qua giá cả, lao động, tư hữu, lợi nhuận, hợp đồng và khả năng trao đổi hàng hóa, dịch vụ - tất cả những thứ được xây dựng, điều chỉnh và khai thác từ nền kinh tế thị trường. Một xã hội theo cơ chế thị trường được định nghĩa là nó cho phép tất cả những người trưởng thành và có trách nhiệm được làm những việc mà họ mong muốn miễn là không gây tổn hại đến người khác. Theo F.A. Hayek, trong một trật tự tự phát (Spontaneous order), các cá nhân có thể trao đổi và tác động qua lại một cách tự do. Quá trình ra quyết định của cá nhân không chịu sự chi phối, sự “bao cấp về tư tưởng” của bất kỳ ai, bất kỳ tổ chức nào. Do vậy, pháp trị tất yếu phải thay thế nhân trị”.

Trong cuốn “Luật, Luật pháp và Tự do”, F. A. Hayek viết: “Sự phụ thuộc lẫn nhau của hết thảy mọi người trên thế giới - điều mà mỗi chúng ta giờ đây đều nói tới, đang có xu thế đưa toàn thể nhân loại vào một thế giới đại đồng, đó là, và chỉ có thể là, kết quả của trật tự thị trường”.

Dù tán thành hay không tán thành một phần hay toàn bộ các luận thuyết của nhà triết học, kinh tế - chính trị học F.A Hayek, thiết nghĩ chúng ta, đặc biệt là các nhà nghiên cứu lý luận, rất nên chú ý nghiên cứu, trao đổi về các quan điểm có tính phản biện hết sức mạnh mẽ và sắc sảo của ông, nhằm góp phần làm sáng tỏ các triết lý trong đường lối đổi mới của Việt Nam hiện nay.

Hữu Hưng

22/9/2007

Nguồn: Liên Hiệp Các Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Việt Nam

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site