lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Blog Quan Làm Báo 

Quan Làm Báo: Tội Của Thống-Đốc Bình Đáng Xử Thế Nào?

Quanlambao (Trúc-Lâm Yên-Tử) - Vàng tiếp tục phi mã và người dân vẫn tiếp tục bán tháo các thương hiệu vàng miếng khác để mua SJC gây lên sự hỗn loạn không những trên thị trường vàng mà ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và đời sống xã hội của người dân.

Tại sao lại ra nông nỗi này? Có thể khẳng định: Thủ phạm chính là Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng với một ông Thống đốc đã làm việc theo đơn đặt hàng của bè lũ Mafia kinh tế!

Với dự đoán hiện có khoảng 400 tấn vàng tồn trữ trong nhân dân, ở cương vị của những nhà lãnh đạo kinh tế vĩ mô về nguyên tắc cơ bản thì phải nghĩ làm thế nào để đưa ra các chính sách thông thoáng, tạo niềm tin cho người dân vào các chính sách của Chính Phủ, tin cậy vào các ngân hàng, tự nguyện tham gia gởi vàng vào ngân hàng vừa lợi nhà, ích nước….

Nhưng không, với bản chất của một an ninh chìm của Hưởng đã bị sai khiến bởi các bố già, Nguyễn Văn Bình ngay khi vừa lên 'ghế' Thống đốc đã không làm như vậy mà nghĩ ngay đến việc trả công các bố già đã có công đưa mình lên và nghĩ ngay đến 'ăn cướp' của nhân dân và làm sao để biến nó thành lợi nhuận qua đêm của riêng mình và đồng bọn!

Chính vì vậy, ông thống đốc đã nghĩ ngay ra cái trò độc quyền bán vàng miếng để chỉ cấp 07 giấy phép cho những nơi 'hảo hảo' của mình: Eximbank, NH Phương NAm, Techcombank, ACB, Đông Á, … Qua mấy cái giấy phép này đã 'ôm gọn 7 triệu USD! Rồi tiến xa hơn nữa: Núp bóng dưới thương hiệu vàng Quốc gia SJC, trong khi SJC Miền Bắc và Miền Trung hoàn toàn là của ông chủ tư nhân Đỗ Minh Phú đang sở hữu - để buộc hàng chục thương hiệu vàng miếng khác phải bị xoá sổ… Không rõ ông thống đốc lại 'hót' được bao nhiêu bạc từ cái chủ trương này?

Với những toan tính 'ăn cướp' của  tên 'an ninh' đồ tể và của những bố già, Nguyễn Văn Bình và đồng bọn những tưởng sẽ kiếm được cả tỷ đô la bằng việc ông thống đốc Bình 'rống lên' trên các phương tiện truyền thông "Vàng sẽ giảm giá ít nhất 1 triệu đồng/lượng" phụ hoạ cho việc  bố già Kiên bán khống trên 1.000.000 lượng vàng!

Những kẻ vừa tham lam, vừa dốt nát, quen thói hành xử của kẻ cướp ngày đã mắc sai lầm lớn khi tưởng rằng với chính sách kẻ cướp của chúng 'sẽ làm người dân' phải mang vàng đến 'cống nộp' vào 07 cái ngân hàng do chúng đang kiểm soát sao???? Thực tế, Không một người dân nào còn chút ít lòng tin vào những lời nói lừa bip của một ông Thống đốc bản chất 'ăn cướp'. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng thì bị nhóm bố già chính trị và bố già kinh tế thao túng, biến thành công cụ để đi tàn sát, cướp phá các doanh nghiệp khác… Thực trạng nền kinh tế khiến cho các doanh nghiệp hoàn toàn chỉ co cụm lại, cố gắng để mong từng ngày để thoát ra khỏi thực trạng bị khống chế bởi việc xiết chặt tín dụng, bởi các bố già vẫn ẩn hiện đâu đó đằng sau hệ thống ngân hàng chỉ cho vay hoặc bị cấm cho vay theo 'lệnh' miệng của Chính Phủ và của Thống đốc!

Chính vì vậy mà đã đẩy người dân đến chỗ hoảng loạn tranh nhau đi mua vàng về trữ như cách đây 20 năm về trước!!!

Rõ ràng ông Thống đốc Bình và Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng đang kéo đất nước lại 20 năm, cái thời bà con chỉ lo khư khư mua vàng để tích trữ mà không ai dám bỏ vàng ra để làm ăn mà bao đời Thủ Tướng đã phải mất mấy chục năm để xây dựng được lòng tin trong dân cởi mở yên tâm mang tiền gởi ngân hàng và bán vàng để làm ăn! Đâu rồi còn cái thời đó nữa???

Ông bà ta có câu 'xây cả đời, phá một buổi'! quả không sai chút nào!

Một Dương Chí Dũng hay Phạm Thanh Bình phá nát một doanh nghiệp trị giá vài tỷ đô la hiện đang phải chịu trách nhiệm hình sự. Còn ông Thống đốc và Thủ Tướng phạm tội phá nát nền kinh tế đất nước, phá nát lòng tin của nhân dân vào Chính sách của nhà nước và chế độ thì ông Thống đốc và ông Thủ Tướng phải chịu tội gì?

Về các thiệt hại vật chất, có thể tính ngay ra con số:

1/Thiệt hại mà ông Thống đốc và Chính Phủ  gây ra cho người dân chỉ trong mấy tháng qua: Nếu lấy ngay con số như chính dự đoán của ông Thống đốc 'thông thái' là dân đang tồn trữ 400 tấn vàng đủ các thương hiệu, nay phải mang đi bán tống bán tháo để mua đắt lại  khoảng 100 - 200 USD/lượng thì thấy con số thiệt hại ít nhất khoảng 4 - 8 tỷ đô la!

2/Không những người dân không mang 400 tấn vàng tồn trữ ra gửi ngân hàng mà lại còn đồng loạt rút tiền để vơ vét mua vàng tiếp khiến các ngân hàng bị hút một lượng tiền gửi rất lớn, cộng hưởng với lượng tiền ông Thống đốc hút về đã làm cho 70% doanh nghiệp cả nước thua lỗ như công bố của cơ quan Thuế! GDP của cả nước nếu tăng trưởng bình thường 6-7% theo đúng Kế hoạch do Quốc Hội thông qua, nhưng đến nay mới chỉ đạt 4.57%như  theo các tổ chức Quốc tế đánh giá thì GDP của Việt Nam đến nay đã bị mất đi hàng vài chục tỷ đô la!

Vậy ông Thống đốc và ông Thủ Tướng phải chịu tội hình sự gì mới xứng đáng???? Câu trả lời này dành cho 175 ông Uỷ viên Trung Ương và toàn thể nhân dân.

Trần Hưng Quốc - Quan làm báo.

Giá vàng phi mã: Tại sao SJC một mình một chợ?

Dự báo giá vàng lên 49 triệu đồng/lượng

Tuần tới, vàng có thể chạm mốc 48 triệu?

vàng sjc

Cung vẫn nhỏ giọt, trong khi cầu ngày một tăng, hỏi thế làm sao giá vàng không tăng mạnh! Đây chính là hậu quả tất yếu của sự độc quyền trong sản xuất vàng miếng.

Giá vàng thế giới đang tiến về mốc 1.800 USD/oz. Khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới đang ngày một doãng ra.

1.900 USD/oz: điểm đến không xa?

Giá vàng tăng nằm trong kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư. Với những gì đang diễn ra đối với nhiều nền kinh tế thế giới thì việc không chỉ các nhà đầu tư mà cả ngân khố các quốc gia cũng đặt niềm tin vào vàng. Nhân thể, các nhà đầu tư lớn trên thế giới có điều kiện để làm giá, càng khiến giá vàng tăng cao.

Sau khi bán ra chốt lời vào tuần thứ ba của tháng 9, khiến giá vàng giảm nhẹ, việc tăng mua vào của các quỹ đầu tư, các quốc gia như Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, và đặc biệt là Trung Quốc, cộng thêm tác động tâm lý của gói hỗ trợ kinh tế QE3 của Mỹ (hai gói trước đã đẩy giá vàng tăng thêm 70%) khiến các chuyên gia dự báo giá vàng thế giới sẽ chạm mốc 1.900 USD/oz vào tháng 10 năm nay.

Và không chỉ là kỳ vọng, hôm 28/9, giá vàng thế giới đã tăng gần 30 USD/oz - một mức tăng kỷ lục chỉ trong một phiên giao dịch, đẩy giá vàng thế giới lên mức 1.782,69 USD/oz, và chưa có vẻ gì là sẽ dừng lại. Lao theo giá vàng thế giới, vàng trong nước vọt lên mốc 47,5 triệu đồng mỗi lượng, vượt qua đỉnh 47,4 triệu đồng hôm 14/9. Như vậy, chỉ trong tháng 9, giá vàng đã tăng 2,4 triệu đồng/lượng. Giá vàng tăng mạnh khiến khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới "xác lập" hôm 28/9 là 2,4 triệu đồng/lượng, giảm so với ngày 27/9 là 2,9 triệu đồng/lượng.

Nên đọc Tại sao khoảng cách về giá này lại cứ ngày một doãng ra, bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách, biện pháp để quản lý thị trường vàng? Mục tiêu đưa khoảng cách giá vàng thế giới và trong nước về mức 400 ngàn đồng/lượng giờ đây trở nên xa vời hơn bao giờ hết. Phải chăng vì thế mà Ngân hàng Nhà nước - cơ quan quản lý thị trường vàng "buông tay"?

Nguyên lý cơ bản của thị trường là cầu lớn hơn cung thì giá tăng, và ngược lại. Tất nhiên điều này cơ quan quản lý biết. Chính vì thế, để chặn đà tăng của giá vàng trong nước, từ trung tuần tháng 9, khi giá vàng thế giới bắt đầu có sóng mạnh thì Ngân hàng Nhà nước đã ra thông báo cho phép SJC được sản xuất vàng miếng với số lượng lên đến 350.000 lượng (tương đương 13 tấn). Nhưng, nói thế mà không phải thế.

Hậu quả tất yếu của độc quyền

Thông tin được chính ông Nguyễn Công Tường, Phó phòng Kinh doanh vàng miếng, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cho biết: tính đến cuối ngày 25/9, SJC đã gia công và bàn giao khoảng 23 ngàn lượng vàng SJC móp méo. Số lượng vàng mà SJC được giao "sản xuất" rất lớn, nhưng nguyên liệu lại phụ thuộc vào các đơn vị kinh doanh vàng khác! Nguồn nguyên liệu để sản xuất lại chủ yếu từ chính vàng SJC bị móp méo và các thương hiệu vàng phi SJC. Theo ông Toại, dự kiến số vàng SJC được dập lại vào khoảng 40.000 lượng.

Như vậy, số còn lại 310.000 lượng trông chờ vào các nguồn khác. Nguồn khác, trong lúc này chỉ là từ vàng của các thương hiệu phi SJC. Thế nhưng, mới 16 tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp hạn ngạch gia công lại số vàng SJC móp méo và vàng thương hiệu khác. Trong số này lại có 5 đơn vị không chuyển vàng cho SJC. Số đơn vị có chuyển thì số lượng lại rất nhỏ, chỉ vài ngàn, thậm chí vài trăm lượng.

Tóm lại, con số 13 tấn vàng cung ra thị trường là chưa thể có ngay. Cung vẫn nhỏ giọt, trong khi cầu ngày một tăng, hỏi thế làm sao giá vàng không tăng mạnh! Đây chính là hậu quả tất yếu của sự độc quyền trong sản xuất vàng miếng. Tại sao các thương hiệu vàng khác không đưa vàng cho SJC? Giá vàng đang tăng mạnh, nhu cầu mua vàng cao. Và dù ít nhưng vẫn có người chấp nhận mua các thương hiệu vàng ngoài SJC.

Chưa kể, nhiều doanh nghiệp đang có sẵn máy móc, cớ gì họ không chuyển vàng miếng thành vàng trang sức và bán với giá như vàng của SJC để thu lãi. Vì thực tế, khái niệm thế nào là vàng trang sức hiện rất mơ hồ. Nếu các thương hiệu vàng khác "cắt" vàng miếng thành từng chỉ, thậm chí đánh thành nhẫn 2 - 3 chỉ (vẫn là vàng trang sức!?) thì họ vẫn bán được. Việc này nhanh và hiệu quả hơn hẳn so với việc phải xin hạn ngạch của Ngân hàng Nhà nước rồi sau đó lại chờ SJC sản xuất.

vàng sjc

Nên đọc Đến lúc đó, giá vàng lên hay xuống, ai mà dám chắc? Trong kinh doanh, thời cơ và thời điểm là quan trọng nhất! Đó là chưa kể, khi chuyển vàng đến dập lại tại SJC, các đơn vị kinh doanh vàng khác phải trả phí khoảng 50.000 đồng/lượng.

Một yếu tố khác khiến cầu lớn hơn cung: Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đến 25/11 các tổ chức tín dụng phải chấm dứt việc huy động và cho vay bằng vàng.

Trước đây không ít NHTM đã "lỡ" chuyển một lượng lớn vàng thành VND nay phải lo chuyển lại; cộng thêm việc số lượng vàng gửi tại ngân hàng bị rút ra khá nhiều (do người dân muốn chuyển sang VND gửi tiết kiệm khi lãi suất cao, nhất là những ai trót mua vàng không phải của SJC. Và một số nữa rút ra để bán chốt lời khi giá vàng tăng cao). Như vậy, không chỉ có người dân đi mua vàng, mà chính các tổ chức tín dụng cũng mua rất nhiều để đảm bảo thanh khoản vàng cũng như cân đối trên tài khoản.

Ngân hàng Nhà nước có thể cải thiện nguồn cung bằng cách cho phép nhập khẩu vàng. Nhưng việc này quá mạo hiểm trong bối cảnh hiện nay. Trên thế giới, USD đang lên giá. Còn tỷ giá VND/USD trong nước cũng bắt đầu tăng. Đến ngày 28/9, giá mua vào niêm yết tại các ngân hàng thương mại đã là 20.860 đồng/USD, bán ra 20.900 - 20.910 đồng/USD. Nếu nhập khẩu vàng phải cần đến đô la, điều này sẽ gây áp lực lớn lên tỷ giá, nhất là vào thời điểm cuối năm.

Hơn nữa, sau rất nhiều nỗ lực, quỹ dự trữ ngoại hối mới tăng lên 11 tuần nhập khẩu. Trong bối cảnh thế giới có quá nhiều biến động, nếu quỹ này eo hẹp thì ngân sách lấy gì chèo chống khi "có biến"?

Trở đi mắc núi, trở lại mắc sông. Đã có một thời gian dài để Ngân hàng Nhà nước xây dựng, ban hành chính sách. Cho đến thời điểm này, phải chăng cơ quan quản lý đã "hết bài", nên để thị trường tự điều chỉnh? Nhưng nếu vẫn còn độc quyền, thì làm gì có cơ chế thị trường!?

Theo Thái Thanh

Diễn đàn doanh nghiệp

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site