lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Blog Quan Làm Báo 

Quan Làm Báo: Tân-Trang Địa-Lý

cột thu lôi

Cột thu-lôi của Pháp, ảnh minh-họa

Tôi có nghe không rõ ràng lắm về vài câu chuyện trong dân gian liên quan đến cụ Tả Ao, ông tổ của ngành Địa Lý Việt Nam, như sau :

Một bữa đi xem đất đến làng Bùi Sơn, huyện Hoằng Hóa, thấy có một huyệt đất hay, bèn bảo người ta rằng: “Có ngôi đất, táng giờ Dần đến giờ Mão thì phát, nếu ai táng ngôi ấy tất được của, hễ ai chịu nhường cho ta một phần chia mười, thì ta cho ngôi đất ấy”. Có một người xin táng, Tả Ao dặn đến sáng sớm mai thì cất. Táng xong mặt trời mới mọc. Người ấy vác cuốc ra rửa chân ngoài sông, thấy một người chết trôi, nhân thể có cuốc, mới vớt lên chôn cho xác ấy, thấy trong bọc người chết có hai túi bạc, mở ra đếm thì được 50 nén, mới biết Tả Ao là tài, biếu Tả Ao 5 nén, rồi Tả Ao đi.

Có lần đến huyện Thanh Liêm lại tìm được một ngôi, bảo người ta rằng: “Đây có ngôi đất, chỉ táng trong một tháng thì phát quận công, nếu ai cho ta 100 quan tiền, thì ta táng cho”. Có một ông nhà giàu xin táng. Bấy giờ chúa Trịnh đang đánh nhau với nhà Mạc. Tướng nhà Mạc là Mạc Kinh Độ thua trận ở huyện Kim Bảng chạy trốn. Chúa Trịnh rao ai bắt được thì thưởng cho làm quận công một đời. Ông nhà giàu ấy táng được 20 ngày rồi. Bỗng một hôm thấy có một người vào nhà bảo rằng: “Ta là Mạc Kinh Độ đây, cho ta đánh một bữa chén, ta sẽ làm ơn mà cho đem nộp lấy thưởng”. Ông nhà giàu mừng rỡ, làm cơm thết đãi. Mạc Kinh Độ ăn uống xong, cho trói mình lại mà đem đến đồn Cầu Châu nộp cho chúa Trịnh. Chúa Trịnh lập tức thưởng cho làm quận công. Người ấy được thưởng tạ Tả Ao 100 quan tiền. Tả Ao chỉ lấy 3 quan để ăn đường, rồi đi chỗ khác

Có lần cụ tìm thấy được một Cuộc Đất gọi là Nhất Khuyển Trục Quần Dương ( con chó đuổi đàn dê ) có Huyệt Kết phát thành địa tiên khi chôn người chết vào. Lúc lâm chung cụ thuê người gánh cụ tới Cuộc Đất trên nhưng trên đường đi thì cụ đã tạ thế nên đành chôn cụ bên vệ đường.

Các câu chuyện trên thôi thúc tính tò mò lòng tham lam và đưa tôi vào con đường tìm hiểu Khoa Địa Lý. Vì bài viết này nhắm mục đích dành cho thế hệ trẻ, phần đông không có khái niệm đúng về Khoa Địa Lý và khi muốn tìm hiểu thì lại bị sa vào hàng đống sách diễn tả vào phần ngọn thiếu khoa học mà lại mông lung như những cánh rừng với những danh từ và phương pháp tính toán lạ cổ xưa làm giới trẻ nản lòng nên tôi phải bắt đầu bài viết này bằng cách giải thích nghĩa các từ ngữ để các bạn trẻ đọc hiểu dần Khoa Địa Lý và điều tôi muốn diễn tả.

Cuộc Đất là một vùng đất có Huyệt Kết khởi nguồn từ Tổ Sơn là một ngọn núi cao chuyển theo Mạch Long là luống đất cao hơn đất bình thường vài phân kéo dài từ Tồ Sơn đến Bình Điền là hồ nước nơi Mạch Long dừng lại tạo ra Huyệt Kết. Mạch Long đi có hai dòng nước theo đi hai bên. Trước khi dừng Mạch Long tạo một một mô đất gọi là Huyền Vũ. Từ Huyền Vũ đất kéo ra thành 2 mô đất dài 2 bên như 2 cánh tay bọc lấy Huyệt Kết bên trái gọi là Tay Long thường cao hơn bên phải gọi là Tay Hổ. Các đụn đất hay đồi nhỏ nằm sau Bình Điền quanh Huyệt Kết hay 2 bên Tay Long Tay Hổ thường được gọi bằng những tên như Án, Chu Tước,Thác, Lạc, Quan, Quỉ v.v… và tùy theo hình dáng còn được gọi là Bút, Nghiên, Ấn v.v… Dù Cuộc Đất có bao to hay bao xa với Tổ Sơn thì huyệt kết là một vạt đất chỉ nhỏ bằng chiếc chiếu có hình dáng khác nhau gọi là Oa, Kiềm ở đất núi và Nhũ, Đột ở đất bình nguyên. Các thầy địa lý thường nhìn vào hướng, vật thể quanh Cuộc Đất và hình thể Cuộc Đất để định được Huyệt Kết sẽ phát nên thứ gì : tàn bại, giàu sang, khoa bảng v.v… cho dòng họ người được đất trời ban.

Phần khó nhất trong Khoa Địa Lý có người theo 30 năm cũng không nắm vững gọi là Thủy Pháp tức là nhìn hướng Thủy Khẩu là nơi nước phóng ra từ Bình Điền để định hướng đến của Mạch Long để định loại Cuộc Đất và hướng Huyệt Kết (4 loại, 24 hướng, mỗi hướng 15 độ).

Khoa Địa Lý xuất phát từ Trung Hoa, theo sử sách vào thời Đường Trung Tôn. Cao Biền được phong làm An Nam Tiết Độ Sứ để đô hộ nước ta, là ngưởi giỏi khoa Địa Lý, được lệnh yểm phá các Cuộc Đất kết lớn nào khả dĩ tạo ra những bậc tài giỏi ở nước Nam có thể ảnh hưởng xấu đến Trung Quốc. Y đã làm và tấu về Trung Quốc trong tập “ Cao Biền Tấu Thư Địa Lý Kiểu Tự” đề cập đến vị trí 632 huyệt chính và 1517 huyệt phụ mà y đã nhúng tay vào yểm phá, theo truyền thuyết có lúc Cao Biền dùng Phụ Đồng gọi các vị thần cai quản vùng đất nhập vào đồng nam đồng nữ rồi trừ đi, sau đó mới ra yểm đất nhưng cũng có những Cuộc Đất lớn Cao Biền thất bại trước các vị thần linh.

Đến đời nhà Minh tướng Hoàng Phúc theo hai tướng Trương Phụ và Mộc Thanh kéo quân vào Việt Nam để phò Trần diệt Hồ có mang theo tập sách trên với kế hoạch thâm độc định yểm nốt những Cuộc Đất lớn còn lại. May thay Lê Lợi đã thành công sau 10 năm kháng chiến chống nhà Minh tịch thu được toàn bộ tài liệu và cả tập “ Cao Biền Tấu Thư Địa Lý Kiểu Tự” và đã truyền lại cho hậu thế đến ngày nay. Không biết Hoàng Phúc đã làm đến đâu mà chỉ thấy sau đời vua lê Lợi các anh hùng hào kiệt xuất thân ở miền bắc Việt Nam ít đi.

Kể từ khi Hồ Chí Minh giao du thân mật với Tàu Cọng không biết Tàu Cọng có bí mật tiếp tục kế hoạch đang làm lỡ dở của Hoàng Phúc hay không mà nước Việt Nam hiện nay anh hùng hào kiệt thưa dần chỉ còn lại một lũ hèn với giặc ác với dân bán nước cầu vinh đang dần dần từng bước đưa đất nước vào vòng nô lệ Tàu Cọng.

Cụ Tả Ao tên thực là Nguyễn Đức Huyền sinh vào thời Hậu Lê tại làng Tả Ao huyện Nghi Sinh tỉnh Hà Tĩnh theo học nghề thuốc với một thầy Tàu được thầy đánh giá là người có đạo đức nên được truyền cho nghề Địa Lý. Cụ không có đệ tử mà chỉ để lại cho hậu thế 2 tập sách là Địa Đạo Diễn Ca (120 câu thơ) và Dã Đàm Tả Ao (văn suôi) được giáo sư Cao Trung diễn dịch lại trong các cuốn sách Địa Lý Tả Ao, Địa Lý Gia Truyền v.v… tôi có may mắn gối đầu một vài cuốn nói về địa lý và có đọc được một vài đoạn tập tấu thư của Cao Biền.

Khoa Địa Lý đã có mặt trong xã hội loài người trên mấy ngàn năm và có ảnh hưởng quan trọng sâu xa đến đời sống từng con người và đôi lúc toàn xã hội. Sự phát triển và sự tồn tại của Khoa Địa Lý làm cho nhiều người không dám phủ nhận tính chính xác của nó.

Khoa Địa Lý là một khoa mang vẽ huyền bí mà còn bị thêm tính bí truyền nên mỗi ngày mỗi mai một, là một khoa quan trọng bởi nó liên quan đến sự thịnh suy của một giòng họ từ giòng họ đó hay từ con người lại liên quan đến sự thịnh suy của xã hội hay toàn đất nước. Thầy địa lý thuộc chính tông thì rất ít và họ chẳng hành nghề vì có lẽ đều hiểu rằng nghề của họ chẳng mang lại lợi lộc gì cho họ cả mà đôi lúc còn bị vạ lây vì đã đụng đến những thứ thiêng liêng của con người, mồ mả ông bà.

Tôi không phải là thầy địa lý mà chỉ là một quân nhân của Miền Nam Việt Nam. Tuổi ấu thơ của tôi trải qua trong gia đình nghèo khó. Tuổi trưởng thành lại phải lặn hụp trong chiến tranh. Tuổi bắt đầu hiểu được cuộc đời và biết hưởng thụ lại bị bọn cọng sản giam giữ trên dãy núi Trường Sơn hằng chục năm. Đến khi về già mỗi ngày sức mỗi yếu thì lại phải hùng hục cày ngày đêm để có được những vật chất tối thiểu cho cuộc sống quá cao của xã hội Hoa Kỳ, nơi đã cưu mang hơn 300.000 con người khốn khổ trong cuộc hành quân nhân đạo (HO).

Tôi cứ nghĩ cuộc đời tôi đúng là cuộc đời trong bễ khổ nhưng khi nhìn sang những chiến hữu đang sống quanh tôi như đại úy Dưỡng, thiếu úy Hàn, thiếu úy Tạo v.v… thì mới thấy được cuộc đời họ còn bi thảm hơn cả cuộc đời tôi. Lúc bị cọng sản giam cầm con cái chạy tứ tán khắp nơi kiếm ăn, lúc được lập hồ sơ qua Mỹ theo chương trình HO thì không thể đem được đàn con đi vì chúng không cùng chung hộ khẩu. Nay ông nào cũng trên 70 vẫn tiếp tục lầm lũi đi cày chắc chiu từng đồng bạc gởi về cho đàn con còn nghèo khổ tại Việt Nam. Mỗi lần đến nhà quàn để tiễn đưa một chiến hữu niên trưởng ra đi, có chiến hữu chiều đi làm thêm giờ phụ trội tối đến vĩnh biệt anh em, là mỗi lần tôi hiểu được thêm cuộc đời con người thật vô nghĩa. Cho đến một hôm đi chùa tôi gặp cậu Hùng, đứa con duy nhất của thiếu úy Tạo đưa được sang Mỹ, ngồi bên hai cái hũ hài cốt đã hỏa táng cha mẹ, tôi mới biết vợ chồng thiếu úy Tạo đã cùng ra đi trong vòng vài tháng qua. Tôi chia buồn và hỏi “tại sao cậu không đưa 2 bác về chôn tại Việt Nam ?” “ Trước khi ra đi ba em có trăn trối là chôn ông tại Mỹ má em thì nói ông nằm đâu tao nằm đó”. Tôi buột miệng nói một câu thật vô duyên “ Hai bác không nói được tiếng Anh làm sao nói chuyện được với ma Mỹ”. “ Ba em có nói tao có làm ma Mỹ còn sướng hơn ma Cọng Sản”. Tôi ra về mà lòng cứ thầm trách mình hay nói bậy và muốn chỉ cho Hùng một nơi chôn cha mẹ nhưng không biết Hùng có hiểu và tin những lời của mình hay không. Nhưng từ ngày đó trở đi tôi càng quyết tâm viết bài này để trình bày những ý nghĩ của tôi dù đúng dù sai về Khoa Địa Lý may ra trong giới trẻ có ai hữu duyên đi vào khoa Địa Lý làm được một điều gì đó có lợi cho chính bản thân họ hay cho đất nước là tôi đã mãn nguyện.

Muốn cho giới trẻ hiểu và tin vào Khoa Địa lý thì phải sử dụng ngôn từ của khoa học ngày nay như : muốn cho vật chất hoạt động thì phải có lực tác dụng. Vậy lực gì đã tác dụng vào Mạch Long để mặt đất nhô lên có khi cao như bờ ruộng chạy dài từ Tổ Sơn đến Bình Điền ? (từ ngọn núi cao đến bờ hồ). Người xưa thường giải thích là khí Âm Dương của Trời Đất vì thời đó con người chưa biết đến Lực Điện Từ. Vậy nay chúng ta nên lý giải rằng lực tác dụng tạo nên Mạch Long là Lực Điện Từ trong sấm sét khi trời chuyển mưa đánh vào những ngọn núi cao (Tổ Sơn) tạo ra luồng điện chạy theo Mạch Long đền Bình Điền (bờ hồ) thì ngưng.

Hoạt động của con người mới nhìn tưởng là bao la với nhiều loại nhiều thứ khác nhau nhưng phân tích kỷ thì chỉ qui vào 2 hoạt động chính mà thôi : Tái Tạo và Sáng Tạo. Tái Tạo làm tốt làm đẹp thêm những gì có sẳn trong thiên nhiên trong xã hội. Sáng Tạo là bằng tài trí của mình con người phát minh hay tạo ra những cái mới. Lúc còn trẻ các khoa học gia thường cho rằng mình thông minh nên đã phát minh ra những cái mới lạ nhưng lúc về già họ mới hiểu rằng điều mình Sáng Tạo ra chẳng qua là thứ bắt chước từ thế giới tự nhiên hay hiểu được thế giới tự nhiên vì nói cho cùng mọi phát minh chỉ là những thứ bắt chước từ thế giới tự nhiên mà thôi. Nhà phát minh siêu đẳng nhất chính là Ông Tạo hay Tạo Hóa. Khoa Địa Lý là một khoa được thành hình nhờ các thầy địa lý ngày xưa nhìn vào cấu trúc của thế giới tự nhiên rồi dựa vào cấu trúc thiên nhiên đó cọng thêm sự hiểu biết của con người mà tạo thành một khoa phục vụ con người.

Vậy chúng ta có biết được rằng các Khoa Học Gia Tây Phương có phát minh gì giống như cấu trúc trong thiên nhiên của Khoa Điạ Lý không ? Tôi xin trả lời : Đó là cột thu lôi chống sấm sét của nhà chọc trời. Cột thu lôi chính là Tổ Sơn, dây dẫn điện từ cột thu lôi xuống giếng nước chính là Mạch Long, giếng nước là Bình Điền và đất quanh giếng nước chính là Cuộc Đất.

Nhất Hướng
Quan làm báo

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site