lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Vua Trần Nhân Tông Và Trúc-Lâm Yên-Tử

Lịch-Sử Đức Vua Trần-Nhân-Tông

-Tinh-anh và tổng-lực của tộc Việt-

| Lịch Sử Việt Nam | Vua Trần Nhân Tông

Mục Lục:

Duyên khởi

Chương Một - Hành trạng

Chương Hai - Đức Trần Nhân Tông và cuộc kháng Nguyên lần thứ nhất 1285

Chương Ba - Chiến lược phòng thủ diện địa

Chương Bốn - Kế sách rút lui và phòng thủ chiến lược

Chương Năm - Trì Hoãn Chiến

Chương Sáu - Tổng phản công khôi-phục giang-sơn

Chương Bảy - Củng cố nội trị sau cuộc chiến

Chương Tám - Cuộc chiến vệ quốc lần thứ ba 1288

Chương Chín - Chiến thắng sông Bạch Đằng, chiến tích lẫy lừng thiên niên kỷ

Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên khảo

(Quốc Lịch 4882, Phật Lịch 2547, ngày 16 tháng tư năm Quý Mùi tức 16/05/2003 dương lịch) 

Chương Bảy

Củng cố nội trị sau cuộc chiến

Ngày 6 tháng 6 năm Ất Dậu (1285), nhị vị hoàng đế trở về kinh thành Thăng Long, Thượng tướng Trần Quang Khải cảm khái làm một bài thơ bất hủ để đánh dấu cuộc chiến đấu vô cùng dũng liệt của mọi con dân nước Đại Việt đồng thời khuyến khích mọi người hãy cố gắng giữ gìn nền thái bình đã được đánh đổi bằng sinh mạng của cả dân tộc, nội dung nó như sau:

Đoạt sáu Chương Dương độ

Cầm hồ Hàm Tử Quan

Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san.

Nghĩa

Chương Dương cướp dáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù

Thái bình nên gắng giữ

Nước non ấy muôn đời.

Đức vua Trần đã cho phóng thích tất cả người Chiêm Thành đã bị quân ta bắt được lúc giao tranh với quân Nguyên. Phụng ngự Đặng Du Chi vâng mệnh vua đưa về Chiêm Thành Ba Lậu Ke, Na Liên cùng 30 người khác đi theo Toa Đô khi tên này tấn công nước láng giềng phương Nam của ta.

Tháng 8 mùa thu năm Ất Dậu (1285), ngài đã thưởng cho những người có công đánh giặc Nguyên, và tùy theo cấp bậc mà phong cấp cao thấp khác nhau. Đồng thời Ngài đã trị tội những kẻ đã đầu hàng quân thù.

Tháng 9 năm Ất Dậu (1285), đổi niên hiệu là Trùng Hưng năm thứ nhất. Đức vua ra lịnh đại xá cho trong cả nước. Ngày 12 gia tôn huy hiệu chi các vị tiên đế và tiên hậu.

Mùa đông tháng 10, Đức Hoàng đế Trần xuống chiếu định hộ khẩu trong cả nước. Các vị quan trong triều can gián: «dân vừa lao khổ, định hộ khẩu không phải cần thiết». Ngài nói: «Chỉ có thể định hộ khẩu trong lúc này, chẳng nên qua đó mà xem xét hao hụt, điêu tàn của dân ta hay sao?». Toàn Thư-Bản Kỷ-Quyển V. Trong các quyển sử khác của ta đã có thái độ không đồng ý về quyết định này. Như Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sỹ ghi như sau ở trang 81: «Lúc ấy quân giặc mới rút lui, dân bị thương đau chưa khỏi, dân lưu tán chưa kéo về, thôn xóm đồng ruộng điêu tàn, xơ xác, chiêu tập vỗ về dân còn chưa xong, mà đã vội vàng làm sổ đinh; trong việc ấy thì phải quan chức tra xét, dân chúng hội họp, phí tổn về ăn uống, con gà, đùi lợn tránh sao khỏi phí, số mới, lệ cũ so sánh khó đều, sau khi binh lửa, mà phải bỏ nghề nghiệp đi hầu tra cứu nhiễu dân quá lắm; quần thần biết nói phải để chửa lỗi lầm, Vua trên lại trái lời can mà đặt điều che lỗi; thế mà quần thần không cố can gián, mà lại khen phục, có phải gần như xiểm nịnh không?»

Quả tình những lời bàn của Ngô Thời Sỹ tác giả Việt Sử Tiêu Án đã cho ta thấy được một số điều thực tế sau trận chiến ác liệt với quân Mông-cổ. Nhưng với địa vị là một người trị nước chăn dân đồng thời vừa lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm không lẽ nào Đức vua Trần Nhân Tông không biết đến điều mà Ngô Thời Sỹ đã nêu. Ngô Thời Sỹ đã nhận xét đúng, nhưng chỉ đúng một khía cạnh mà không thấy cả cục diện bấy giờ của đất nước. Với cái nhìn bao quát, Đức Hoàng đế Trần biết chắc một điều sau thất bại lần này, quân Mông-cổ nhất định xua quân một lần nữa để đánh phục thù. Vì vậy trước khi kẻ thù phát động cuộc chiến mới, Đức ngài phải chủ động chuẩn bị trước mọi việc. Đặc biệt là làm thống kê dân số, một mặt để xem xét dân tình ra sao sau trận ác chiến.

Về lịnh đại xá: tức là mở cuộc tha bổng lớn cho toàn quốc. Hai vua khải hoàn trở về kinh thành vào ngày 6 tháng 6 năm Ất Dậu (1285) mãi đến gần ba tháng sau mới ra lịnh thưởng phạt đến mọi người. Về việc thưởng thì đối với các vị có tiếng tăm như Hưng Đạo Vương, Thượng tướng Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Bảo Nghĩa Hầu Trần Bình Trọng (tử trận), Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản (tử trận) v.v…thì không có gì khó khăn. Tuy nhiên còn rất nhiều những chí sĩ ở các địa phương xa, những người không có tiếng tăm, họ đã hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình chống giặc, thì đây là một vấn đề cần có sự sưu tập thông tin cũng như ân thưởng xứng đáng cho những người có công để tránh trường hợp bị sơ xuất. Thí dụ như có trường hợp Lê Công Mạnh cùng người thân trong thôn An Duyên đã chận đánh quân Toa Đô tại bến Cổ Bút. Và nhờ công đức xây chùa Hưng Phúc nên được tạc tên vào Văn Bia và ngày nay ta mới biết -TTTNTông, LMThát-.

Về việc trị tội những người đã phản bội đất nước đầu hàng kẻ thù được tuyên bố cùng một lúc đối với việc ân thưởng. Ta không được biết việc xử phạt diễn biến ra sao vì các sách sử của ta đã không ghi chép chi tiết. Tuy nhiên vào tháng 9, nghĩa là sau một thời gian rất ngắn, Đức vua lại ban lịnh đại xá. Lịnh đại xá đó không thể nào không ảnh hưởng đến những người đã phạm tội đầu hàng quân thù. Qua hành động đó ta đã thấy được cái Uy (trị tội) và đức Bi (đại xá) của vị hoàng đế này, và có thể nói ngài là một trong những vị hoàng đế hiếm hoi của nước Việt từ nhiều ngàn năm nay có được những cử chỉ đó. Ở Đức ngài đã tập trung đầy đủ cả ba đức tính đó là Dũng (chiến thắng giặc Nguyên), Uy (trị tội những thành phần phản nghịch), Bi (tha bổng tất cả những người có tội). Đó là ta đã ôn cố. Thiết nghĩ chúng ta nên đề cập một chút tới phần tri tân, người viết nghĩ là rất cần thiết để thông điệp này được tiếp nhận một cách đứng đắn bởi những thế hệ tương lai. Đặc biệt là thế hệ trẻ được sanh ra và lớn lên ở bên ngoài đất nước Việt Nam.

Tri tân mà chúng tôi muốn đề cập tức là hiện tình của Việt Nam chúng ta trong thế kỷ 20. Sau khi cộng sản Việt Nam có được may mắn chiếm giữ toàn thể lãnh thổ nước Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, nếu họ thực sự là thành phần của dân tộc, thẩm thấu được ý nghĩa «Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo» của Nguyễn Trải tiên sinh hoặc cái Uy và đức Bi của Đức Hoàng đế Trần, thì họ đã có những hành động không xử án, nhốt tù, cũng như thủ tiêu những thành phần công chức, quân nhân, dân sự của chế độ miền Nam Việt Nam. Như thế đất nước đã bước vào một kỷ nguyên mới, mọi người dù xuất thân thành phần chính trị nào đi nữa, thì cũng có thể góp phần một cách bình đẳng vào việc tái thiết đất nước và xây dựng một nước Việt Nam mới thật sự thanh bình thịnh vượng. Tiếc một điều những người cộng sản Việt Nam đã không thấm nhuần được bài học đại nghĩa và chí nhân để thay cường bạo, mà ngược lại họ lại dùng cường bạo để thay thế đại nghĩa và chí nhân đã khiến cho hàng trăm ngàn người cựu quân cán chính của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa phải điêu đứng tang thương trong suốt một thời gian dài. Người thì chết tức tưởi vì lằn đạn thù, người rục thân xác trong ngục tù tăm tối, kẻ thì làm việc cật lực chỉ đổi được bát cơm hẩm trong các trại tù, còn nhiều thành phần khác phải bỏ xứ ra đi để có được cuộc sống tự do với nhân phẩm con người được tôn trọng. Không ít người trong số đó đã bỏ thây trên biển cả, làm mồi cho cá mập, mang cả hai ý nghĩa là loài vật và loài người. Theo con số thống kê số người Việt Nam tử nạn cho tự do lên đến 600 ngàn con người ở cả trên bộ lẫn đường biển. Chưa kể tới số nạn nhân chiến tranh (binh lính và thường dân), của cả hai phía miền Nam và miền Bắc có thể lên đến hàng triệu con người, tất cả cũng chỉ vì những cuồng vọng muốn đem đất nước phục vụ cho những tham vọng bá quyền của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới. Kể sao cho hết những khổ nạn đè lên đầu lên cổ của người dân Việt từ mấy mươi năm qua. Với chế độ Việt Nam Cộng Hòa mặc dù chưa hoàn hảo, nhưng trong suốt thời gian chiến tranh họ đã hành xử được câu đem đại nghĩa và chí nhân để thay cường bạo bằng chính sách Chiêu hồi. Với chính sách này có hơn 200 ngàn cán binh bộ đội cộng sản quay về chính nghĩa dân tộc. Ít ra Việt Nam Cộng Hòa cũng thực hiện được một phần nào bài học nhân nghĩa mà tổ tiên đã để lại từ nghìn xưa.

Bây giờ chúng ta trở lại chủ đề chính đang nêu dang dỡ là vấn đề duyệt xét hộ khẩu, ngày nay ta gọi là kiểm tra dân số. Mục đích xem là trong nước có bao nhiêu dân, có bao nhiêu đàn ông đàn bà thanh niên người già, nghề nghiệp sinh sống như thế nào trong xã hội v.v…Ngoài ra triều đình muốn thống kê xem tình trạng dân chúng ra sao sau một cuộc chiến dữ dội với kẻ thù. Phải nói quyết định này có tính chất chiến lược và tầm vóc đưa tới sự ổn định trong xã hội. Chiến lược là nắm vững thực lực trong dân gian ra sao để có thể dự phòng tốt nhất một trận chiến khác sắp sửa xảy ra, ngoài ra cũng muốn cho kẻ thù biết được (măc dù quân địch đã rút bị đánh bật ra khỏi bờ cõi, nhưng làm thế nào mà không có bọn gián điệp còn trà trộn ở lại) sau cuộc chiến dữ dội nước ta cũng không suy xuyển gì nhiều, và chúng có muốn xâm hại gì đến thì cũng phải tính toán cẩn thận không thể khinh thường một quốc gia đất hẹp người đông như Đại Việt. Đây là một hình thức giữ gìn sĩ diện quốc gia vậy; thứ hai muốn biết rõ dân tình ra sao để triều đình có thể có biện pháp giúp đỡ kịp thời. Phải là một vị vua rất sáng suốt mới có được những hành động như thế. Nếu chúng có muốn tấn công nước Đại Việt một lần nữa thì tất phải dùng nhiều thời gian chuẩn bị, đây là lợi điểm cho phía chúng ta có thêm thời giờ phục hồi sinh lực chuẩn bị đề kháng cho trận chiến tương lai.

Trên bình diện ngoại giao ta đã thả ngay 30 người Chiêm-Thành đi theo Toa Đô được trở về nguyên quán. Đây là biểu hiện một đường lối trước sau như một với người láng giềng phương Nam. Về phương Bắc, luôn chủ trương hòa hoãn với một thế lực lúc nào cũng chỉ muốn xâm lăng nước ta, hòa hoãn để cùng chung sống hòa bình nhưng không vì thế mà phải khuất phục trước bạo lực. Đó là lý do khi ta biết chắc rằng quân Nguyên sẽ sang chiếm nước ta, nhưng ngài vẫn chủ trương việc đối thoại bằng ngoại giao để tránh hiểm họa chiến tranh, thế rồi chinh chiến không thể nào tránh khỏi bất đắc dĩ ngài cùng với dân tộc phải cầm kiếm tự vệ và chúng ta đã thành công. Chủ trương ngoại giao này được thực hiện ngay cả trong những lúc hai bên đang giao chiến với nhau. Tức là một hình thức thăm dò thông tin (do thám). Nó chứng minh một điều chủ trương ngoại giao và chung sống hòa bình của ngài nhưng không khuất phục trước sức mạnh cường quyền mà một chính sách vô cùng đứng đắn và sáng suốt.

Với láng giềng phương Nam, Đức Hoàng đế Trần đã hết lòng bảo vệ mối giao hảo đó. Như vào năm 1279, các viên quan Chế Năng và Chế Diệp nhân dịp mang đồ cống của triều đình nước họ sang ta, những người này đã bày tỏ nguyện vọng mong được ở lại phục vụ cho triều đình Đại Việt. Đức Hoàng đế Trần đã khéo léo từ chối để giữ mối giao hảo tốt đối với họ. Chưa hết khi quân Nguyên tấn công Chiêm-Thành, đức Ngài đã gởi 20 ngàn quân tinh nhuệ và 500 chiến thuyền sang trợ chiến với người Chiêm để chống giặc Nguyên. Sau khi chấm dứt chiến tranh với quân Mông-cổ ngài lại tha bổng cho một số người của họ chạy theo giặc, thay vì trừng phạt. Do những thái độ ngoại giao khôn ngoan và đầy tình người như thế nên khi ta bị giặc Tàu tấn công từ phía Bắc xuống thì ở phương Nam ta đã có một hậu phương vững vàng cũng như không phải lo sợ bị tập kích từ phía sau lưng.

Tóm lại những biện pháp củng cố nội trị ngoại giao đã được ban hành đúng thời đúng lúc để chuẩn bị chống đõ một trận chiến mới có thể sẽ xảy ra nay mai từ phía triều đình Mông-cổ, một cuộc chiến phục hận vì hai lần thất bại 1258 và 1285.

Quả vậy, vua Mông-cổ rất tức giận khi thấy đoàn tinh binh của nhà Nguyên rút chạy về nước một cách hốt hoảng, quăng bỏ vũ khí, dày đạp lên nhau mà tháo chạy cố tìm lối thoát thân. Hốt-Tất-Liệt đã bãi lịnh tấn công Nhật Bản để tập trung toàn bộ lực lượng cho cuộc Nam chinh một lần nữa.

Theo An-Nam Chí-Lược trong tháng 3 năm Bính Tuất hiệu Chí Nguyên (1286), Hốt-Tất-Liệt phong cho phản thần Trần Ích Tắc làm An Nam Quốc Vương, Trần Tú làm Phụ Nghĩa Công và những người trong đoàn đều có chức vụ mục đích nhằm hình thành một chính phủ lưu vong của nước Việt trong tham vọng xâm lăng nước ta. Vua nguyên theo Bản Kỷ của Nguyên Sử 14 tờ 1b1-2 ghi: «sai A Lý Hải Nha bàn việc đánh An-Nam». Việc bàn bạc này diễn ra ngày Tân Mão tức khoảng tháng giêng năm Bính Tuất (1286). Đồng thời sắc phong cho Thượng thư tỉnh Áo Lỗ Xích (Auruyvci), Bình chương sự Ô Mã Nhi v.v…, hạ lịnh cho Hồ Quảng đóng 300 chiến thuyền, dự trù tháng 8 (1286) kéo ra châu Khâm, châu Liêm phối hợp với quân lính 3 tỉnh Giang Hoài, Hồ Quảng, Giang Tây, với chiêu bài đưa Ích Tắc về nước để đem quân đội xâm lấn nước ta. Quang Thượng thư Lưu Tuyên can gián rằng: «Mới vừa rồi ta động binh không thành công, hiện tại những người thương tật trong cuộc chiến còn chưa khỏi, nay lại khởi binh đánh giặc, việc đó không nên chút nào». Tỉnh thần Hồ Nam là Tuyến Ca từ Hồ Nam than oán rằng: «Chiến tranh luôn mấy năm, binh lính tử trận rất nhiều, dân chúng bỏ cả nghề nghiệp, nay lại phát động chiến tranh xử dụng hàng trăm ngàn người, như thế không phải là đạo thương yêu sĩ dân». Vua Nguyên chấp thuận tạm thời bãi binh, cấp ruộng đất ở Hải Dương cho Ích Tắc lui về làm ăn sinh sống.

Tháng 2, sứ giả Mông-cổ là Hợp Tán Nhi Hải Nha (Qasar-Qaya) đến nước ta để trình thơ của vua Nguyên, đồng thời dọ thám dân tình của ta xem như thế nào sau trận chiến vừa rồi. Qua đó cho ta thấy quyết định duyệt xét hộ khẩu của Đức Hoàng đế Trần sau 4 tháng chiến thắng kẻ thù là một quyết định hoàn toàn hợp lý và có căn bản.

Tháng 6 mùa hạ năm Bính Tuất (1286), Đức Hoàng đế Trần hạ lịnh cho trong hàng vương tôn quốc thích tuyển mộ binh lính chuẩn bị chiến đấu khi ngài được mật báo quân Nguyên chuẩn bị xâm lấn nước ta một lần nữa. Đồng thời Ngài cũng tham khảo ý kiến của Hưng Đạo Vương về vấn đề này. Vương trả lời như sau: «Nước ta lâu nay thái bình, dân ta không biết việc binh bị, vì thế năm mới rồi quân Nguyên sang ăn cướp, hoặc cũng có kẻ hàng giặc, hay trốn tránh; nhờ được oai linh tổ tông, thần vũ của bệ hạ, nên đánh đâu được đấy, trong nước mới thái bình. Nếu bây giờ giặc lại kéo sang thì ta đã luyện tập về việc chiến đấu, quân địch đi xa mỏi mệt, vả lại chúng vẫn sợ về việc Toa Đô, Lý Hằng, Lý Quán bị thua, không sẵn lòng chiến đấu. Theo ý tôi nhận xét, tất thế nào cũng phá tan được» (Cương Mục Chính Biên Quyển VII).

Mùa đông tháng 10 năm Bính Tuất (1286), kiểm duyệt cũng như tiến hành diễn binh những binh sĩ có thể điều động được.

Tháng 2 năm Đinh Hợi (1287) Hốt-Tất-Liệt không kềm hãm được lòng tức giận vì thua trận cũng như tham muốn chiếm đóng xứ ta lâu hơn nữa, nên hắn đã ráo riết điều động các đạo quân Hán Nam, người Lê (gồm châu Nhai, châu Quỳnh, châu Đạm, châu Vạn trên đảo Hải Nam thuộc tỉnh Quảng Đông. Địa điểm này có động Mán chủng tộc người Lê. Nhà Nguyên đặt mười hai cánh quân Lê Binh có phủ Thiên Hộ quản lĩnh những cánh quân ấy), 3 hành tỉnh Giang Hoài, Giang Tây, Hồ Quảng, quân lính Vân Nam chia đường vào tấn công nước ta. Trương Văn Hổ được sai đi đường biển trách nhiệm chở 70 vạn thạch lương (là đơn vị đo lường thời xưa, mỗi thạch có 10 đấu) theo sau. Nhưng Cương Mục ghi là 17 vạn hộc lương; vua Nguyên phong cho A Bác Xích giữ chức Hành tỉnh tả thừa (hay Chinh Giao Chỉ hành thượng thư tỉnh); Áo Lỗ Xích làm Bình chương chính sự, Ô Mã Nhi làm Tham tri chính sự, tất cả đều đặt dưới sự chỉ huy của Thoát Hoan.

An-Nam Chí-Lược ghi: «Trương Văn Hổ suất 10 vạn quân, theo mệnh lệnh của Trấn Nam Vương. Tháng 9 khởi mùa đông khởi binh từ châu Ngạc». Như vậy tổng số quân Nguyên được điều động trong lần xâm lăng thứ ba là khoảng từ 200 đến 300 ngàn quân lính và chúng dự trù sẽ khởi sự tấn công vào tháng 9, tháng mùa đông bên Tàu thời tiết mát mẻ dễ chịu cho binh sĩ khi phải đi xa. Thế là guồng máy chiến tranh của giặc đã bắt đầu chuyển động.

Thế còn triều đình Đại Việt sẽ đối phó như thế nào?

Tin quân Nguyên khởi binh đã được các vị quan trấn giữ biên giới phi báo về triều đình. Quan chấp chính mong muốn tuyển thêm những người khỏe mạnh xung vào những đội quân tinh nhuệ. Nhưng Hưng Đạo Vương tự tin nói rằng: «Quân quý ở tinh nhuệ, không quý ở số đông. Dẫu đến 100 vạn quân mà như Bồ Kiên (là vua tiền Tần -một nước do tộc Đệ lập nên ở Bắc Trung Quốc- đem 100 vạn quân đánh Đông Tấn (Hán tộc) bị các tướng Tấn như Tạ Thạch, Tạ Huyên đánh tan tác trong trận Phi Thủy nổi tiếng. Bồ Kiên sau trận này chỉ còn mười vạn tàn quân chạy trốn về Lạc Dương) thì cũng làm gì được?».

Tháng 3 năm Đinh Hợi (1287) Đức Hoàng đế Trần lại hạ chiếu ân xá cho người có tội trong nước để an ủy dân chúng.

Tháng 4, mùa hạ, năm Đinh Hợi (1287), bổ dụng Tá Thiên Đại Vương Đức Việp làm quyền tướng quốc.

Mục Lục:

Duyên khởi

Chương Một - Hành trạng

Chương Hai - Đức Trần Nhân Tông và cuộc kháng Nguyên lần thứ nhất 1285

Chương Ba - Chiến lược phòng thủ diện địa

Chương Bốn - Kế sách rút lui và phòng thủ chiến lược

Chương Năm - Trì Hoãn Chiến

Chương Sáu - Tổng phản công khôi-phục giang-sơn

Chương Bảy - Củng cố nội trị sau cuộc chiến

Chương Tám - Cuộc chiến vệ quốc lần thứ ba 1288

Chương Chín - Chiến thắng sông Bạch Đằng, chiến tích lẫy lừng thiên niên kỷ

Vua Trần-nhân-Tông @ Thư Viện Bồ Đề Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed
free counters

un compteur pour votre site