lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

Trận Đánh Cuối Cùng Của Địa Phương Quân Quận Thủ Thừa Tỉnh Long An

1, 2

Quốc Thái

Thưa các bạn,

Trong thời gian qua, tôi có đăng vài bài về trận đánh tại khu vực Bến-Tranh của Trung-đoàn 12 SĐ 7 BB VNCH. Trong lúc tìm kiếm thông tin về trận đánh này, tôi đã đọc được bài của Thiếu-tá Quận-trưởng Thủ-Thừa Long-An, thuộc quân-khu 3, nói về tình-hình trong khu vực của ông ta trong những ngày cuối tháng 3, đầu tháng tư năm 1975. 

Thời gian này, tôi đi hành quân ở Trung-đoàn 10 SĐ 7 Bộ-binh nên không biết tí gì về tình hình tại khu vực Thủ-Thừa. Tôi nhận thấy bài viết của ông rất giá trị vì: Trong khi nhiều tỉnh lỵ, thành phố ở vùng 1, 2, và 3 đã lần lượt bỏ ngỏ trước cuộc tiến công của quân CSBV với hỏa-lực hùng-hậu của đại pháo 130 ly và chiến-xa T-54; thì tại Thủ-Thừa, Long-An, dân và quân, dù cho phương tiện rất thiếu thốn, đã anh hùng đẩy lui các đợt tấn công ồ ạt của Bắc quân. Nếu quân CSBV nhổ được cái gai khó nuốt này, họ sẽ dễ dàng cắt đứt quốc-lộ 4. Nhưng chiến thắng vào những ngày cuối tháng 04/1975 của Trung-đoàn 12 SĐ 7 BB (dưới quyền chỉ huy của ĐT Đặng-Phương-Thành) đã kịp thời bẻ gẩy âm mưu này của Bắc quân.

Trần-Anh-Tú

v v v v v v

Quốc Thái là bút hiệu của Thiếu tá Đinh Hùng C., một sĩ quan trẻ đầy nhiệt huyết. Trong những năm tháng cuối của cuộc chiến tại Việt Nam, anh giữ chức vụ Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng Thủ Thừa tỉnh Long An.

Quốc Thái và gia đình hiện cư ngụ tại thành phố Reston thuộc tiểu bang Virginia. Nhân dịp đọc Đặc San Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa

Anh đã nhiệt tình gửi bài đóng góp.

Chân thành cám ơn Quốc Thái và mong có dịp được đọc bài vở của anh nhiều hơn.

Quận Thủ Thừa , tỉnh Long An, nằm dọc theo Quốc lộ 4 khi chúng ta nhìn về bên phải từ hướng Saigon đi xuống qua quận Bến Lức. Thời điểm mà tôi ghi lại những giòng chữ này xảy ra vào nhừng ngày cuối tháng Ba, năm 1975 khi Ban Mê Thuộc vừa thất thủ, áp lực của cộng quân đè nặng trên khắp 4 vùng chiến thuật. Chúng tôi đang ngăn chận đường dây xâm nhập của địch từ vùng Mỏ Vẹt, Ba Thu và Kiến Tường...

Giờ này đại quân của VC đã tràn xuống. trận đánh mở màn làm cho tôi xính vính. Tôi biết chủ lực bọn Cộng sản nằm bên kia biên giới Cam Bốt, nhưng một bộ phận chính đang nằm ở phía bắc xã Long Ngãi Thuận, chúng hăm he muốn "chơi" Tiểu đoàn của Cử. Thiếu tá Cử xuất thân khóa 9 Thủ Đức, là một sĩ quan anh hùng, có tài chỉ huy và biết chỗ đứng của mình nên tôi rất kính trọng và quý mến ông. Tôi đối xử với ông như bạn, xung trận cùng nhau, chia sẻ ngọt bùi nơi trận địa. Tôi triệu Cử về, bàn định là phải tính kế với bọn này. Tôi làm lệnh hành quân dùng tuần giang đưa Tiểu đoàn Cử đi hành quân và thay thế khu này là một đại đội biệt lập. Tiểu đoàn dời đi buổi sáng chẳng ngay trong đêm là đoàn tàu lại bốc đủ Tiểu đoàn đem về Mỹ An Phú, một xã đối diện, để ém quân đợi lệnh. Mưu kế của tôi và Cử có phần thành tựu. Ngay đêm sau, xã Long Ngãi Thuận bị tấn công. Địch chiếm ấp và vây hãm căn cứ hành quân của tiểu đoàn mà hiện chỉ có một đại đội biệt lập trấn đóng. Hai khẩu 155 ly đã kín đáo dời lên xã Mỹ Lạc Thạnh từ trước. Tiểu đoàn Cử sẽ được chia làm hai cánh, một mặt chận đường rút, một mặt tấn công vào hông của địch, đồng thời trong đồn cũng nhận lệnh phản công mãnh liệt. Cuộc chạm súng bắt đầu từ tờ mờ sáng. Sư đoàn 3 Không quân cho một chiếc L19. Tôi yêu cầu quan sát viên ở lại để cho tôi được xử dụng máy bay. Người phi công là dân chịu chơi, bất chấp hiểm nguy, anh ta xuống thấp gần 500 bộ (khoảng 200 thước cách mặt đất) để tôi nhìn rõ hầm hố và khả năng tham chiến của địch. Địch đã kẹt cứng trong ấp là vùng sình lầy nước ròng, không giống như những vùng đất đỏ như Tam Giác Sắt, Bời Lời hay Dương Minh Châu nên không thể đào hầm hố để trú ẩn. Ở đây lộ mục tiêu là chết! Gần 3 tiếng đồng hồ tôi dùng phi pháo, đánh cho địch nhào ra trước khi Tiểu đoàn của Cử có thể tiến quân tiếp địch.

Kết quả sau cùng, Tiểu đoàn của Cử toàn thắng. Mối thù tháng trước đã trả, nhưng vấn đề từ nay có lẽ phức tạp hơn thế nhiều. Một câu hỏi khúc mắc cứ lởn vởn trong đầu tôi. Từ trước đến nay lính Cộng Hòa gọi tụi Cộng sản là "chuột" vì chúng luôn luôn trốn chui trốn nhủi, chỉ nhảy ra cắn trộm như nổ mìn, phục kích hay pháo kích, nay bổng dưng chúng công khai ra mặt, đối đầu đánh lớn với quân mình; có thể là Mỹ yểm trợ chúng tôi yếu, hay chúng muốn đi đến hồi kết của chiến tranh?

Chỉ huy là tiên liệu. Tôi phải lo toan trước khi quá trễ. Lợi dụng hai trận đánh lớn vừa qua, tôi động viên toàn thể quân sĩ từ bộ chỉ huy đến đơn vị, chỗ nào tôi cũng tạo không khí chiến tranh sôi sục. Lệnh tích lũy 60 ngày ăn với nước uống được ban hành, lính tráng hành quân liên miên trừ sĩ quan là không phải chạy, từ hạ sĩ quan trở xuống, nếu cấp trên gọi cấp dưới thì cấp dưới phải chạy, anh nào đi đứng tà tà là bị đưa đi ngay. Tất cả cao ốc, bồn nước, lính phải đặt bao cát, đem đồ ăn dự trữ trên đó. Làng xã nhân dân tự vệ cho vào khuôn phép, không còn đắc nhân tâm gì cả, anh nào lôi thôi bị đá thẳng cánh. Có lần Bộ chỉ huy tập báo động, Chỉ huy trưởng Cảnh Sát coi thường, vẫn để đèn, còn vặn máy thu thanh nghe cải lương trong khi lính Chi khu đang phải chạy vào hầm hố. Lập tức Chỉ huy trưởng Cảnh Sát bị gọi qua để nhắc nhở và cảnh cáo. Ngay ngày hôm sau, đích thân Cảnh sát trưởng phải đi hành quân với Chi khu. Hôm đó Trung tâm Phượng Hoàng lên kế hoạch hành quân cảnh sát ngay vào ổ Việt cộng, và tôi đã yêu cầu ông Thiếu tá Cảnh Sát nhảy tàu với tôi. Nước ngập tới ngực, chưa vào tới bờ đã bị du kích bắn tỉa. Chỉ huy trưởng Cảnh Sát mặt mày xanh lè, không phải vì nước lạnh mà vì mạng sống người cảnh sát đang làm việc ở nơi an lành bỗng dưng ra đây thí mạng "cùi". Sau cuộc hành quân Phượng Hoàng này, mỗi khi Chi khu nổi còi báo động là đèn đóm tắt ngúm và bên cảnh sát kỷ luật hơn ai hết. Mọi người biết là lệnh thật, không còn ai đùa nữa. Chỉ thị ban ra điều được kiểm soát để thi hành nghiêm chỉnh. Tôi mật lệnh cho Đại úy Lộc, Trưởng Ban 4, khi có chiến tranh là lập tức thi hành hai việc: Đem đoàn tàu ra thu kho gạo của ông Ba Bài về nuôi quân và phát cho lính phòng thủ ăn, đồng thời lấy lực lượng trừ bị chiếm cây xăng, lấy xăng cho lính chở quân. Hành động chiếm đoạt của tư này dễ làm tôi bay chức, có khi còn đi tù nữa, nhưng tôi nếu mọi sự xảy ra như dự đoán chắc cái mạng mình cũng sẽ chẳng còn, không lấy thì Việt cộng cũng nhào vô cướp, vô tình mình nhường đồ tiếp tế cho chúng đánh mình. Thà chơi trước, chết tính sau!

Phần lính đã lo xong, phần dân cũng phải động viên tinh thần họ. Đại úy Phước được lệnh tổ chức Tiểu Diên Hồng tại quận để công khai cho dân lành biết là Thủ Thừa đánh Việt cộng đến cùng. Tất cả làng xã, viên chức, tư chức, thầy giáo, dân cử, thân hào nhân sĩ được mời đến rạp hát lớn của quận để dự lễ Tiểu Diên Hồng. Cả cái sân khấu rộng thênh thang, được Đại úy Phước chuẩn bị cho tôi. Phó quận, cảnh sát trưởng, 9 ông xã trưởng, 9 ông chủ tịch đại diện sẽ ngồi đối diện với hội trường. Không khí trang nghiêm và khí thế đấu tranh ngùn ngụt. Tôi tỏ bày tâm tôi thật, lòng tôi thật, thể hiện lên lời nói chân thành và rất mạnh dạn. Tôi không chấp nhận bất cứ một đầu hàng nào, kẻ nào bất kể quân hay dân mà quay lưng lại kẻ thù là bị tôi bắn trước. Hãy mạnh dạn chiến đấu, "sống hùng và chết hùng". Tôi kết thúc những lời ngắn gọn trong một hội trường im phăng phắc. Tôi hiểu người dân dưới kia ưu tư nhiều lắm. Họ đã biết rằng miền Trung vừa thất thủ, quận Tánh Linh đã mất khồng đầy một tháng. Ở cái quận nhỏ này ta và địch đã trao đổi nhau gần 200 mạng người.

Tôi ra về với tiếng hô chào dõng dạc của Đại úy Phước làm mọi người phải đứng lên tiễn chân. Tôi biết là đã để lại sau lưng những người dân nhiều lo âu và ngại ngùng. Tôi nào khác họ? Cũng là con người thì ai cũng có những điều suy nghĩ giống nhau, nhưng tôi bị đưa lên cái thế có trách nhiệm, cái trách nhiệm này chỉ có đánh Việt cộng thì mới chết ít, còn chạy thì chỉ tổ chết nhiều. Chạy sao được? Đánh đã, sống chết tính sau. Quận Tánh Linh là vựa gạo của Quân khu, thế mà Việt cộng bao vây có 3 ngày, cả quận đầu hàng và đói. Bài học này tôi phải thuộc. Tôi đã không ngần ngại viết lệnh rõ ràng cho Đại úy Lộc đi tịch thu kho gạo của ông Ba Bài một khi Việt cộng tấn công.

Đêm 8 rạng 9 tháng 4 năm 1975, một lực lượng Việt cộng đánh vào tỉnh Long An chiếm phi trường Cần Đốt, một lực lượng khác đánh vào bên hông tỉnh chiếm xã Lợi Bình Nhơn của Thủ Thừa. Cuộc chiến bắt đầu. Quả là sau những toan tính của con người có thiên định. Hai cánh quân đánh vào Long An chỉ là để dương đông kích tây để cầm chân quân tiếp viện. Chủ lực địch là công trường 6 (sư đoàn - thực ra cái lối hù của Việt cộng - chúng gọi là sư đoàn nhưng quân số chỉ bằng trung đoàn của ta) nằm phía sau cách quận 5 cây số. Chúng tung từng toán đặc công tinh nhuệ, táo bạo đánh thẳng vào hông quận qua ngã chợ. Chúng mong giết tôi xong và chiếm Bộ chỉ huy Chi khu là chúng kéo cờ lên, đại quân của chúng sẽ tràn ngập, và với khí thế đó, quân ta phải tan hàng như đã chạy ở miền Trung.

Có thể Đức Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức đang an nghỉ trên mãnh đất này đã thương cho cái công khó nhọc của đám quân dân quận nhà, nên Ngài mới tạo ra những cơ may hy hữu. Bọn cộng sản đã điều nghiên kỹ càng là không bao giờ đoàn tàu đi tuần lại về đậu ở đó trước 6 giờ sáng, nếu chúng đánh vào quận giờ đó thì gần như là lổ trống, chỉ thọc bộc phá phá hàng rào kẻm gai là giết được tôi dễ dàng. Không may, điều nghiên đúng, nhưng sai cho ngày hôm đó, vì nước thủy triều cao, đoàn tàu về bến lúc gần sáng, đúng lúc đặc công di chuyển đến nên vô tình chúng đã bị tao ngộ. Không chịu nổi những khẩu đại liên bên thành tàu, toán đặc công đành lẩn vào dân, chạy dạt ra chợ. Ba đêm trước, toán đặc công Việt cộng đã điều nghiên và thả lục bình để đánh chìm tàu, chiếc tàu đi tuần về đậu chệch trên bãi, phía trước đám lục bình mà Việt cộng đã dấu mìn. Đặc công Việt cộng cố vượt bóng đêm đẩy lục bình ngược con nước để đẩy đám lục bình tấp vô thành tàu. Lính gác nhanh trí thấy lục bình trôi ngược nước bèn nổ súng. Biết bị lộ, tên đặc công trên bờ đã hy sinh hai tên dưới nước bằng cách phải cho nổ quả mìn. Tiếng nổ như trời gầm làm tôi hoảng hồn phóng mình ra khỏi hầm.

Như vậy là cái may thứ nhứt đã giúp cho Bộ chỉ huy thoát chết. Cái may thứ hai: theo thường lệ, Đại úy Khánh, Trưởng Ban 3 ra lệnh cho 200 lính Nghĩa Quân về quận nhận lệnh đi phát quang xạ trường, tránh không cho Việt cộng ẩn núp. Khi toán đặc công dạt ra chợ thì trông quận đã có 200 lính với súng đạn sẵn sàng, Đại úy Khánh chỉ việc điều động cho đánh, công việc xẩy ra nhịp nhàng như ông Trời xếp sẵn . Tính trạng tấn công tràn ngập đã không xảy ra, vì tất cả những chuẩn bị trước đã nhịp nhàng ăn khớp. Từ trong hàng rào phòng thủ, Đại úy Lộc ra liên lạc với đơn vị Thủy Quân Lục Chiến mới về tăng phái, phóng mình lên đoàn tàu trực chỉ nhà máy gạo Ba Bài. Trung đội trừ bị chiếm cây xăng. Bộ chỉ huy của tôi với Nhất kiếm (Ban 1), Nhị hà (Ban 2), Tam sơn (Ban 3), Tứ hải (Ban 4) , Ngũ hổ (Ban 5) và Lục bảo (Ban 6) phân tán ngay vào các cánh quân chiến đấu trong đường phố. Lệnh oang oang của nhiều máy phóng thanh thuộc Chi Tin tức Quận ra lệnh cho tất cả tàu bè dời về phía bên này sông, không cho địch chiếm để vượt sông. Nói là con sông thì hơi quá, nó chỉ là con kinh bề ngang 100 thước nằm ngang quận. Vài tên đặc công Việt cộng chạy lạc vào Thánh Thất Cao Đài đã bị lực lượng chiếm cao ốc hạ sát ngay. Cả toán còn lại bị dồn vào trong rạp hát. Chúng tử thủ bên trong. Cảnh sát dã chiến và tổ tình báo Chi khu đã trổ nóc đánh xuống, giết một mớ và bắt sống trọn ổ. Thiếu tá Tống, Chỉ huy trưởng Cảnh sát tỉnh, đích thân chở tù binh về khai thác. Trong khi đó tình hình ở tỉnh cũng lắng dịu, lực lượng Việt cộng đã bị đánh văng khỏi phi trường Cần Đốt. Vĩnh Đường gọi tôi báo Công trường 5 Việt cộng ở sau lưng nên ông cho 2 tiểu đoàn ĐPQ xuống tăng cường, dàn quân thanh toán bọn chúng. Vừa chiến thắng trận đầu lại bảo toàn được chủ lực, lòng tôi vui sướng vô cùng. Tin tức bay nhanh không tả. Phóng viên, ký giả từ Sài Gòn đổ xuống nườm nượp. Cả Đại tá Cục phó Cục Quân y cũng xuống ủy lạo thương binh.

1, 2

@ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site