lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Tin Tức Thời Sự Việt Nam Quốc Tế 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Nguyễn-cao-Quyền | Chủ Nghĩa Dân Chủ Xã Hội Qua Thử Nghiệm Thực Tế

Tháng 8 năm  2013

Chủ nghĩa xã hội là một lý thuyết chính trị và kinh tế căn cứ trên chế độ công hữu về các phương tiện sản xuất, về phân phối và mậu dịch.  Cũng giống như lý thuyết tư bản, lý thuyết xã hội là một ý niệm chưa hoàn chỉnh, vì còn là một diễn trình đang phát triển.

Thuật ngữ “xã hội chủ nghĩa” (socialism) được dùng lần đầu vào thập kỷ 1830 bởi những đồ đệ của Robert Owen (1) tại Anh, và tại Pháp bởi những đổ đệ của Saint Simon (2).  Đến giữa thế kỷ 19 thuật ngữ này dùng để chỉ một tập thể đông đảo gồm những nhà cải cách và cách mạng Anh, Mỹ và Âu Châu.

Chủ nghĩa xã hội chủ trương đưa vai trò của giai cấp công nhân vô sản lên vị trí lãnh đạo giống như vai  trò của giai cấp tư sản trong xa hội tư bản.  Hình ảnh một xã hội không giai cấp, không bóc lột, bình đẳng và sung túc được trưng lên như mục đích tối hậu của chủ nghĩa.

Sự chia rẽ trong phong trào xã hội chủ nghĩa.

Điểm đặc biệt cần lưu ý là những phe phái xã hội chủ nghĩa không thể đi đến một sự đồng thuận trong sách lược để đạt mục tiêu tối hậu nói trên.  Sự không đồng thuận này đã xuất hiện ngay từ trong lòng Quốc Tế I và làm cho tổ chức này tan vỡ.  Sự tan vỡ đó không bao giờ hàn gắn được trong suốt thời gian phát triển của phong trào.

Các mẫu hình Xã Hội Chủ Nghĩa Dân Chũ của Bernstein (Đức), Xã hội Chủ Nghĩa Quốc Gia của Hitler (Đức), Xã hội Chủ Nghĩa Cộng Sản của Stalin (Nga), đã xuất hiện từ Thế Chiến I qua Chiến Tranh Lạnh và cạnh tranh nhau ác liệt.  Tình trạng ổn định chỉ được vãn hồi sau khi Liên Xô sụp đổ và mẫu hỉnh Xã Hội Chủ Nghĩa của Stalin đã thực sự lui vào dĩ vãng. 

Sự sụp đổ của Liên Xô làm cho tính khoa học cũa chủ thuyết Marx-Engels đã trở thành một thủ thuật lừa gạt.  Tình trạng phân hoá nói trên cần được ghi lại và so sánh đề biết về bản chất cùng nội dung của Chủ Nghĩa Dân Chủ Xã Hội ngày nay.

Sự so sánh này sẽ cho thấy viễn tượng về tương lai nhân loại.  Tuy nhiên vì là một diển trình đang phát triển nên còn cần phải vượt qua những điều chỉnh và thay đổi cần thực hiện.

Phía Tư Bản Dân Chủ, còn phải điều chỉnh những chế độ Dân Chủ Phi Tự Do thành những mẫu hình Dân Chủ Tự Do Hiến Định và tổ chức lại không gian xã hội công dân.  Phía Xã Hội, phe Dân Chủ Xã Hội phải thúc đẩy sự chuyển biến của các nước cộng sản còn sót lại thành những mẫu hình Dân Chủ Xã Hội đích thực.

Điều cần ghi nhận để dùng làm kim chỉ Nam cho hành động là tư duy chính trị không thể tạo lập và duy trì một thực thể chính trị, mà chỉ có thực tế chính trị mới làm được việc đó.  Thực tế chính trị lại được quy định bởi mức độ hiện đại hóa của văn minh nhân loại chứ không bị chi phối bởi định luật đấu tranh giai cấp

Thực tế chính trị của nhân loại ngày nay là sau khi thoát khỏi giai đọan mưu sinh, con người đòi hỏi tự do lập ngôn để bảo đảm và nới rộng không gian riêng tư của họ.  Họ muốn tham gia nhiều hơn và tích cực hơn vào những quyết định quan trọng của xã hội.  Ý niệm Dân Chủ, bằng tính phổ quát của nó, đang đưa nhân loại đến điểm cao nhất của diễn trình đang chuyển động.

Một thoáng nhìn lại lịch sử

Vào thời kỳ đầu của phong trào chủ nghĩa xã hội, nhất là trong giai đoạn hình thành các tổ chức chính trị đầu tiên của giai cấp công nhân, danh xưng “dân chủ xã hội” được dùng để chỉ những người Xã Hội Chủ Nghĩa nói chung, nhằm phân biệt họ với những người thuộc phái “vô chính phủ” (3)

Quốc Tế I được thành lập vào năm 1864 đã tự giải tán bào năm 1876.  Lý do của sự đổ vỡ này là tình trạng chia rẽ không thế điều giải giữa phe theo Marx và phe vô chính phủ cũa Bakunin.

Sáu năm sau khi Marx qua đời, Quốc Tế II được thành lập  năm 1889.  Phe vô chính phủ bộc lộ bất đồng ý kiến ngay từ đầu nên bị loại khỏi tổ chức vào năm 1896.  Quốc Tế II chịu sự chi phối mạnh mẽ của chủ nghĩa Marx, mặc dù các tư tưởng phi Marxist (Fabian, Lassalle) vẫn còn tồn tại.

Mười năm sau, một cuộc tranh luận lại diễn ra trong lòng Đảng Dân Chủ Xã Hội Đức (SPD).  Luận điểm “xét lại” của Bernstein gây tranh cãi sôi nổi và làm nảy sinh ra phái cải cách đối lập với phái cách mạng.

Tiếp theo, mâu thuẫn nói trên lại chuyển qua một chủ đề khác liên quan đến thái độ là lập trường của các nhà Xã Hội Chũ Nghĩa đối với chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh.  Khi Thế Chiến II nổ ra, gần hết những nhà Xã Hội Chủ Nghĩa đều đứng về phía chính phủ của họ.  Tình hình đó khiến Quốc Tế II bị rạn nứt và chia lảm ba phái:  phái ủng hộ chiến tranh; phái trung dung chống chiến tranh, tìm hòa bình; phái tả chống chiến tranh và muốn biến chiến tranh thành cơ hội tiến hành cách mạng.

Địa bàn phát sinh mâu thuẫn trầm trọng giữa các phe Xã Hội Chủ Nghĩa không phải Tây Âu mà là nước Nga.  Lenin đòi đổi tên Đảng Công Nhân Dân Chủ Xã Hội Nga thành Đảng Cộng Sản vào năm 1918 và thành lập Quốc Tế Cộng Sản vào năm 1919. 

Sự kiện này chính thức phân hóa Phong Trào Xã Hội Chủ Nghĩa Thế Giới và chứng tỏ các khái niệm sinh ra từ ý thức hệ không thể thay thế các thực thể sinh ra từ cuộc sống của con người.

Thực tế chứng minh chủ nghĩa quốc tế vô sản chỉ là sản phẩm của một tư duy không hợp với hiện thực.  Hiện thực của thế kỷ 20 cho thấy chính quốc gia dân tộc mới là nhân tố nền tảng cho các thực thể chính trị xả hội chứ không phải giai cấp.  Hoà bình chỉ có thể thiết lập giữa các quốc gia chứ không phải giữa  giai cấp vô sản các nước.

                                                            *

Mặc dù Quốc Tế II đã tan rã do Thế Chiến I, nhiều nỗ lực đã được tiến hành để làm sống lại tổ chức đó. 

Một cố gắng đã được đưa ra vào năm 1920, nhưng đa số đảng Xã Hội Chũ Nghĩa ở Âu Châu không tham gia và quyết định thành lập Liên Hiệp Công Nhân Quốc Tế của các Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa (International Working Union Of Socialist Parties, IWUSP).  Tổ chức này được gọi là Quốc Tế Hai Rưỡi, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Xít Áo. 

Tháng 5/1923, Quốc Tế II và Quốc Tế Hai Rưỡi hợp thành Quốc Tế Lao Động và Xã Hội (Labor And Socialist International).  Tổ chức mới này chống lại Quốc Tế III đang chịu sự thống trị của Liên Xô, nhưng không được bao lâu thì bị cuộc xâm lược của Hitler cản trở và phải ngưng hoạt động từ năm 1940.

Sau khi Thế Chiến II chấm dứt, việc tái lập Quốc Tế II được xúc tiến từng bước mà đỉnh cao là đại hội đầu tiên triệu tập tại Frankfurt (Đức) vào tháng  6/1951. Tại đại hội này, Quốc Tế II hồi sinh với tên gọi mới là Quốc Tế Xả Hội Chủ Nghĩa hay Quốc Tế Xã Hội (Socialist International). 

Lúc đầu tổ chức này chỉ tập hợp các Đảng Dân Chủ Xã Hội trên các địa bàn truyền thống, nhưng về sau với quá trình “phi thực dân hóa” và sự sụp đổ của trào lưu cộng sản thế giới, ảnh hưởng của nó càng ngày càng lan rộng.  Ngày nay, số thành viên chính thức đã lên tới  90 đảng, không kể các thành viên cố vấn và các quan sát viên.

Trào lưu Dân Chủ Xã Hội  

Trào lưu Dân Chủ Xã Hội có liên quan mật thiết với chủ nghĩa Marx.  Chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa Marx một cách trực tiếp như Đảng SPD ở Đức, hoặc gián tiếp như  Đảng Lao Động Anh, Đảng SAP ở Thụy Điển. 

Dần dần trong quá trình phát triển, các đảng dân chủ xã hội đã bỏ quan niệm chuyên chính vô sản và chấp nhận đấu tranh trong khuôn khổ của chế độ dân chủ đa nguyên.  Sự phân ly giữa Dân Chủ Xã Hội và Cộng Sản cũng bắt đầu từ đó.

Trong hai yêu cầu “dân chủ” và “xã hội chủ nghĩa” người Dân Chủ Xã Hội đặt ưu tiên cho yêu cầu dân chủ trong khi người cộng sản coi yêu cầu Xã Hội Chủ Nghĩa mới là quan trọng  Người cộng sản coi yêu cầu dân chủ chỉ là phụ thuộc nên họ đã trở thành chuyên chế và độc tài khi có chính quyền trong tay. 

Vì coi trọng dân chủ hơn nên các đảng Dân Chủ Xã Hội dần dần bỏ bớt những nội dung của chủ nghĩa Marx không phù hợp với lợi ích quốc gia dân tộc hoặc không có hiệu quả thực tế.  Qua nhận định này phải nói : khi nào Đảng Cộng Sản còn giữ độc quyền chính trị, không chấp nhận dân chủ đa nguyên, coi những ai đấu tranh dân chủ là kẻ thù thì Đảng ấy chưa thể lột xác thành dân chủ.

Giữa chủ nghĩa Dân Chủ Xã hội và chủ nghĩa Xả Hội Dân Chủ cũng có một sự khác biệt cần lưu tâm : chủ nghĩa Dân Chủ Xã Hội tuyệt đối chấp nhận đấu tranh trong khuôn khổ chế độ đại nghị để thực hiện chủ trương đã đề ra, trong khi chủ nghĩa Xã Hội Dân Chủ vẫn không hoàn toàn từ bỏ những biện pháp cách mạng có thể gây chiến tranh và chết chóc, giống như phe cộng sản.

                                                            *

Năm 1951, lần đầu tiên dùng thuật ngữ “chủ nghĩa dân chủ xả hội” để giải thích hệ thống tư tưởng được đưa ra, Tuyên Ngôn Frankfiurt viết : “ Nhiều nước Phương Tây đã đặt cơ sở cho xã hội “xã hội chủ nghĩa”.  Trong các nước này khiếm khuyết của chủ nghĩa Tư Bản đang mất đi, xã hội mang sức sống mới.  Giá trị các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa đang được chứng minh trong hành động”.

Chủ nghĩa Dân Chủ Xã Hội thành công ngoạn mục bắt đầu từ thế kỷ19.  Đảng Dân Chủ Xã Hội Đức đã bỏ Quốc Tế I rất sớm để tham gia nghị trường và hợp tác với tư bản. Sau Thế Chiến I, nước Anh cũng nghiêng về Dân Chủ Xã Hội với sự ra đời của chính phủ Loyd George.  Phe xã hội Anh đã cầm quyền gần như liên tục kể từ hồi đó, thỉnh thoảng mới bị đứt đoạn.  Đảng Xã Hội Pháp cũng chiếm được ghế thủ tướng vào cuối thế kỷ 19 và nhà xã hội Millerand đã ngồi ớ ghế tổng thống Pháp từ 1920 đến 1924. 

Bắc Âu từ lâu đã là thành trì của chủ  nghĩa Dân Chủ Xã Hội, tiêu biểu cho thế giới nghiên cứu và noi theo. Nền Dân Chủ Xã Hội Thụy Điển là mô hình thành công nhất.  Sau một thời gian ngắn rơi vào thế đối lập, Đảng Dân Chủ Xã hội Thụy Điển thành lập năm 1889 đã liên tục ở vị trị cầm quyền và đã biến cải Thụy Điển từ một nước nông nghiệp nghèo nàn thành một quốc gia giàu có. 

Canada liên tục áp dụng mẩu hình Dân Chù Xã HộiẤn Độ là một quốc gia Dân Chủ Xã Hội ngay từ khi mới độc lập.  Y Pha Nho và Bổ Đào Nha , sau khi thoát khỏi nạn độc tài, cũng nhanh chóng trở thành Dân Chủ Xã Hội.  Tích Lan, Tân Gia BaĐông Âu cũng ở trong trường hợp tương tự. 

Cuối thế kỷ 20, phần lớn các chính đảng Dân Chủ Xã Hội tại Âu Châu đã cầm quyền qua tranh cử. Trong 15 nước Liên Âu có 13 nước gồm Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Phần Lan, Áo, Bồ Đào Nha, Hoà Lan, Ý, Đan Mạch, Bỉ, Hy Lạp, Lục Xâm Bảo, do các đảng Dân Chù Xã Hội hoặc Công Đảng cầm quyền.

Những người Dân Chù Xã Hội Âu Châu cho thấy con đường họ triển khai đã dựa trên bốn kinh nghiệm qúy báu của nhân loại: nền chính trị dân chủ nghị viện, kinh tế thị trường, chế độ sở hữu hỗn hợp, định chế phúc lợi toàn dân, và họ đã thực hiện thành công sự hòa nhập giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa để tạo nên những xã hội hài hòa cho nhân loại.

Ngày 16/4/2003, nguyên thủ các nước Âu Châu gặp nhau ở Athens (Hy Lạp) đã thành lập một liên minh mới.  Trong liên minh mới này, ngoài các nước thuộc Liên Âu cũ còn có thêm 10 thành viên mới là: Czech. Estonia, Latvia. Lithuania, Hungary, Manta, Poland, Slovakia, Slovenia và Cyprus.  Sức hấp dẫn của Liên Âu bắt nguồn từ việc nhân dân các nước thành viên cũ thừa nhận chủ nghĩa Dân Chủ Xã Hội.

Chủ nghĩa Dân Chủ Xã Hội còn được giới học giả nghiên cứu chính trị gọi lả “The third Way” (Con Đường Thứ Ba).  Đại diện cho con đường này là thủ tướng Anh Tony Blair và tổng thống Mỹ Bill Clinton.  Hiện tại  Mỹ còn có nhóm Dân Chủ Xã Hội Mỹ (Democratic Socialists Of America) gồm  61 nghị sĩ. 

                                                            *

Thập niên cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai cần được ghi nhận như một dấu mốc lịch sử quan trọng.  Dấu mốc này nhắc nhở thời điểm Chủ nghĩa Xã Hội Không Tưởng của Marx đã hoàn toàn thất bại.  Xu thế tiến hóa của loài người không phải là Chủ Nghĩa Tư Bản và cũng không phải là Chủ Nghĩa Cộng Sản.

Chủ Nghĩa Tư Bản hiện đại, do tiếp thu một số ưu điểm chủ Chủ Nghĩa Xã Hội, đã tự điều chỉnh để đi đến nền kinh tế hỗn hợp về chế độ sở hữu.  Chủ Ngĩa Xã Hội rút tỉa những bài học cần thiết từ Chủ Nghĩa Tư Bản đã chuyển chế độ công hữu sang nền kinh tế hỗn hợp.

Mô hình kinh tế hỗn hợp này là một mô hình của Chủ Nghĩa Tư Bản Mới mệnh danh là Chủ Nghĩa Dân Chủ Xã Hội.  Theo niên báo Thế Giới năm 1982, nền kinh tế của 19 nước công nghiệp phát triển đều là kinh tế hỗn hợp.  Kinh tế hỗn hợp lấy thị trường làm trung tâm là sản phẩm của lịch sử, là ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau giữa chế độ Tư Bản và chủ nghĩa Xã Hội. Kinh tế hỗn hợp, cơ sở kinh tế của chế độ Dân Chủ Xã Hội được thế giới chấp nhận và đang đưa loài người vào kỷ nguyên của phát triển trong hòa bình và thịnh vượng.

Chủ Nghĩa Dân Chủ Xã Hội phát sinh trong lòng Chủ Nghĩa Tư Bản.  Quan hệ giữa Chủ Nghĩa Xã Hội và Chủ Nghĩa Tư Bản là quan hệ kế thừa và phát triển chứ không phải lật đổ và tiêu diệt.  Đây là con đường hòa bình, không làm hại lợi ich của bất cứ giai cấp nào, không đe dọa an ninh của bất cứ quốc gia nào nên đang được thế giới quan tâm.

Lịch sử đang phát triển như vậy./. 

                                                            *

Chú thích:

(1) Robert Owen (1771-1858)  là kỹ nghệ gia Anh.  Theo ông, chính công nhân phải sáng tạo các định chế cho tương lai của họ chứ không nên trông vào chính phủ.  Họ phải đặt quyền lợi chung trên lợi tức riêng và họp thành những hợp tác xã  buôn bán các tiện nghi và hàng hóa. Năm 1825, Owen tổ chức một hợp tác xã tên là New Harmony nhưng chỉ hoạt động có ba năm thì giải tán. 

(2) Saint Simon (1760-1825) tên thật là Claude Henry De Rouvroy, bá tước Saint Simon của Pháp.  Ông tin rằng phương cách tốt đẹp nhất để điều hành xã hội là giao nhiệm vụ này cho các thành phần thông thạo nhất trong lãnh vực công nghiệp như kỹ sư, kỹ nghệ gia, khoa học gia…Vì khi nhóm này thấy quyền lợi của họ phụ thuộc vào quyền lợi cộng đồng thì đương nhiên họ phải lo liệu hết mình để cải thiện đời sống và quyền lợi của công nhân. 

(3) Trường Phái Vô Chính Phủ (Anarchism) chủ trương tiêu diệt Nhà Nước và mọi ràng buộc hay áp lực trên cá nhân.  Chủ nghĩa này là sản phẩm của Proudhon và Bakunin, xuất hiện vào thế kỷ 19.  Bakunin đại diện cho phe Vô Chính Phủ tại Quốc Tế I.

@ Bài tác giả gởi đến BBT
@ Diễn Đàn Người Dân Việt Nam

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site