lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Tin Tức Thời Sự Việt Nam Quốc-Tế 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Tuy nhiên có rất nhiều điều cần phải hết sức lưu tâm như việc chống giặc Tầu xâm lược và hán hóa Việt Nam.

Trúc-Lâm Yên-Tử phổ biến để độc giả có thêm tài liệu tham khào.

***

Việt-Nam Trong Cuộc Cờ Tại Viễn-Đông Thái Bình Dương

Lê Văn Xương

Mới đây khi dự tang lễ một người quen, tôi có dịp gặp lại và bàn luận đôi điều với một vị sư (xin miễn nêu tên) về vài truyện mà lần đàm đạo đã khá lâu trước đây giữa chúng tôi còn bỏ giờ, tuy vậy giữa chúng tôi đã có sự cộng thông nhất định nào đó mà chẳng cần nói lên lời. Tang lễ được thực hiện theo nghi thức Phương Tây phối hợp với Phương Đông, nhưng vị sư không hề tụng kinh, niệm Phật như vẫn thường thấy trong các tang lễ theo nghi thức Phật Giáo, điều này gây cho tôi thắc mắc và muốn chờ xem vị Sư sẽ thực hiện nghi thức tôn giáo như thế nào cho phù hợp với tình huống này. Trước quan tài người chết, vị sư chỉ nói vắn gọn thế này: “cuộc đời là vô thường, người chết nay trở về với cõi vô thường“. Tham dự tang lễ rất đông là người Mỹ, có lẽ họ cũng chẳng hiểu vị Sư nói gì và trong thâm tâm có thể họ cũng nêu ra cùng thắc mắc như tôi. Nhưng trong khoảnh khắc ấy tôi nghĩ ngay đến sự khác biệt giữa Phật Giáo thời Lý, thời Trần so với Phật Giáo thời Lê, thời Nguyễn, đặc biệt đối với các thay đổi bên trong lòng Phật Giáo ở nước ta trong thời gian 50 năm qua, khi so chiếu với Phật Giáo tại nông thôn Miền Bắc mà tôi đã có dịp gần gũi, trải nghiệm, trong khi cá nhân tôi lại là người theo Thiên Chúa Giáo sinh ra và lớn lên trong vùng trũng thuộc đồng bằng sông Hồng,vốn được coi là khởi đầu của công cuộc truyền bá Thiên Chúa Giáo vào nước ta hồi thế kỷ 16.

Hiện nay tôi đang có dịp theo dõi bộ phim truyền hình được đài TV Việt Today tại Bắc Cali trình chiều nói về các tranh dành ngôi vua giữa các hoàng tử đời Tiền Lê, vốn được coi là khoảnh khắc ngắn ngủi của lịch sử dân tộc, là đầu mối khiến nhà Tiền Lê tan rã. Xuất phát từ đời Đinh Tiên Hoàng Đế dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất lãnh thổ nước ta gồm vùng châu thổ sông Hồng, nhà Đinh cũng mau chóng suy tàn để dẫn đến chỗ Thái Hậu Dương Vân Nga giao quyền trị nước cho Lê Hoàn, mở đầu nhà Tiền Lê. Nhà Tiền Lê cũng mau chóng suy tàn xuất phát từ việc tranh ngôi vua của mười hoàng tử, để dẫn đến chỗ quyền lực được tập trung vào tay hoàng tử Lê Long Đĩnh, được lịch sử nước nhà gọi là Lê Ngọa Triều vì lạm dụng sắc dục, tàn ác với nhân dân đến đỗi cuối cùng bị liệt. Lê Ngọa Triều đã xử dụng đám tay chân bộ hạ gây tang tóc cho nhân dân, lòng người mới thoát khỏi ách đô hộ của giặc Hán trong thời gian dài trên ngàn năm (Bách Việt thì trên 3,000 năm), nay lại phải trải qua biết bao lầm than, trong khi giặc Tống vẫn chỉ chờ dịp Giao Châu suy nhược để cử binh thôn tính nước ta, lấy cớ là Giao Châu loạn lạc, anh em nhà Lê bất hòa.

1 – Vài nét về lịch sử Việt-Ta, về Phật Giáo thời Lý, Trần 

Nhà Tống lúc đó di xuống phương nam vì liên tục bị áp lực nặng nề của nhà Kim (Triều Tiên ngày nay), sau đó là nhà Nguyên, nên sử Hán gọi chung là nhà Nam Tống. Nhà Tống vẫn theo lệ cũ để lại từ thời Tây Chu, theo lệ: “nước nhỏ phải triều phục nước lớn tại Trung Nguyên, tức là Hán” nên hàng năm phải triều cống và gởi con tin đến kinh đô Tống để làm bằng chứng về lòng trung thành của nước chư hầu với Trung Nguyên. Tranh dành quyền lực tại nhà Tiền Lê đã khiến cho Nam Tống chuẩn bị gài người vào triều đình VN, bằng cách cho con tin là hoàng tử nhà Lê về nước lấy cớ là về để chịu tang Tiên Hoàng là Vua Lê Đại Hành. Nhưng vua Tống lại cử theo một người đóng vai hề giúp vui cho vua Lê Long Đĩnh, vốn là người ham chơi sa đọa, tay này được Tống triều gài ngay sát vua Lê Long Đĩnh để dò xét tình hình tại nước ta, xúi Lê Long Đĩnh tìm cách loại bỏ các công thần do vua cha để lại, khiến cho quan lại ngao ngán muốn từ quan, chính sự suy đồi. Mặt khác NamTống thực hiện âm mưu mua chuộc các nhóm chống đối tại vùng biên địa hai nước để làm suy yếu Giao Châu đồng thời chuẩn bị để Tống triều đem quân thôn tính nước ta, chấm dứt nhà Tiền Lê, nhưng vua Nam Tống là Tống Nhân Tông vì sợ bị người Kim ở phía bắc tấn công, nên dè dặt trong chủ trương thôn tính Giao Châu do Lê Long Đĩnh cai trị. Cánh quan lại trong triều Nam Tống vẫn cứ bí mật chuẩn bị gài người vào triều đính nhà Lê, gây rối vùng biên ải để tính kế lâu dài sẽ tung quân chiếm Giao Châu (tên do nhà Tống đặt cho nước ta lúc đó) cho nên cuộc chiến Lý/Tống dẫn đến chỗ danh tướng Lý Thường Kiệt đem quân nhà Lý đánh đến tận Ung Châu-Lưỡng Quảng đã có tiền căn ngay từ đời Lê rồi.

Cái hay của người làm phim là họ tôn trọng lịch sử, nhưng rất khéo léo lồng vào truyện phim một thực tế rất giống với những gì đã và đang sảy ra ở nước ta trong gần thế kỷ qua. Sự bạo ngược của Lê Long Đĩnh khiến quan lại trong triều ngao ngán, tướng quân có uy tín và sức mạnh nhất đã từng phò tá vua Lê Đại Hành là Lý Công Uẩn cũng phải muốn xin từ quan. Điểm nổi bật khác được người viết truyện phim cũng như đạo diễn đặc biệt nhấn mạnh là tầm quan trọng của các vị SƯ với các hiểu biết thâm sâu về Mật Tông kết hợp với DỊCH, các vị ĐẠI SƯ thời đó thực tế nắm quyền lực thật sự trong xã hội, khiến cho vua Lê Long Đĩnh là người tuyệt đối độc tài, nhưng rất biết xử dụng quyền lực chính trị cũng phải kiêng nể, không dám đụng tới Thiền Sư Vạn Hạnh trụ trì chùa Cổ-Pháp.

Lịch sử nước ta nói nhiều về nhân vật Lý Công Uẩn, chỉ xin tóm gọn như thế này: “Ông là ngươi được Thiền Sư Vạn Hạnh nuôi từ khi mới sanh, đqoqcj Thiền Sư Vạn Hạnh dạy học khi mới 3 tuổi. Mẹ Lý Công Uẩn khi sanh con trai đã cố ý để trước cổng chúa Cổ Pháp, nơi Thiền Sư Vạn Hạn trụ trì. Việc này cho thấy, có vẻ như dân gian nước Việt lúc đó rất tinh thông lý số/dịch lý nên đã biết trước số mệnh của Lý Công Uẩn phải trải qua thời trẻ nương náu cửa chùa, làm đồ đệ của Sư Vạn Hạnh để sau trở thành Tướng Quốc nhà Tiền Lê trước khi được quần thần nhà Lê tôn súy làm vua nước ta, mở đầu nhà Lý cai trị 9 đời vua. Nội sự kiện này cũng đủ cho thấy các bậc tinh anh nước ta vào thời kỳ đó mới là những người thực sự lãnh đạo đất nước từ phía sau, câu sấm truyền nói về ba đời Đinh, Lê, Lý đã được loan truyền trong dân chúng có lẽ cũng đủ để giải tích việc trọng đại khi Lý Công Uẩn được đem đến cổng tam quan chùa cho Sư Vạn Hạnh nuôi và dạy dỗ.

Sư Vạn Hạnh đã dạy Lý Công Uẩn về đủ môn võ nghệ, và giới thiệu với triều đình ra làm quan dưới triều vua Lê Đại Hành, nhiều tin đồn xuất phát từ một số người viết sử sau này đã lý giải là: “Lý Công Uẩn là con rơi của Thiền Sư Vạn Hạnh”. Thiển nghĩ nhận định đó cần được duyệt lại tận gốc rễ khi đặt sự kiện trong bối cảnh nước ta thời Tiền Lê, thời Lý, vào thời điểm đó Phật Giáo mới truyền vào nước ta, đang trong giai đoạn bám rễ vào xã hội ta, trong điều kiện xã hội ta được xây dựng dựa trên hệ thống làng xã, tự cung tự cấp theo kiểu công xã nông thôn, đạo đức trong xã hội nhất mực được duy trì trên căn bản xã thôn, nên chẳng thể có con rơi của người này người nọ được, vì trong làng xã mọi người đều biết nhau, mọi sự vi phạm lệ lang bị phạt rất nặng (đến khi tôi mới lớn lệ này vẫn còn tồn tại ở Miền Bắc). Thực tế xã hội này vẫn tiếp tục phát huy tác dụng cho đến khi văn minh Phương Tây tràn vào nước ta để bắt đầu hình thành giới thị dân trên quy mô ngày càng lớn, đến lúc đó lệ làng mới từ từ bị biến mất, nhưng chiến tranh liên tục trong 70 năm qua đã khiến cho nước ta chẳng thể hình thành được một hệ thống luật pháp thành văn nào thay thế cho lệ làng đã lỗi thời và lạc hậu cả.

Vào thời điểm cách nay ngàn năm, Khổng Học cũng như Phật Học chưa lún sâu vào hệ thống xã hội nước ta, nên ĐẠO HỌC BÁCH VIỆT vẫn là thế lực tinh thần tối thượng để lãnh đạo dân Việt chống lại ách đô hộ của Hán, khi nói đến Đạo Học Bách Việt, tức khắc phải nói đến Mật Tông, mà ngay nay ta gọi chung là Thiền Tông, cho nên Mật Tông có nhiều khả năng xuất phát từ gốc Bách Việt Phương Nam, rồi từ đó mới đến Phương Bắc là Hán, cũng như Kim, hoặc Nhật Bản, hoặc Tạng sau này vậy. Mặc dù nhận định này vẫn cần được chứng nghiệm bằng các khám phá khoa học liên quan đến văn minh, đó là trọng trách của các thế hệ người Việt sau này, nhưng khi nhìn trong tổng thể mối liên hệ giữa hai trung tâm văn minh Hoàng Sào (Ung Châu-Lưỡng Quảng cách nay trên 10,000 năm) với văn minh Ấn Độ mà nhiều người Việt vẫn lầm tưởng rằng chính là văn minh sông Hằng (được ghi dấu bởi sự hình thành Phật Giáo vào thời điểm năm 500 BC). Thực ra văn minh Ấn Độ Cổ Đại chính là văn minh Harappan và Mohenjo Daro chủ yếu thuộc thung lũng sông Indus thuộc Pakistan ngày nay (cách nay khoảng 5,000 năm), kết hợp hai yếu tố nêu trên, khi so chiếu với lịch sử của quốc gia cùng Phật Giáo Tây Tạng sẽ cung cấp cho ta nhận định nêu trên.

Việc này sẽ giúp ta giải thích về xã hội Bách Việt Cổ Đại được hình thành dựa vào sự phát triển của công xã nông thôn làm căn bản của hệ thống làng xã, được cai trị bởi các bậc thông tuệ am hiểu luật trời cùng luật của người chủ yếu bị chi phối bởi Đạo Học lấy Mật-Tông làm căn gốc định hướng cho mọi hoạt động từ y, lý, số đối với một cá nhân cũng như toàn xã hội. Hán tổng hợp sức mạnh các xã hội du mục, thực tế này giúp Hán trở thành sức mạnh thống lĩnh vùng bắc Hoa Lục, từ đó Hán xâm lăng các dân tộc sống tại Hoa Nam, để biến toàn Hoa Nam thành lãnh thổ của Hán, cho nên với Hoa Nam thì thời gian bị Hán đô hộ tính đến nay cũng đã trên 3,000 năm (tùy từng vùng cụ thể), với nước ta thì công cuộc xâm lăng của Hán sảy ra cách nay hơn 2,000 năm. Trên 2,000 năm chiến tranh Việt Ta với Hán, trong chừng mực nào đó cần được nhìn nhận như cuộc chiến giữa Bách Việt với Việt Ta do Hán đứng dàn dựng phía sau bởi các triều đại Hán mà ta đã biết.

Lịch sử ta chưa bao giờ phân biệt rõ ràng thực tế lịch sử này, nên ta cứ bị mù mờ về cách ứng xử với Hán, như vẫn còn tồn tại đến hôm nay đối với nhiều trí thức người Việt, nói gì đối với người dân bình thường. Sự đánh giá thật chuẩn xác về lịch sử của Việt Nam mà tôi gọi là Việt-Ta để phân biệt với toàn Cộng Đồng Bách Việt sẽ cung cấp cho ta một căn bản để thẩm định lịch sử, để chấm dứt hẳn sự mù mờ do Hán cố tình gây ra cho Việt Ta hôm nay cũng như cả Bách Việt, bao gồm cả Hoa Nam, Miến Điện, Thái Lan, Lào Cambodge. Danh chưa chính thì ngôn chưa thuận, nhận định nêu trên chỉ mới là nét khái quát về sử mà thôi, nhưng cũng đủ để ta giải thích đôi điều về sử ta một cách có hệ thống hơn so với cách lý giải lịch sử mà các thế hệ VN thuộc lớp đi trước, khi các vị đó vẫn đánh giá sử thông qua lăng kính Khổng Giáo, Phật Giáo với các định hướng về Tam Cương-Ngũ Thường để lý giải về sử theo cách nhìn gò bó của đạo đức xã hội, bất chấp các tiến hóa của xã hội loài người nói chung (Ô Lê Phước trong bài viết mới đây xuất hiện trên Diễn Đàn có nêu ra vấn đề này khi bàn về sự kiện Thái Sư Trần Thủ Độ, xin cám ơn Phùng Nguyên đã chuyển bài của tác giả Lê Phước) 

Cách giải thích sử thực tế nêu trên sẽ giúp ta giải thích nhiều sự kiện lịch sử mà giới học sử nước ta chưa hề biết quan tâm đúng mức lịch sử nước nhà về mặt chiến lược (ta thiếu các nhà chiến lược hiện đại là vậy), nhất là giải thích lý do tại sao ta bị Hán đô hộ ngàn năm, Bách Việt vài ba ngàn năm, nhưng ta vẫn khôi phục được độc lập, tự chủ. Kế đến là dù bị đô hộ ngàn năm dài, cuối cùng thì vua Đinh Tiên Hoàng cũng phải đứng lên dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất thành chính quyền trung ương của Việt Ta còn tồn tại đến ngày nay, và vẫn kiên trì chống lại Hán. Đặt sự kiện này trong toàn cảnh Bách Việt, ta cần hiểu là 12 sứ quân đó chính là biểu thị của 12 bộ tộc Bách Việt sống trên vùng trũng thuộc châu thổ sông Hồng, vậy còn lại 88 hoặc hơn các bộ tộc còn lại của Bách Việt khác thì tản mác đi đâu, hình thành các quốc gia mới như thế nào, văn minh, văn hóa, tập quán thay đổi ra sao và hơn bao giờ hết: “phải chăng trách nhiệm của của toàn khối Bách Việt hiện nay là thống nhất trăm bộ tộc Bách Việt đó vào một mối, theo phương cách nào đó phù hợp với hướng tiến tới của lịch sử nhân loại hôm nay (toàn cầu hóa) nhưng vẫn giữ được cái nét riêng của mỗi nhóm cộng đồng Việt khác nhau mà không gây ra chiến tranh hoặc thôn tính của nhóm lớn đối với nhóm nhỏ hơn”.

Vài điều chấm phá như vậy chỉ nhằm gợi ý để các thế hệ sau này có thêm ý kiến để suy ngẫm sâu rộng về việc nước cũng như việc thế giới, nhưng cũng qua đó khi so sánh với những gì mà Ô Abraham đã làm đối với Do Thái cách nay gần 5,000 năm, họ cũng thống nhất 12 bộ tộc Do Thái. Cho nên hai đời vua đầu Đinh, Tiền Lê tồn tại không được lâu, do tình trạng xứ quân mới bị dẹp tan bởi vua Đinh Bộ Lĩnh, nên vua quan ta chưa quen với công cuộc điều hành việc nước thống nhất 12 sứ quân, đến đời Lý ta mới rút tỉa kinh nghiệm để xây dựng chính quyền trung ương hữu hiệu hơn trong khi tinh thần xã thôn vẫn được tôn trọng. Thực tế này cần được coi là cách dung hòa giữa quyền lực địa phương với quyền lực trung ương. Những vấn đề sinh tử như vậy trước đây chả bao giờ được đặt ra và nghiên cứu đến nơi đến chốn, cho nên ta cứ tưởng rằng ta hiểu sử của ta và thế giới lắm, nhưng cái hiểu đó xử dụng được rất ít vào công cuộc xây dựng được một đội ngũ những nhà chiến lược cho đất nước. Muốn biết chỗ DỤNG của SỬ, cần biết sử của ta trong tổng thể lịch sử khách quan của toàn nhân loại này và đánh giá các diễn biến của lịch sử về mặt chiến lược, trong thế tiến hóa không ngừng của xã hội loài người, chỉ trong điều kiện đó ta mới dụng được sử vào việc định hình cho các chủ trương cụ thể của ta phù hợp với tiến hóa sử của thế giới mà thôi.

Trên căn bản đó ta tìm hiểu thêm về cách mà người Việt tiếp cận sử theo lối cổ khiến giới học thuật nước ta vẫn còn nhiều ngộ nhận về lịch sử mà nhiều sử gia người Việt (ngay cả các vị G/S khả kính tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước đây) cũng không dám vượt qua vì các vị bị tinh thần nho giáo ảnh hưởng quá sâu đậm nên không dám đưa ra những nhận định khách quan về sử nước nhà liên quan đến nhiều bậc anh hùng của dân tộc. Khi dựa trên tinh thần Nho Giáo để đánh giá lịch sử đã qua và mang ra giảng dạy cho giới học thuật VN thì, giới sỹ phu VN thiếu hẳn sự hiểu biết về thế giới khách quan cũng là đúng thôi. Các vị Thầy khả kính thuộc hệ thống học đường VNCH trước đây - thuần túy chỉ là THẦY- nên thiếu hẳn tầm nhìn về mặt chiến lược được lồng vào chương trình học để đào tạo những bậc tinh anh cho đất nước, thiển nghĩ cách tiếp cận sử được giảng dạy tại VNCH chính là sự kết hợp của Khổng Học (Tống Nho) để lại kết hợp với kiểu học thuật của Pháp mà thành. Học thuật Pháp tỏa sáng trong thế kỷ 18 được gọi là thế kỷ ánh sáng, thực ra cũng rất nặng về lý thuyết, từ chương, đào tạo được trí thức nhưng chỗ dụng tính theo tỷ lệ rất thấp so với học thuật Anh thống trị trong thế kỷ 19 vốn chủ trương thực dụng, và nhất là học thuật Mỹ còn thực dụng hơn gấp bội so với học thuật Âu Châu. Miền Bắc CS lại bỏ hết lịch sử dân tộc, chẳng học lịch sử thế giới, chỉ có lịch sử do CS làm ra mới là sử, cho nên giới người Việt CS mất hết niềm tin vào dân tộc, nay chủ trương chỉ quen cướp bóc phá hoại cũng chính là hệ lụy của kiểu dáng xã hội ấy mà thành.

Sử học theo phương pháp Mỹ khác hẳn, mọi người trí thức Mỹ phải học về sử liên quan đến ngành mà họ học, họ được dạy về tiến hóa sử của nhân loại cũng như sử thế giới, lịch sử lập quốc Mỹ, được giảng dậy cùng lúc bới hai nhóm Tinh Anh khác nhau là nhóm chuyên nghiên cứu về lý thuyết kiểu Pháp (ở Mỹ nhóm này không nhiều và ít quyền lực), kết hợp với nhóm tinh anh đã trải qua kinh nghiệm thực tế của công việc truyền đạt cho sinh viên các kinh nghiệm, thường liên quan trực tiếp đến quyền lực cùng cách xử dụng quyền lực, nên giới học thuật Mỹ hơn hẳn giới học thuật các nước khác là vậy. Cái học của ta đã hỏng rồi, lạc hậu lắm, nhưng cái học của VNCH thực tế đã hơn hẳn cái học do CS áp đặt, và thực tế chứng tỏ rằng cái học ở Miền Nam khi được giảng dạy tốt hơn hẳn trong việc trồng người, nhưng vẫn cần được bổ túc bằng cái học thực tiễn, chiến lược thì ta sẽ tạo dựng được những bậc chân nhân cho dân tộc.

Các sỹ phu thuộc thế hệ cổ của ta vẫn bị chi phối bởi tam cương ngũ thường để đánh giá lịch sử thì làm sao ta biết sử thực được, cho nên dù là đất nước độc lập, nhưng cũng chả thiếu vị suy nghĩ chưa thật sự độc lập khách quan. Khi mọi thứ được đánh giá thông qua giá trị đạo đức, tập quán thì có bao giờ ta đánh giá thực đúng với trình độ của thế giới được, do thế các vị đó dễ bị lôi kéo vào một số dữ kiện lịch sử do Hán Tộc dàn dựng để cố tình miệt thị các bậc anh hùng của nước ta khiến ta cứ sợ Hán hoài mà chẳng dám bước ra ngoài cái vòng cương tỏa do Hán đặt ra cho ta. Cụ thể như: “danh xưng của Bà Triệu, Danh Tướng Lý Công Uẩn bị đồn là hoạn quan, Thái Sư Trần Thủ Độ thì bị coi là độc ác tiếm ngôi nhà Lý. Cho nên vụ việc Lý Công Uẩn được mẹ đem đến cổng chùa khi mới sanh cũng đủ cho thấy, người nào đó thực sự là cha mẹ của Lý Công Uẩn là người được một vị khác rất am hiểu khoa Mật Tông vấn kế, khi đem con giao cho Thiền Sư Vạn Hạnh dạy dỗ để trở thành người khai sáng ra Triều Lý lừng danh sau này. Khi Tướng Quân Lý Công Uẩn thấy sự suy tàn của triều Tiền Lê, Ông đến vấn kế Thầy là Thiền Sư Vạn Hạnh, ngỏ ý muốn từ quan, Thiền Sư Vạn Hạnh nói với Tướng Quân Lý một câu vắn gọn thế này: “theo lẽ thường của cuộc sống mà hành động để trở về với lẽ vô thường” nay xã hội ly tán, dân tình đau khổ vì nạn tham quan, mọi người phải xả thân mà cứu lấy xã tắc, cớ sao lại nghĩ đến việc treo ấn từ quan? Sự kiện này cho thấy:

1-    Trách nhiệm của bậc tu hành đối với vận mệnh nước nhà khi bị ngoại xâm hoặc nạn cường hào ác bá gây đau khổ cho dân lành, qua đó ta tự hiểu rằng vào thời Lý-Trần, ảnh hưởng của Đạo Học còn rất mạnh nên cuộc đối đầu giữa Đạo Học vẫn giữ thế chi phối đối với xã hội. Nhưng khi ảnh hưởng của Phật Giáo Đại Thừa gia tăng, kết hợp với Nho Giáo cùng thế lực cầm quyền thì Đạo Học từ từ suy yếu để chỉ còn tồn tại như các THẦY CÚNG bị khinh miệt tại các xã thôn mà ta có dịp chứng kiến sau này (chủ yếu dựa trên sự giải thoát xã hội rồi mới giải thoát con người khỏi kiếp người).  Chỉ một việc này thôi cũng đủ cho thấy ý đồ xử dụng Phật Giáo để thôn tính Bách Việt Phương Nam của Hán Tộc Phương Bắc, trong đó Việt Nam là thành trì chống đỡ kiên trì nhất đối với vũ khí xâm lăng về văn hóa của Hán, ngoài ra còn phải kể tới việc lan truyền các tư tưởng do Khổng Khâu đề ra cùng với sức mạnh của nhà cầm quyền, tất cả được coi như các mũi tấn công văn hóa của Hán Tộc đồng loạt nhắm vào Việt Tộc ở phía Nam.

2-    Nhưng quan trọng hơn hết chính là: “thực trạng của Phật Giáo VN dưới thời Lý, thời Trần, trong bối cảnh của trào lưu Phật Giáo Đại Thừa do các sư Phật Giáo người Hán, đã cố tình giải thích 84,000 Pháp Môn của Phật sao cho có lợi cho chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc đối với các lân bang. Bằng vào các câu Chú, được đọc mỗi ngày nơi cửa Phật khiến cho giới tu hành người Việt cũng như nhân dân Việt trở nên nhu nhược không dám đấu tranh chống lại Hán Tộc, vì theo chủ trương thụ động trong cuộc sống khác hẳn với tinh thần do Thiền Sư Vạn Hạnh nói với Lý Công Uẩn đã tham chiếu trên.

3-    Ta cần nhìn vấn đề dựa trên toàn cảnh như vậy mới thấy rõ hơn nữa về cuộc chiến đấu hàng ngàn năm giữa ta với Hán. Đến thời Hậu Lê, khi diện tích nước nhà mở rộng về phía Nam, nơi ảnh hưởng của Phật Giáo phái Tiểu Thừa làm chủ, lại đụng độ với Phái Phật Giáo Đại Thừa, việc này khiến cho Phật Giáo Đại Thừa kiểu VN bị ảnh hưởng của Phật Giáo Tiểu Thừa, khiến cho tinh thần chiến đấu bị giảm sút nghiêm trọng so với các triều đại Lý, Trần, cùng hơn 200 năm đầu của triều Hậu Lê. Khi văn minh cơ khí Phương Tây xuất hiện vào thời điểm ta chưa tìm được một lối thoát về mặt nhận thức đối với khách quan, thì văn minh Phương Tây mang tính trấn áp đối với văn hóa Phương Đông Cổ, thực tế này đẩy nước ta vào cuộc khủng hoảng niềm tin cực kỳ nghiêm trọng, các tranh chấp Trịnh-Nguyễn, cũng như triều đại vua Quang Trung với nhà Nguyễn Gia Long cũng đủ cho ta thấy việc đó. Cũng còn may là kết quả của quá trình tiếp súc với Phương tây đã tạo cơ hội để: “ta từ bỏ hẳn ảnh hưởng của văn hóa Tầu qua chữ Hán khi ta biết xử dụng và phát huy sức mạnh của chữ QUỐC-NGỮ. Chữ QUỐC NGỮ cho dù là sản phẩm kết hợp giữa các đóng góp của một số cố đạo Tây-Âu với Sỹ Phu VN, cũng như công của toàn quyền Pháp năm 1918 đã buộc người Việt phải học và xử dụng chữ QUỐC-NGỮ. Nhưng xin nhớ cũng chỉ mới vỏn vẹn chưa tới trăm năm kể từ khi chánh thức xử dụng, chữ quốc ngữ đã phát triển mau chóng đến như trình độ như ngày nay quả là bước tiến cực kỳ nhanh, chưa một chữ viết nào khi du nhập vào một nước lại phát huy tác dụng mau và nhanh đến như vậy.

4-    Thực tế này khiến cho người Tầu Hoa Nam vì chạy trốn khỏi cuộc đàn áp dã man của nhà Thanh gốc Mãn Châu nên người Tầu Hoa Nam (chủ yếu là Quảng Đông/Bách Việt gốc) thiên di xuống phương nam, thực tế tạo ra một vòng đai bao vây Việt Nam về mọi hướng, trên mọi lãnh vực của văn hóa, chính trị, kinh tế. Về mặt chiến lược, sự xuất hiện của thế lực Phương Tây đã tạo cho Hán một cơ hội để chiếm đóng các lân bang phía nam bằng di dân, để từng bước thâu tóm quyền lợi kinh tế trên toàn khu vực ĐNÁ. Như vậy cuộc đụng độ giữa hai thế lực văn minh Ấn/Hoa thực tế trong vài trăm năm qua đã xảy ra tại ĐNÁ với lợi thế nghiêng về phía Hán Phương Nam. Tiếc là trí thức ta chả hề hay biết các vấn đề nhạy bén này để quan tâm theo dõi để đề ra sách lược đối phó với tình huống phức tạp này  (tôi chưa hề thấy một phúc trình nào hay bài viết nào về vấn đề này trước đây, ngay cả bài viết của tôi cách nay 20 năm cũng chỉ nêu ra vài khía cạnh tổng quát mà thôi, chưa đi vào chi tiết)

5-    Thực tế này khiến cho Phật Giáo Lý Trần khác biệt rất nhiều so với Phật Giáo thời Hậu Lê, thời Nguyễn, sức chống đối của Việt Tộc thực sự suy yếu, khi cùng lúc ta phải cự với hai đối thủ hùng mạnh về mọi mặt, tiếc là ta chưa hề duyệt xét lại thực tế đó một cách rốt ráo để chọn cho mình một hướng đi thực đúng với thế giới hôm nay. Cho nên mọi toan tính muốn trở lại với Phật Giáo Lý-Trần do vài nhóm cơ hội đưa ra cũng chỉ nhằm mục tiêu chính trị hẹp mà thôi, vì các nhóm đó, thậm chí ngay cả một số sư sãi cũng chỉ biết đọc kệ chứ chả hiểu gì về thời kỳ lịch sử mà dân tộc đã trải qua, cùng thế giới hôm nay thì làm sao trở về với Phật Giáo Lý Trần được, đặt Phật Giáo trở thành Quốc Giáo chính là suy nghĩ viển vông của nhóm vô tổ chức này (biết đâu chả có tình báo Tầu đứng sau vụ này, cứ xem Thanh Hải là đủ biết rồi). Tuy vậy khuynh hướng đang phát triển trong cộng đồng người Việt: tìm về với THIỀN là rất hay, nhưng xem ra còn phải tốn nhiều thời gian tu luyện. Vì THIỀN xuất phát ngay tự cái TÂM THIỀN, mà cái Tâm-Thiền thì chẳng nhất thiết phải theo Phật Giáo mới có thể cộng thông với cái TÂM LỚN CỦA VỤ TRỤ được, vấn đề là giữ cho cái tâm tịnh vào đúng lúc cần tịnh, nên chi: “động đó mà vẫn tịnh như thường, tịnh đó mà vẫn động như thường”. Thiền Sư Vạn Hạnh đã thể hiện đúng tinh thần đó, nhà thơ Bùi Giáng gọi Linh-Mục Lương Kim Định là Bồ Tát Lương Kim Định há chẳng đã thể hiện cái tâm lớn của nhà thơ Bùi Giáng sao? Tại sao lại không dám gọi Ô là Bồ Tát Bùi Giáng.

Vị Sư tham dự lễ an táng của người thân mà tôi chứng kiến, thực tế đã gợi nhớ lại hình ảnh của Phật Giáo tại Miền Bắc mà tôi biết trước năm 1954, khi đó một vùng rộng lớn chỉ có một Sư Tổ, dăm ba sư bác, tuyển chọn rất kỹ lưỡng bởi sư tổ có thể được đào tạo và truyền lại theo một hệ thống kín nào đó, có thể ví như hệ thống GURU đối với học thuật Ấn Độ. Phật Giáo tại Miền Bắc ít tụng niệm và vọng động như ta chứng kiến tại Miền Nam sau này, mọi người tu hành theo Phật chỉ gọi chung là SƯ mà thôi, chủ về tham thiền. Nhưng những vị SƯ mà tôi được biết hồi đó có thể được coi là thế hệ cuối cùng còn sót lại dư âm của thời Phật Giáo Lý-Trần vậy, nay muốn khôi phục lại theo như khẩu hiệu của vài người muốn lợi dụng sức mạnh chính trị của Phật Giáo cho mục tiêu riêng là việc chẳng dễ dàng chút nào, khi chính những người đó chả hiểu biết gì về Mật Tông cả, và nhất là họ không bao giờ có thể biết được hướng đi của lịch sử nhân loại đang đi, khi mọi tôn giáo rồi ra sẽ thống nhất thành một mối, mọi tôn giáo đều bị buộc phải đứng ngoài các vấn đề xã hội và chính trị (La Mã đang đi trước các tôn giáo khác, nhất là Hồi Giáo đang trải qua thời bị buộc phải cải cách theo hướng đó).

Một khía cạnh khác cũng rất đáng lưu ý là khi nhà Tiền Lê mất sứ mệnh lịch sử thì quần thần đã tôn Lý Công Uẩn lên làm vua khởi đầu nhà Lý, cũng giống như nhà Đinh đã truyền ngôi cho nhà Tiền Lê vậy, cho dù bất cứ dị nghị gì đã được sử ta nói tới (thí dụ Thái Hậu Dương Vân Nga nghe nói tư thông với Lê Hoàn trước) nhưng cần lưu ý là vào thời đó quyền lực lãnh đạo đất nước thực sự nằm trong tay của các thiền sư mà lịch sử VN đã nói đến nhiều, nhân vật kiệt liệt nhất chính là Thiền Sư Vạn Hạnh. Khi quyền bính được chuyển giao cho Lý Công Uẩn khởi đầu cho thời kỳ được coi là oanh liệt nhất đối với lịch sử VN khi quân Tống xâm lăng nước ta, sau đó bị danh tướng Lý Thường Kiệt đem quân đánh đến tận Ung Châu-Lưỡng Quảng khiến bắc phương bị mất vía trong thời gian dài hơn 200 năm. Nhà Lý cũng là thời kỳ mà lịch sử VN để lại nhiều kỳ tích khi Hoàng Tử Lý Dương Côn dẫn hạm đội đi thám hiểm phía bắc đến tận bán đảo Triều Tiên, khoảng 70 năm sau Hoàng Tử Lý Long Tường cũng dẫn hạm đội lên phía bắc đến Triều Tiên vào thời điểm nhà Lý bị suy tàn để mở đường cho nhà Trần kế nghiệp (xin xem tài liệu do Ông Trần Đại Sỹ sưu tầm và phổ biến). Phương Tây cũng như Nhật Bản rất tôn kính nhà Trần, là thế lực duy nhất đánh bại quân Nguyên Mông ba hiệp khi chúng kết hợp thủy bộ cùng đánh ta, nhưng lần nào cũng vậy mưu thuật của ta mỗi khác khiến quân Nguyên bị bại trận (một số người ngoại quốc vì lý do gì đó có liên hệ đến VN, nhất là người Nhật sau thế chiến II ở lại VN cũng đổi tên thành họ Trần)

Sử gia người Việt có lẽ chưa đánh giá đầy đủ về lịch sử tranh chấp Việt/Hán kéo dài suốt 5,000 năm trên vùng bình nguyên hai sông Hoàng Hà và Dương Tử, sử liệu nay do Hán biên soạn, nên mọi thứ của ta nay là của Hán, đó là chủ đề rộng lớn hơn mà các trí thức VN sau này có trách nhiệm phải truy cứu để tìm rõ ngọn nguồn. Đặc biệt cần nhấn mạnh đến lịch sử vùng Hoa Nam vào thời điểm xung quanh thế kỷ 10 AD, để trên căn bản đó so chiếu với lịch sử quan hệ Việt Hán dưới thời nhà Hậu Lê, nhà Nguyễn cũng như thời cận đại để hiểu thấu đáo về cuộc chiến không bao giờ ngưng giữa hai thế lực Việt Hán trên vùng lãnh thổ được gọi chung là Hoa Hạ. Sâu rộng hơn chính là để định ra hướng đi cho dòng tộc Việt về lâu về dài khi Hán tộc bị đẩy vào thế bế tắc toàn diện phải từ bỏ chủ trương xâm lăng lân bang đã được Hán Tộc hình thành trước đây 3,000 năm khi nhà Tây Chu thay thế nhà Thương (còn gọi là nhà Ân) thống lĩnh vùng lãnh thổ bắc Hoàng Hà sau đó nhà Đông Chu mở rộng ảnh hưởng xuống vùng Hoa Hạ khi Đông Chu đi vào thời kỳ gọi chung là thời Xuân Thu Chiến Quốc kéo dài suốt 500 năm, thời gian đó cũng đánh dấu bước chuyển hóa sâu rộng của sức mạnh Hán Tộc để mở đường cho công cuộc xâm lăng Bách Việt Phương Nam, để hình thành quốc gia gọi là Hán mà ta biết hôm nay.

2 – Hán đang đô hộ ta ra sao?

Thực tình không biết có người Việt tại Bắc Cali này lưu ý đến sự kiện mới xảy ra trên vùng Lâm Đồng, khi một số người quê hai Bà Trưng đến Lâm Đồng lập nghiệp, họ xây dựng một đền thờ hai Bà tại vùng mới định cư, đền thờ này mới bị đốt phá bởi một thế lực nào đó mà chính quyền địa phương không dám điều tra xem ai là kẻ chủ mưu, phải chăng do thế lực ngầm của Tầu gài vào mọi tỉnh thành của VN ta hôm nay?.

Có lẽ nhiều người Việt thuộc thế hệ lớn tuổi đã sống tại VN vào thời điểm 1978 còn nhớ sự kiện gây kinh hoàng tại Sài Gòn đếm  26-11-1978 khi cô đào Thanh Nga cùng chồng bị bắn chết ngay tại cổng nhà sau khi cô từ rạp hát Cao Đồng Hưng trở về nhà. Cô là người đã rất xuất sắc trong vai là Thái Hậu Dương Vân Nga trong vở cải lương Tiếng Trống Mê Linh, được trình chiếu tại rạp hát Cao Đồng Hưng tối hôm đó. Vở kịch lịch sử này do Ông Lê Hồng Ca soạn và đạo diễn trong tình huống khi quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh trở thành không thể hàn gắn được nữa khi đảng CS/VN dưới quyền lãnh đạo của Lê Duẫn ngả theo LX chống lại Tầu, khi CS/Tầu ký Thông Cáo Chung Thượng Hải năm 1972 với Mỹ. LX coi sự trở cờ của Mao là hành động trực tiếp chống lại LX, cho nên Lê Duẫn, Lê Đức Thọ khi ngả theo LX lại một lần nữa lại đưa dân tộc vào một cuộc phiêu lưu bất định nhằm phục vụ cho quyền lợi của LX với lời hứa hão huyền là LX sẽ giao cho VN làm chủ vùng Đông Dương. Vở kịch Tiếng Trống Mê Linh được phía CS/VN cho dàn dựng chính để khơi lại lòng dân Việt chống lại Tầu khi CS/VN chuẩn bị đem quân đánh vào Cambodge dưới quyền cai trị của Pol Pot với hy vọng hão huyền là LX sẽ thắng Tầu trong cuộc cờ bao quát thời Chiến Tranh Lanh (cám ơn cô Huyền Thoại đã cung cấp các dữ kiện liên hệ).

Đánh giá đúng mức về sự kiện này cho ta thấy Duẫn-Thọ chả hiểu gì về thế quốc tế sau khi Mỹ lui binh trên quy mô toàn cầu sau Thông Cáo Chung Thượng Hải 1972, mặt khác cả Duẫn lẫn Thọ đều cố tình quên đi sự thực là: “cả cái đảng ấy cùng các tổ chức đảng cũng như chính quyền của Hà Nội đều do đảng CS/Tầu, cụ thể là tình báo Hoa Nam MSS tổ chức và thao túng kể từ khi cái đảng ấy được thành lập chánh thức hồi 1930” nên nếu bị ép phải theo LX, hay theo Tầu thì cái đảng ấy ít nhất cũng phải chừa một lối thoát hiểm cho dân tộc, tiếc thay cái đảng ấy, chỉ biết đem dân tộc phục vụ cho quyền lợi ngoại bang mà thôi, sau này anh em ông Thọ bị tình báo Tầu sát hại cũng là truyện thường. Chống Tầu mà không diệt mầm tình báo Tầu trong nước thì kể cũng lạ đối với nhân vật như Lê Đức Thọ, đuổi người Tầu về nước chưa phải là kế toàn diện, chẳng qua cũng chỉ xuất phát từ chỗ chiếm đoạt của cải do cánh hoa kiều nắm giữ mà thôi. Hiện không thấy có bất cứ dữ kiện lịch sử nào cho thây Duẫn-Thọ đã ra tay diệt cánh tình báo Tầu gài vào nước ta, nên khi theo LX thì cũng chỉ là nhằm mục tiêu chiến thuật để thỏa mãn tự ái mà thôi và đối với LX thì đòn phép mà họ tung ra sau Thông Cáo Chung Thượng Hải 1972 càng cho thấy trình độ chính trị toàn cầu của LX hôm qua và Nga ngày nay.

Không lâu sau khi Cô Đào Thanh Nga bị ám sát chết, tin đồn được phao lên là Thanh Nga bị vợ Lê Duẫn vì ghen nên cho người ám sát. Tin đồn đó mau chóng đi vào quên lãng, nhưng thực ra không che dấu được sự thật hoặc nghi ngờ đối với những người còn quan tâm đến việc nước đến tận ngày nay, những tin tức mới được thẩm lậu cho thấy:  “việc này do tình báo Hoa Nam của Tầu dàn dựng rồi đổ cho vợ Lê Duẫn là người chủ mưu”. Vì MSS (tình báo Hoa Nam của Tầu) coi vở tuồng Tiếng Trống Mê Linh là vũ khí văn hóa chống chủ nghĩa bành trướng Tầu một cách quyết liệt, cho nên chúng phải diệt Thanh Nga cùng chồng để răn đe, việc này cho thấy ngay trong thời điểm Lê Duẫn cầm quyền, tình báo Tầu vẫn làm chủ sân khấu chính trị tại VN, sau này khi LX tan rã CS/VN trở nên quy phục Tầu là chuyện tự nhiên, những người biết việc chẳng hề ngạc nhiên. Nhưng tin tức được nhóm hoa kiều làm tại cảng Sài Gòn đã báo trước cho người quen biết là nên tránh đừng đi coi hát vào tối hôm ấy, ngày nay nhân chứng đã viết lại để làm sáng tỏ thêm sự thật đằng sau cái chết của Thanh Nga (bài được post trên trang mạng Chính Nghĩa cách nay vài năm, xin tác giả nếu có dịp đọc tài liệu này xin post lại để mọi người chiêm quan).

Chắc nhiều vị còn có nhiều chứng cớ chứng tỏ rằng: “tuy bề mặt thì các giới chức người Việt trong Bộ Chính Trị Đảng CSVN là người trực tiếp lãnh đạo đất nước, đối nội cũng như đối ngoại, nhưng tại sao các cơ quan chính quyền VN lại không hề bảo vệ người Việt chân chính dám mạnh dạn nói lên chính nghĩa dân tộc, chính quyền ấy trong thực tế chỉ quen bảo vệ quyền lợi của nhóm Tầu mà thôi”. Hàng loạt các chủ trương chính sách đối nội cũng như đối ngoại luôn cho thấy chính quyền ấy thực ra chính là chính quyền do Tầu trực tiếp điều hành chỉ đạo ở phía sau mà thôi, cụ thể nhất liên quan đến quyết định mới đây của Thủ Tướng Dũng ký nghị định 72 hạn chế Internet trong khi VN đang rất cần quan hệ chiến lược với Mỹ cùng các cường quốc dân chủ khác để hạn chế bớt ảnh hưởng của Tầu.
Chúng ta giải thích như thế nào về sự hiện diện đông đảo của hàng loạt các thị trấn của người Tầu ngay bên trong các tính cũng như khu dân cư VN, chúng ta giải thích như thế nào về sự kiện hình Hồ Chí Minh được đem vào chùa chiền cứ y như rằng HCM đang thay thế Phật tại các chùa chiền tại VN ta, việc này đã được người Việt hải ngoại gọi chung là Đạo-Hồ, ý muốn nói đến việc Đảng CS/VN đang nuôi âm mưu xây dựng một tôn giáo lấy Hồ Chi Minh làm giáo chủ. 

Cứ suy nghĩ tiếp ta sẽ thấy MSS sau khi dàn dựng nhân vật HCM là người Hẹ nắm quyền lãnh đạo đảng CS/VN để cái đảng ấy cùng bất cứ ai là đảng viên hoặc cảm tình viên xa gần của cái đảng ấy phải vĩnh viễn phục vụ cho quyền lợi của Tầu chống lại đồng bào mình. Ngay nay, HCM đã chết gần 45 năm, nhưng cái xác ngụy tạo ấy vẫn cứ để tại giữa lòng Hà Nội để người Việt đến chiêm bái, thật rõ ràng là MSS đã dàn dựng mọi hình thức để tiếp tục đánh lạc hướng suy nghĩ của người Việt ta, một mặt chúng tàn phá lịch sử của ta, không cho chế độ trong nước dạy sử cho con em ta biết về lịch sử chống Hán quyết liệt của tổ tiên, một mực tuyên truyền tinh thần cứ y như là ta là một tỉnh của Tầu, một tỉnh ly khai của Tầu, nay việc trở về với đất tổ là hợp đạo lý.

Dĩ nhiên các thị trấn Tầu nằm trong lòng các thị trấn VN phải được coi là cứ điểm của Tầu tại chỗ, không ai có thể biết được mỗi tay Tầu trong đó thực tế là một chiến binh được đội ngũ toàn diện, được gài trong lòng xã hội VN, được coi như chính quyền trong bóng tối tại nước ta, chúng thi hành các chỉ thị trực tiếp từ MSS đối với người Việt, thường xuyên đe dọa, đi ngược lại với rất nhiều quyết định của nhà cầm quyền VN mặt nổi. Bất cứ ai muốn hiểu về thực trạng của nước Việt hôm nay, tất yếu phải biết rằng, quyền lực chính trị mặt nổi là đảng CS/VN trong đó người Việt và người Việt gốc Hoa đan chéo vào nhau, để quyền lực ấy thi hành chủ trương phục vụ cho quyền lợi của Tầu. Quyền lực chính trị tối cao chính là các tổ chức tình báo trực tiếp dưới quyền điều phối của MSS, do thế, ta mới thấy cái nhà nước ấy không bao giờ dám bảo vệ mạng sống cùng quyền lợi sinh tử của người Việt, nước Việt trong nước cũng như ngoài nước.

3 - Bắc Kinh tung lực lượng chiếm VN sau Thông Cáo Chung Thượng Hải 1972

a/ Đòn phép của Bắc Kinh

Việc  nước ta trở thành một tỉnh của Tầu là kết quả của điều mà Henry Kissiger chánh thức nói với Chu Ân Lai trong phiên họp trước khi hai bên ký Thông Cáo Chung Thượng Hải 1972, Richard Nixon khi chánh thức viếng Tầu là để xác nhận việc đó. Biến cố 30-4-75 là sự dàn dựng ngoạn mục của Washington để vừa đẩy Hà Nội phải ra tay thanh toán VNCH, sau đó ngả hẳn về phía LX trong chiến lược của LX muốn lợi dụng cuộc lui binh của Mỹ trên quy mô toàn cầu để điền vào chỗ trống quyền lực đồng thời thực hiện kế bao vây TQ trên cả bốn hướng. Các cuộc chiến tranh mở rộng sau 1975 thực ra đều do LX chủ động, cùng lúc gây sức ép với cả Tầu lẫn Mỹ với hy vọng có thể giữ yên phần còn lại của đế quốc Xô Viết. Thực ra LX bị trúng kế thành không do Mỹ dương ra với hàng loạt sắp xếp rất ngoạn mục về mọi mặt, từ kinh tế, chính trị ngoại giao đến quân sự, nhằm cố tình tạo ra cảm tưởng là LX đang thắng trận sau khi thế lực Tầu đã chuyển hướng theo Mỹ (Mỹ thua trận, truyền thông Mỹ cố tình ngụy tạo vụ này để đẩy LX tham chiến trên mọi châu lục, cuối cùng bị tan vì cam kết vượt qua sức chịu đựng của xã hội LX).

Cho nên từ sau 1975 khi quân Miền Bắc xâm lăng VNCH cũng chỉ đánh dấu một giai đoạn khác trong cuộc chiến đầy kịch tính tại Đông Dương mà thôi, thời kỳ 15 năm sau 1975 đánh dấu cuộc tranh dành ảnh hưởng giữa Nga và Tầu trên cơ thể VN. Từng sự kiện sảy ra trong 15 năm này mọi người đều biết, nhưng biết đánh giá thời kỳ lịch sử ngắn ngủi này một cách tường tận thì đa số người Việt lại rất mù mờ, khi nghĩ rằng: năm 1991 khi Bức Tường Bá Linh bị giật sập đánh dấu thời kỳ cáo chung của đế quốc Nga Xô, thì đa số người Việt - kể cả những người được đào tạo đàng hoàng - lại đánh giá sai khi nghĩ rằng đó là thời cơ quan trọng nhất để người Việt Hải Ngoại có thể lật đổ chế độ CS trong nước.

Sự thực không đơn giản như vậy, vì LX tan rã cũng chỉ đánh dấu một bước tiến mới trong tiến trành dài thực hiện hàng loạt các kế sách liên quan đến toàn lục địa EURASIA, trải dài từ Địa Trung Hải đến Tây TBD để buộc toàn vùng phải chấp nhận cải cách thật sự. Mưu thuật ứng dụng trong giai đoạn từ sau 1990 đến nay khác hẳn so với cuộc chiến tranh lạnh trước đó, khi tiềm lực của Mỹ cùng các đồng minh được củng cố về mọi mặt, khiến tương quan lực lượng nghiêng hẳn về phía Mỹ đủ để Mỹ cùng các đồng minh trụ cột có thể tính toán chiến lược cùng lúc giải quyết mọi tranh chấp trên toàn bộ lục địa EURASIA (từ Hồi Giáo, đến Ấn Giáo đến bành trướng Hán Tộc). Các mưu thuật cũng như các ứng dụng kỹ thuật hiện đại nhất nhằm xây dựng sức mạnh vô song cho nước Mỹ, cũng như các đòn phép để của cải vật chất cũng như tinh thần toàn cầu chuyển dịch về Mỹ ra sao là điều đã được trình bày trong các bài viết trước đây (xin quý bạn đọc xem để chiêm nghiệm thêm). Liên quan đến VN, khi CS/VN ngả thao LX thì ảnh hưởng của LX cũng chỉ ở mặt nổi mà thôi, cục diện chính trị/xã hội/kinh tế ở VN vẫn do tình báo Hoa Nam của Tầu kiểm soát, cái chết của Thanh Nga cùng chồng sau khi diễn vở tuồng Tiếng Trống Mê Linh cũng đủ cho thấy việc đó.

Năm 1990 khi Ông Gorbachev thi hành các chính sách mở đường cho đế quốc Nga tự giải tán thì cánh CS Việt Nam lâm vào thế bơ vơ không có được chỗ dựa, Mỹ lắc đầu, Nga tan, trong khi Trung Cộng lại ở trong vị thế đang lên, thặng dư thương mại với Mỹ bắt đầu tạo cho Bắc Kinh sức mạnh, nên khi Đặng Tiểu Bình chiêu dụ thì đám chóp bu lãnh đạo đảng CS/VN vội vã bay đi Thành Đô để họp bàn với Tầu, tự nguyện đứng trong hàng ngũ với Bắc Kinh. Nhưng cũng trong mươi năm kể từ sau 1980, phía Mỹ cũng bắt đầu mở cho phía CS/VN một sinh lộ khi Bộ Ngân Khố Mỹ không quá khắt khe trong việc cho phép người Việt tại Mỹ gởi hàng về cho thân nhân còn sót lại tại VN, sau đó Bộ Ngân Khố Mỹ cho phép người Việt tại Mỹ gởi tiền trực tiếp về VN (việc này khác hẳn với Cuba), cho nên khi ảnh hưởng của Tầu gia tăng thì ảnh hưởng của Mỹ cũng bắt đầu hiện diện và tạo ảnh hưởng đối với kinh tế VN. LX tan rã năm 1991 làm cho ảnh hưởng của Nga đối với cánh CS/VN giảm xuống thấy rõ, quân cảng cùng căn cứ Cam Ranh nơi quân Nga được VN giao quyền khai thác bị bỏ hoang phế khiến cho thỏa hiệp an ninh Việt-Nga ký kết dưới thời Lê Duẫn trở nên đương nhiên mất hết ý nghĩa và chấm dứt trong thực tế, việc này cũng chính là đòi hỏi của Bắc Kinh. Trong thời gian mươi năm qua, tình hình trong vùng bắt đầu có những đổi thay trong tương quan lực lượng khiến ảnh hưởng của Nga gia tăng trở lại thông qua các hợp đồng bán buôn vũ khí cũng như dầu khí trong liên doanh Việt-Xô. Tình hình này tạo ra cảm tưởng là phía CS/VN đã tạo lại được thế đu dây giữa ba cường lực để tồn tại, sự thực về mặt chiến lược hoàn toàn không tạo cho CS/VN lợi thế chiến lược như Hà Nội mong ước, vì Bắc Kinh quyết liệt ra sức chiếm đoạt VN để biến VN thành một tỉnh vòng ngoài của Hán, thực ra VN đang ở trong cuộc đối đầu đa phương tại Á Châu.

Chiến lược của Bắc Kinh là nhất quán trong gần thế kỷ qua đối với vùng ĐNÁ cũng như vùng Biển Đông của nước ta, chiến lược biển của Hán coi nỗ lực chiếm vùng phía Nam là ưu tiên cao nhất, để từ đó làm bàn đạp tạo ảnh hưởng tại các nơi khác, cho nên khi CS/VN tự nguyện đứng trong hàng ngũ với Tầu qua hội nghị Thành Đô năm 1990, thì VN trong thực tế đã trở thành một tỉnh vòng ngoài của Tầu rồi. Các nỗ lực mở cửa thị trường, tìm kiếm đầu tư quốc tế mà CS/VN cho thi hành trong 23 năm qua thực ra không giúp giải quyết các khó khăn mà đất nước gặp phải, vì cái đảng cầm quyền đó trong suốt thời kỳ từ khi thành lập năm 1930 đến nay chỉ biết tàn phá giết chóc chứ chẳng hề biết gì đến làm ăn, sản xuất. Cho nên trong 23 năm qua, thực tế phải được kể như thời kỳ đánh dấu giai đoạn VN chánh thức mở cửa để Tầu công khai xâm lăng nước ta về mọi mặt, mở rộng mạng lưới tình báo vốn đã ngấm sâu vào mọi tổ chức chính quyền của Đảng CS/VN suốt từ năm 1927 đến nay, nước mất về tay Tầu là vậy. Mặc dù ảnh hưởng của Mỹ cũng có gia tăng ở một mức nào đó, nhưng chính yếu không phải là về kinh tế, chính trị hay quân sự, mà cụ thể chỉ là về khía cạnh dân chủ, nhân đạo, luật pháp.

Người Mỹ dưới thời chính phủ Bill Clinton (1993-2001) lợi dụng mọi cơ hội để làm giầu cho nước Mỹ (kinh tế dot.com chỉ mới là mặt nổi của thời kỳ này mà thôi, người Mỹ còn làm giầu bằng nhiều cách khác nhau) đồng thời đẩy vai trò của Bắc Kinh lên đến mức độ chóng mặt khiến cho Bắc Kinh cảm nhận được sức mạnh của mình đối với thế giới, mà quên hẳn rằng, họ càng lộ diện bao nhiêu thì mối lo của các lân bang của Tầu tại Á Châu càng gia tăng bấy nhiêu. Chính phủ Bush tiếp theo chỉ tiếp nối chủ trương bơm cho Tầu mau chóng thành siêu cường mà thôi, các kế hoạch xâm lăng thế giới của Bắc Kinh được điều chỉnh lại và thúc đẩy mau chóng hơn so với dự trù từ thời Đặng Tiểu Bình được thực hiện dưới thời Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào chỉ tiếp nối mà thôi, nay Tập Cẩm Bình đang điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tiễn hơn, chứ mục tiêu lớn chẳng sao lảng trong giới cầm quyền tại Trung Nam Hải.

Năm 1990 khi đám lãnh đạo mặt nổi đảng CS/VN khăn gói đi Thành Đô phó hội, chánh thức giao nước Việt Ta cho Hán Tộc (xin xem các tài liệu mới lộ ra sau này là đủ thấy rõ việc đó), Bắc Kinh nay ở trong một thế khác hẳn với các thời kỳ trước đây vì nước Việt nay trở thành một tỉnh của Tầu. Cho nên mọi chủ trương chính sách mà đảng CS/VN cho thi hành nhất mực mô phỏng y chang như Quảng Đông, nhưng về mặt an ninh CS/VN thi hành các biện pháp kiểm soát dân chúng quyết liệt hơn. Tuyệt đại bộ phận người Việt vẫn chưa thấy rõ các hệ lụy của sự kiện Thành Đô 1990, nên vẫn nghĩ rằng đảng CS/VN vẫn còn chủ quyền, nên các nỗ lực chống đối của người Việt trong và ngoài nước vẫn tập trú vào nỗ lực chống lại đảng CS/VN. Người Việt trong nước cảm thấy nhẹ thở hơn khi Hà Nội cho thi hành chủ trương cởi mở về kinh tế, tiếp nhận đầu tư nước ngoài cũng như người Việt hải ngoại về thăm quê nhà, kết quả là tinh thần chống đối của người dân trong nước giảm hẳn xuống trong vài chục năm qua, thực tế cao trào chống đối đảng CS/VN trong nước chỉ bộc phát trở lại trong vài ba năm sau này khi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên 85% diện tích Biển Đông nước ta.

b/ Tổ chức chống Cộng tại hải ngoại

Nỗ lực chống đối nhà cầm quyền Hà Nội tại hải ngoại cũng diễn biến phức tạp, khoảng 1980, sau 5 năm người Việt đến Mỹ tỵ nạn từ từ tăng lên do làn sóng thuyền nhân người Việt trốn chạy khỏi cái đói cùng áp bức trong nước, cuộc sống của người Việt tại Mỹ từng bước ổn định, biết cách thích nghi với điều kiện sinh sống mới, đa số người Việt hải ngoại bắt đầu nghĩ đến việc thành lập một tổ chức chính trị chủ trương lật đổ nhà cầm quyền trong nước bằng vũ lực. Hai nỗ lực chính được hình thành song song nhau, một tại Pháp xuất hiện vào khoảng thời điểm 1978 chủ trương đem người xâm nhập về nước để xây dựng tổ chức gây bất ổn bằng bằng chiến tranh du kích, tổ chức này sớm bị dẹp tan bởi lực lương an ninh của CS/VN đã gài ngay vào trong tổ chức đó.

Một tổ chức khác được hình thành ngay sau đó gọi là Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, nghe nói tiên khởi được thành lập tại Mỹ, sau đó chuyển đến Nhật trên danh nghĩa để tạo cho tổ chức một kiểu kỳ bí nào đó nhằm thu hút người trong nước cũng như hải ngoại, nên những người tham gia trong giai đoạn khởi đầu đều lấy bí danh là tên Nhật với hy vọng tránh sự theo dõi của an ninh CS/VN. Khi trở lại Mỹ, tổ chức đi vào hoạt động công khai, tin tức sau này lộ ra cho biết, có sự gợi ý của một người Mỹ trước 75 làm Trung Tá HQ phục vụ cạnh Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn đứng phụ giúp về tổ chức. So với tổ chức đấu tranh được hình thành tại Pháp hồi 1978 thì Mặt Trận Hoàng Cơ Minh (tên tắt) xem ra được tổ chức chặt chẽ hơn, có vẻ chuyên nghiệp hơn, nhưng giới lãnh đạo tổ chức này không am hiểu thế chiến lược toàn cầu liên quan đến tình hình tại Viễn Đông TBD; trong đó VN luôn là trung tâm của các tranh chấp quốc tế, nhất là vai trò của Bắc Kinh trong canh bài tại VN thông qua đảng CS/VN, như thế đảng CS/VN cũng chỉ là bung sung mà thôi. Hán mới là thế lực chính, thế mà nói tới Bắc Kinh thì quan hệ Mỹ-Hoa lại đang rất nồng thắm, như vậy không hiểu phía Mặt Trận nghĩ sao về ảnh hưởng chiến lược giữa ba siêu cường trong chiến tranh lạnh. Trong thế trận đó, VNCS, VNCH cũng chả có ý nghĩa gì, nói chi đến một tổ chức được xây dựng bởi những tay mơ không chuyên nghiệp, chả hiểu gì về thế giới, xuất phát từ cảm tính mà thôi, Mỹ nuôi rồi diệt cũng là lẽ thường. Mặt khác, khi thành lập tổ chức như vậy, họ cũng chỉ đi vào vết xe đổ của người Cuba lưu vong sinh sống tại Florida từ năm 1959 khi chính quyền Batista bị CS Fidel Castro lật đổ mà thôi, dẫn đến vụ Vịnh Con Heo năm 1962 mà thôi.

Người Cuba đi lưu vong đem theo tiền của và bộ phận tinh anh nhất của nước Cuba, đảo quốc này nằm cách Mỹ chỉ có 90 miles, chỉ vài năm sau họ thành lập tổ chức vũ trang đem người được huấn luyện và trang bị như quân chính quy Cuba đổ bộ lên lãnh thổ Cuba với hy vọng lật đổ chính quyền Castro chiếm lại quyền lực. Bảo rằng CIA đứng sau lưng tổ chức Cuba lưu vong vũ trang này thực ra cũng chỉ mới đúng một nửa mà thôi, về mặt công khai đối với người Cuba lưu vong thì rõ ràng Mỹ đứng sau vụ này, nhưng vụ này cũng cho thấy tổ chức vũ trang Cuba lưu vong được Mỹ bán đứng cho tình báo Cuba để Fidel Castro giúp Mỹ gián tiếp làm suy yếu tổ chức Cuba lưu vong để buộc tổ chức này phải từ bỏ con đường vũ trang, phải đi vào dòng chính Mỹ (mainstream). Khi lực lượng Cuba lưu vong đổ quân lên lãnh thổ Cuba tại địa điểm mà quân đội Cuba đã bố trí sẵn nằm chờ khi lực lượng Cuba Lưu Vong đổ bộ xong thì quân đội Cuba CS ra tay tóm gọn khoảng trên 2000 tay súng, sau đó Mỹ phải đổi lại bằng máy cầy cùng một số trao đổi khác. Biến cố vịnh Con Heo 1962 nổ ra khi bất ngờ LX đem hỏa tiễn bố trí tại Cuba thực ra chỉ là đòn tháu cáy của LX mà thôi, hai bên thương thảo trao đổi cụ thể như sau: thứ nhất, Mỹ cam kết với LX không lật đổ chính quyền Cuba, đến nay thỏa hiệp này vẫn được tôn trọng để mặc cho CS/Cuba tự xoay sở bằng con đường phải nói truyện cụ thể với người Cuba lưu vong thuộc thế hệ trẻ được Mỹ đào tạo đến nơi đến chốn, thứ hai là: LX ngưng bố trí hỏa tiễn tại Cuba để đổi lấy việc Mỹ rút hỏa tiễn khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.

Bài học chiến lược sâu rộng liên quan đến toàn cục diện EURASIA, trong đó canh bài VN luôn là chủ điểm trong suốt cuộc chiến tranh lạnh cũng như cho đến lúc này, với các cuộc đối đầu liên tục được dàn dựng: “từ Mỹ với Nhật/Đức, Mỹ với Nga/Tầu trong chiến tranh lạnh, đến giai đoạn hiện nay là Mỹ với Hán/Nga, cũng như bài học chính trị rút tỉa ra từ bài học Cuba đã không hề được những người thành lập Mặt Trận HCM nghiêm chỉnh xem xét đến nơi đến chốn. Nhất là CS là tổ chức chuyên xử dụng kỹ thuật khủng bố, giết chóc, tàn sát mọi đối thủ chính trị bất chấp đạo đức, lẽ phải cùng luật pháp, thì thử hỏi liệu các tổ chức chính trị chủ trương xử dụng bạo lực để chống lai với bạo lực kiểu CS nhằm mục tiêu lật đổ chế độ CS trong nước thì mục tiêu đó liệu có thể đạt được hay không? Vài câu hỏi nền tảng như vậy rõ ràng đã không hề được nghiêm chính cứu xét khi thành lập Mặt Trân HCM. Thực tế đó cho thấy, người Việt hải ngoại nói chung cùng những người tham gia thành lập tổ chức này thực tế bị ảnh hưởng rất nặng của một kiểu chủ nghĩa phiêu lưu chính trị, người Mỹ một lần nữa xử dụng lại bài học thành công đối với tổ chức Cuba lưu vong tại Florida đem ứng dụng vào cộng đồng lưu vong người Việt tại Mỹ để buộc cộng đồng này phải đi vào dòng chính của Mỹ, để cộng đồng này không thể cản trở đường lối của Mỹ đối với CS/VN vẫn còn được thi hành trong đường dài.

Thực ra tình hình VN phức tạp hơn Cuba rất nhiều, ngay cả người Việt mẫn tiệp nhất cũng không đánh giá thật đúng về âm mưu thôn tính nước ta do Mao tung ra và được thống nhất thi hành trong gần suốt thế kỷ 20, đến lúc này con đường đó vẫn tiếp tục với một số điều chỉnh chủ trương cho phù hợp với diễn biến mới mà thôi (phía tinh hoa VN chỉ có các đánh giá khái quát về âm mưu của Mao mà thôi). Chiến lược toàn cầu do Mỹ thi hành còn vi diệu hơn hẳn mưu thuật của Mao, cho nên kiểu hoạt động chính trị chỉ nhắm tới mục tiêu nhỏ hẹp, mang tính hoạt đầu mà người Việt thường hay theo đuổi, chẳng bao giờ đem lại thành quả đáng kể nào trong suốt vài trăm năm qua. Vì ta không hề biết cụ thể về bạn cũng như thù đích thực, cũng như phản ứng hoặc chủ trương cụ thể của mỗi phía trong từng vụ việc riêng rẽ, về mặt chiến lược cũng như chiến thuật, với các pha đối đầu mà mỗi phía sẵn sàng tung ra trong ngắn cũng như dài hạn. Khốn nỗi, khi người Việt mơ màng về thế giới cũng như việc nước thì mọi tổ chức mà người Việt thành lập tải hải ngoại từ sau 1975 đến nay luôn luôn đề ra mục tiêu vĩ đại, trong một cái đầu nhỏ hẹp, chẳng hề quen với các toan tính lâu dài về mặt chiến lược.

Mặt Trận HCM nay đổi tên là Đảng Việt Tân bao hàm ý nghĩa Canh Tân Cách Mạng, tên gọi này càng cho thấy tổ chức này vẫn chưa nhìn thấy hướng tiến tới của lịch sử, bế tắc là lẽ tự nhiên. Nguy hiểm nhất chính ở chỗ, tình báo Tầu lúc nào cũng sẵn sàng xâm nhập vào mọi tổ chức chính trị, thương mại của người Việt nhằm vô hiệu hóa mọi nỗ lực chống Tầu trong hàng ngũ người Việt hải ngoại, các biểu hiện như vậy ngày càng lộ diện rõ nét hơn, thử hỏi tổ chức Việt Tân liệu có thể thoát khỏi mạng lưới tình báo do Tầu gài dày đặc trong nội bộ tổ chức hay không, xin lưu ý: “chúng (MSS) đang hành động đối với người Việt hải ngoại đúng như phía MSS hành động đối với Đảng CS/VN ở trong nước, tức là tạo ảnh hưởng ngay từ trung tâm để mọi thế lực VN phải đi theo hướng do Tầu vạch ra để phục vụ cho quyền lợi của Tầu”. Thế mà một vài tổ chức hoặc cá nhân người Việt nghĩ rằng họ có thể nói truyện trực tiếp với đại diện của Bắc Kinh để bàn về tương lai của VN, việc đó càng cho thấy bản lãnh của nhóm người Việt tự nhận chính trị gia luôn muốn lãnh đạo công cuộc chống lại CS/VN trong nước.

Người Việt sinh sống tại bất cứ nơi nào trên thế giới này đều phải đi vào dòng chính của nước sở tại nơi họ sinh sống, chả có ngoại lệ nào cả, vấn đề quan trọng là người Việt tại chỗ hành động cách nào để không dẫn đến mâu thuẫn quyền lợi giữa nước Việt với nước sở tại mà thôi. Chủ trương chánh thức của chính phủ Mỹ là: “kiên trì thuyết phục cánh CS/VN tự thay đổi cách nhìn về thế giới khách quan, qua đó xác nhận rõ bạn (là Mỹ và các nước dân chủ) với thù (chính là Hán), chuẩn bị với sự trợ giúp của Mỹ cùng các đồng minh dân chủ để mau chóng chuyển đổi chế độ chính trị khi cục diện toàn cầu thay đổi”. Cho nên mọi tổ chức chính trị của người Việt hải ngoại đều đi vào bế tắc vì không am hiểu chiến lược toàn cầu nên dễ dàng bị các thế lực tình báo quốc tế mua chuộc, gài bẫy khiến cho các tổ chức đó bị buộc phải thi hành chủ trương của tình báo Hán ngay tại nước Mỹ này.

4 - Tình Báo Hoa Nam lũng đoạn khối người Việt hải ngoại 

Không ít người cảm nhận sự âu lo về việc Tầu chi phối Đảng CS/ VN, nhưng khi nói Tầu thực sự đô hộ nước ta và thực tế cánh CS/VN đã dâng nước ta cho Tầu để biến thành một tỉnh của Tầu thì nhiều người không tin, một số khác dù có tin nhưng lại không đồng ý với nhau về tầm mức độ đô hộ đó như thế nào. Chả thế mà đa số các tổ chức của người Việt tại hải ngoại chỉ biết tập trung vào việc chống Đảng CS/VN, nhưng lại không hề coi việc chống Tầu là mục tiêu tối hậu của dân tộc vào thời điểm này của lịch sử, chả thế mà nhiều người tự coi là cần thực hiện hòa hợp hòa giải dân tộc vô điều kiện với đảng CS/VN trong nước. Thực tế đó đủ chứng tỏ rằng tuyệt đại đa số người Việt chưa thực sự hiểu toan tính của Tầu đối với nước ta, vì: “hòa hợp hòa giải không phải là xin/cho”, ngay cả khi mục tiêu mà nhiều tổ chức của người Việt đề ra và đạt được trong thực tế thì toàn khối người Việt vẫn nằm trong sự thống trị toàn diện của Tầu. Nực cười nhất là vài tổ chức cứ lâu lâu lại sản xuất ra một tin tức ra truyện như tổ chức đó đang hoạt động mạnh mẽ chống CS/VN ở trong nước, cách làm đó cũng đủ cho thấy tổ chức đó bị CS/Tầu và CS/Việt kiểm soát đến đâu rồi.

Đẩy Tầu vào con đường tan rã để vĩnh viễn thủ tiêu chủ nghĩa đế quốc Hán là việc của thế giới, ta cần biết thế giới sẽ diễn biến ra sao, để nương theo đó mà thi hành các chủ trương đường lối cụ thể của riêng mình về từng vấn đề vào từng thời điểm nhất định mới đem lại lợi ích lâu dài cho đất nước, như vậy người làm chính trị phải rất mực am hiểu thế giới mới được. Chúng ta đừng tưởng rằng, khi VNCH buông súng năm 1975 thì cuộc chiến đã kết thúc, nhưng cũng chỉ kết thúc đối với quân nhân cùng công chức cán bộ VNCH mà thôi, hoàn toàn chưa kết thúc đối với toàn dân Việt. Cuộc chiến nay chuyển sang giai đoạn mới, với cách đánh mới vi diệu hơn chiến tranh lạnh rất nhiều, mở rộng trên mọi vùng chiến lược thuộc EURASIA trong đó VN tuy vẫn là điểm nóng đối với Á Châu, nhưng cách đối đầu Mỹ/Hoa nay mở rộng trên quy mô toàn cầu chứ không còn tập trú duy nhất vào vấn đề VN như thời gian chiến tranh lạnh. 

Nhưng ngay trước mắt ta phải bị buộc trở thành một tỉnh của Hán, như hồi trước thế chiến II cả ba nước duyên hải vùng đông Baltic là Lithuani, Latvi, Litva bị buộc trở thành một tỉnh của LX để đổi lấy việc Stalin đứng hẳn về phía Mỹ mở mặt trận phía đông chống lại Hitler vậy, Khi nước ta từ sau 1975 thực tế trở thành một tỉnh của Tầu thì Bắc Kinh sẽ tung người sang cướp nước ta, gián tiếp cai trị nước ta thông qua đảng CS/VN là bình phong mặt ngoài, như vậy người chủ thực sự của VN ngày nay là Tầu chứ đâu phải người Việt, dù là Trọng hay Sang hay Dũng. Thực tế này giúp giải thích cách thức mà đảng CS/VN cai trị dân Việt trong nước, cách đối xử với người Việt hải ngoại, cách đu dây trong chính sách ngoại giao, lúc ngả theo Mỹ, khi ngiêng theo Tầu của Hà Nội.

Nhưng dù ngả nghiêng thế nào thì về căn bản vẫn là một tỉnh vòng ngoài của Bắc Kinh, sự ngả nghiêng đó vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Tầu (ngay cả về quân sự). Người Mỹ thấu hiểu thực tế đó, nên họ chả vội gì, vì tương lai toàn vùng bị chi phối bởi cách thức mà thế giới ứng phó với Hán, với các mưu thuật rộng lớn được hoạch định trên quy mô toàn lục địa EURASIA, từ Địa Trung Hải đến biển Hoa Đông, nên mỗi bước tiến triển của tình hình Á Châu đều dẫn đến một bước chuẩn bị cho các thay đổi tại VN cùng nhiều nơi khác. Nếu biết cẩn trọng xem xét sẽ cho ta thấy khá rõ về nhiều việc liên quan đến tương lai thế giới.

Tiên khởi tổ chức CS là tổ chức lấy tội ác mà cột chặt đảng viên phải trung thành với đường lối tàn ác của đảng, cho nên cách thức đó rất thuận lợi cho Hán xử dụng để thôn tính lân bang, thi hành chủ trương đế quốc Hán trên vùng đất mà Hán tự coi là sân sau của mình. Khi nhà nước CS theo chủ trương thị trường, cái tổ chức tội ác đó chuyển theo chủ trương cướp bóc tài nguyên quốc gia, sức lao động của đa số dân chúng để làm giầu cho bản thân được ngụy trang dưới vỏ bọc đầu tư phát triển, thực tế này cho thấy kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa thực chất chỉ là một kiểu chủ nghĩa xã hội hoang dã, bóc lột sức lao động của gười lao động cũng như giá trị thặng dư tàn độc hơn hẳn cái xã hội mà Marx đã quan sát. Như thế về căn bản thì người CS nay chủ trương: “lấy lợi mà kết hợp đội ngũ đảng viên CS thành một tập hợp những kẻ cướp bóc, tổ chức tội ác có tổ chức, cho nên sự kết hợp giữa hai đảng CS Tầu và Việt là tất yếu như đã sảy ra hồi 1990 tại Thành Đô”. Cho nên không thể sửa chữa chế độ CS như kiểu LX trước đây được, con đường duy nhất là phá tan hệ thống tổ chức tội ác quốc tế đó đi.

Các đòn phép đàn áp người Việt trong nước là thực tế ai cũng đã thấy, các đòn phép xử dụng xã hội đen đe dọa, thanh toán những người dám mạnh dạn đứng lên đấu tranh cho chính nghĩa dân tộc là điều mà người Việt đã biết nhiều. Vấn đề quan trọng là đối với người Việt hải ngoại, nơi mà người Việt có quyền tự do phát biểu quan điểm của mình về các vấn đề trong nước Việt cũng như các vấn đề thế giới khác nhau và được luật pháp bảo vệ cái quyền thiêng liêng đó, điều này làm cho đám CS phải xử dụng những chiêu thức khác. Chủ yếu xử dụng tiền bạc, gài bẫy một số người nhẹ dạ, nhất là giới trẻ khi về nước rất dễ trúng kế gái, hoặc các hình thức tội ác khác do lực lượng an ninh CS dương ra, để khi ra hải ngoại bị buộc phải tham gia tổ chức do tình báo hải ngoại của CS dựng lên, thi hành chủ trương gây chia rẽ trong cộng đồng người Việt nói chung. Khổ nỗi giới trẻ dại khờ này tuy có đôi chút kỹ thuật, nhưng lại chả hiểu gì về lịch sử VN nên rất dễ bị đám CS cung cấp cho các tin tức được ngụy tạo sai lệch một chiều về lịch sử chiến tranh trước đây, cũng như chính lịch sử VN đã nhiều phen đánh bại Hán, cũng như các thành quả văn hóa khác mà dân tộc đã đạt được, cụ thể nhất là CHỮ QUỐC-NGỮ. Thế là cánh trẻ này bị CS khống chế, chuyên phao tin đồn nhảm, xử dụng mọi hình thức đả kích bẩn thỉu, cốt làm phân hóa khối người Việt hải ngoại, chính yếu là khối người Việt tại Mỹ. 

Thực ra nhóm người CS hiện sinh sống tại hải ngoại, nhất là tại Mỹ đang gia tăng một cách đều đặn, do chủ trương của Mỹ lôi kéo cánh CS/VN cùng bộ phận tinh hoa trẻ của VN sang Mỹ (Mỹ có kế sách về chủ trương này), mục tiêu chính của tình báo CS/VN tại hải ngoại chỉ nhắm vào cách lũng đoạn khối người Việt mà thôi, tình báo kinh tế, kỹ thuật hoặc chính trị vốn là mấu chốt cho an ninh quốc gia thì phải nói là xổ toẹt. Một số trong nhóm lớn tuổi trí thức-khoa bảng, thực tế lại là nhóm rất tồi, chỉ quen suy nghĩ nhỏ, dễ bị mua chuộc bởi tiền bạc, danh tước, thậm chí bị gài bởi tình báo Tầu và CS/VN tại hải ngoại, nên cũng sẵn sàng bẻ cong ngòi bút xuyên tạc lịch sử cận đại. Một số trong nhóm này còn bị chi phối bởi tinh thần tôn giáo nhằm cố tình biện minh cho những sai lầm của một số giới chức tôn giáo tại VN trong thời kỳ trước và sau sự kiện đảo chánh quân sự năm 1963 tại Miền Nam. Biến cố đảo chính năm 63 cùng các cao trào đấu tranh của Phật Giáo trong ba năm sau đó đều do Mỹ dàn dựng, CS Tầu chỉ đạo CS/VN lợi dụng thời cơ lũng đoạn tình hình làm ung thối tình hình Miền Nam mau chóng, tàn phá mọi sinh lực của VNCH chỉ mới hồi sinh trong mấy năm ngắn ngủi, để CS/BV dồn quân vào chiến trường Miền Nam, tàn phá xã hội cùng quân đội VNCH. Lịch sử chiến tranh VN đợt hai mở rộng sau năm 1965 xuất phát từ mưu thuật đó để Mỹ thoải mái đưa quân Mỹ tham chiến trên quy mô lớn vào chiến trường VN, làm tê liệt sức chống đối nhắm vào Mỹ của người dân Miền Nam, khi mối đe dọa rộng lớn do CS gây ra là cụ thể, thực tế đó biện minh cho việc quân Mỹ ồ ạt đổ vào VN năm 1965, để Mỹ một mình điều phối toàn bộ tình hình chính trị tại Miền Nam cho đến khi VNCH bị Hà Nội thôn tính vào ngày 30 tháng 4-75.

Cho nên mọi lối giải thích lịch sử VN theo cách nhìn của nhóm này nhóm nọ, đều chỉ là mảnh vụn của sử mà thôi, chỉ dựa vào vài chi tiết mà họ có tham gia như một con chốt thí của thời cuộc, nay ra hải ngoại có điều kiện, cứ lấy cái hiểu biết của con chốt thí để giải thích lịch sử, phê phán đúng sai thì liệu các tài liệu đó có giá trị gì hay không? Thực ra các nhân vật lịch sử đó cùng các tổ chức chính trị được xây dựng và củng cố thế lực vào các thời điểm khác nhau đó đều do ngoại bang Mỹ hay Tầu, trực tiếp hoặc gián tiếp dàn dựng hết thảy, CS Hà Nội cũng chỉ là tay sai mà thôi, vậy nay các sử liệu do Hà Nội cố tình bóp méo tung ra để thuyết phục người Việt thì liệu có giá trị gì đích thực hay không? Thật tiếc là một số trí thức khoa bảng VN tại hải ngoại cho đến lúc này vẫn còn nhìn lịch sử theo tầm nhìn hạn hẹp, để giải thích sử theo tinh thần phe nhóm hoặc địa phương, thực tế họ đã và đang tiếp tay cho Tầu trong sách lược làm ung thối khối người Việt tại hải ngoại và gây ra nhiều ngộ nhận về lịch sử nước nhà sau này. Vũ Ngự Chiêu, Trần Chung Ngọc, Đỗ Mậu đều thuộc các nhóm đó.

Cuộc đấu tranh do nhóm người Việt đến Mỹ từ 1975 là thành phần nồng cốt thành lập Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, đầu năm 1980 khi còn ở trong tù, tôi được nghe tin đồn về tổ chức này, tôi đã tìm mấy vị cựu SQ/HQ để hỏi về cá nhân Ông Hoàng Cơ Minh, các vị đó cho biết: “ông ta là người đứng đắn, có tinh thần trách nhiệm”  ngay lúc đó tôi đã nói với mấy anh em thân tín trong tù là: “đừng bao giờ tin ở tổ chức này, sự kiện người Cuba lưu vong bị CIA thí chốt năm 1962 cho thấy vụ này cũng chả khác gì, vả lại lúc này đâu cần chiến tranh nữa, Ông Hoàng Cơ Minh là SQ/HQ là người không thể lãnh đạo cuộc chiến du kích chống lại thế lực chuyên xử dụng bạo lực để buộc người dân phải theo chúng, nên thất bại là đương nhiên”. Khi Mỹ cùng Hà Nội thỏa thuận cho cựu tù cải tạo ra đi có trật tự, mặc dù trước khi rời khỏi VN, người nào cũng phải ký cam kết không hoạt động chống phá chính quyền CS trong nước, nhưng khi đến Mỹ, cao trào chống CS/VN bùng phát trở lại, bây giờ không phải đấu tranh vũ trang như mặt trận HCM chủ trương, mà bằng việc thành lập hàng loạt các tổ chức dương cao ngọn cờ chính nghĩa của VNCH, dĩ nhiên cùng với hàng loạt các trách cứ đối với những ai đã buông súng chiến đấu trước ngày 30-4-75.

Chính giai đoạn vài chục năm sau này cho thấy cách thức lập hội đoàn người Việt đủ danh xưng khác nhau, mỗi dịp lễ lạc luôn luôn là dịp để các tổ chức người Việt dương cao chính nghĩa của VNCH theo cách của mình phù hợp với điều kiện kinh tế thực tế của người mới đến định cư tại hải ngoại. Người ngoài cuộc dễ chê bai là lợi dụng danh nghĩa, nhưng nhìn và chiều sâu lại cho thấy: “đó là cách để những người đã một thời chiến đấu bên nhau, tiếp tục con đường chiến đấu chống lại chế độ CS theo cách khác tùy thuộc vào điều kiện cụ thể về vật chất của những người đã mất hết sau 1975”. Các thành quả mà VNCH đã để lại cho dân tộc chỉ trong 21 năm ngắn ngủi thật đáng được vinh danh, một mặt vừa phải tham gia một cuộc chiến tranh đầy oan nghiệt đối với lịch sử dân tộc, mỗi bên VN tham gia vào cuộc chiến đó đều là nạn nhân của các đại âm mưu toàn cầu, mặt khácVNCH vẫn bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử dân tộc, đồng thời đào tạo được một tầng lớp chuyên viên vượt trội đối với các lân bang ĐNA. Khi so sánh với tất cả những gì mà chế độ CS đã làm trong gần 40 năm hòa bình vừa qua càng cho thấy: đảng CS rõ ràng đã trở thành một tổ chức công cụ mặt nổi thi hành chủ trương tàn phá mọi giá trị tinh thần cùng đạo đức và ngay cả chính con người VN. Cho nên, “đến khi dân tộc thâu hồi được độc lập thật sự từ tay Tầu, cái đảng bình phong của Tầu đó bị buộc biến mất khỏi vũ đài chính trị VN thì lá cờ VNCH vẫn là biểu tượng cho chính nghĩa dân tộc, lá cờ đó không thể dễ dàng biến mất chừng nào lá cờ đỏ sao vàng vẫn còn được phía CS/VN xử dụng nhân danh cả nước để phục vụ cho quyền lợi của Tầu”.

Dĩ nhiên cũng cần hiểu rằng: phía CS/VN hiện nay đang ở trong tình trạng trên đe dưới búa, bị CS/Tầu khống chế mọi mặt, nên cho dù đại bộ phận đảng viên đảng CS/VN cũng đã ý thức được thực tế của đất nước bị Tầu đô hộ, mọi chủ trương chính sách thi hành trong và ngoài nước VN nhắm vào cộng đồng người Việt đều trực tiếp bảo vệ quyền lợi an ninh, kinh tế của Tầu, hủy diệt lịch sử Việt, đồng loạt đề cao các biểu tượng lịch sử/văn hóa/sức mạnh của Tầu (thí dụ cao trào Thiếu Lâm, để hình HCM bên cạnh tượng Phật tại một số chùa, mở rộng ảnh hưởng của Khổng Tử). Tất cả các mưu toan đó nhằm mục tiêu từng bước làm vô hiệu hóa mọi chống đối quyết liệt vẫn hằng tồn tại trong lòng VN suốt mấy ngàn năm qua, buộc người Việt phải chịu khuất phục trước quyền lực của Tầu, bất chấp quyền được sống chính đáng của người Việt ngay trên đất Việt. Thực tế này đã trở nên quá rõ ràng sảy ra hàng ngày trên quê hương VN, cho nên cánh đảng viên CS còn nặng lòng với quê hương dân tộc cũng chỉ ngao ngán ngồi nhìn thế sự xoay vần, tốt hơn hết là chả nên chống đối gì cả đối với giới cầm quyền chóp bu thuộc nội bộ Đảng CS/VN. Nghịch lý trong lòng xã hội VN ngày nay là: “tuy họ là người Việt đề ra và thi hành đường lối chính trị cho nước VN, nhưng giới lãnh đạo CS/VN cũng chỉ là con rối bị MSS dật dây phía sau, khống chế mọi mặt, để mọi tài nguyên của cải của VN được chuyển về Tầu (nhất là tiền bạc do người Việt hải ngoại gởi về hàng năm khoảng 10 tỷ dollar), VN trở thành phên dậu bảo vệ an ninh cho Tầu tại phương nam. Trong cuộc cờ này, tình báo Tầu đặc biệt tập trú vào Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại, nhất là tại Mỹ là nơi phát động sung lực bảo vệ chính nghĩa của VNCH, và dĩ nhiên cũng là chỗ dựa tinh thần quan trong nhất đối với sinh lực dân tộc Việt, khiến cho cục diện chính trị trong vùng có thể thay đổi bất ngờ phá hủy mọi nỗ lực mà Bắc Kinh đã cố dàn dựng trong hơn 80 năm qua.

Thi hành chủ trương đàn áp mọi chống đối bên trong nước bằng đủ mọi chiêu bẩn thỉu nhất vốn là sở trường của MSS, ta chứng kiến việc này dưới mọi hình thức, thường sảy ra với sự tiếp tay của nhóm thân Tầu đội lốt người Việt nay làm chủ rất nhiều Cty trong nước vốn được coi như mạng lưới kinh tài của MSS tại VN, cũng cấu kết với các nhóm đảng viên CS/VN đang nắm giữ các chức vụ đầu ngành tại các tỉnh để dàn dựng ra các tổ chức chống đối giả vờ trong cũng như ngoài nước. Cho nên trong các tổ chức hoặc cá nhân nổi lên chống đối đảng CS/VN cũng có thiệt giả lẫn lộn, đó là cả một trận đồ tình báo phức tạp, thiếu những mối liên hệ an ninh cùng các hiểu biết chiến lược để đánh giá chi tiết các hình thức chống đối thuộc đủ mọi hình thức khác nhau thì thật khó để phân biệt thực hư. Dù sao bất cứ truyện gì sảy ra trong nước, cho đến khi CS/Tầu bị lâm vào thế dãy chết, thì nói chung phía MSS vẫn kiểm soát tình hình VN một cách chặt chẽ, thực tế này cho thấy, các đối sách của Mỹ cùng đồng minh đối với con cờ VN phức tạp đến dường nào, nếu không hiểu các ngoại chiêu đó, chưa thể hiểu được cụ thể tình hình trong nước Việt. Do thế MSS coi mặt trận kiểm soát khối người Việt tại Mỹ là cực kỳ quan trọng trong sách lược thôn tính VN một cách toàn diện, vì chính tại Mỹ này được coi là thành trì cuối cùng của dân Việt còn bảo lưu các giá trị truyền thống VN đủ khả năng quật ngã mọi toan tính hủy diệt văn hóa/lịch sử/cùng sức sống của người Việt nói chung, sứ mệnh của người Việt hải ngoại do vậy trở thành sinh tử đối với đất nước, xin chớ coi thường.

5 - Công cuộc chiến đấu của người Việt Hải Ngoại với kẻ thù lớn và đối thủ nhỏ

Từ sau ngày 30-4-75 đến nay số người Việt tại Mỹ đã gia tăng mau chóng nắm thế áp đảo đối với số người Việt đã di cư đến Pháp từ trước đó, điều này làm cho quyền lực của khối người Việt hải ngoại được chuyển đến Mỹ, toan tính của Mỹ về vấn đề này được thể hiện cụ thể đủ cho thấy: “cho dù bất cứ truyện gì đã sảy ra trong quá khứ, con bài VN vẫn là quân cờ quan trọng nên phía Mỹ bằng mọi giá phải nắm chặt quân cờ này thông qua khối người Việt sinh sống tại Mỹ”. Thực tế này khác hẳn với khối người Phi mà con số người Phi sinh sống tại Mỹ cũng gần 3 triệu người, và tại hải ngoại khoảng 7 triệu, nguồn lợi lớn nhất đóng góp vào GDP của Phi chính là do 7 triệu người Phi hải ngoại chuyển về nước. Người Việt hải ngoại tuy chỉ mới xuất hiện chưa quá 40 năm, nhưng lại là cộng đồng thiểu số tỵ nạn duy nhất đã thực hiện được một số bước tiến có thể so sánh với khối người Á Châu đến Mỹ với tính cách chuyên gia (diện H1B) kết hợp với di dân. Giải thích là nhóm người Việt đó thuộc khối tinh anh của VNCH do bị đàn áp quá khắc nghiệt trong nước, nên khi ra hải ngoại với điều kiện sinh sống khác đã tạo cho khối người Việt này tạo được kỳ tích (dĩ nhiên khi so sánh với các cộng đồng di dân khác tại Mỹ).
Thực tế này xem ra có thể so sánh với người Do Thái, cũng đã từng bị đàn áp bởi các thế lực sừng sỏ trong lịch sử Cận Đông/Âu Châu, cũng chỉ đến Mỹ là mảnh đất của di dân mới tạo điều kiện để người Do Thái tạo nên cơ đồ lớn mà ta biết hôm nay. Đối với người Việt, phải chờ cho đến khi các thế hệ thứ hai thứ ba trưởng thành đánh dấu thời kỳ các động lực thúc đẩy đấu tranh nội tại không còn phát huy tác dụng nữa, thì lúc đó mới thực sự đánh giá hết về khả năng của khối người Việt tại Mỹ cũng như trên thế giới. Dù sao truyền thống hiếu học của người Việt cũng có thể bảo đảm được một phần nào đó đà tiến đối với các nỗ lực thăng tiến trong tương lai xa hơn, khi đó công cuộc tổ chức khối người Việt hải ngoại sẽ bước vào thời kỳ kết hợp toàn cầu như các cộng đồng di dân khác như Do Thái, người Hoa. Điều quan trọng nhất cần đánh giá thật đúng về khối người Việt hải ngoại là: cùng lúc họ tập trung củng cố gia đình trong điều kiện sống mới, nhưng vẫn tập trung nội lực để xây dựng sức mạnh chính trị chống lại kẻ thù truyền thống của VN là Hán Tộc cũng như tìm cách hội nhập vào dòng chính tại các nơi họ sinh sống.

Nhiều hội đoàn người Việt có thể không đoàn kết với nhau, nên chưa có đủ thời gian suy ngẫm về việc này, vả lại cũng chả có ai trước đây nêu ra để suy ngẫm cụ thể để mỗi người Việt thấy rõ hơn về mục tiêu tiềm ẩn này một cách cụ thể, cho nên Tầu rất quan tâm đến khối người Việt hải ngoại đang ngày càng trở thành thế lực chính trị khiến mọi nỗ lực của Tầu bên trong nước Việt bị đánh bại bởi khối sỹ phu tinh anh người Việt trong và ngoài nước. Các vị này tuy không ồn ào kể công, nhưng thực ra đã làm được nhiều việc rất có giá trị báo hiệu tương lai tươi sáng cho nước Việt sau này.

Đa số người Việt vẫn nghĩ rằng mục tiêu tối hậu là chiến đấu chống lại đảng CS/VN cai trị trong nước, nhận định đó đúng đối với các tổ chức chính trị hoặc các hội đoàn do người Việt lập tại hải ngoại trong hơn 38 năm qua. Nhưng trong lòng người Việt còn một cuộc chiến tranh khác diễn ra trong âm thầm bởi thế lực tinh anh Việt Nam ngồi trong bóng tối, vẫn âm thầm theo dõi thời cuộc thế giới cùng các chiêu thức mà các bên tung ra vào mỗi thời kỳ khác nhau trong chiến lược toàn cầu nhắm vào toàn lục địa EURASIA cũng như dân tộc ta. Thế lực bí mật đó tuy tản mác trên mọi miền đất nước cũng như tại hải ngoại trong 60 năm qua, nhưng đặc biệt đã được kín đáo tập trung lại trong thời gian trên 20 năm trở lại đây, khi cuộc chiến tranh chống ngoại xâm Hán tộc của dân tộc ta bước vào khúc rẽ tối quan trọng đối với lịch sử VN. Thời kỳ này có thể ví như thời kỳ hình thành nhà Đinh, nhà Lý cách nay trên ngàn năm, nhưng rộng hơn cũng là thời kỳ mà tộc Việt lật lại thế chiến lược trong cuộc tranh chấp kéo dài 5,000 giữa Bách Việt với Hán

a/ Đôi điều về lịch sử Việt Hán trong quan hệ với Phương Tây

Vắn gọn xin trình bày khái quát vài nét chính liên quan đến lịch sử nước ta từ thời nhà Tiền Lê đến nay, vào thời điểm cách nay ngàn năm, bước đường xâm lăng của Hán nhắm vào Phương Nam cũng đã trải qua ngàn năm dài, với các triều đại Tần, Hán, Tam Quốc Ngụy, Thục Ngô (213-260), nhà Tấn 265-317, Nam/Bắc triều 317-589, nhà Tùy 581-618, nhà Đường 618-917, tiếp theo là ba triều đại ngắn ngủi là Hậu Đường 923-936, Hậu tấn 936-947, Hậu Hán 947-951, Hậu Chu 951-960, ba triều đại  cuối của thời kỳ ngắn này đều do người Sa Đà trị vì, trừ Hậu Chu do người Hán cầm đầu (trích Xâm Lăng&Hán Hóa, tác giả Đinh Kháng Hoạt, trang 69-74). Sau đó là thời kỳ Bắc Tống 960-1127 (phù hợp với Việt Sử gồm ba triều đại: nhà Đinh, Tiền Lê, nhà Lý bên ta), nhà Nam Tống 1127-1279, nhà Nguyên 1127-1376 đụng độ với nhà Trần bên ta, nhà Minh 1368-1644 đụng nhà Hậu Lê, nhà Thanh 1644-1911 đụng vua Quang Trung, nội chiến Quốc Cộng tại Hoa Lục từ 1911 đến nay.

Khái quát điểm qua lịch sử Hán Tộc cho ta thấy điều gì: sức chiến đấu của rợ Hán từng bước suy yếu sau hơn 1.000 năm nam tiến, cụ thể là sau nhà Đường nước Tầu thường bị ngoại bang chiếm quyền cai trị (đánh dấu bởi Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh Phật tại Tây Vực (Ấn Độ), trên đường về nước ông này đi đường thủy ghé vào nước ta rồi mới về Tầu) việc này cho thấy Hán Tộc khi vào trung tâm của Bách Việt gặp sức kháng cự quyết liệt kéo dài cả ngàn năm cho đến lúc này, chứ không đơn giản như những gì mà ta biết về Hán theo cách nhìn thuần túy sách vở. Cách đánh giá lịch sử Việt/Hán về mặt chiến lược sẽ chỉ cho ta thấy rõ hơn về những gì đang diễn biến hôm nay tại Á Châu TBD, nếu chỉ kê từ sau nhà Hậu Đường đến thời kỳ nhà Thanh chấm dứt năm 1911, ta thấy Hoa Lục liên tục bị ngoại bang cai trị đến 551 năm trong thời gian 988 năm kể từ khi nhà Đường tan rã cho đến năm 1911 khi nhà Thanh bị diệt. Nhà Minh bị nhà Thanh diệt quả thực là một sự tủi hổ cho Trung Hoa, biến cố này xảy ra đánh dấu thời điểm 152 năm sau khi Chritophe Colombus tìm ra Châu Mỹ. Nếu đánh giá lịch sử Hán về mặt loạn lạc thì trong ngàn năm qua, Hán được ổn định thật sự cũng chỉ trên vùng duyên hải mà thôi không quá 300 năm còn lại gần 700 năm luôn được ghi nhận là loạn lạc, phân hóa. Xin cứ dựa vào đó mà đánh giá về tham vọng của Hán hôm nay, mỗi dịp Hán muốn bành trướng là mỗi dịp Hán bị Việt đánh bại để rồi đi đến phân rã, để rồi lại đi vào thời kỳ bất ổn, lịch sử Hán xưa đã vậy nay chả thể khác đi được.

Bắt đầu từ thế kỷ 16 thế giới bắt đầu thay đổi sâu sắc khiến mọi quyền lực cũ bị đào thải từ từ, khi Châu Mỹ là nơi cung cấp cho TBN cùng BĐN và cả Âu Châu vàng bạc cùng nông phẩm đa dạng khiến sức mạnh từ Địa Trung Hải được chuyển lên phía bắc đến vùng trung tâm của lục địa Âu Châu, đồng thời hình thành thế lực hàng hải thống lĩnh thế giới cho đến ngày nay. Lục địa Mỹ Châu lúc đó đã cùng lúc xuất hiện ba thế lực chính là Tây Ban Nha cùng Bồ Đào Nha chia nhau chiếm cứ vùng Trung/Nam Mỹ đồng thời tại Bắc Mỹ họ chiếm một nửa diện tích từ trung tâm của Bắc Mỹ đến duyên hải phía tây thuộc TBD. Nửa phía đông của Bắc Mỹ đến duyên hải Đại Tây Dương đang trong cuộc tranh chấp quyết liệt giữa hai thế lực luôn kình chống nhau là Anh và Pháp, các thế lực lục địa Âu Châu không có đủ sức mạnh hàng hải để đến chiếm vùng Châu Mỹ, tình thế này khiến tranh dành quyền lực tại Âu Châu trong vài ba thế kỷ dài luôn kết hợp với tranh dành quyền lực tại Châu Mỹ, sau đó từ thế kỷ 19 bắt đầu trở thành tranh chấp mang tính toàn cầu.

Người Pháp chiếm vùng trung tâm dọc theo sông Mississipi, người Anh chiếm vùng duyên hải phía đông từ vùng đất nay thuộc bang Georgia trở lên phía bắc, riêng người Hòa Lan chiếm vùng đất nay là New York, năm 1664 dưới áp lực của Anh Quốc, Hòa Lan chuyển giao vùng này cho người Anh. Cần lưu ý là năm 1543 người Bồ Đào Nha đã đến Nhật Bản, 1565 người Tây Ban Nha đã thực hiện các chuyến hải hành hàng năm nối liền Manila với Acapulco, năm 1570 đồng tiền bạc từ Châu Mỹ đã lưu hành tại Tầu. Năm 1580 cố đạo Matteo Ricci đã thiết lập Dòng Tên tại Trung Hoa, các tài liệu khoa học từ Âu Châu được dịch sang chữ Hán bắt đầu xuất hiện tại Tầu, ngược lại các tài liệu bằng chữ Hán cũng được dịch sang tiếng Ý hay TBN bởi các cố đạo Dòng Tên, đặc biệt người đi tiên phong là Matteo Ricci, ông đã cư ngụ chánh thức tại Bắc Kinh từ năm 1601 (năm 1635 xuất bản sách Ch’ungchen li-shu được coi là tự điển toàn khoa khoa học Âu Châu bằng tiếng Tầu, Tiangong Kaiwu là Bách Khoa tự điển Âu Châu được dịch và in ấn tại Tầu năm 1637, năm 1644 đánh dấu nhà Thanh lên ngôi thì lịch Tầu được chuyển sang lịch theo phương tây dựa vào quan sát thiên văn).

Sơ lược ít điều như vậy để quý bạn đọc hiểu rằng: a/ văn minh Ấn Độ được truyền vào Trung Hoa thông qua đường dây tơ lụa phía bắc, Phật Giáo thực tế đã vào phía Hoa Bắc ngay từ thế kỷ 1 BC, thời Đường Tăng đi thỉnh kinh ở Tây Vực đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hai bên bờ Hy Mã Lạp Sơn mà thôi. b/ Văn Minh phương Tây được truyền bá đến Hoa Lục trực tiếp ngay từ thời nhà Nguyên khi Mông Cổ cai trị đến toàn vùng Trung Cận Đông cùng một phần nước Nga đến tận dãy Ural cùng phí Hắc Hải ngày nay, quân Mông Cổ chiếm Moscow năm 1237, phá hủy hoàn toàn nhà Tống năm 1234, trong dịp này Marco Polo cùng với cha là Niccolo và chú là Maffeo người Venice được Hoàng Đế Mông Cổ là Kublai Khan cho phép đến tận kinh đô Mông Cổ là Bắc Kinh, ông đã di chuyển 7,500 dặm trong 4 năm, khi trở về Venice 24 năm sau, ông viết cuốn The Description of the World. Chỉ xin kể lại một số dữ kiện như vậy để ta biết rằng: khi nhà Thanh gốc Mãn Châu thay nhà Minh có gốc từ Hoa Nam vào năm 1644 thì việc di chuyển trên vùng biển Đông cũng như đường biển xuyên TBD cùng Ấn Độ Dương đã phát triển mạnh rồi, hiểu biết của Hoa Lục đối với thế giới đã được tăng tiến rất nhiều nhờ các giao tiếp với Phương Tây thông qua giới giáo sỹ cũng như thương nhân. Trớ trêu là Phương Tây lúc đó chưa hiểu gì về Viễn Đông, với họ Viễn Đông là Tầu và Tầu là Viễn Đông, ngộ nhận về mặt lịch sử này đến nay vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.

Cho nên khi nhà Thanh lên cầm quyền, người Hán gốc tại phương bắc dễ dàng thuần phục giới cầm quyền Mãn Châu (bản chất của Hán Hoa Bắc luôn dựa vào một quyền lực chính trị nào đó để nương theo đó mà phát triển sức mạnh là vậy, trong chiến tranh lạnh vừa qua Hán cũng đã lợi dụng sức mạnh Mỹ để tạo thế lực cho Hán), nhưng Hoa Nam có nguồn gốc Bách Việt quyết liệt chống lại Mãn Châu khi nhà Thanh buộc người dân Trung Hoa phải ăn mặc, cắt tóc như người Mãn. Đó là lý do chủ chốt khiến người Hoa Nam thực hiện cuộc thiên di trên quy mô lớn xuống vùng lãnh thổ các nước phương nam nay là ĐNÁ, từ đó họ di chuyển đến Âu Châu cũng như Châu Mỹ để xây dựng khối người Hoa hải ngọai mà ta biết hôm nay, thực tế đó được coi là bước khởi đầu hình thành nước Tầu Hải Ngoại và từng bước làm thay đổi thế chiến lược trong vùng duyên hải Á Châu TBD (tôi gọi là nước Quảng Đông Hải Ngoại vì đại đa số người Hoa di cư đều có nguồn gốc Quảng Đông). Dĩ nhiên làn sóng thiên di của Hoa Nam xuống ĐNÁ cùng lúc gặp cánh người gốc Ấn thiên di từ tiểu lục địa Ấn Hồi di chuyển tới ĐNÁ, cùng các nhóm nhỏ hơn đến từ Đông Phi, từ bán đảo Ả Rập cũng đến cư trú tại ĐNÁ khi toàn vùng bị đế quốc Anh cai trị, thực tế này đã biến đa số cư dân vùng ĐNÁ theo Hồi Giáo.

Đế chế Khmer/Angkor ngay từ thế kỷ 11 đã là đế chế rất hùng mạnh cai trị toàn vùng đất nay là Thái Lan, một phần Miến Điên, Cambodge, cùng cả miền Nam nước ta, luôn cả Mã lai Á, Đế chế Khmer/Angkor theo cả Ấn Giáo lẫn Phật Giáo, cho nên tiên khởi đền Angkor Wat, Angkor Thom được xây dựng theo motip Ấn Giáo, mãi đến năm 1177 vua Khmer là Jayavarman VII mới chuyển đổi hoàn toàn theo Phật Giáo như ta biết hôm nay.

Trình bày vắn gọn như vậy để ta có thêm vài khái niệm về các thay đổi về mặt nhân chủng, văn hóa cũng như chiến lược trong vùng ĐNÁ, vốn được coi là điểm hội tụ của bốn vùng văn hóa chính là Âu Châu, Trung Đông/Lưỡng Hà, Ấn Độ cũng Hoa Lục. Vào thời điểm toàn vùng trải qua các thay đổi rộng lớn như vậy thì bên ta, nhà Hậu Lê bước vào thời kỳ cường thịnh, nhưng cũng đánh dấu các rạn nứt trong giới lãnh đạo triều Lê khi vương quốc Chiêm Thành bị đẩy đến chỗ phải nhường từ từ lãnh thổ cho nước ta, khiến diện tích nước ta đến thế kỷ 16 đã mở rộng gần gấp đôi vùng châu thổ sông Hồng. Hướng mở rộng biên cương vẫn tiếp tục theo kế tằm ăn dâu đã đẩy người Chăm phải từ bỏ quê hương của mình đến lưu lạc tại Cambodge là chính yếu trong khi một bộ phận khác thiên di xuống phương nam bằng đường biển (Cộng đồng người Chăm tại Cambodge hiện nay khá lớn, theo Hồi Giáo ngay từ trước khi họ bị VN xâm chiếm). Khi vùng chiến lược Chiêm Thành lên đến Tây Nguyên bị VN chiếm thì Chân Lạp ở vùng châu thổ sông Cửu Long vốn là lãnh thổ của người Khmer, không thể giữ được trước áp lực của Việt Nam, cùng kết hợp với làn sóng di dân của người Minh Hương, cho nên một nửa vùng châu thổ sông Cửu Long bị VN chiếm (nay thuộc Miền Tây Nam nước ta). Nhưng ở phía trung tâm của đế chế Angkor xưa vào thế kỷ 15 nổi lên một thế lực mới có nguồn gốc từ Quảng Tây, cũng gốc Âu Việt, do áp lực của nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh đã tràn xuống Phương Nam, thanh toán đế chế Angkor vào thế kỷ 15, thành lập nước Thái Lan mà ta biết hôm nay, tình hình đó khiến Khmer/Angkor phải di chuyển thủ đô về vùng đất nay là Phnom Penh

Trước các thay đổi sâu rộng làm ảnh hưởng đến thế chiến lược trong toàn vùng, với các thế lực mới hình thành, vào thời điểm sức mạnh Phương Tây trong vùng chưa trở thành thế lực thống lĩnh kiểu thực dân chủ nghĩa thì công cuộc bành trướng lãnh thổ xuống phương nam, được thực hiện trong giai đoạn gần 200 năm mà lịch sử ta gọi chung là thời kỳ Trịnh/Nguyễn phân tranh. Đó là bước tiến tự nhiên trước áp lực của Hán ở phương bắc, nay đủ hiểu biết về tự nhiên về thế giới, cũng như trước áp lực dân số ngày càng gia tăng khiến cả Hán lẫn Việt đều phải tìm mọi cách mở rộng lãnh thổ gọi chung là: “không gian sinh tồn xuống phương nam”.

Khi thế lực Phương Tây đã đủ hiểu biết về vùng lãnh thổ gọi chung là EURASIA, về Hán Hoa, Ấn Độ, cũng như người Nga thì chiến lược toàn cầu nhắm vào Á Châu TBD đã bắt đầu được manh nha hình thành, với các thử nghiệm chiến lược nhằm đối phó với khối Hồi Giáo, Nga, Tầu cũng như các vùng biển phụ cận, chủ trương cùng chính sách có thể khác nhau vào mỗi giai đoạn của lịch sử, nhưng chính yếu là thâu tóm tối đa quyền lợi về kinh tế song song với việc tìm học cặn kẽ về thế giới Phương Đông huyền bí. Mỗi dân tộc trong các vùng địa lý khác nhau thuộc EURASIA, tùy thuộc vào văn hóa của mình, phản ứng trước sự xuất hiện của thế lực thực dân đế quốc Phương Tây mỗi nơi phản ứng mỗi khác, nhưng tựu chung các chiều hướng bành trướng lãnh thổ thông qua chiến tranh bị thúc đẩy bởi áp lực dân số bị tạm thời ngừng lại để thay thế bằng làn sóng thiên di trong thời thực dân. Cụ thể là công cuộc bành trướng lãnh thổ của VN, Xiêm La (Thái Lan ngày nay) bị khựng lại khiến cho nước Cambodge, Lào vẫn tồn tại độc lập như ngày nay. Nhưng tình hình đó không thể cản trở công cuộc xâm lăng mềm giữa nước lớn nhắm vào nước nhỏ hơn trong vùng, thông qua con đường thiên di, nhất là các thế lực thực dân tại chỗ không thực sự ý thức đúng mực về ảnh hưởng chiến lược của làn sóng di dân, về lâu về dài sẽ làm thay đổi tương quan chiến lược giữa các thế lực lớn trong vùng địa lý/chính trị nhất định, và dĩ nhiên cũng thay đổi tương quan đông/tây trên quy mô toàn cầu.

Như đã trình bày trên, văn minh Phương Tây được truyền bá trực tiếp đến Tầu (thông qua các cố đạo Dòng Tên Cổ) cũng như đến Nhật Bản thông qua người Hòa Lan (ngay từ thế kỷ 16 học thuật Phương Tây đã được dịch sang tiếng Nhật, tức là trước Tầu, nên Nhật tiến bộ hơn Tầu là tự nhiên), việc này về lâu dài sẽ dẫn tới cuộc đối đầu giữa hai thế lực lục địa và đại dương khá giống với bài học lịch sử xảy ra tại Âu Châu giữa Anh Quốc với Âu Châu Lục Địa. Nhưng tại địa bàn ĐNÁ làn sóng di dân người Hoa đến toàn vùng đã tạo cho người Hoa trở thành một quyền lực kinh tế thống lĩnh trong thực tế toàn vùng, từ kinh tế quyền lực ấy mau chóng trở thành quyền lực chính trị sẽ nổi lên chi phối toàn vùng khi thế lực thực dân suy yếu, bị buộc phải rời khỏi các vùng thuộc địa (sau thế chiến II). Chuyển qua thế kỷ 20, đối đầu tay ba trên vùng Đông Bắc Á tuy rằng phát huy được tác dụng nhằm ngăn chặn đà bành trướng của Nga ra TBD, nhưng vùng hiểm yếu tại ĐNÁ hầu như bị bỏ ngỏ để mặc cho thế lực di dân Hán tự do bành trướng, thâu tóm quyền lợi kinh tế nhằm củng cố cho một nước Quảng Đông Hải Ngoại (chiến lược Balance of Powers giữa Nga-Nhật-Tầu không hề dụng được ở ĐNÁ).

Nước Tầu hải ngoại này trở thành một phần trong chiến lược xây dựng ảnh hưởng của cả hai phe Quốc/Cộng trong cuộc nội chiến bên Tầu xảy ra từ sau cuộc Cách Mạng Tân Hợi năm 1911 do Tôn Văn lãnh đạo, Tưởng Gới Thạch tiếp nối Tôn Văn. Trong khi thế lực CS do Mao thành lập từ năm 1927 với một chiến lược toàn diện nhằm cùng lúc chủ trương liên kết với Nga chống lại Âu Mỹ, khi Nga mất lợi thế không thể cung cấp cho Tầu các đòi hỏi về kinh tế thì Mao chuyển qua theo Mỹ chống lại Nga. Trong suốt chiều dài lịch sử đến trên 80 năm, Mao coi chiến lược bí mật thao túng ĐNÁ thông qua cánh Hoa Kiều tại chỗ là chiến lược trung tâm trong chiến tranh lạnh giữa Mỹ với Nga, chiến tranh du kích tại ĐNÁ trong chiến tranh lạnh đều là ngoại chiêu của Mao cùng kết hợp với chiến tranh nóng tại VN để lôi kéo Mỹ nhập cuộc chơi sống còn tại Á Châu Lục Địa, để buộc Mỹ phải rời bỏ VN cùng Đông Dương, đặt VN trở thành một tỉnh phiên thuộc của Tầu từ sau năm 1975.

Thật tiếc là trong điều kiện chiến lược trên toàn vùng thay đổi như vậy, thì VN ta chưa hình thành được một tầm nhìn đầy đủ về Trung Hoa, chứ chưa nói đến vùng ĐNÁ bị Hoa Kiều lãnh đạo trong thực tế, trong khi các thế lực Phương Tây trước sau gì cũng phải ra đi, để lại cho ĐNÁ một khoảng trống quyền lực, trong khi các thế lực chính trị tại mỗi nước chưa được hình thành nhằm thay thế thực dân cũng như bảo vệ quyền lợi kinh tế của quốc gia mình. Thực ra tại ĐNÁ bên cạnh cuộc chiến du kích do CS/Tầu dật dây phía sau, vẫn còn một cuộc chiến khác trong lòng từng nước tại ĐNÁ để vừa buộc giới Hoa Kiều phải chấp nhận nơi họ sinh sống là quốc gia của họ, đồng thời củng cố sức mạnh kinh tế/xã hôi/chính trị vào tay người bản xứ, các diễn biến tại Mã lai Á dưới thời Ô Mahatir làm Thủ Tướng là rất rõ cho toan tính này. VN là quốc gia nằm ở trung tâm của cuộc tranh chấp gay go đó, và cũng chính là nước mà giới trí thức vẫn còn chịu ảnh hưởng sâu rộng nhất của Tầu, nên là nước bị Tầu chi phối nặng nhất đối với toàn vùng ĐNÁ (dĩ nhiên các nước ĐNÁ khác lại bị trở ngại về vấn đề Hồi Giáo).

b / CS/VN thống nhất đất nước là cho Tầu và vì Tầu

Người Việt nói chung, ngay cả trí thức khoa bảng trẻ sau này, vẫn chưa ý thức đầy đủ về thời kỳ lịch sử đầy oan nghiệt này, nên chỉ suy nghĩ đến cuộc chiến Quốc/Cộng trong khuôn khổ VN mà thôi, mà quên đi rằng: “cả hai thế lực VN đối đầu nhau trong thời gian dài đến tận ngày nay cũng chỉ là màn bi kịch liên quan đến cuộc đối đầu quyết liệt giữa Hán Hoa với thế lực toàn cầu đại diện bởi Mỹ. Cho nên 38 năm qua, khi CS/VN thống nhất cả nước là thống nhất cho Tầu, vì Tầu chứ không phải cho và vì độc lập cùng quyền lợi của dân tộc Việt, vì không hiểu thực tế chiến lược này nên người Việt CS cứ nhởn nhơ đem nước chánh thức giao cho Tầu, chánh thức xin được xử như tỉnh trực thuộc Bắc Kinh, người Việt CS trong nước tận tụy thi hành chính sách hủy diệt văn hóa lịch sử nước ta vì khi mất sử thì nước chả bao giờ còn có cơ hội khôi phục lại được nữa, người Việt CS còn ra sức thi hành chủ trương thao túng cộng đồng VN sinh sống tại hải ngoại.

Mặt trận hải ngoại đối với MSS là cực kỳ quan trọng, vì các tinh hoa của dòng tộc VN nay tập trung tại nước ngoài, nếu 38 năm qua mặt trận trong nước đã ngã ngũ nằm trong tay Tầu thì mặt trận tại hải ngoại vẫn đang trong hồi quyết liệt. Phân tích kỹ lưỡng thời kỳ này sẽ cho ta hiểu thấu đáo hơn về lịch sử hiện đại của dân tộc ta chứ không đơn giản như vài trí thức khoa bảng người Việt chỉ biết truy tìm vài dữ kiện của quá khứ rồi cứ lập đi lập lại để cố chứng tỏ rằng ta là người có học vị. Khi am hiểu thế phức tạp trong cuộc chiến đầy oan nghiệt mà dân tộc ta đang trải qua, ta mới biết cách giải thích về các mâu thuẫn sảy ra giữa người Việt với nhau tại hải ngoại cũng như ở trong nước Việt, cũng như cách thức mà tình báo Hoa Nam MSS dàn dựng, thao túng các đòn phép nhằm làm phân hóa cộng đồng người Việt tối đa như thế nào. Chúng hy vọng rằng, chỉ trong mươi năm tới đây khi các thế hệ già chết hết, thế hệ trẻ trong nước cùng hải ngoại chả còn biết gì về sử nước nhà nữa, thậm chí chúng còn không đọc nổi những câu tiếng Việt phức tạp thì làm sao chúng hiểu được sử nước nhà (cứ xem mấy bài luận văn của học trò trong nước là đủ thấy mức độ tàn phá văn hóa lịch sử Việt được thi hành toàn diện đến như thế nào). Cần lưu ý rằng: thời gian chẳng còn nhiều, mươi năm thật là ngắn ngủi đối với lịch sử, liệu ta có thể tạo dựng được một đội ngũ những người trẻ hiểu biết về lịch sử dân tộc để thay thế lớp già đang từ từ rơi rụng hay không, đó là câu hỏi rất lớn đối với mọi người Việt.

Thực tế đó cho thấy, trong khi tinh thần chống ngoại xâm Hán tộc trong nước bị tạm thời tê liệt, thì trung tâm lãnh đạo cuộc chiến chống ngoại xâm thực tế được chuyển ra hải ngoại, cụ thể là tại Mỹ, mặc dù cũng tại Mỹ sự phân hóa giữa người Việt với nhau trở thành quyết liệt, xin giải thích đôi điều:

6 - Phân hóa giữa người Việt với nhau tại hải ngoại

Việc này xuất phát từ chiến lược của Mỹ đối với thế giới trong đó có liên quan đến VN, đối với Mỹ thì VN tạm thời trở thành một tỉnh của Tầu là chủ trương chiến lược của Mỹ để bảo đảm rằng Tầu đứng hẳn về phía Mỹ chống lại LX trong chiến tranh lạnh, việc rút VN ra khỏi ảnh hưởng của Tầu nằm trong bước kế tiếp của chiến lược, mà thực ra đối với Mỹ thì việc này cũng đã được chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt chiến lược rồi. Thời gian trên 20 năm qua thực ra cũng chỉ là bước tiến triển của tình hình nhằm làm sống lại tinh thần dân tộc trong số đảng viên CS người Việt thuộc nội bộ đảng CS/VN mà thôi, mỗi bước tiến của mối quan hệ Việt-Mỹ đều được ghi dấu bởi một kiểu tham gia theo cách nào đó đối với nhóm đảng viên CS người Việt trong việc tiến sát lại gần hơn đến với Mỹ nhưng không làm cho Bắc Kinh phải âu lo thái quá. Ta chứng kiến việc này thật rõ ràng mỗi khi VN ngả thêm về phía Mỹ thì ngay sau đó, thế nào VN cũng phải làm một cái gì đó để giữ cân bằng với Tầu. Dĩ nhiên Tầu cũng tự biết là Mỹ muốn gì trong con cờ VN, cho nên Tầu càng ra sức chứng tỏ cho Mỹ cùng thế giới biết rằng: “VN là một tỉnh của Tầu”. Khi Tầu tuyên bố chủ quyền của Tầu trên biển Đông là không thể bàn cãi, thì câu đó cần được hiểu là: “VN là một tỉnh của Tầu là vấn đề không thể bàn cãi” phải hiểu như thế mới thấy rõ thực chất của tình hình hiện nay. Chính sách của Mỹ đối với VN do thế ngày càng tiếp cận VN hơn, dành cho VN/CS những ưu tiên được coi như bảo đảm về mặt chiến lược về lâu về dài cũng như chuẩn bị cho một VN mới trong tương lai. Chủ trương thực tiễn của Mỹ được ứng dụng từ Liên Bang đến địa phương, nói chúng là mở cửa đón nhận làn sóng di cư của tiền bạc do nhóm CS chiếm hữu được trong nước, cũng như hợp tác ngày càng mật thiết hơn đối với đảng CS/VN.

Trong tình huống đó, người Việt hải ngoại chia làm hai khuynh hướng “thứ nhất là: chống cộng tối đa, không tin bất cứ thứ gì đảng CS nói, vì những kinh nghiệm quá đắng cay suốt trên 60 năm qua, thứ hai nói chung là thực tiễn dựa trên nhận định là: cần hợp tác với người CS để tạo niềm tin giữa người Việt với nhau, chiến tranh đã qua lâu rồi, bây giờ đâu phải là lúc chống công kiểu xưa nữa, lấy gì mà chống khi quyền lực chẳng có gì trong tay, cần theo đúng chủ trương của Mỹ”, hai khuynh hướng này thực tế làm phân hóa nghiêm trọng trong khối người Việt hải ngoại nói chung và dĩ nhiên cánh CS cũng biết khai thác tối đa cuộc tranh luận này để thao túng tình hình sao cho có lợi tói đa cho Tầu.

Khối người Việt chủ trương chống Cộng tối đa lập luận rằng không thể tin vào bất cứ truyện gì mà đảng CS nói, những việc họ đã làm trong suốt 70 năm qua đều phản lại với quyền lợi của dân tộc, phục vụ cho quyền lợi của Tầu. Nhưng nếu nhìn vào chiều sâu của chủ trương này: “chính là nhắm tới việc kiên quyết đề cao chính nghĩa dân tộc mà VNCH đã nhất mực theo đuổi, và vì lá cờ VNCH mà cả triệu người đã nằm xuống, nên vì vong linh của người đã chết, những người VNCH còn sống có chính nghĩa và phải quyết liệt chống lại đảng CS/VN cho đến khi cái đảng ấy phải bị tan rã”. Chỉ khi nào thế lực CS tan rã thật sự, quyền lực kinh tế và chính trị được trả lại cho nhân dân thì lúc đó trắng đen mới ngã ngũ, cho nên chống cộng là vấn đề thuộc về đạo đức làm người VN đúng theo truyền thống dân tộc, được thể hiện rõ nét bởi cái chết oanh liệt của những người đã tuẫn tiết hoặc bị chết cho đến khi chính quyền VNCH sụp đổ ngày 30-4-75, chống cộng sản Hà Nội chính là sự tiếp nối của cuộc chiến tranh đầy chính nghĩa đó.

Đặc biệt đối với những người đã một thời giữ chức vụ quan trọng trong chính quyền cùng quân đội VNCH, đã ra đi trước ngày 30-4-75 trở về hợp tác với chế độ CS dù dưới hình thức nào đều rất dễ bị lên án là đi trái với truyền thống của dân tộc. Nhưng thực ra khi quan sát kỹ lưỡng khối người Việt hải ngoại, ta thấy tuyệt đại đa số vẫn chủ trương chống lại chế độ CS trong nước ở những mức độ khác nhau, nhìn chung họ đều là những người theo chủ nghĩa lý tưởng đúng theo truyền thống VN, cũng giống như bất cứ cộng đồng di dân nào khác, họ thuộc khối đa số những người Việt thầm lặng. Tuy vậy, đa số đó cảm thấy buồn lòng khi các tổ chức chống cộng ngày càng trở nên manh mún biểu hiện tình trạng phân hóa nặng nề trong khối người Việt hải ngoại, thực tế đó cho thấy: người Việt hải ngoại cũng như dân Việt nói chung đang chờ đợi cơn sóng thần quét sạch mọi tàn dư do chủ nghĩa thực dân Hán cài vào nước ta.

Những người chủ trương thực tiễn nghĩ rằng, trước 75 VNCH với chính quyền cùng quân đội như vậy còn bị CS đánh bại, cho dù đó là kết quả của các sắp xếp quốc tế, thì việc này càng chứng tỏ rằng quốc tế họ ủng hộ Hà Nội, chẳng ủng hộ con đường đấu tranh cực đoan. Nên người Việt hải ngoại chẳng nên viện dẫn bất cứ lý do gì để chống lại nhà cầm quyền trong nước, vả lại trong nước CS đang bị áp lực phải cải cách, ta nên nương theo thế đó hợp tác với người CS tiến bộ để thúc đẩy đà cải cách tiến mau hơn, nhằm sớm đem lại tự do cho dân tộc. Chủ trương hợp tác với nhà cầm quyền Hà Nội được giải thích tóm gọn như trên cũng mới chỉ là khái quát mà thôi, dụng vào thực tế, phức tạp hơn nhiều, vì có liên hệ đến đường lối của Mỹ đối với VN, cũng như việc Mỹ dành cho cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh một số lợi thế nhất định trong việc để cho tình báo Hà Nội hoạt động công khai trong cộng đồng người Việt, phía an ninh Mỹ chỉ âm thầm theo dõi quan sát mà thôi, tránh tối đa mọi sự can thiệp nếu chưa có chỉ thị trực tiếp từ cấp trung ương tại Washington.

Cần lưu ý là tại các nước dân chủ chính quyền địa phương độc lập về pháp lý và tài chánh, họ có toàn quyền thi hành các chủ trương có lợi cho địa phương họ miễn sao không trái lại với chủ trương của liên bang là được, các chủ trương của địa phương (Tiểu Bang, Quận Hạt, City) chủ yếu liên quan đến việc thu hút tiền bạc của các nước khác có lợi thế làm ăn, đầu tư vào Mỹ. Cho nên giữa các cấp địa phương luôn cạnh tranh nhau để phát triển, nếu mất lợi thế phát triển, thành phố bị suy tàn, như Detroit là rõ nhất. Tầu và VN cho dù thế nào đi nữa, vẫn là các nước mới nổi có chút đỉnh của cải, người dân vốn chưa có dịp nhìn thấy thế giới bên ngoài trong khi trong nước họ đầy dẫy bất ổn, loạn lạc, giáo dục yếu kém. Nên đa số người dân các nước đó luôn có ước mong được di cư đến Mỹ để sinh sống, người đâu của đó, khi họ đến Mỹ thì của cải của họ cũng theo họ vào Mỹ, chính quyền các địa phương Mỹ ra sức chiêu dụ làn sóng tiền bạc đổ vào địa phương là vậy. Để thực hiện được chủ trương này địa phương sẵn sàng xây dựng người được họ chọn để liên hệ với phía bên kia (thí dụ là Hà Nội) để chiêu dụ tư bản Hà Nội tìm đường đến cư trú vĩnh viễn tại địa phương đó, tiền bạc đổ vô thì kinh tế phát triển, chính quyền tăng thâu thuế.

Quan sát diễn biến tại San Jose trương mươi năm qua cho thấy vài điều hay ho, khi thị trường địa ốc bắt đầu lung lay, ngay cả nhóm realtors chuyên nghiệp người Việt tại Bắc Cali cũng chưa biết việc đó, khi đọc báo cáo vẫn nói tới giá nhà đất vẫn hot (nóng) nhưng giới buôn bán địa ốc lớn tự biết, hot là với nhà để ở tại một số vùng nhất định nào đó mà thôi, chứ đối với một số khu vực khác không dễ, vậy làm sao để bán các bất động sản đó với giá cao ngất ngưởng (ai chết mặc ai). Tại đường Story nơi đông đảo thương mại người Việt tập trung, hiện diện hai trung tâm thương mại lớn là khu Walt Mark và khu Grand Century mall, ở giữa là khu vực rộng lớn gồm 4 building trước kia là nhà kho của Cty HP bỏ trống đã lâu, vậy làm sao để bán mà người mua lại duy nhất chỉ là nhóm người Việt. Thế là thành phố San Jose bèn dựng lên nghị viên gốc Việt là Madíson Nguyễn để làm môi giới vụ bán buôn này cho nhóm đại diện người Việt có liên hệ đến nhóm tư bản VN trong nước thông qua việc thành lập một LLC (Cty trách nhiệm hữu hạn) để bán từng lot cho người Việt buôn bán nhỏ tại San Jose, nhiều người đặt cọc tiền mua chỗ nhưng đành bỏ cuộc khi địa ốc vỡ tung hồi năm 2008. Madison và những người ủng hộ cô ta với sự tiếp tay của thành phố San Jose hầu như công khai thi hành chủ trương quyết thống nhất cộng đồng người Việt tại Bắc Cali theo cách của cô ta, tình hình này làm cho cộng đồng người Việt tại Bắc Cali phân làm nhiều mảnh.

Nhóm thi hành chủ trương phục vụ cho quyền lợi của chính quyền địa phương nghĩ rằng, nếu không làm như vậy thì quyền lợi cũng mất hết về tay cộng đồng thiểu số Mễ, họ đoàn kết hơn ta nên họ chiếm rất nhiều quyền lợi tại San Jose, ít ra có đến hai khu vực được gọi chung là Viện Đại Học Mễ tại San Jose (một ở đường Story, một ở đường Alum Rock). Trong khi đó cộng đồng người Việt tuy chỉ chiếm dưới 20% dân số tại San Jose, nhưng đóng góp cho thành phố cũng như quân hạt Santa Clara nhiều hơn cộng đồng Mễ cho dù họ chiếm 38% dân số San Jose, cho nên thi hành chủ trương của thành phố là phù hợp với quyền lợi của cộng đồng VN về lâu về dài.

Điều đáng nói ở đây không phải là vấn đề thi hành chủ trương nhập vào dòng chính tại Mỹ hay tại Âu Châu như thế nào (lợi ích ai cũng thấy), nhưng vấn đề chính là các lời tuyên bố trịch thượng của Madison Nguyễn đối với những người đã nằm xuống vì chính nghĩa của VNCH, mà ngay nay những người chủ trương chống cộng vẫn tiếp nối, cho nên Madison Nguyễn đã xúc phạm vào danh dự của khối người Việt thầm lặng tại Bắc Cali, đối với đạo lý của người Việt thì điều đó không thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Vấn đề liên quan đến mấy tổ chức chính trị đằng sau vụ này mới thực sự gây bất hòa giữa người Việt với nhau, trong vụ này có lẽ thành phố San Jose cũng như quận hạt Santa Clara nên tránh xa thì hay hơn: đó là các tổ chức chính trị đã một thời được người Việt hải ngoại tôn sùng, nay mất hết chính nghĩa, bị coi là thi hành đường lối của Hà Nội, gián tiếp phục vụ cho quyền lợi của Bắc Kinh vốn là chủ nhân của Hà Nội (tuy vậy cánh tư bản mới Hà Nội đầu tư vào địa ốc sau năm 2009 cũng đạt được một số thành quả, cũng có vài dự án đầu tư có lời, nhưng nếu bán đi thâu hồi vốn thì chú Sam cũng chiếm trên 50% lời ròng qua dạng thuế, xin miễn nêu tên dự án cụ thể) cả hai vụ này liên kết chặt chẽ với nhau khiến cho mối quan hệ giữa người Việt thầm lặng với thị trưởng Chuck Reed trở nên cay nghiệt, nhưng chả phía nào nói ra cụ thể.

Mở rộng ra bài học tại San Jose cho thấy nhiều nơi khác cũng đã sảy ra tình trạng tương tự, như tại Orange County Nam Cali, Houston Texas, Seatle cũng đã sảy ra những tình huống cay nghiệt như vậy (tại Houston thì nghị viên Hoàng Duy Hùng là tiêu biểu) nơi nào cũng có hai ba tổ chức cộng đồng khác nhau. Các diễn biến đó cùng lúc thể hiện cách mà chính quyền địa phương thi hành chủ trương chiêu dụ tiền của từ giới tư bản đỏ Hà Nội nên họ phải đẩy các con gà của họ phát biểu những câu gây schock đối với người Việt chống cộng nhằm lấy lòng Hà Nội và tạo tin tưởng cho giới tư bản đỏ Hà Nội (người Tầu cũng không mấy khác, nhưng kín đáo hơn vì các nhóm Hoa Kiều gốc Đài Loan, gốc Hoa Lục gốc Hong-Kong đều sinh hoạt riêng từng nhóm). Nhưng mặt khác, tình hình chính trị toàn cầu cho thấy thấy nhu cầu cần thống nhất khối người Việt tại Mỹ là cấp bách, để cộng đồng này sớm đi vào dòng chính Mỹ để chuẩn bị cho tương lai tới đây liên quan đến VN trong nước; nhưng cụ thể thế nào phía Mỹ không thể công khai nói huỵch toẹt cho cộng đồng người Việt hiểu được vì các mối liên hệ ngoại giao với Hà Nội.

Dù sao vấn đề nêu trên cũng chỉ liên hệ đến dòng chính Mỹ, còn một vấn đề khác liên hệ đến các tổ chức đấu tranh chính trị của người Việt tại hải ngoại cũng đã là đầu mối của bất đồng trong khối người Việt tại hải ngoại nói chung, việc này có liên can đến cá nhân cũng như tổ chức, thiển nghĩ cũng nên tìm hiểu thêm đôi điều.

Ông Nguyễn Cao Kỳ khi về nước tuyên bố lấy lòng giới cầm quyền Hà Nội bằng câu đại lợi như: làm gì có cộng đồng người Việt hải ngoại, lời nói này ám chỉ là chả hề có một tổ chức người Việt đúng nghĩa tại hải ngoại, vì thực tế hết thảy đã bị phía CS Tầu và Việt thao túng, viễn khiển từ xa. Khi Ô Kỳ nói như vậy cũng là theo lối mà Madison Nguyễn hoặc Hoàng Duy Hùng nói mà thôi, nhưng ta cần phân biệt giữa một tổ chức cộng đồng đã bị nát bấy như lời Ô Kỳ nói với thực thể khối người Việt hải ngoại gồm gần 2 triệu đang sinh sống tại Mỹ là thế lực chính trị có khả năng làm lệch cán cân quyền lực trong nước. Cho nên MSS của Tầu đặc biệt lưu ý Hà Nội về mặt trận hải ngoại với chỉ thị là: “bằng mọi giá phải thi hành mọi biện pháp công khai cũng như bí mật, xử dụng mọi công cụ tình báo như mua chuộc, gài bẫy để làm santa đối với việt kiều về nước để buộc họ phải thi hành chủ trương của liên đảng anh em Hoa-Việt” Phải xử dụng tối đa chiêu thức vu khống, khai thác tối đa các mâu thuẫn đã xảy ra trong cuộc chiến vừa qua, nổi bật nhất là vấn đề tranh chấp tôn giáo bằng các biện pháp cùng các bài viết tham chiếu sử liệu có lợi cho công cuộc phát động cuộc chiến tranh tôn giáo trong lòng xã hội VN. Cụ thể nhất là thời kỳ các cố đạo phương tây đến VN truyền bá Kyto giáo để chứng minh rằng người Việt Công Giáo chỉ phục tùng Roma mà thôi, mọi thành quả do công cuộc truyền bá văn minh phương tây, nhất là chữ Quốc-Ngữ, đều bị phủ nhận, đều bị gán cho là sản phẩm của Phương Tây nhằm nô dịch dân Việt. Chủ trương này là nhất quán trong suốt thời gian dài đã qua đến 70 năm nhằm hủy diệt sức sống cùng tiềm lực dân tộc, đã được một số người tự nhận là trí thức người Việt đã từng đứng trong hàng ngũ VNCH viết tài liệu ca tụng chủ trương như vậy, bẻ cong lịch sử giống nòi nhằm thi hành chủ trương của Bắc Kinh (chắc chắn họ bị gài theo cách này hoặc cách khác). Cho nên lời phát biểu mới đây của Ô Henry Kissinger là: “VN nên lợi dụng thời kỳ hòa hoãn tạm thời giữa Hoa/Mỹ để khôi phục lại nội lực dân tộc” quả thực là lời nói mang đầy đủ ý nghĩa của thời kỳ dài dân tộc bị CS/Tầu tàn phá toàn diện.

Về vấn đề hòa hợp hòa giải dân tộc, một số người có vài liên hệ với phía Mỹ nên khi người Mỹ nói về chủ trương khuyến khích cánh người Việt trong nội bộ đảng CS/VN biết trở về với dân tộc, cụ thể hơn là đứng về phía Mỹ, thì các vị đó vội nghĩ rằng thời cơ đang đến, nên bằng mọi cách tìm cách tiếp xúc với phía Hà Nội để kiếm chút quyền lực. Dĩ nhiên lập luận của họ là: “cần thực hiện hòa hợp hòa giải dân tộc”nhưng quan trọng là như thế nào?  lúc nào?  cả hai phía ai đủ tư cách đại diện lãnh đạo công cuộc hòa giải đó, chứ đâu có thể là do một cá nhân tiếp xúc với vài giới chức CS với tư cách cá nhân để bàn về vài vấn đề lặt vặt mà xong được. Khốn nỗi mấy Ông trí thức đó xổ toẹt về chính trị, tình báo, chỉ quen suy nghĩ nhỏ, có thể đóng vai chuyên viên, nhưng vẫn cần được kiểm soát chặt chẽ, họ không thể là mẫu người của thời kỳ chiến tranh quyết liệt và cực kỳ phức tạp hiện nay được.

Thời điểm này đòi hỏi phải là bậc thầy về chính trị/quyền lực mới có thể đáp ứng được một phần nào đó của việc nước trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai, vì ta đang tiến hành chiến tranh toàn diện với thế lực Tầu chứ không phải chỉ là giữa Việt với Việt như nhiều người nghĩ. Thực tế của tình hình cho thấy, ngay cả người tự nhận là Việt nói và viết tiếng Việt rất sành sõi, quá khứ rất minh bạch và kiểm chứng được rõ ràng, cũng chưa chắc cái tâm của họ còn là VN, vì họ có thể đã bị phía tình báo CS/Hà Nội hoặc cao hơn là một nhánh của MSS gài rồi thì sao, cho nên mấy ông trí thức muốn hòa hợp hòa giải vô điều kiện với Hà Nội thực tế cũng chỉ là những tay cơ hội mà thôi. Ông Nguyễn Cao Kỳ bị đả kích dữ dội là vậy, cho dù Ông đã từng là Thủ Tướng VNCH nên dễ có thái độ coi thường một số người cũng như giới trí thức Miền Nam, khi về nước làm thương mại mà lại phát biểu kiểu đó cho thấy ông chả biết gì về tình hình chính trị thế giới để liệu đường mà đi, để chứng tỏ với mọi người là: Ông vẫn còn là người còn năng lực tham gia việc nước trong tương lai, cái chết khá bất ngờ của ông có lẽ cũng chả mấy bất ngờ với một ai đó. Cũng giống như Ô Cựu TT Thiệu vậy, khi Ô Nguyễn Tiến Hưng viết sách về VNCH thời điểm gần ngày 30-4-75 là tôi đã thấy bất ổn rồi, vì cái biết của Ông Hưng cũng chỉ mang tính lụn vụn mà thôi, cái biết chính thì Ô Thiệu đã mang xuống truyền đài rồi.

Đối với một số tổ chức chính trị như nhóm Nguyễn Hữu Chánh, Đào Minh Quân hoặc một số nhóm khác mới lập sau này, chẳng qua cũng chỉ là nối kết của vài sự quen biết với vài người Mỹ vô danh nào đó mà thành, mục đích cũng chỉ làm phân rã thêm cộng đồng người Việt mà thôi. Phía Mỹ quả thực chưa muốn khối người Việt thống nhất toàn diện trong suốt 38 năm qua, vì làm như vậy tức là thống nhất để cánh CS Tầu và Việt xử dụng và cộng đồng đó có thể cản trở chủ trương chính sách của Mỹ đối với VN, cho nên Việt Tân tuy có tiềm năng rất mạnh so với mọi tổ chức khác vẫn không thể thao túng được khối người Việt hải ngoại. thế mạnh của Việt Tân thực ra chả là gì đối với tình báo Hà Nội, cũng như MSS, họ có cả một quá trình được thử thách và xây dựng gần trăm năm qua, chân rết khắp nơi trên thế giới, nhất là khi mạng lưới Hoa Kiều hải ngoại được vận động để thi hành một chủ trương chiến lược nào đó thì ngay cả tình báo Mỹ cũng phải dè chừng.

Như vậy Việt Tân lấy sức gì để đơn độc chống lại CS Hà Nội, ngay cả tình báo thời Đệ Nhất VNCH cũng chưa thể được coi là ngang cơ với tình báo Hà Nội vì đằng sau tình báo Hà Nội là MSS. Cho nên khi Việt Tân chủ trương lật đổ đảng cầm quyền ở Hà Nội người biết việc chỉ cười trừ mà thôi, vì những tay như Nguyễn Kim, Hoàng Cơ Định, Lý Thái Hùng đều là những tay làm chính trị theo lối mà CS vẫn dụng, hoàn toàn không được đào tạo đến nơi đến chốn về quyền lực nên hiểu biết rất non kém về thế giới. Làm chính trị với mục tiêu đề ra lớn như vậy mà tất cả những người tham gia thành lập tổ chức vẫn chưa xác định được kẻ thù chiến lượccùng cách đối phó với kẻ thù đó như thế nào, liệu tổ chức đó có thể hoàn thành được sứ mệnh đã đề ra hay không, làm cách nào để tổ chức như vậy biết đề ra các chủ trương sách lược đấu tranh mang tính toàn cầu, bế tắc cũng là truyện thường tình.

Trong những năm sau này Việt Tân quen xử dụng chiêu thức toa rập với trong nước để dựng lên những sự kiện chống đối đầy nghi vấn để chứng tỏ là tổ chức vẫn hoạt động trong nước, nhưng dù sao, có vẻ như họ đang chuẩn bị theo hướng hòa hợp hòa giải dân tộc với người CS. Khi đó họ lại đi vào vết xe đổ của mấy ông trí thức chưa quen với quyền lực thật sự. Họ hy vọng là trong buổi giao thời phía CS sẽ dành cho họ vị trí của một thế lực bình phong để thực hiện công cuộc chuyển hóa theo cách mà Hà Nội cùng Bắc Kinh cấu kết thực hiện chiến lược tự cải cách giữa người Việt với nhau để tránh các áp lực của thế giới, kế sách đó của CS/VN thực ra cũng chỉ là: xanh vỏ đỏ lòng mà thôi để Tầu có thời gian biến VN thành một tỉnh thực sự của Hán.

Trong vai trò của tổ chức bình phong, Việt Tân hy vọng có thể được giao cho một số chức vụ dân cử trong Quốc Hội CS để lâu dài trở thành một đảng chính trị đại diện cho phía VNCH, tôi nghĩ đó là toan tính của VT trong điều kiện cụ thể hiện nay, nhưng vẫn cần chờ xem việc gì sẽ sảy ra.  Như thế dù giải thích theo cách nào cũng vẫn là xanh vỏ đỏ lòng mà thôi, Hà Nội cũng như Bắc Kinh chẳng hề có thẩm quyền để làm việc đó, vì mối tương quan về chiến lược khiến Bắc Kinh bị buộc phải thi hành việc chuyển giao tỷ lệ ảnh hưởng 50-50 như diễn biến cụ thể của tình hình đang chứng minh như vậy. Cũng cần lưu ý là: tỷ lệ 50/50 cũng chỉ mới là bước khởi đầu của tiến trình dân chủ hóa thật sự nước VN cùng toàn cõi Đông Dương mà thôi, các diễn biến quốc tế rồi ra sẽ đẩy Tầu đến chỗ bị buộc phải nhượng bộ toàn diện về vấn đề VN.

a – Công cuộc chống Hán tại mặt trận quốc ngoại

Phải khách quan nhìn nhận rằng, khi thế lực Âu-Tây xuất hiện trên đất nước ta, so với các lân bang trong vùng ĐNÁ thì cách thức mà ta chống lại Âu-Tây rất đa dạng và quyết liệt, điều này tuy có cái hay nhưng cũng lắm cái dở, cái dở nhất là ta chả mở mang dân trí, dân khí như lời cụ Phan Chu Trinh đã nói tới, ta coi chống ngoại xâm mới là ưu tiên số một phải theo đuổi mà quên đi rằng, thiếu dân khí, dân trí thì quyền lực kinh tế cũng mất về tay ngoại bang khi đó quyền lực chính trị trở nên vô nghĩa, đó là thực tế ta đang chứng kiến hôm nay đây. Ta chống Tây nhưng chẳng hề suy xét xem Tây đã làm gì cho ta để ta có sức mạnh tinh thần thoát khỏi gông cùm của Hán, ấy là chưa nói đến việc ta xử dụng sức mạnh của ta để khuất phục Hán khôi phục lại niềm tự hào Bách Việt xưa. Ta cũng phải nhìn nhận rằng khi Hán gặp cảnh tang tóc vì bị Âu-Tây làm nhục thì chúng cũng biết quật khởi để vừa đánh Tây vừa xâm thực ta vốn là chỗ khó ngoạm nhất đối với Hán, nên chúng đã dụng lại kế tráo vua nhắm vào nước ta - như khi xưa Lã Bất Vi đã dụng kế này trong lịch sử Tầu - để đẩy ta vào chiến tranh liên tục thay cho Hán, mọi thành quả do Hán thâu tóm, dân ta bị suy nhược chẳng còn sức để chống lại ách cai trị của chủ nghĩa thực dân mới do Hán tung ra.

Trong 38 năm qua, đa số người Việt đã sai lầm khi nghĩ rằng chiến tranh VN đã chấm dứt, bây giờ là lúc người Việt cần hợp tác với nhau để xây dựng lại đất nước, nhưng người Miền Nam dù nông thôn hay thành thị đều cảm thấy bẽ bàng khi bị Hà Nội coi như công dân hạng hai. Hàng loạt các chính sách được thi hành sau ngày 30-4-75 đều mang mục tiêu tàn phá tận cội rễ xã hội cũng như con người VN mà VNCH đã cố gắng xây dựng cùng bảo lưu ngay trong lúc chiến tranh sảy ra ác liệt nhất. Cả nước đã bị một coup lừa quá nặng do Tầu dàn dựng từ phía sau, CS/VN chỉ là công cụ thi hành mặt nổi mà thôi. Cho nên từ sau ngày 30-4-75 chiến tranh tại VN chỉ chuyển qua một giai đoạn mới, ta gọi đó là thời kỳ hưu chiến lần thứ hai để chuẩn bị cho cuộc chiến chống Hán mới được thực hiện trên quy mô toàn cầu nhằm buộc Hán phải quy phục và từ bỏ hẳn tham vọng bành trướng lãnh thổ như truyền thống lâu đời của Hán. Hình thái của cuộc chiến này phức tạp hơn rất nhiều lần so với hai cuộc chiến tại VN trước kia, trải rộng trên quy mô toàn lục địa EURASIA bao gồm luôn cả thế giới Hồi Giáo nhắm tới việc thiết lập một trật tự mới cho toàn EURASIA nên số người được biết về cuộc chiến này không nhiều.

Nhất là hàng loạt các chiêu thức được dàn dựng dựa rất nhiều vào lý thuyết chiến tranh hiện đại ứng hợp với lịch sử lâu đời của Á Châu lục địa và cũng đánh dấu bước kết thúc một thế kỷ chiến tranh trên Đại Lục Địa Này, để mở ra một trang sử mới cho nhân loại.

Do vậy trên 38 năm qua phải được kể như thời kỳ chuẩn bị cho một cuộc đối đầu mới giữa Mỹ là đại diện cho quyền lực toàn cầu với thế lực Hán Hoa, trong toan tính chiến lược đó VN được tạm giao cho Bắc Kinh cai trị như một tỉnh vòng ngoài của Hán. Dĩ nhiên Hán cũng chỉ mù mờ nhận thấy rằng Mỹ cũng đang toan tính vật Hán, nhưng cụ thể như thế nào thì Hán chưa thể chắc chắn, do thế Hán đã ra sức xử dụng mọi chiêu lộ liễu ra mặt công khai chiếm lĩnh VN, công khai thu vét của cải của VN dưới mọi hình thức, trong 20 năm qua VN bị Bắc Kinh bóc lột gần 200 tỷ dollar đà này còn đang gia tăng (hãy nhớ là trên 90% công trình xây dựng tại VN đều lọt vào tay các công ty Hán, cty VN chỉ làm sub contract cho cty Hán mà thôi). Thêm vào đó tài nguyên trên biển, đất liền bị chúng dùng áp lực chiếm đoạt bằng các thỏa thuận che đậy bề ngoài mà thôi, chúng thực hiện các công cuộc đầu tư khai thác tài nguyên (như Bauxit Tây Nguyên) thực ra chỉ là cách chúng chuyển lính Tầu giả dạng công nhân để lập các căn cứ quân sự trên lãnh thổ ta, chúng ép Hà Nội cũng như chính quyền địa phương (rất nhiều bí thư đảng ủy CS/VN cùng các quan chức phụ trách các ban ngành tại các tỉnh bị gài bẫy để bị buộc phải thi hành quỷ kế của Hán, thí dụ như chúng buộc dân ta phải thờ HCM như thờ Phật, lịch sử nước nhà bị buộc không được dạy tại các trường học, thay vào đó học sinh được dạy tình thân hữu Việt Hán đời đời bền vững mấy ngàn năm qua, các cửa hiệu do Tầu làm chủ nhan nhản trên toàn cõi nước ta, chỗ nào cũng bảng hiệu chữ Tầu, cứ đà này thì cũng chỉ dăm chục năm nữa thôi đất nước VN sẽ vĩnh viễn mất về tay Tầu.

Thời kỳ này khác hẳn với mấy chục năm trước đây khi người Việt bị đẩy vào chiến tranh nên không có thời gian để suy nghĩ về thế giới cũng như dã tâm thực của kẻ thù Hán nhắm vào nước ta, cũng như tham vọng xâm lăng toàn thế giới, cho nên cuộc đối đầu hiện nay nguy hiểm hơn rất nhiều so với cuộc chiến tranh lạnh đã qua (chống lại LX). Ngày 30-4-75 tới như một cơn lốc bất ngờ đổ xuống Miền Nam, tuy là chiến thắng về mặt quân sự của Hà Nội, nhưng về mặt chiến lược thì biến cố đó mở ra một chương sử mới cho dân tộc. Đặc biệt đối với người Miền Nam, cùng lúc phải tìm mọi cách thoát hiểm khỏi ách thống trị của thực dân Tầu, đồng thời phải mang đầy đủ các tinh hoa của Việt Tộc ra hải ngoại, tiếp tục mở rộng và đào sâu thêm trên căn bản hệ thống hóa một cách toàn diện các hiểu biết về văn minh Phương Đông, dựa trên việc ứng dụng học thuật duy lý Phương Tây, để chờ dịp quang phục quê hương.

Do thế người Miền Nam nói chung, đặc biệt giới trí thức Miền Nam cho dù không được đào tạo đầy đủ về quyền lực, nhưng vẫn là bộ phận tinh anh của dân tộc phải đứng lên nhận lãnh lấy trách nhiệm cao cả là khôi phục lại nội lực dân tộc, sẵn sàng kết hợp với toàn cầu chống lại Hán, đồng thời giải phóng khối người Việt đã chịu ảnh hưởng bởi các lời tuyên truyền cùng áp bức do CS/Tầu thông qua CS/VN áp đặt lên quê hương (mặc dù cũng chả thiếu trí thức khoa bảng cơ hội). Nếu vì bất cứ lý do gì ta không thấy rõ thực tế đó của thế giới cũng như của đất nước, ta không thể hiểu căn kẽ thực tế mà nước nhà đang trải qua. Cho nên 38 năm qua đánh dấu công cuộc chống Hán trong nhân dân ta ở trong nước hoàn toàn bị tê liệt, cho nên cao trào vượt biên vượt biển (cho dù chết nhiều) đều là cách người Việt đào thoát ra hải ngoại để xây dựng lại lực lượng toàn dân chống thực dân Hán, các sự giải thích khác thực ra cũng chỉ mới là các giải thích bề ngoài mà thôi.
Như đã trình bày, cuộc chiến hiện nay phức tạp và nguy hiểm hơn nhiều so với thời chiến tranh lạnh, bên trong nước, cho dù phía CS/VN có làm tay sai cho Tầu thì về phương diện công pháp quốc tế, nhà nước CS/VN vẫn là một thực thể chính trị mà Hoa Kỳ cùng thế giới phải nói chuyện. Dĩ nhiên mục tiêu của các chủ trương đối ngoại của mỗi nước đối với CS/VN vào mỗi lúc khác nhau có một số khác biệt nhất định, tùy thuộc vào toan tính của nước đó dựa trên vị thế địa lý chính trị của nước đó đối với cục diện tại Á Châu TBD. Trong khi đó người Việt hải ngoại vừa phải tìm cách thích nghi với cuộc sống trên quê hương mới, vừa phải tìm mọi cách củng cố sức mạnh, để khi thời cơ chin mùi biết nương theo thế quốc tế mà hành động sao cho có lợi nhất cho dân tộc, sẵn sàng trở về nước xây dựng lại quê hương. Cuộc chiến bí mật chống Hán trong 30 năm qua  đã được bộ phận tinh anh nhất của dân tộc kín đáo thi hành, bộ phận tinh anh đó đã được bí mật đào tạo và ém quân để kẻ thù truyền kiếp của nòi Việt không thể tìm ra tông tích để chúng tiêu diệt, như chúng đã hành động đối với những nhà cách mạng cùng trí thức yêu nước, cũng như bất cứ người Việt nào có uy tín trong xã hội suốt trên 80 năm qua, đặc biệt chúng tập trung vào chiến dịch ám sát có hệ thống nhắm vào khối tinh anh VN từ sau ngày 19-8-1945, cho đến tận ngày nay. Trong toàn cảnh đó, các hoạt động kiểu đảng phái, dù thành lập trước đây và cũng đã một thời tham gia chính sự cũng như được thành lập tại hải ngoại sau ngày 30-4-75, không còn khả năng đáp ứng được với tình hình mới của dân tộc, khi cái đảng CS trong nước bị buộc phải chuyển hóa thành một tổ chức chính trị mới, phù hợp với các chủ trương mà quyền lực toàn cầu áp đặt trong thực tế (tuy rằng họ chẳng công khai nói ra như vậy).

Cuộc chiến chống Tầu của người Việt hải ngoại thực ra cũng nổi lên từ sau năm 1990 khi đảng CS/VN ký kết văn kiện bán nước tại Thành Đô, nhìn bề ngoài ta thấy nhiều tổ chức cùng xuất hiện cứ y như trò hề được mấy anh Sơn Đông Mãi Võ diễn tuồng tại các chợ. Thực chất thì các trò hề đó chỉ nhằm đánh lạc hướng một toan tính rộng lớn hơn được thi hành trong thực tế bởi nhóm tinh anh bí mật, cùng lúc nhắm mục tiêu: thăm dò đồng minh, mở cuộc chiến văn hóa tư tưởng trực tiếp nhắm vào Tầu, xây dựng lớp tinh anh trẻ người Việt, thực hiện các chuẩn bị cho một nước Việt mới, cho đến lúc này về cơ bản chủ trương đó đang tiến triển đúng hướng từ trong nước cũng như hải ngoại.
Cuộc chiến văn hóa tư tưởng được coi là đòn chiến lược đẩy phương bắc vào chỗ phải âu lo thật sự, với sự tham gia tự nhiên của một số bậc tinh anh VN trong nước cũng như hải ngoại (như quý ông Người Việt Hồn Việt ở trong nước, Ô Hà Nhân Văn, G/S Đinh Kháng Hoạt, Ô Nguyễn Việt Nho, cùng quý vị bên An Việt, cùng nhiều vị khác đã đóng góp không mệt mỏi cho trận tuyến văn hóa tư tưởng này). Quý vị ấy đã mở rộng các khám phá mà các bậc tinh anh thuộc lớp đi trước đã đề ra (như L/M Lương Kim Định người mà nhà thơ Bùi Giáng đã gọi là Bồ Tát Lương Kim Định. Cụ Lý Đông A cùng nhiều vị khác nữa), nhưng được hệ thống hóa và nâng lên tầm cao mới nhờ các bậc tinh anh trẻ hơn biết nắm vững tinh thần duy lý của văn minh Phương Tây. Trong một tầm nhìn rộng hơn, thành quả mà chữ Quốc Ngữ đem lại cho ta một lợi thế vô song nhằm đánh bật ảnh hưởng của Hán trên quê hương VN, kết hợp với chủ trương chiến lược nương theo thế toàn cầu để đánh Hán bằng những đòn chưa hề sảy ra đối với lịch sử, chính đó mới là mối lo lớn nhất của Hán ngày nay. Như vậy chẳng phải là chúng ta không làm gì cả, mà thực tế ta đã làm rất nhiều, nhưng những người tham dự vào cuộc chiến này rất hạn chế, chỉ trong hàng ngũ những bậc tinh anh mà thôi, trách nhiệm lớn nhất hiện nay là hình thành nhóm tinh anh trẻ hơn để thay thế lớp lớn tuổi, một số biểu hiện cho thấy tương lai tốt đẹp.

Lần đầu tiên, lịch sử VN nay được nhìn nhận toàn diện hơn dựa trên các thẩm định mang tính khoa học duy lý cũng như dựa trên tiến hóa sử khách quan của nhân loại này thuộc văn minh này, vấn đề còn lại thuộc về phạm vi san định lại sử để dạy cho người dân biết về sử nước nhà mà thôi. Cụ thể là các cách viết sử Việt theo lối cổ xưa nay không còn được giới trí thức mới chấp nhận nữa, hàng loạt các sự thật lịch sử được giữ kín đối với đa số người Việt, thì nay đã được phơi bày ra ánh sáng , khiến cho cao trào duyệt xét lại SỬ nước nhà đang trong thời kỳ mới lạ, thực tế này khiến cho Hán Tộc vĩnh viễn bị mất thế chi phối lân bang về văn hóa tư tưởng, dĩ nhiên cũng mở đầu để các tỉnh của Tầu duyệt xét lại chính lịch sử của mình, cuộc chiến văn hóa tư tưởng chống Tầu mang tầm vóc lớn lao như vậy, chứ chẳng phải chỉ đơn giản như một số người suy nghĩ.

b - Tầu & Mỹ thỏa hiệp

Bắc Kinh cố tình gây ồn ào tại biển Đông và Hoa Đông nhằm mục tiêu gì, đó là câu hỏi luôn được giới phân tích tìm hiểu, nhìn vào bản đồ Á Châu TBD, ai cũng thấy rõ là lãnh thổ Tầu bị lân bang vây hãm về mặt địa lý tự nhiên, thoát ra khỏi cuộc vây hãm tự nhiên đó chẳng dễ. Tầu chỉ có một trong hai cách sau: hoặc bằng cách xử dụng toàn diện sức mạnh để buộc mọi lân bang phải thuần phục Tầu, hoặc phải thi hành chủ trương cùng sống chung hòa bình, theo các điều kiện do Tầu đặt ra, để về lâu về dài Tầu xử dụng chiêu thức gặm nhấm từ từ để biến các nước này thành các tỉnh vòng ngoài của Tầu, nhưng giải pháp này trước sau cũng dẫn đến chỗ Tầu phải xử dụng tối đa sức mạnh để thao túng toàn vùng ĐNÁ cũng như làm chủ vùng biển Đông và Hoa Đông, nhưng khi đó chiến tranh lớn trong vùng cũng sẽ hủy diệt Tầu một cách toàn diện, cho nên chừng nào Tầu chưa vượt ra được khỏi vòng vây hãm tự nhiên đó, Bắc Kinh vẫn bị Mỹ đối xử như cường quốc hạng hai.

Xưa kia đế quốc Trung Hoa hình thành được và tồn tại lâu dài suốt mấy ngàn năm liền vì các đối thủ của Hán chủ yếu đều là các dân tộc sống bằng nông nghiệp, nên khái niệm thiên tử với chư hầu trở thành tổng thể của hệ thống chính quyền phương đông. Khi các quốc gia cùng các chủng tộc xung quanh ý thức được chủ quyền của mình thì Hoa Lục ngay tức khắc bị vây hãm tự nhiên, mọi toan tính của Hán trong hơn trăm năm qua cũng chỉ tìm một lối thoát cho thế bị vây hãm này mà thôi. Mỹ thấu hiểu thực tế đó hơn bất cứ thế lực nào trong vùng vành đai TBD, nên các quân cờ lớn nhỏ trong vùng đều được dụng vào mỗi cuộc cờ khác nhau, để đẩy Hán Hoa bị buộc phải chọn một lối thoát trên lục địa, từ đó mới có thể tìm được một lối thoát trên biển, khái niệm về chiến tranh lớn xuất phát từ toan tính này và đã được giải thích cụ thể hơn trong các bài viết mới đây của tôi.

Tầu ồn ào thì Mỹ/Nhật/Úc/Ấn cũng ồn ào theo cứ y như là trống trận dồn dập báo hiệu một cuộc chiến trên biển Đông đang đến gần kề, như đã trình bày nhiều lần trước đây đi vào chiến tranh là một chọn lựa khó khăn, giải quyết mâu thuẫn bằng hòa bình vẫn là ưu tiên cao nhất đối với các nhà chính trị. Bất đắc dĩ nếu không thể ngăn chặn được nữa thì hãy để chiến tranh sảy ra giữa các thế lực địa phương với nhau, các thế lực lớn chi phối tình hình thế giới vẫn tìm mọi cách để thỏa hiệp về những gì có thể thỏa hiệp được, những gì chưa thể thỏa hiệp được thì các bên có quyền xử dụng các mưu thuật của riêng mình để bảo vệ quyền lợi của mình.  

Bắc Kinh tuy ồn ào, nhưng thực ra rất yếu, chẳng hề có quân bài nào để tố ngược lại với Mỹ/Nhật cho ra hồn, ngoài cách dọa làm càn, Mỹ cũng chả cần vội vã gì, vì con đường dẫn tới chiến tranh lớn đang được mọi phía tại Á Châu cùng chuẩn bị, nên Mỹ phải tái cân bằng lực lượng tại Á Châu để đề phòng mọi bất trắc. Cứ xem lời phát biểu của tướng Cựu Tư Lệnh Không Quân Nhật đã về hưu là Toshio Tamogami được Asia Weekly đăng tải nói rất rõ là: “Mỹ không muốn Nhật/Tầu nổ ra chiến tranh”, lời phát biểu này xác nhận quan điểm mà tôi đã nêu ra từ khá lâu trước đây nội dung: “vùng nào đã xây dựng thì không tàn phá”. Như vậy việc tìm cách dung hòa giữa Tầu với Mỹ - là đại diện thực tế của các thế lực trong vùng cũng như Âu Châu - tất yếu phải sảy ra. Điểm yếu nhất trong vô số điểm yếu của Tầu là về kinh tế, họ đã phạm quá nhiều sai lầm chẳng thể giải quyết thỏa đáng chỉ với vài biện pháp giới hạn, muốn cải cách nước Tầu toàn diện con đường duy nhất là đẩy Tầu vào thế bị loạn từ bên trong khiến cho Tầu bị tan vỡ thành nhiều mảnh vụn, cũng chỉ trên căn bản đó thế giới mới giải quyết được nhiều bế tắc mang tính toàn cầu do Tầu gây ra. Các áp lực về kinh tế được phối hợp nhịp nhàng ở khắp các thị trường trong thời gian qua đã đẩy kinh tế Tầu đến bên bờ vực của suy thoái, Tập Cẩm Bình, Lý Khắc Cường hoảng kinh nên phải bất ngờ tìm gặp Obama để tìm cách tháo gỡ xung đột ở vài điểm nóng trên thế giới, trong đó các hồ sơ về Iran, về an ninh mạng, về Syria, cũng như về VN được đặt ra. Vì cuộc họp này nên kinh tế Tầu trong tháng qua bắt đầu khá hơn so với các năm trước.

7 - Vài vấn đề liên quan đến việc xây dựng lại VN sau này

Tôi hiểu rằng vùng biển Đông không thể đi vào chiến tranh hủy diệt được, vì vùng này đã được xây dựng về căn bản, chiến tranh cục bộ nhỏ có thể xảy ra trong tương lai nào đó trùng hợp với kết quả của cuộc chiến lớn sẽ sảy ra ở nơi khác là điều cần dự kiến, do thế Tầu dù ồn ào nhưng cũng chỉ nhắm vào việc tìm một giải pháp dung hòa sao cho quyền lợi của họ được bảo đảm ở mức độ nào đó mà thôi. Cho nên trên diễn đàn trước khi cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Hoa sảy ra, tôi đã nói đến giải pháp 50/50 chia đều ảnh hưởng của cả đôi bên đối với VN là vậy, tiền lệ như vậy đối với lịch sử cũng đã sảy ra mấy lần rồi, như vùng Đông Âu sau thế chiến II là cụ thể. Do thế mới sảy ra chuyến viếng thăm của Trương Tấn Sang đến Mỹ cũng được giải thích theo kiểu cuộc họp thượng đỉnh mini giữa đôi bên, phía VN chuyển đến cho Obama bản sao bức thơ do HCM  với tư cách chủ tịch nước VN gởi TT Truman hồi 1946 nhưng đã không được trả lời.

Thực tế đó mang ý nghĩa là: “VN chánh thức đề nghị Mỹ trở lại VN để tái lập thế quân bình với ảnh hưởng của Tầu”. Các diễn biến sau đó đều là các đáp ứng tất yếu của giải pháp 50/50 mà thôi, thí dụ: như lời phát biểu của Tướng Phùng Quang Thanh khi thăm Phi Luật Tân, các giới chức VN tỏ ra tự tin hơn khi công khai phát biểu về mối quan hệ với Mỹ, tranh chấp nội bộ giữa các nhóm CS chóp bu với nhau lắng xuống thấy rõ, cháu Phương Uyên cũng bất ngờ được thả, các hoạt động nhằm cổ vũ cao trào đấu tranh có vẻ được tự do hoạt động hơn như mới sảy ra tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế tại Sài Gòn, nhưng quan trọng hơn hết chính là mấy nhân vật cựu đảng viên CS: đó là các Ô Lê Hiếu Đằng, Hồ Ngọc Nhuận cùng một số  người khác cũng thuộc nhóm đã từng được học trong chế độ VNCH, sau theo đảng CS, nay bỏ đảng, cùng đứng ra thành lập công khai một đảng chính trị lấy tên là: đảng Dân Chủ-Xã Hội.

Thực ra việc cải tổ lại nước VN trong tương lai về mặt chính trị lệ thuộc rất nhiều vào các diễn biến quốc tế vượt khỏi tầm tay của mọi người Việt, vài điều cũng đã được tôi đề ra cụ thể trước đây 20 năm, được nhắc lại nhiều lần trên diễn đàn dựa trên hướng đi chung của thế giới, theo đó mọi nước đều bị buộc phải chọn lựa lối tổ chức lưỡng đảng mà thôi. Đảng Dân Chủ Xã Hội do mấy ông này thành lập chính là lối thoát danh dự cho các đảng viên CS cũng như thế lực CS sau này, việc thành lập như vậy cũng chỉ mới báo hiệu bước khởi đầu của tiến trình dân chủ hóa đất nước mà thôi. Một Liên Đảng thứ hai sẽ được thành lập sau này là Liên Minh Dân Chủ Tự Do, đại diện cho khung hướng chính danh của VNCH, cho dù VNCH nay không còn nữa. Nhưng các giá trị mà VNCH đã để lại cho dân tộc, nay được đa số thầm lặng trong nước cũng như hải ngoại theo đuổi, do thế Đảng Dân Chủ Tự Do là đại diện cho sức mạnh chính trị thứ hai bao gồm mọi khuynh hướng những người tôn trọng nguyên tắc của thị trường tự do. Liên Minh Dân Chủ-Tự Do sẽ được hình thành trong tương lai tới đây, nhưng xin lưu ý mấy Ông cơ hội chủ nghĩa tại hải ngoại, hãy coi chừng nguy hiểm đấy, đụng đến vụ này ngay tức khắc sẽ phát sinh nhiều điều phức tạp, mấy ông có thể tham gia một trong hai đảng chính trị chính với tư cách cá nhân, không còn chọn lựa nào khác.

Nhiều vị có thể cho rằng như thế là áp đặt, tự hỏi liệu chính sách đó có thúc đẩy tiến trình cải cách diễn ra quá nhanh như hồi Đệ I Cộng Hòa hay không? câu trả lời là hoàn toàn không, cứ xem Ai Cập hay Irak kia tình trạng bi thảm và phân liệt như thế nào mà còn bị buộc phải đi vào hệ thống lưỡng đảng (bề ngoài là tự nhiên nhưng bề trong là sắp xếp để buộc phải sảy ra như vậy) nói gì đến VN ta, tình hình đã chin mùi cho cải cách xã hội hơn nhiều so với các nước Hồi Giáo. Vả lại các đảng được xây dựng dựa trên tinh thần dân tộc cũng như CS đã thất bại ê chề, mất hết uy tín trước nhân dân, vài tổ chức hình thành tại hải ngoại trong 38 năm qua thực chất cũng chỉ là cái đuôi nối dài của các đảng chính trị kiểu cổ mà thôi, hoàn toàn không đại diện cho hai thế lực chính trong xã hội mang tính đối kháng với nhau trong xã hội theo đường lối kinh tế thị trường tự do, đó là đại diện cho giới lao động đối nghịch lại với khunh hướng đại diện cho giới chủ nhân. Vả lại thời gian rất gấp rút nếu ta muốn theo kịp lân bang, nên phải thực hiện các giải pháp quyết liệt chứ không thể nửa vời được, cải cách toàn diện, thống nhất mọi mặt hoặc chết, đó là khẩu hiệu mà dân tộc phải theo.

Tôn giáo lại là lãnh vực khác cần bàn luận cụ thể, câu hỏi là: “tôn giáo muốn nằm trong bộ phận lãnh đạo đất nước hay muốn là một đảng chính trị? Nếu muốn là bộ phận lãnh đạo thì mọi tôn giáo phải ngay tức khắc tập trú vào việc đào tạo nhân tài thật sự nằm trong bộ phận tinh anh của quốc gia để hành xử đúng như quyền lực lãnh đạo, hoàn toàn có khả năng hình thành và xây dựng quyền lực ngay trong tôn giáo của mình để thực hiện các kế sách mà quốc gia đòi hỏi trong kế hoạch mà toàn ban lãnh đạo quốc gia đã vạch ra. Nếu tôn giáo chỉ muốn thành lập đảng chính trị như các đảng chính trị khác thì tôn giáo đã tự hạ thấp mình xuống và trở nên rất tầm thường, họ sẽ bị đối xử tầm thường như một công cụ chính trị, việc này đã từng sảy ra 50 năm trước ở Miền Nam. Do vậy mọi hoạt động nhân danh tôn giáo đều bị loại ra khỏi tổ chức đảng chính trị trong cơ cấu quyền lực mới của đất nước, nguyên tắc này vốn dĩ là nền tảng được mở rộng từ nguyên tắc phổ quát mà HP đã tuyên xưng đó là: quyền tối thượng của con người chứ không phải tôn giáo (xin đừng coi thường nguyên tắc này vì quyền lực là vô hình có mặt ở hắp mọi nơi đấy). Ngay nước Mỹ này, khối Công Giáo Mỹ chiếm 35% dân số, với gần chục Hồng Y, nhưng họ cũng chỉ có một VOTE trong hệ thống quyền lực Mỹ mà thôi, Công Giáo Mỹ vẫn phải thi hành chủ trương của nước Mỹ là trước hết sau đó mới nói đến Vatican, nhưng thường khi Mỹ cũng luôn đặt ra nhiều nhức nhối cho Vatican khi chính Công Giáo Mỹ thúc đẩy Vatican phải thực hiện các cải cách (nhiều khi cũng quyết liệt lắm).

a - Về Hiến Pháp

Việc tổ chức các đảng chính trị ngay tức khắc đặt ra một số câu hỏi mới liên quan đến Hiến Pháp của nước Việt trong tương lai sẽ ra sao, thực tế đã có vài nhóm bàn về vấn đề căn bản này, nhưng xem ra họ bị ảnh hưởng khá nặng của lý thuyết về hành chánh công quyền theo lối sách vở từ chương hơn là kinh nghiệm thực tiễn của xã hội. Hiến Pháp một nước là văn kiện pháp lý cao nhất của quốc gia, tự thân HP phải long trọng tuyên xưng các giá trị phổ quát mà mọi quyền lực, mọi tổ chức, mọi con người phải tuân thủ một cách thống nhất và toàn diện, không có bất cứ ngoại lệ nào cả. Nhưng HP cũng còn là văn kiện pháp lý quy định các nghĩa vụ cùng quyền lợi của mọi công dân, cũng như đề ra phương hướng tổ chức và điều hành chính quyền các cấp, cùng các nền tảng để xây dựng hệ thống pháp quy của quốc gia. Nhưng HP lại phải mở ra hướng đi để các thế hệ đi sau có thể hiệu chỉnh lại một số điều khoản phù hợp với đà tiến bộ mới mà không làm thay đổi bản HP nguyên thủy, cách mà người Mỹ bổ sung cho HP Mỹ bằng các tu chính án là rất đáng để học hỏi và ứng dụng vào nước ta. Như vậy HP của VN trong tương lai phải được viết và in ấn như thánh kinh, ngắn gọn, nhưng đầy đủ các nguyên tắc tối thượng, để mọi người Việt già trẻ, lớn bé, nam nữ phải học thuộc và tuyên xưng trách nhiệm cao cả phải bảo vệ tinh thần của HP, nên HP không thể coi như trò chơi chính trị như kiểu mấy người CS đã làm trong thời gian qua.

b - Quyết liệt cải cách toàn diện hoặc chết

Ngoài ra cũng còn phải kể đến hàng loạt các khó khăn khác mà đất nước chắc chắn sẽ gặp phải, nếu không biết giải quyết khôn ngoan lại gây thêm bất đồng trong xã hội, thực tế VN ngày nay bị tàn phá toàn diện về mọi mặt, nên mọi thứ đều phải sửa sang lại hết thảy. Cách thức tổ chức xã hội theo kiểu của người CS đã lỗi thời và lạc hậu đến mức độ VN ta không thể cạnh tranh với các láng diềng về bất cứ lãnh vực nào, các công trình xây dựng rồi ra cũng phải bị phá hết để xây lại cái mới vì chất lượng quá tồi, CS chỉ xây dựng để khoe thành tính mà thôi, chi phí sửa chữa sau này sẽ rất tốn kém. Nên con đường duy nhất là đập bỏ để xây lại mới hoàn toàn dựa trên các mẫu thiết kế hoàn toàn mới về kỹ thuật cũng như cấu trúc xã hội để bảo đảm mọi sản phẩm do ta sản xuất đều phù hợp vơi tiêu chuẩn quốc tế (xin nghĩ đến hệ thống bảo hiểm, hệ thống cấp tín dụng cũng như thủ tục cấp phát tín dụng…).

Quan trọng nhất chính là về mặt vốn con người, con người Miền Nam còn đôi chút giá trị thực, con người ở Miền Bắc thật đáng buồn vì thiếu thốn tinh thần trách nhiệm, đạo đức cũng như kỹ thuật, chả hiểu gì về thế giới bên ngoài, nhưng lại sẵn sàng chống đối, tàn phá. Thay đổi chế độ CS trong nước sẽ là cơ hội lớn để ý thức trách nhiệm của người Việt trong nước được thăng tiến lên một bước, nhưng cũng chưa đủ để người Việt có thể nhận lấy trọng trách điều hành việc nước đến nơi đến chốn được. Xã hội CS cũng như con người CS cho dù đã đến Mỹ học có bằng cấp cao trọng lắm, nhưng vẫn chưa đủ trình độ để thiết kế một SYSTEM hoàn toàn mới hiện đại vừa đủ phù hợp với các nguyên tắc nền tảng của xã hội dân chủ với thị trường tự do; một SYSTEM như vậy ngay cả những giới chức cùng trí thức VN hải ngoại cũng được học hành đến nơi đến chốn và đã trải qua thử thách trong chính quyền cùng các đại Cty quốc tế cũng vẫn chưa đủ trình độ để tổ chức và điều hành được. Đặt họ vào một vị trí nào đó trong cơ cấu tổ chức đã sẵn sàng trong một cấu trúc xã hội đã có sẵn thì chuyên viên VN làm được mà làm tốt. Nhưng khi đặt họ vào trách nhiệm phải tổ chức một cái mới hoàn toàn thì trí thức VN, dù đầy bằng cấp cũng chưa thể thiết kế một SYSTEM mới để thay thế cái SYSTEM cũ đã lỗi thời và lạc hậu được.

Do thế đất nước phải cho thi hành hàng loạt các biện pháp cách mạng thật sự, quyết liệt nhằm mau chóng khôi phục kỷ luật quốc gia, bảo vệ quyền lợi kinh tế để tuyệt đối không thể rơi vào tay kẻ ngoại bang, dĩ nhiên ngoại quốc hợp tác đầu tư nhằm phát triển nước ta thì chủ trương đó phải hoan nghênh dựa trên tinh thần minh bạch trong quản trị cũng như luật pháp quốc tế và quốc nội. Cho nên ta cần rất nhiều chuyên viên các loại và ta cần quyết tâm học hỏi đến nơi đến chốn, kiên trì có hệ thống, việc mời các chuyên viên người nước ngoài cùng tham gia điều hành việc nước ta trong một đoản kỳ nào đó nên được coi là chủ trương cần phải nghĩ tới một cách toàn diện, thí dụ mời họ làm cố vấn, trực tiếp tham gia điều hành, tổ chức, nhất là tuyển chọn nhân sự cho các tổ chức công quyền của quốc gia ở cấp cao. Cần thẳng thắn mà nói, người trong nước không thể đủ năng lực để tổ chức một hệ thống xã hội dân chủ thật sự kết hợp với nền kinh tế thị trường tự do thật sự, để mau chóng nắm bắt cơ hội để xây dựng một đội ngũ các lãnh tụ công nghiệp, tài chánh, ngân hàng cùng khoa học kỹ thuật cho cả nước. Điều phối tất cả các thứ đó lại để làm cho cả guồng máy chạy đều hòa trong an toàn là cả một nghệ thuật kết hợp với kỹ thuật cực kỳ cao siêu, chớ nên chủ quan coi thường để tự lừa phỉnh chính mình.

Với người Việt hải ngoại, thật không có lý do gì để xử với người Việt hải ngoại như người nước ngoài, như đã trình bày trên: “cuộc chiến thần thánh này thực tế được lãnh đạo và điều phối bởi thế lực tinh anh VN tại hải ngoại, trong khi tinh anh ở trong nước bị tê liệt dưới ách đô hộ của Tầu” do thế, người Việt hải ngoại sẽ là nồng cốt cho công cuộc xây dựng lại nước nhà trong tương lai tới đây, đặt họ trong trọng trách lãnh đạo đất nước cũng chả có gì để dị nghị, dĩ nhiên không phải là giao trọng trách đó vào tay mấy kẻ cơ hội cũng đã xuất hiện khá đủ trước dư luận rồi. Xin cứ xem Ai Cập hay Afghanistan đa số các cấp lãnh đạo tại các quốc gia mới trải qua cách mạng xã hội đều đã xuất than từ các đại học Mỹ, họ biết cần làm gì cho đất nước họ, VN ta cũng chả khác.

Tuy vậy có vài điều cần giải thích thêm, trước đây tôi có phát biểu là: “người Việt hải ngoại không có chỗ đứng trong vai trò là thế lực chủ chốt lật đổ đảng CS/VN, vai trò đó do người trong nước đảm trách, bây giờ tôi lại nói người Việt hải ngoại đứng lãnh đạo trong thực tế nỗ lực chống Hán Tộc khi trong nước bị tê liệt vì bị Hán đô hộ” có lẽ sẽ có một số bạn đọc thấy mâu thuẫn. Thực ra hoàn toàn không hề mâu thuẫn, vì cuộc chiến đấu rộng lớn về măt chiến lược do bộ phận tinh anh trong và ngoài nước cùng nhau đảm trách, và cũng chỉ bộ phận này mới biết con đường xây dựng lại nước nhà sau này một cách cụ thể mà thôi, trong khi đó thực hiện công cuộc đấu tranh với đảng CS để buộc tổ chức này phải bị phân rã và trao lại quyền điều hành đất nước cho toàn dân Việt phải là công việc của toàn khối người Việt trong nước.

Xin cám ơn quý bạn đã đọc bài viết này, lần đầu tiên tôi đã để lộ ra một vài chủ trương chính sách cụ thể liên quan đến việc xây dựng lại nước nhà trong tương lai, hy vọng vài chủ trương như vậy sẽ không đi quá xa so với thực tế của nước nhà, khi mà cả vài thế hệ đã bị tàn phá về mọi mặt; biết cách xây dựng lại một cách hoàn chỉnh một đất nước lỗi thời lạc hậu, con người mất hết đạo đức làm người văn minh quả là việc khó khăn, chỉ những bậc thông tuệ mới làm được mà thôi. Cần lưu ý rằng: “ngàn năm trước Vua Đinh đã thống nhất 12 bộ tộc Bách Việt sinh sống trong vùng châu thổ sông Hồng, ngàn năm sau vua Đinh, cả dòng tộc Đại Bách Việt có trách nhiệm thống nhất toàn khối Bách Việt lại” cho nên sứ mệnh của thế hệ người Việt là cực kỳ quan trọng, rộng lớn chứ chẳng hạn hẹp chỉ liên quan đến nước Việt-Ta không thôi, xin mọi người suy ngẫm.

Xương Lê V
San Jose August 30 – 2013. 

Nguồn:  www.diendannguoivietquocgia.com

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site