lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Lê Mạnh Thát đang sai về cổ ngữ và cổ học (1)

Lời của Um A Hum: Bài viết dưới đây là bài thứ 3 của tác giả Minh-Di Triều Lương Chính, trong loạt 3 bài viết phê bình các vị tiến sĩ thời nay. Hai bài trước viết phê bình ông tiến sĩ người Mỹ là K. W. Taylor. Bài 3 này phê bình ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát. Nhận thấy tư liệu, cách lập luận, thái độ khoa học của tác giả Minh Di rất đáng trân trọng và rất cần cho những việc mà Um A Hum đang làm, nên bèn đem về đây, cùng chia sẻ với một ít bạn bè. Ngoài ra, không có ý gì. Vì bài dài, nên tôi bèn cắt ra làm hai phần, có đánh số (1) và (2) ở Entry title, sau cái tên bài “Lê Mạnh Thát đang sai về cổ ngữ và cổ học”, là do tôi tự đặt lại.

Sau đây là phần (1):

Những ông tiến sĩ thời nay

Một bài phê bình, bất cứ nằm trong đề tài nào, chỉ có giá trị trung thực nếu được so sánh với bản gốc. Đưa ra một số sai lầm trầm trọng cuả một số tiến sĩ thời nay chỉ là cách giúp cho các vị đó nên tìm cách sửa chữa lề lối khảo cứu sao cho xứng đáng với học vị cuả mình ….Tôi tự nhận là người không biết chữ Hán, nhất là phần cỗ ngữ thì dốt đặc cán mai, và vấn đề lịch sử nước nhà cũng chẳng đi vào đâu. Nhưng vì muốn tìm hiểu sữ liệu có liên quan đến nguồn cội quê hương và dân tộc, nên có ước mộng sau đây : « Nếu có độc giả nào, đặc biệt là vài vị tiến sỉ người Việt đang sinh nhai tại Mỹ (hay tại đâu đó trên đất nước Việt nam) có tên ghi trong những bài nầy, nhận thấy lời phê bình và lối trích dẫn sử liệu mà học giả Minh Di đã đưa ra có nhiều sơ hở và thiếu sót, xin lên tiếng chỉ giáo ».Tôi xin muôn vàn tri ân. (Lê Hùng – Bruxelles – Bỉ)

Vài lời báo trước cuả chính tác giả Minh Di.

Cũng như ‘Học Vấn Tập’, tập Vấn Cổ Tập gồm những thiên phê bình một vài người về lãnh vực Cổ học Việt Nam và Trung Hoạ

Hán văn ngày nay rất ít người theo học, vì đây là thứ chữ không phải chỉ học năm, mười năm là có thể khá, hay giỏi như học Anh văn, Pháp văn. Về lãnh vực Cổ văn thì 20 năm, 30 năm đôi lúc còn gặp lúng túng. Ngay cả người Hoa đây khi nghe nói Cổ văn là họ cảm thấy nhức đầụ Chính vì khó như vậy cho nên ngày nay vẫn còn những học giả cặm cụi ngồi dịch những Tác phẩm của cổ nhân họ qua Ngữ thể văn (tức Bạch thoại) để thế hệ trẻ có thể hiểu được dễ dàng hơn.

Trong giới khoa bảng Tây học Việt Nam ở chốn Vu xứ này bỗng đâu có một vài kẻ muốn đi gặp những ‘người muôn năm cũ’ nhưng không đi đường thẳng mà quẹo vào đường tắt. Nói rõ hơn họ tìm đọc những sách Anh, sách Pháp…. viết về Việt Nam và Trung Hoa thời cổ, để rồi sau đó dựa vào cái bằng cấp để mà « múa may » trong một lãnh vực mà họ không chuyên môn!

Nếu như sự tình dễ như vậy có ai học Hán văn làm chi cho lao đao, lại lâu lắc nữạ. Nếu sự tình dễ như vậy thì đã không có Tập ‘Vấn Cổ’ này, cũng như không có Tập ‘Học Vấn’ trước đâỵ

Nói thẳng với ông tiến sĩ trong nước : Lê Mạnh Thát.

Ngày 27 tháng 2, 2006, anh Lê Hòa có gởi cho tôi một Bài viết (một phần đầu thì đúng hơn) của ông Lê Mạnh Thát tựa đề là « Về Mấy Bài Đường Thi Liên Quan Đến Phật Giáo Việt Nam ».

Qua 14 trang của phần bài viết nói trên tôi thấy có một số điều quá « ngớ ngẫn » cần phải đặt ra sau đâỵ : Mấy bài Đường thi ông Lê Mạnh Thát đề cập ở đây là 2 bài thơ của thi sĩ Thẩm Thuyên Kì, sống vào khoảng đầu thời Đường.

Bài thứ nhất là bài ‘Thiệu Long tự’.

Bài thứ 2 là bài ‘Cửu Chân sơn Tịnh Cư tự yết Vô Ngại Thượng nhân’.

*

Về bài ‘Thiệu Long tự’.

Cuối trang 3, nguyên trang 4, và đầu trang 5 ông Lê mạnh Thát dẫn lại nguyên văn toàn bài thơ và phần dịch Việt ngữ cũng như chú thích của ông về bài thơ. Câu 12, nguyên văn là ‘Diễn dạng Song trung lan’ thì ông Lê Mạnh Thát đã sửa chữ thứ 3 – tức chữ Song ra chữ Đàm: ‘Diễn dạng Đàm trung lan’, và ông đã dịch: ‘Nhẹ vỗ sóng hồ lan’.

Ông Lê Mạnh Thát chú giải và lí luận về việc sửa thơ này như sau:

- ‘Chúng tôi sửa chữ ‘song’ của Toàn Đường thi thành chữ ‘đạm’, bởi vì những chữ khác trong câu đó đều nói đến sóng vỗ, mà sóng vỗ thì hà tất phải vỗ vào cửa sổ, trừ khi lụt lớn. Tự dạng của chữ ‘song’ và chữ ‘đạm’ hầu như giống nhau, và ‘đạm’ có nghĩa là cái hồ, do đó thích hợp với những chữ ‘diễn dạng đàm trung lan’ của toàn câu’. (tr. 04).

Qua đoạn văn lý giải trên đây, có 2 vấn đề đặt ra với ông Lê Mạnh Thát. Trước hết là vấn đề chữ nghĩa, và kế đến là vấn đề cung cách làm việc của ông Lê mạnh Thát.

Ông Lê Mạnh Thát giải chữ Đàm ‘có nghĩa là cái hồ’ thì…. quả thực tôi không rõ ông đã căn cứ Bộ Tự điển hay Từ điển nào – Những bộ Tự điển như ‘Thuyết Văn Giải Tự’ của văn tự học gia Hứa Thận (30 – 124) thời Đông Hán (25 – 220), ‘Khang Hi Tự Điển’, do 1 nhóm đình thần soạn theo lệnh của vua Khang Hi (1654 – 1722; tại vị: 1661 – 1722), không Bộ nào giảng chữ Đàm là cái hồ hết! Còn những bộ Từ điển Từ Nguyên, Từ Hải (dầu in ở Hương Cảng hay Lục địa) cũng không Bộ nào giảng chữ Đàm là cái Hồ. Theo những bộ Từ điển này thì Đàm có ba nghĩa:

1/. Cái vực; chỗ nước sâu gọi là Đàm (Uyên dã; thủy thâm vi Đàm). Từ Hải (Hương Cảng).

2/. Vụng nước sâu (Thâm thủy khanh). Từ Hải (Lục địa).

3/. Chỗ nước sâu (Thủy thâm chi xứ). Từ Nguyên (Hương Cảng).

Không một bộ Tự điển cũng như Từ điển Trung Hoa nào lại giảng chữ Đàm là cái Hồ hết!

Đến đây, tôi cần phân tích nữa thêm chút nữa:

Chữ Đàm, bên trái là Bộ Thủy, bên phải là chữ Đàm.

Chữ Đàm bên phải này có các nghĩa: Dài (trường), Trải dài (diên), và nghĩa nữa là Sâu (thâm) – như trong từ ngữ Đàm tư, nghĩa là ‘Suy nghĩ sâu xa’.

Từ chữ Đàm có nghĩa là Sâu trên đây người ta thêm Bộ Thủy để diễn tả một Sự vật khác – đó là cái ‘Vụng nước Sâu’, ‘Chỗ nước Sâu’ mà 2 bộ Từ điển Từ Hải, Từ Nguyên đã giải nghĩạ Đây là nguyên tắc gọi là ‘Hội ý’ trong Lục Thư (6 nguyên tắc chế

tạo Tự).

Bộ Thủy bên trái chỉ Nước + chữ Đàm bên phải là Sâu, ở đây hình thức của văn tự rồi đã diễn tả cái hàm í hết sức rõ ràng. 1 điều căn bản về Văn tự học như vậy mà ông Lê Mạnh Thát còn chưa giải được thì thử hỏi tôi không (nghi) ngờ sao được?

Tiếp đến, Lê Mạnh Thát lại nói ‘Tự dạng của chữ ‘song’ và chữ ‘đạm’ hầu như giống nhau’.

Tôi không tưởng nổi là có một chuyện như vậy đối với một nhà đại trí thức!

Chữ Song (cửa sổ) trên là Bộ ‘Huyệt’ (cái hang, cái lỗ), dưới là chữ Song (cái lỗ thông).

Chữ Đàm bên trái là Bộ ‘Thủy’, bên phải là chữ Đàm (nghĩa là Sâu như đã nói) – chữ Đàm này trên là Bộ ‘Á’, dưới là chữ Tảo (gồm trên là chữ Nhật, dưới là chữ Thập). 2 chữ Song và Đàm khác nhau rất xa như thế mà Lê Mạnh Thát lại nói ‘hầu như giống nhau’ thí tôi thực không tưởng tượng nổi sự thông thái cuả nhà đại trí thức trong nước ra thế nào! Chỉ cần bên có Bộ Thủy, bên không, người ta cũng đã thấy ngay khác hẳn rồi, hà huống phần dưới bên phả
i của chữ Đàm là chữ Thập – trong khi đó ở mặt dưới của chữ Song lại là 1 đường bằng ngang, sự khác biệt do đó mà càng xa hơn!

Trong câu dịch, Lê Mạnh Thát ghi là ‘đàm’, nhưng trong đoạn chú thích trên lại ghi là ‘đạm’? Quả thật là vô duyên !

Tiếp đến nữa, khi bỏ chữ Song trong bài thơ để thay vào đó chữ Đàm và giảng là cái Hồ thì ông Lê Mạnh Thát đã không thấy một chuyện trái ngược. Giả sử cứ theo ông Lê Mạnh Thát, cho Đàm là cái Hồ đi thì xin hỏi ông giải chữ Lan ở cuối câu ra làm sao ?

Này nhé, nói chung, Hồ thì không thể có sóng lớn, trừ trường hợp Hồ lớn như Động Đình Hồ vốn thông với 1 con Sông lớn cỡ Đại giang (tức Trường giang), trường hợp không thể xảy ra ở đây – trong khi đó chữ Lan có nghĩa là Sóng lớn. Lê Mạnh Thát

không cảm thấy trái ngược sao ? Để chỉ Sóng, Hán tự có các chữ Ba, Lãng, Đào, Lan. Hai chữ Ba, Lãng chỉ sóng nói chung, thường là chỉ sóng nhỏ, trong khi Đào, Lan chỉ sóng lớn.

Ông Lê Mạnh Thát rồi có thể không không đồng í không phải chỉ với Thẩm Thuyên Kì ở đây, mà có thể với bất cứ thi nhân nào về 1 chữ, 1 câu hay nhiều câu nào đó trong thơ của họ. Có điều là ông chỉ có thể nêu sự bất đồng đó trong phần luận giải của

mình bên dưới bài thơ chứ không thể tự ý thay đổi 1 hay nhiều chữ ngay trong bài thơ của tác giả. Phải nói là cung cách làm việc này tôi chưa hề thấy ở một người nghiên cứu đúng đắn nào! Ông Lê Mạnh Thát cho rằng chữ Song của Thẩm Thuyên Kì không hay, không ý vị như chữ Đàm, hay bất cứ Chữ nào đó ông có thể nghĩ ra – không sao, ông cứ việc đưa ra, nhưng xin đừng nhúc nhích một Chữ nào hết của tác giả. Tối thiểu đây là một 1 sự khiêm tốn tối thiểu, và tiếp đến là sự tôn trọng người đọc.

Khi nói í kiến của mình trội hơn của người thì dĩ nhiên là phải lập luận, và rồi, lập luận của ông Lê Mạnh Thát ở đây phải nói là chẳng những vớ vẩn mà còn quàng xiên nữa!

Sao gọi là vớ vẩn? Vớ vẩn là ở chỗ Lê Mạnh Thát chỉ dựa vào 3 chữ Diễn dạng… Lan trong câu đều là những chữ chỉ sóng cho nên đã bỏ chữ Song của tác giả đi để nhét vào đó 1 chữ có í sóng là chữ Đàm. Nếu đưa Chữ này vào mà câu thơ trở nên hay vượt bậc thì không nói, đằng này ông chỉ nói vu vơ là chỉ vì nó ‘thích hợp với những chữ ‘diễn dạng đàm trung lan’ của toàn câu’.

Chữ có bộ Thủy chỉ hồ, ao cũng khá nhiều, như giang, hồ, trì, đường, đàm, trạch….. lấy chữ nào cũng được! Có điều, cái khó cho ông Lê Mạnh Thát ở đây là rồi kiếm đâu ra một lí do thực vững để thay thế chữ Song? Vì nếu chỉ đựa vào lẽ 1 câu thơ 5 chữ đã 3 chữ có bộ Thủy, thêm chữ nữa có lẽ thích hợp hơn, lí do này không vững. Từ đó Lê Mạnh Thát đã nói quàng nói xiên là tự dạng của chữ Đàm và chữ Song ‘hầu như giống nhau’. Sự quàng xiên này có thể khiến 1 số người đọc nghĩ là chữ Song vốn là chữ Đàm đấy nhưng vì tự dạng 2 Chữ ‘hầu như giống nhau’ cho nên đã có sự lầm lẫn khi sao chép. Tiếp đó, Lê Mạnh Thát lại nêu ra sự kiện đa số chữ trong câu 12 này có bộ Thủy nhằm gợi í cho người đọc là sự lầm lẫn ở đây rất có thể là đúng, nói rõ hơn, câu này vốn nói về sóng, mà vì sao chép lầm cho nên chữ Đàm đã thành chữ Song. Nếu tôi không lầm thì í của Lê Mạnh Thát là vậy!

Sau cùng, phê bình là đối chiếu, phân tích sự thể để đưa ra nhận định chính xác. Như ở đây, ông Lê Mạnh Thát bỏ đi chữ Song của Thẩm Thuyên Kì để thay vào đó chữ Đàm mà ông khẳng định là thích hợp hơn, và nói thích hợp hơn tức nói hay hơn, trội

hơn, hiển nhiên. Khi nói như thế ông cũng phải chứng minh cho người đọc thấy câu ‘Diễn dạng song trung lan’ của tác giả kém, dở ở chỗ nào ? Đây là điều tối thiểu, một điều tối thiểu ông Lê Mạnh Thát đã không làm.

Phải nói là Lê Mạnh Thát đã không rõ hoàn cảnh sáng tác câu thơ trên. – Hoàn cảnh này là gì?

Lúc viết ra Câu này Thẩm Thuyên Kì đang đứng bên 1 cánh cửa sổ nào đó của chùa Thiệu Long đưa mắt nhìn ra bến bãi xa xa….., thấy những lượn Sóng lớn (Lan) nhấp nhô (diễn dạng) mờ mờ phía Bắc. Đây chính là điều Thẩm Thuyên Kì đã nói trước đó 3 câu ‘Hương giới oanh Bắc chử’. Cứ như mấy lời tiểu dẫn Thẩm Thuyên Kì ghi trước bài thơ chúng ta biết ông đi thuyền đến thăm cảnh chùa để sau đó sau khi trở về thuyền thì sáng tác bài thơ nàỵ (Coi phần sau).

Cũng cần nói để ông Lê Mạnh Thát rõ là 2 chữ ‘diễn dạng’ trong câu thơ thứ 12 này có nghĩa là nhấp nhô (lưu động khởi phục mạọ Từ Nguyên), ông hiểu 2 chữ này là ‘sóng vỗ’ là không đúng với nghĩa chữ. – Ở đây tác giả chỉ nhằm tả cảm nhận Thị

giác, không nói Thính giác, làm gì có tiếng sóng vỗ ở đây, thưa ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát.

Bài ‘Thiệu Long Tự’ của Thẩm Thuyên Kì có mấy lời tiểu dẫn, tức như 1 đoạn đề Tựa ngắn, ông Lê Mạnh Thát dịch và phiên âm như sau:

- ‘Chùa Thiệu Long, ngôi chùa kỳ tích nhất trong vùng Giang Lĩnh, cách thành Hoan châu khoảng 25 dặm, người miền Bắc hễ hết ngày thì đến nghỉ, theo lễ mà cúng hương, tôi làm bài thơ này sau khi trở về thuyền…’. (Thiệu Long tự Giang Lĩnh tối kì, khứ Hoan châu nhị thập ngũ lý tượng, bắc khách tất nhật, du khể, tùy lệ thí hương, hồi ư chu trung tác). [tr. 04, 05].

Trong đoạn dẫn trên, nguyên văn Hán Việt của lời đề Tựa Lê Mạnh Thát đã ngắt câu sai, do đó dịch sai, đó là chưa kể 1 vài lỗi về phiên âm và địa danh.

Đúng thì ngắt câu như sau:

- ‘Thiệu Long tự giang lãnh tối kì, khứ Hoan Châu nhị thập ngũ lí tương Bắc. Khách tất nhật du khế, tùy lệ thí hương. Hồi ư chu trung tác’.

- ‘Sông, núi ở vùng chùa Thiệu Long rất kì lạ, hiếm có, (chùa) ở cách thành Hoan Châu 25 dặm về hướng Bắc. Khách (tới chơi vùng này) cứ đến hết ngày, sau buổi đi chơi về, thì có lệ vào chùa dâng hương. Bài này tôi làm lúc trở về thuyền’.

Lê Mạnh Thát đã không biết là chữ ‘Bắc’ trong đoạn tiểu dẫn rồi chỉ vị trí của chùa Thiệu Long đối với thành Hoan Châu, do đó thuộc về câu trước, chứ không phải câu sau đó. Ông ngắt câu ở chữ ‘tương’ (mà ông phiên âm sai là tượng) thì ‘lý tượng’ nghĩa là gì? – Chữ Tương ở trong câu có nghĩa là ‘gần’, là ‘ở bên cạnh’, suy ra là ‘ở về phía’, ‘ở về mé’.

Từ câu ‘khứ Hoan Châu nhị thập ngũ lí’ thì cố nhiên ông Lê Mạnh Thát hiểu rất dễ dàng, nhưng sau chữ ‘lí’ lại có chữ ‘tương’ thì ông không sao hiểu nổị Vì thế, ông đã đoán chữ ‘tương’ ở đây là ước chừng, và ‘nhị thập ngũ lí tương’ Lê Mạnh Thát đã dịch là ‘khoảng 25 dặm’. Nhưng, ông Lê Mạnh Thát không biết là chữ ‘Tương’ nếu có nghĩa là ‘gần’, lại được dùng với những từ ngữ chỉ khoảng cách, hay thời gian, thì nó phải đứng trước những tiếng đó. Như ở đây, nếu muốn nói khoảng 25 dặm thì câu sẽ là: – ‘khứ Hoan Châu tương nhị thập ngũ lí’.

Và đây chỉ là Hán văn căn bản. Lê Mạnh Thát nói chuyện Hán văn nghe mà tức cười quá!

Nói tóm lại, ‘25 dặm’ xác định khoảng cách – trong khi chữ ‘Bắc’ cho biết vị trí không gian của chùa Thiệu Long. Người Trung Quốc khi mô tả vị trí địa lí thì luôn luôn cho biết khoảng cách và phương hướng. Thẩm Thuyên Kì cũng không ra ngoài

thông lệ vừa kể.

Ngoài ra, Lê Mạnh Thát còn sai:

1/. Sai về địa danh.

Hai chữ ‘giang lãnh’ nói trong đoạn tiểu dẫn chỉ có nghĩa là ‘sông và núi’, nói khác đi, đây chỉ là những danh từ chung, không phải địa danh như Lê Mạnh Thát đã viết Hoạ

Đọc phần ghi chép về Địa lí Hành chánh trong các bộ ‘Cựu Đường Thư’ (Qụ XLỊ Địa lí 4.) và ‘Tân Đường Thư’ (Qụ XLIII Thượng. Địa lí) về đất Hoan Châu – đồng thời giở Bản đồ Lịch sử đời Đường, thì không thấy địa danh nào tên là ‘Giang Lĩnh’ hết! Đến Bộ ‘Thông Điển’ trứ danh của học giả Đỗ Hựu (735 – 812) đời Đường cũng không thấy ghi địa danh nào tên là Giang Lĩnh như Lê Mạnh Thát ghị (Tham khảo ‘Thông Điển. Qụ CXXCIV. Châu quận 14. Hoan Châu).

Lê Mạnh Thát thấy chữ ‘Lãnh’ (cũng đọc âm Lĩnh) thì nghĩ rằng đây là đất Lãnh Nam.

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site