lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Trang Đặng-quang-Chính 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Đặng-quang-Chính | Mandela Việt Nam 

Khi tin thầy giáo Đinh Đăng Định từ trần, nhiều bài viết và hình ảnh đã nói về đám tang người anh hùng đó. Trong những hình ảnh được đưa lên mạng, có hình ảnh của Nhạc sĩ Tô Hải (1). Khi dự đám tang trở về, Tô Hải có viết một bài về đám tang. Qua bài viết, chúng ta càng tội nghiệp cho thân phận các Mandela VN hơn nữa!..

Để thấy rõ hơn thân phận tội nghiệp của các Mandela VN (hay nói chung là của các nước nhược tiểu), ta nhìn vấn đề từ trước đến nay, từ xa đến gần.

Lâu lắm rồi, dân ta ai cũng nhớ đến truyện Mỵ Châu và Trọng Thủy (Đại Việt sử ký toàn thư - (2). Trọng Thủy là con của giặc (cha Thủy là Triệu Đà) nhưng sau khi lấy Mỵ Châu, trở thành kẻ thù của An Dương Vương (cha của Mỵ Châu) vì đã lấy cắp nỏ thần, và lần theo dấu lông ngỗng (Mỵ Châu rắc trên đường tẩu thoát) để sát hại An Dương Vương. Dù gọi là giặc hay thù, chính Trọng Thủy đã làm cho nước Âu Lạc bị đánh bại.

Ngày xưa, khi quân Mông Cổ xâm lăng nước ta, có lúc vua Trần Nhân Tông đã nói với Trần Hưng Đạo: “Thế giặc to như vậy mà chống với nó thì dân tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng để cứu muôn dân?”. Hưng Đạo Vương đã tâu một cách khẳng khái: “Bệ hạ nói câu ấy thật là nhân đức, nhưng mà Tông Miếu Xã Tắc thì sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu tôi đi đã rồi sẽ hàng sau.”

Sau khi Muslim cực đoan (đại diện là Bin Landin) tấn công tháp đôi ngày 11.01.2001, Tổng Thống Mỹ gọi ba nước Irak, Iran và Bắc Hàn là trục ma quỉ, vì đã hỗ trợ cho chủ nghĩa khủng bố (Al-Qaeda là nhóm đứng đầu). Chữ "ma quỉ" còn là tiếng gọi ghê khiếp hơn là chữ "giặc" hay "thù"!. Vì vậy, các nước như Afghanistan và Irak đã bị họa lây. Và khi Bin Ladin bị sát hại, thây đã bị phá hủy và quăng vào lòng biển.

Nhóm Al-Qaedda gọi ngược lại các nước Tây Phương cũng cùng chữ đó và kêu gọi một cuộc Thánh chiến, tiêu diệt các nước có bọn quỉ da trắng. Hơn nữa, bất cứ ai không theo tôn giáo đó đều sẽ bị sát hại; theo như biểu hiện trên lá cờ của tôn giáo này.

Thật ra, Công giáo Roman đã tìm cách bành trướng ảnh hưởng tôn giáo của mình bằng các cuộc Thánh chiến (Crusades) từ thế kỷ 11 và đã phải có những cuộc chiến chống Muslims qua lần Thánh chiến thứ 3 (1187–1192).

Ảnh hưởng đó tăng nhanh vào thế kỷ 16 và càng nhanh hơn sau cuộc cách mạng kỹ nghệ tại Âu châu vào thế kỷ 18. Từ đó đạo quân "nhà thờ" và đạo quân "quân sự", hoặc cái này đi trước cái kia, hoặc ngược lại, mở rộng ảnh hưởng tại các nước kém phát triển, tạo thành chủ nghĩa thực dân.

Tại Ấn độ, khi vụ chống thuế muối do chính quyền Anh đặt ra, năm 1930 thì khoảng mười năm sau, 1940, tại Nam Phi và Tây Nam Phi, chính quyền Hòa Lan, sau khi loại bỏ được ảnh hưởng của Anh, đã áp đặt tình trạng phân biệt chủng tộc (Apartheid) lên vùng đất này. Ông Mandela, dù lớn lên trong truyền thống của người Themu, vào lúc 7 tuổi, ông học tại một trường địa phương do người Cơ đốc, giáo phái Methodist xây cất. Sau khi ông mất cha vào lúc 9 tuổi, mẹ ông đưa ông đến một địa phương khác, cũng tiếp tuc học trường thuộc giáo phái này. Vì mỗi chủ nhật đến giúp việc nhà thờ nên Cơ đốc giáo trở nên một phần quan trọng trong cuộc đời của ông. Ông học tiếng Anh và các môn khác. Ông yêu thích lịch sử Phi Châu, tuy nhiên vào thời gian đó, ông không xem những người thực dân Âu châu là những kẻ áp bức mà là những ân nhân (3)

Dù sao, thời ấy, cảnh đàn áp, ngục tù tại Nam Phi không tệ hại như tình trạng hiện nay tại VN. "...ngoài việc bị cảnh sát trấn áp bằng dùi cui, hơi ngạt, đạn cao su (kể cả đạn thật)...nhưng có bao giờ ông (Mandela) bị bọn côn đồ (do nhà nước thuê, mướn hoặc ra lệnh) hành hung, trấn áp không?...Trong tù, nữ tù nhân, khi ra gặp thân nhân, có bị xét nơi "chổ cấm" không...?. Tù có bị đầy từ nơi này sang nơi khác mà thân nhân không được thông báo?. Và nhất là khi bị tòa xử án, có bao giờ bị xử kín, hoặc cả thân nhân bị hạn chế tham dự phiên tòa không...?. Nói thế, chắc cũng đủ. Nhưng, nếu chưa tin, mọi người cứ tham khảo các cáo trạng của các tổ chức nhân quyền quốc tế. Có lẽ khi đọc kỹ các cáo giác đó, mọi người sẽ kinh tởm khi thấy các cực hình trong tù CS còn tàn ác, tinh vi hơn thời Trung cổ rất nhiều"(4).

Như thế, chúng ta thấy, nhiệm vụ của đạo quân "quân sự" và đạo quân "nhà thờ", tuy độc lập nhưng hỗ tương. Vì thế, tù nhân Mandela, sau khi ra tù, vẫn cảm thấy không oán hận ngút trời.

Còn Mandela VN ra sao?. Tù nhân Trương Văn Sương, sau 33 năm tù, nói: "Tôi vẫn muốn dân tộc Việt Nam bây giờ nên hướng về tương lai. Nên đối xử với nhau trong tinh thần nhân đạo. Hãy để quá khứ về quá khứ". Rồi, Trong thời gian được tạm phóng thích một năm để chữa bệnh, có thể ông ta nghĩ rằng, sẽ được Cộng quyền thả luôn, nên ông T.V.Sương đã nói như sau, trong một lần được phỏng vấn. "Nếu mà nói Cộng Sản xấu thì cũng không hẳn lắm. Bởi ở giai đoạn cuối họ đối xử với tôi rất khác lạ, phải nói là ưu đãi đủ mọi chuyện. Nhưng ngắn thôi, chừng một năm trở lại đây thôi, còn hai mươi mấy năm về trước họ coi tôi như con bọ, con dòi vậy, thua con vật xa... Chuyện này cho tôi hiểu như thế này: Họ biết họ phải thả mình nhưng nếu cứ đối xử với mình một cách tồi tệ như trước đây thì tất nhiên mình sẽ nói xấu họ. Ðó chẳng qua là một thủ đoạn. Ngày nào họ giẫm mình xuống bùn nhưng đến khi nhận thấy rằng giẫm mình không xuể thì họ vuốt mình mấy câu... Họ khen, rồi tắm rửa cho mình, lau chùi đánh bóng cho mình... để quảng cáo rằng: họ là những người tốt, là những ân nhân làm ơn cho mình...".

Người tù đó, trong suốt 33 năm chưa bao giờ nhận tội và nhiều khi còn lớn tiếng chống đối, hô vang những khẩu hiệu tranh đấu cho tự do, dân chủ, lúc bị đưa xuống phòng biệt giam. Nhưng, dù thế, ông còn đủ sáng suốt đưa thêm ra nhận xét trên. Quả thế!...chỉ 25 ngày sau bị giam trở lại, người tù lâu nhất thế kỷ của chúng tôi đã qua đời trong nhà tù (7)

Tội nghiệp chưa!?...Tù nhân Trương Văn Sương, bị đối xử như con bọ, con giòi vậy, thua xa con vật...nhưng, nếu mà nói Cộng Sản xấu thì cũng không hẳn lắm!. Như thế, gọi người CS là quỉ (không chỉ là kẻ thù) cũng đúng. Chúng đã thành công với phương pháp tẩy não người tù một cách khá đặc biệt.

Rồi tù nhân Nguyễn Hữu Cầu. Sau khi được phóng thích, ông này đã phải nhập viện. Lúc được phỏng vấn, ông ta cũng có ý như là nên bao dung. Không biết lòng bao dung, rộng lượng đó kéo dài được bao lâu. Nhưng tù nhân Đinh Đăng Định, "... đã nói ra là anh đã ngửi thấy mùi một thứ hóa chất mà anh là thầy dạy hóa không thể nhầm khi bị cho uống nước và ăn rau có độc tố chết người này! Có điều với bản chất nhân hậu, độ lượng của mình, anh cũng có nói thêm là “Tôi không biết là họ cố ý hay vô tình” (8)

Có lẽ anh ấy, sau cùng, cũng như hai tù nhân lương tâm nói trên, cho rằng, những hành xử của bọn cai tù VC là vô tình, nên thầy Phê Rô đó đã dặn: ""Không được giữ lòng thù hận... Chúng ta không phải là kẻ thù của nhau". Lời dặn đó, thầy Phê rô nói ra lúc nào, người viết bài này, không rõ. Nhưng, câu ghi chú phía dưới, trên tấm bảng trước cửa vào đám tang có viết: "Người tá điền giờ thứ 11 (x.MC 20.16)" thì không thể do ông Định viết. Tôi đoán chắc rằng, câu đó đã được ban tổ chức đám tang; nói rõ hơn, là do những vị bên nhà thờ đã viết thêm vào.

Đấy!... Cái tinh thần bác ái của các vị Mandela VN đã là như thế đó. Họ đối đãi với "quỉ" còn cao hơn tinh thần của tập thể những người lãnh đạo nước Mỹ. Người Mỹ, sau khi hạ sát con "quỉ" Bin Laden, chắc đã thiêu hủy thân xác và rõ ràng đã dùng đại dương để xóa tan hoàn toàn tung tích của con "quỉ" này!.

Người Tây Phương, nhất là những ai cổ võ tinh thần của Cơ Đốc Giáo, họ đã tán dương con người Mandela nơi Nam Phi đến mức độ như không thể nào cao hơn như thế nữa. Vì thế, ông Mandela nhận được nhiều ban khen (tinh thần và vật chất) của nhiều tổ chức lớn trên thế giới. Truyền thông của họ đánh bóng nhân vật này đủ chiều. Nội tiền bán sách của ông này đã đem đến cho ông ấy một số tiền lớn đến độ việc di chúc để lại gia tài cho những người con của ông ta đã trở thành một vấn đề lớn trong gia đình (9). Ông có 3 vợ, 30 người con, cháu, chắt. Mỗi người trong nhóm này nhận được từ 50.000 - 300.000 rand (đơn vị tiền Nam Phi). Trường phổ thông cơ sở tại Qunu, nơi ông ta lớn lên và được chôn tại đây, nhận được 100.000 rand. Nhiều trường khác và 4 đại học mà ông ta đã dự học, đều nhận được tiền ông ta tặng. Nhiều phỏng đoán được người ta đưa ra, về cách những người trong gia đình ông ấy quản lý di sản với tên của gia đình. Quỹ Mandela với số hiệu tù của ông ấy 46664, nhận lợi tức về con số tù trên quần áo và hàng loạt các sản phẩm khác được bán ra. Nhiều người cho rằng, những cá nhân trong dòng họ Mandela, những kế thừa sau này, lợi dụng tên tuổi của gia đình, có những hoài nghi vì lợi ích riêng của họ. Ngôi nhà hợp thời trang tại Houghton, Johannesburg, được dành cho một đứa cháu ở, con của Mandla Mandela. Nhưng, sau đó, di chúc đổi lại. Có thêm ba đứa cháu khác cùng ở. Vì theo ý ông Mandela, đó là nơi tụ tập của gia đình và là nơi tạo ra sự hòa hợp lâu dài, sau khi ông ta mất.

Họ tán dương con người của Mandela, không phải chỉ ở số năm phải chịu tù đày (27 năm)...mà còn do sự tha thứ vĩ đại mà ông đã nêu ra. Sự tha thứ vĩ đại đó tạo nên một cảm hứng lớn trong xã hội quốc tế ngày nay. Nhưng, theo riêng ý người viết bài này, cảm hứng phát xuất từ sự tha thứ vĩ đại không phải do tự ông là người khởi xướng. Trong vô thức, ông đã tiêm nhiễm tinh thần này từ lúc 7 tuổi, khi đã vào học tại một trường địa phương do người Cơ đốc, giáo phái Methodist xây cất. Tinh thần này là sự tiếp nối tinh thần Cơ Đốc giáo cả ngàn năm nay. Dù sao, bất cứ ai còn có thể làm cho sự tiếp nối đó không gián đoạn cũng rất đáng được tuyên dương (10). Do đó, đám tang ông Mandela đã có sự tham dự hầu hết các nhà lãnh đạo của các nước Tây Phương. Họ đã biểu dương được sự thuần nhất trong thế giới này (ít ra là của riêng họ). Mục tiêu của họ đã được thực hiện xong. Đó là lấy tinh thần bác ái của Cơ đốc giáo, nhằm tạo nên một chuẩn mực đạo đức, chống lại tinh thần cực đoan mà thế giới của những người Hồi giáo (Muslim) cực đoan đang khai thác triệt để; trong thế kỷ này...và còn dài dài, cho đến khi một trong hai lực lượng mất hẳn thế tương quan quân sự thăng bằng.

Nhưng, khi đạo quân «quân sự» của họ (qua công tác của nhóm SEAL) triển khai cuộc chiến đấu (tìm ra và tiêu diệt người đầu não của Al-Qaeda) thì cái khái niệm bao dung, tha thứ, không có đất đứng. Quân đội, khi chiến đấu, một sống một còn với địch (giặc, kẻ thù). Khi địch còn ngoi ngóp, họ có thể nhẫn tâm bắn vào đầu cho địch chết hẳn. Nhưng đạo quân "nhà thờ" , đại diện là các giáo sĩ, bao giờ cũng giảng điều bác ái.

Kẻ thù là người đối đầu với một cá nhân hay một dân tộc. Kẻ thù, đến từ bên ngoài (xâm lăng) được gọi là giặc (địch). Kẻ thù là những người nhằm biến những người đối đầu mất đi tính người, chịu thân phận nộ lệ, hoặc hạn chế những quyền làm người (nhân quyền). Thời nước ta nô lệ nước Tàu, người dân lúc đó đã bị bắt xuống biển mò ngọc trai, lên rừng săn tìm sừng voi, tê giác..v..v.. và bị sưu cao thuế nặng. Ngày nay, mọi việc làm mất tính người cũng cùng tính chất, chỉ khác hình thức, nhưng còn ở dạng tinh vi hơn. Vì ngày nay, Việt Cộng không những là giặc (tay sai của Trung Cộng) mà còn là thù, theo ý nghĩa đó. Ở mức độ cao hơn, họ là quỉ. Họ là quỉ, theo cả nghĩa đen lẫn bóng. Nghĩa đen, vì họ theo đuổi chủ nghĩa vô thần. Nghĩa bóng, vì về cách tổ chức, họ tổ chức theo cấp Ủy (quỉ) -cách đọc trại đi của người dân-...nào là Huyện (quỉ), tỉnh (quỉ)..v..v..

Do đó, chúng ta có thể nói, tinh thần đó của Mandela VN, có lẽ đã bị đặt sai chổ. Bởi người chiến sĩ, dù tranh đấu trong lãnh vực chính trị, xã hội, cũng phải đặt nhiệm vụ tiêu diệt kẻ thù (địch) lên trước cái phạm trù khác; kể cả tôn giáo. Bởi, không bắn giết địch, địch, qua chiến đấu, cũng không bao giờ tha thứ cho chúng ta. Người chiến sĩ không thể cùng một lúc, làm thêm nhiệm vụ giáo sĩ. Nhiệm vụ đó, nếu người chiến sĩ có cả hai vai trò, sẽ được thực hiện sau khi cuộc chiến đấu đã chấm dứt.

Người CS, khi muốn trả thù cho một thành viên của họ bị giết, họ dùng các nhóm chữ như: "Hãy lấy chiến thắng... ( đối với một mục tiêu, một cá nhân nào đó)...để tưởng niệm đến cái chết anh dũng của...(đồng chí A,B nào đó). Và để kích động cán bộ hay lực lượng quân sự của họ chém giết hăng say, họ nói rằng, các thành phần này nọ của đối phương, là "những kẻ có nợ máu với nhân dân). Tại sao một thành viên của chúng ta, trong cuộc tranh đấu cho dân chủ, tự do, khi sắp chết không thể nói: "Các bạn hãy vì đồng bào, tiếp tục sự nghiệp chiến đấu của chúng ta". Và khi chúng ta tưởng niệm thành viên của chúng ta, tại sao lại không thể ghi: "Luật nhân quả phổ biến khắp nơi, kẻ làm sự ác sẽ gặp phải điều ác" (nói thêm: đây là luật khoa học).

Tôi muốn nói, qua bài viết này một điều là: tinh thần bác ái của những Mandela VN, có lẽ đã bị đặt sai chổ. Bởi người chiến sĩ không thể làm nhiệm vụ giáo sĩ khi chiến đấu. Sự sai chổ như thế có thể tạo nên điểm yếu trong tinh thần tranh đấu của những người cùng chiến tuyến.

Thiển nghĩ, ý nghĩa đó có sự đồng thuận, ít nhất là của một người, nhạc sĩ Tô Hải, khi ông ta viết: " Tuy nhiên, dù yêu mến, kính trọng anh vô bờ bến, tôi cũng xin phép hương hồn anh để phản biện anh trong cái quan điểm quá ư nhân ái của anh dặn lại cho đời:

“KHÔNG ĐƯỢC GIỮ LÒNG THÙ HẬN /CHÚNG TA KHÔNG PHẢI LÀ KẺ THÙ CỦA NHAU”???

Thưa anh Định vô cùng quí mến và tiếc thương của tôi!

Cái gì chứ cái “không coi bọn đã coi mình là kẻ thù thì tôi xin…không thể nghe theo lời anh được!

Lý do:

Họ không bao giờ muốn dân ta được sống làm Người đâu! Chỉ có “đấu tranh này là trận cuối cùng” mà thôi! Hoặc họ, hoặc chúng ta, con cháu chúng ta tồn tại.

Không có chuyện “chúng ta không phải là kẻ thù của nhau đâu!. Ngay chuyện chúng ta và cùng họ song song tồn tại cũng là điều phải tránh bằng được!. Không có con đường nào khác!

Chẳng biết viết gì hơn bao nhiêu người khắp trong nước và thế giới đã viết về anh, tôi chỉ xin phép hương hồn anh và gia đình anh thứ lỗi cho tôi về những gì “có ý khác” tôi đã viết trên trang nhật ký này!.

Người viết bài này cũng không thể không nói lời xin thứ lỗi đến gia đình anh Đinh Đăng Định!

Đặng Quang Chính
dangquangchinh2014@yahoo.com.sg

Oslo 20.04.2014
19:11

Ghi chú:
(1)   tác giả cuốn sách: Tôi là một thằng hèn").
(2)    http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BB%B5_Ch%C3%A2u
(3)    http://www.tvvn.org/forum/entry.php/3425-Mandela-ông-ơi!
(4)   Link trên
(5)   https://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/launch?.rand=4qjb51fqhhoqe#6684469004
(6)   http://www.tvvn.org/forum/entry.php/3425-Mandela-ông-ơi!
(7)   Link trên
(8)   https://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/launch?.rand=5dn015cft1ol6#3346441877
(9)   Báo Aften Posten, Thursday 4.februar.2014
(10)  http://www.tvvn.org/forum/entry.php/3425-Mandela-ông-ơi!

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site