lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online

Xiển-Dưong Chánh Tín_Bài Trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Khoa-Học Và Đạo-Học

Giáo Sư Nguyễn Đăng Thục

Gần đây nhân cuộc thế-giới đảo lộn, xã-hội lìa tan, quốc-gia điên đảo, nhân-dân khủng-bố, một phong-trào văn-hóa nổi giậy ở nước ta, thanh-niên trí-thức sôi nổi phân chia theo hai tư-trào, một đàng thiên về đạo-học, một đàng thiên về khoa-học. Tuy nhiên đấy cũng chỉ mới là những khuynh-hướng lờ mờ, chưa có sức thành thực, nếu không hẳn chỉ mới là a-dua nhất thời, bề ngoài lấy danh cho kêu mà bề trong vô thực. Nhìn về phái khoa-học thì mới chỉ thấy có một chủ-nghĩa duy-vật thiển-cận chẳng có chi là sâu xa cao thượng ; chẳng qua phỏng sáo của người, đã không bổ ích phát-triển, lại cũng không có trí phê-phán, làm cho thô thiển hẹp hòi. Nhìn về phe đạo-học cũng chỉ mới thấy những khoa địa-lý với thuật số tư lợi thấp hèn đê tiện. Một bên thì toàn nói " Kinh-tế cạnh-tranh " " Biện-chứng-pháp duy-vật ", một bên chỉ nói những " Thái cực vận " hay là " âm tinh " với " dương tinh ". Bạn thanh-niên trí-thức đương bơ vơ như đứa con côi bỏ chợ, đang hăm hăm hở hở nhìn ngang nhìn dọc mong hỏi lối thăm đường, chợt nghe thấy giọng bác cổ thông kim có vẻ bí mật cầu kỳ trong cái xã-hội mà lẽ chính đã suy đồi thậm tệ, thì ai cũng giật mình kinh hãi thất vọng hoài nghi .

Tuy nhiên ta cũng chớ vội ngã lòng ; bạn thanh-niên hãy nên theo bài học của nhà văn-hóa đại-cách-mệnh Descartes ở nước Pháp hơn hai thế-kỷ trước, mà tự tin vào lẽ phải thông-thường, vào những điều thực-nghiệm hay kinh-nghiệm, rồi cẩn-thận mà suy-xét mà nghiền-ngẫm kết-luận.

Vậy thì khoa-học là gì ? Đạo-học là gì ? Khoa-học với Đạo-học có thể đi đôi với nhau được không ? Một Khoa-học hay một Đạo-học ngày nay có thể thỏa-mãn đầy đủ cho tâm-hồn con người hiện-tại không, hay là Khoa-học và Đạo-học phải bổ-khuyết lẫn cho nhau mới mong dựng thành một quan-niệm về vũ-trụ và nhân-sinh hoàn-bị để thỏa-mãn cho tâm trí và đem lại cho ta cái bản-lĩnh cần-thiết cho cuộc sống còn và phát-triển ở giai-đoạn này của thế-giới.

Khoa-Học Là Gì ?

Người ta đứng ngoài Khoa-học, dù ở bên Đông cũng như ở bên Tây, thường cho Khoa-học là gồm những cách-thức thần-diệu để chế-tạo ra đèn điện, ra máy bay, ra thuốc nổ cùng các hóa-chất kỳ quái mầu-nhiệm, khác nào những cách nấu món ăn của nhà đầu bếp. Như vậy thì Khoa-học với trò quỷ-thuật không xa nhau là mấy. Lại cũng nhiều người thực-hành Khoa-học hẳn hoi, nhưng chỉ khư khư trong phạm-vi chuyên-môn của mình, đối với người không phải đồng-nghiệp thì có vẻ bắc bậc kiêu-kỳ. Hạng này ở đâu cũng có, là những người do tập-quán biến thành thiên-lệch, coi qui-tắc quá nghiêm mà nhìn Khoa-học chỉ thấy những qui-tắc là qui-tắc : ấy là hạng người đi trong rừng để một cây che lấp mất cả rừng. Dĩ nhiên Khoa-học càng ngày càng phiền-toái vì những điều quan-sát càng ngày càng nhiều vô kể, cho nên người ta phải phân chia ra từng ngành, từng chi chuyên-môn để có thể đi vào sâu, nhưng không phải vì thế mà đến xa lìa với nguồn gốc duy-nhất của tinh-thần Khoa-học .

Trừ những danh-từ riêng, những phương-châm và khí-cụ quan-sát đo lường đặc-biệt, tinh-thần Khoa-học cũng là cái khuynh-hướng chung của tinh-thần nhân-loại muốn tìm hiểu, nó căn-cứ vào nền-tảng đầu tiên là lẽ phải thông thường mà nó lo sửa chữa và bổ khuyết bằng sự nhận-xét tế-vi và klhách-quan hơn, nghĩa là công-bình, chân thực, mỗi ngày một ít thiên-vị hơn vậy .

Thái-độ của nhà Khoa-học bắt đầu cũng như thái-độ của người thường tin sự vật là có hiện-tại ở ngoài ý-thức của ta, có một cách khách-quan, nghĩa là ngoài ý muốn của từng người và ngoài sự biến ảo tạm thời của cảm-giác. Trí-thức thông thường tin vào sự thực-tại của sự vật, vì nếu không có sự vật thì nó khó lòng mà sinh-hoạt. Tuy nhờ xúc-cảm mà nó trực-tiếp được với sự vật bên ngoài, sự vật ấy không phải chỉ thuần là cảm-giác, vì cảm-giác thì biến ảo mà sự vật trong trí-thức thông thường thì có thực, hiện-tại ở ngoài cảm-giác đối-tượng với chủ-quan. Một vật để trước ta, ngoảnh đi ngoảnh lại ta tin vẫn còn ở đấy nếu không ai lấy đi, tuy rằng trong lúc cử-động cảm-giác của ta với vật ấy thay đổi có khi mất hẳn. Ai cũng đều tin với lẽ phải thông thường, ở bên kia bức tường cảm-giác hẳn còn có cái gì của sự vật tồn-tại lại. Nhìn rặng núi về chiều thì mầu tím, nhưng ta biết chắc là những rừng cây phủ sườn núi sự thực nó xanh. Cảm- giác biến đổi luôn luôn nhưng ta tin trong sự vật có cái gì không thay đổi tùy theo với cảm-giác.

Khoa-học suy từ những cảm-giác ấy mà lập lên khái-niệm, tức là trừu-tượng-hóa cảm-giác, để rồi so-sánh, đo lường, thí-nghiệm và lập-luận, tìm ra những phép-tắc, những định-lý gọi là luật tự-nhiên để giải-thích thuyết-minh về sự vật biến hóa, về lẽ nhân quả của hiện-tượng. Bảo rằng Khoa-học chỉ là một mớ định-lý thì định-lý kia vốn để miêu-tả sự tương-quan giữa những khái-niệm, nếu không có cái gì tồn-tại ở sự vật thì làm sao mà quy-định thành phép-tắc những cảm-giác biến-ảo thuần thuộc về phẩm-tính chủ-quan, tuyệt nhiên không có lượng-tính khách-quan ; những tỷ-lệ của sự so-sánh chỉ có thể là những tỷ-lệ giữa lượng-tính khách-quan mà thôi. Sự tin vào tính-cách khách-quan của sự vật ấy là thuộc về loại hình-nhi-thượng-học, tức là khuynh-hướng hình-nhi-thượng trong tinh-thần Khoa-học cũng như trong trí-thức thông thường. Khoa-học cần có những khái-niệm về sự vật làm nội-dung như nhà Khoa-học nhận-thức-luận trứ danh hiện-đại là E.Meyerson đã chứng-minh. Hãy xét ngay như ở Hóa-học, người ta tin có chất thuần-nhất. Với các cách lọc chọn thanh-khiết hết mực, người cũng không thể nào sản-xuất ra được một chất thuần-nhất nguyên-chất, có chăng chỉ tinh-khiết đến một mực nào, ví đến 99% hay là 99,9% nhờ các khí-cụ mỗi ngày một tinh-xảo. Nhưng đã từ lâu người ta tuyên-bố những định-lý bằng vào chất thuần-nhất nguyên-chất ấy rồi, đủ thấy rằng khái-niệm " nguyên-chất " là do nhà Khoa-học tạo ra tin lấy làm sự thực. Lại như những đan-tử của vật-chất thì chưa từng có cách gì cho người ta nhìn thấy, mặc dầu theo như lời ông Perrin (một nhà Bác-học giầu công nghiên-cứu chứng-minh thuyết đan-tử) nhà Khoa-học cũng có thể " đủ tư-cách diễn-tả sự thực-tại hiển-nhiên mà không phải yêu-cầu đến những phần-tử còn chưa nhìn thấy... Nhưng nệ vào sự quá nghiêm-khắc chúng ta không lẽ đến nỗi quá vụng dại mà cố ý gác một bên những đan-tử trong sự diễn-dịch ra định-luật, vì nếu không có đan-tử kia thì định-luật này cũng không có được. Như thế thì không phải ta đã nhổ cái cỏ vô dụng cho cây lúa, mà chính ta cắt mất gốc rễ đi tìm chất nuôi của nó vậy ". _ ( Les Atomes .- J. Perrin ).

Xem như thế đủ thấy tinh-thần Khoa-học cũng tin vào một thực-tại ở ngoài tầm thực-nghiệm mà sự tin ấy là cần-thiết, phái triết-học thực-tiễn ( Auguste Comtes ) tưởng lầm là Khoa-học hoạt-động ở ngoài hình-nhi-thượng-học, sự thực Khoa-học luôn luôn phải vin vào giả-định, vào ức-thuyết, dù những giả-định ấy chỉ có tính-cách tạm thời, để dần dần đạt tới cái thực-tại khách-quan là mục-đích viễn vọng không biết có ngày nào hoàn-toàn đi đến. Trên con đường tiến-triển ấy, ta thấy lổm chổm những mốc mà phần nhiều Khoa-học ngày nay đã vượt qua rồi, ấy là những giả-thuyết như vũ-trụ khách-quan, sự vật thực-tại ở ngoài ý-thức, tỉ như Galilée và Newton lấy thời-gian và không-gian làm chuẩn đích tuyệt-đối trong vũ-trụ-quan của vật-lý cũ, thì bây giờ Einstein trong khoa tân-vật-lý lại nhận thấy tính-cách tương-đối chủ-quan của thời-gian và không-gian, nhưng lại lùi chuẩn-đích khách-quan ( références objectives ) vào sâu chút nữa tức là thời-không-gian cự ( interval espace-temps ); dù sao cũng vẫn phải có một cái gì tồn-tại ở đàng sau hiện-tượng tương-đối, chứ không phải là phủ-nhận hết thảy sự vật như phái triết-học bất-khả-tri ( agnosticisme ).

Một khuynh-hướng nữa của Khoa-học là giải-thích vũ-trụ chứ không phải là mãn túc với tỉ lệ của sự vật diễn-dịch ra ở những định-lý chỉ có mục-đích áp-dụng thực-hành : " science d'où prévoyance et prévoyance d'où d'action "_ A. Comte, nghĩa là Khoa-học tức tiên-liệu và tiên-liệu tức hành-động. Đối với tinh-thần Khoa-học chân chính sự áp-dụng những định-lý đã khám-phá không phải là một vần-đề quan-trọng bậc nhất. Cái động-cơ nó kích-thích nhà Khoa-học trong sự tìm-tòi ham mê, quên ăn quên ngủ, quên cả sự nguy-hiểm cho tính-mệnh không phải vì lòng yêu nhân-loại mà chỉ là lòng yêu chân-lý, muốn hiểu biết đến nguyên-nhân của sự vật biến-hóa ; ấy là khuynh-hướng giải-thích, cắt-nghĩa vũ-trụ mà tính-cách chính của sự cắt-nghĩa thì là diễn-dịch. Diễn-dịch là gì ? Đứng trước một hiện-tượng vừa xẩy ra tìm xem có những hiện-tượng nào đã quan-hệ với nó trước đấy ; đun thủy-ngân trong một bầu không-khí, ít lâu thấy giảm lượng mà trên mặt thủy-ngân có chất rỉ thủy-ngân đo đỏ. Vậy chất rỉ thủy-ngân ở đâu mà sinh ra ? tại sao bấu không-khí nhẹ đi ? Đem chất rỉ thủy-ngân kia đun trong bầu rỗng hơi, thu lấy chất hơi đẻ ra thì số lượng của chất hơi ấy so đúng với số lượng của bầu không-khí mất đi. Vả lại bầu không-khí còn lại thì làm tắt ngọn diêm đương cháy mà chất hơi ở rỉ thủy-ngân phân-giải đẻ ra lại làm bùng lửa que diêm còn than hồng. Vậy ông Lavoisier suy-diễn ngay rằng : chất thủy-ngân đã cướp lấy dưỡng-khí của bầu không-khí mà làm thành chất rỉ thủy-ngân, số lượng dưỡng-khí lấy đi bao nhiêu thì khi phân-giải thủy-ngân lại thu về được ngần ấy. Chỉ có thế thôi, ngoài ra không có hiện-tượng nào khác, ảnh-hưởng nào khác vào sự hóa-hợp và phân-giải của thủy-ngân với dưỡng-khí. Một vài thực-nghiệm như thế có thể đủ cho ông Lavoisier tuyên-bố định-luật vật-chất bảo-tồn được chăng, trong vũ-trụ thiên-diễn không có cái gì tự sinh tự diệt chăng, nếu cái khuynh-hướng duy-lý-hóa ( rationnaliser ) vũ-trụ diễn-dịch nguyên-nhân của hiện-tượng không đã cực mãnh-liệt ở tiềm-tại ý-thức của ông ? Vả ý-nghĩa chính của sự diễn-dịch ấy là gì, nếu không phải là sự đồng-nhất, ( A=A ) đồng-nhất còn khuyết-điểm ( nếu không thì thành ra một sự lắp lại vô ý nghĩa ), đồng-nhất trong thời-gian và đồng-nhất trong không-gian, suy-diễn hiện-tượng bây giờ lên hiện-tượng trước kia, tự hiện-tượng phức-tạp về hiện-tượng đơn-giản. Nhân bằng với quả. Như thế đủ thấy sự đồng-nhất không bao giờ được hoàn-toàn vì một hiện-tương bao giờ cũng do nhiều hiện-tượng khác ảnh-hưởng, từ gần đến xa mà người ta thì chỉ xét kể được những ảnh-hưởng trực-tiếp trong tầm thế-lực của nhân-loại mà thôi. Vậy sự duy-lý-hóa vũ-trụ chỉ là một hoài-vọng, một lý-tưởng, nhưng các nhà Khoa-học nhất-định tin-tưởng một ngày kia có thể duy-lý-hóa được, thấu triệt được hết vạn-vật, tuy rằng tới nay tạo-hóa vẫn chống lại khuynh-hướng ấy, bầy ra nhiều điều không hợp lý mà Khoa-học thực-nghiệm phải miễn-cưỡng thừa-nhận. Coi như định-luật của Carnot về nhiệt-lực, cho rằng nhiệt-lực chỉ giảm sức xuống, từ nóng đến lạnh, chứ không thể ngược trở lên từ lạnh về nóng ; suy rộng luật ấy thì toàn-thể vũ-trụ chỉ có tán mãi nhiệt-độ đi mà nguội dần, nhiệt-độ có một ngày sẽ quân-bình thì toàn-thể vạn-vật sẽ hết động-lực. Như thế hẳn trái với lẽ phải của người ta và của lý Khoa-học, nhưng thực-nghiệm vẫn thấy như thế .

Nói tóm tắt xét lịch-sử Khoa-học thực-nghiệm, người ta sẽ thấy rằng tinh-thần Khoa-học cũng có khuynh-hướng hình-nhi-thượng ở chỗ tin vào một thực-tại khách-quan đối-tượng với tinh-thần nhận-thức. Đại-khái nó còn tin có thể diễn-giải được cái thực-tại ấy bằng cách đồng-nhất hết hiện-tượng trong vũ-trụ với một nguyên-nhân tối đơn-giản, một nguyên-tố gọi là đan-tử, điện-tử, lượng-tử hay là dĩ-thái ( Ether ) vân vân ...

Xem như thế, ta đã thấy tinh-thần Khoa-học chân-chính không phải tuyệt nhiên xa lạ với tinh-thần Đạo-học chân-chính theo như ở Cổ-điển Đông-phương. Vậy ta hãy nhìn gần với chính con mắt phê-phán của ta không nệ vào thành-kiến tập-tục xem tinh-thần này bổ-khuyết cho tâm-hồn ta ngày nay như thế nào ?

Kinh Thư là bộ sách cổ-kính nhất trong văn-hóa Trung-Hoa ghi chép những lời quân thần khuyên giậy lẫn nhau trong việc bình thiên-hạ, ở thiên Đại Vũ Mô có câu : ( ) " Nhân tâm duy nguy, đạo tâm duy vi. Duy tinh duy nhất doãn chấp quyết trung " nghĩa là : ( Lòng người chỉ muốn nghiên ngả, con đường chân chính thì tế vi không hiển hiện rõ rệt cho ai cũng thấy. Vậy ta nên giữ sao sao cho tinh-thần được luôn luôn tinh-khiết thuần-nhất, mà đem hết năng-lực của ta tập-trung vào chỗ độc-nhất chính trung, chi-phối hết thảy những động-lực nội-giới .) Câu đó suy hết ý cũng đủ minh nghĩa cho Đạo-học vì nền-tảng của Đạo-học là ở đấy. Cổ-nhân trước khi đặt cái giả-định " trung tâm duy nhất " làm then-chốt cho Đạo-học bao-quát cả nhân-sinh-quan lẫn vũ-trụ-quan, không phải là không từng dựa vào kinh-nghiệm, vào sự quan-sát sự vật ở ngoại-giới và ở nội-giới. Cổ nhân cũng đã từng " ngưỡng quan phủ sát " mắt nhìn tai nghe, nhận thấy chung quanh sự vật đều đổi thay không ngừng, mà chính những cảm-giác của ngũ-quan thì không lúc nào yên-lặng ở một trạng-thái. Tự ngoại-giới cho chí nội-giới nhất thiết đều tuân theo một luật dịch. Đứng trước thế-giới dịch ấy hết thảy nhận-thức của người ta chỉ có tính-cách tương-đối mà thôi. Nhưng tương-đối với cái gì ? Có cái gì làm chẩn-định so-sánh được không, hay hết thảy đều là bóng vang mộng-ảo cả, như ánh đèn trong gương ? Tất nhiên cái chuẩn-định ấy phải có và phải là bất-dịch, bất-biến, vì nếu không có nó thì cả cái hòa-điệu của vũ-trụ này, cả cái thống-hệ đương nhiên của sự vật này cũng không thể nào đứng được một phút. Cái bất-dịch ấy lại cũng không ở tại hiện-tượng tương-đối biến-dịch ; muốn đạt tới nó, cổ nhân bảo phải vượt lên trên sự vật biến-chuyển, siêu ra ngoài cảm-giác đổi thay, tìm đến tận chỗ " trung tâm hoàng cực " nói trong Kinh Thư, là đầu mối của " ngũ hành " và " ngũ sự " tức là đầu mối hết thảy các động-lực trong thế-giới này, hay là đến chỗ "quân ", quân nhất sự vật như ở câu của Liệt-Tử : ( ) " quân thiên hạ chi chí lý giã ", hay là đến chỗ thái-cực nói trong Kinh Dịch. Nhưng muốn đến đấy, Đạo-học kinh-nghiệm bảo rằng không thể tin theo những súc-động tán-mạn của sự vật bên ngoài gây lên trong ngũ-quan ta mà đi tìm kiếm hoài công, vì sự vật thiên biến vạn hóa, thiên hình vạn tượng, vô cùng vô tận, người ta không thể ra ngoài hoàn-cảnh tự nhiên, ra ngoài trái đất để thực-nghiệm cho hết vũ-trụ bao la được. Vậy chỉ còn cách phản lại, nhìn vào trong lòng mình, quan-sát nội-giới, điều-khiển cảm-giác siêu lên trên ý-thức, trên cả lý-trí mà giác-ngộ cái trung-tâm duy-nhất bằng thuần-túy kinh-nghiệm. Một khi đã thực-hiện được nó trong tinh-thần thì đồng thời cũng cảm thức được nó ở ngoại-giới như nói trong Kinh Phệ-Đà : " biết được hết trong một hòn đất thó thì ta biết bản-tính của cả chất đất thó trong vũ-trụ ". Người ta là một tiểu-vũ-trụ cũng như thống-hệ của một đan-tử có thể so với thống-hệ của mặt-trời. Cái tiểu-vũ-trụ này là cái đại-vũ-trụ kia có khác nhau chẳng qua về lượng-số chứ không về phẩm-chất. Cho nên một khi đã thấy nguyên-lý thống-nhất của tiểu-vũ-trụ ta có thể suy-luận ra lý thống-nhất của đại-vũ-trụ và đồng thời nhất-quán được cả toàn-thể thế-giới vậy. Ấy là ý-nghĩa nền-tảng của Đạo-học tả trong giả-định " vạn vật đồng nhất thể ".

Xem như thế, thì đã nhận thấy chỗ dị-đồng của tinh-thần Khoa-học với tinh-thần Đạo-học. Tin tưởng chung làm động-cơ cho nhà Khoa-học thực-nghiệm đi tìm tòi nguyên-lý cũng như cho nhà Đạo-học thực-nghiệm đạo-lý, ấy là lý duy nhất. Chỗ khác nhau là ở Khoa-học, người ta không công nhiên tuyên-bố, nhưng lý duy-nhất dầu sao cũng vẫn là giả-định bắt buộc và nó ngấm ngầm hướng-dẫn cùng khích-động tinh-thần Khoa-học trong khi tìm tòi và lập thuyết để diễn-giải vũ-trụ bên ngoài ; như thế thì lý duy-nhất ấy đối với Khoa-học là một cứu-cánh tất nhiên, vì không có nó thì không lấy gì mà thống-hệ-hóa vũ-trụ. Trái lại, ở Đạo-học thì người ta công nhiên lấy lý duy-nhất làm chuẩn-đích gọi là vô-cực, hay thái-cực, đại-ngã hay chí-thành. Tuy nhiên mục-đích tuy chung, nhưng vì Khoa-học thực-nghiệm chuyên nghiên-cứu thực-tại ngoại-giới lấy làm đối-tượng với tinh-thần nhận-thức và chuyên dụng lý-trí la-tập ( raison discursive ) gồm diễn-dịch và suy-luận ( déduction et induction ) cho nên ở tinh-thần Khoa-học, lý-trí lấn đất của tình-cảm, trừ những bậc siêu-đẳng không kể, vì luôn luôn người ta e sợ tình-cảm chủ-quan hóa mất chân-lý khách-quan.

Tinh-thần Đạo-học chân-chính cũng đi đến trình-độ khách-quan, như ở Lão-Tử trong Đạo-Đức Kinh : ( ) " Thiên địa bất nhân dĩ vạn vật vi sô cẩu. Thánh nhân bất nhân dĩ bách tính vi sô cẩu ", nghĩa là : ( Trời đất vô tình đối với nhân-loại không riêng tựa, coi vạn vật như con chó rơm, nghĩa là khách-quan, người đạo-sĩ đến bậc Thánh cũng đồng-thể với đạo trời, coi quần-chúng như chó rơm, nghĩa là cũng không để tình-cảm thiên-tư sai lệch mất sự thực ). Hay là như ở Trung-Dung : " Duy thiên hạ chí thành vi năng tận kỳ tính. Năng tận kỳ tính, tắc năng tận nhân chi tính. Năng tận nhân chi tính, tắc năng tận vật chi tính. Năng tận vật chi tính, tắc khả dĩ tán thiên địa chi hóa dục. Khả dĩ tận thiên địa chi hóa dục, tắc khả dĩ dữ thiên địa tham hỉ ", nghĩa là : ( chỉ có những tinh-thần đã thực-hiện đến tột bậc trong thiên hạ mới có thể phát-triển hết bản-tính tự-nhiên. Đã phát-triển được hết bản-tính mình thì có thể thể-nghiệm được hết bản-tính của nhân-loại là đồng loại với mình ; đã thể-nghiệm được hết bản-tính của nhân-loại thì tất thể-nghiệm được hết bản-tính của vạn vật là đồng-chất với mình ; đã thể-nghiệm được hết bản-tính của vạn-vật thì từ thấp đến cao, từ to đến nhỏ, từ thô đến thanh, cho đến tế-vi đều cảm-thông được vì càng nhỏ đến đâu thì càng phổ-biến đến đấy ; như thế thì có thể trực-tiếp ảnh-hưởng vào đến nguồn khuynh-hướng sinh-thành tiến-hóa chung của trời đất, ấy là bậc tham thiên địa, nghĩa là đồng-nhất với toàn-thể đại-đồng của vũ-trụ vậy ). Xem như thế, thì bậc chí-thành của Đạo Nho là trình-độ khách-quan không chút thiên-tư trong tinh-thần Đạo-học. Chỗ đặc-biệt đáng chú ý của Đạo-học Đông-phương là không quan-niệm một cách tuyệt-đối phương-diện khách-quan với phương-diện chủ-quan của thực-tại. Đạo-học tin vào luật tiến-hóa trình-tự ở nội-giới cũng như ở ngoại-giới, ở tâm-lý cũng như ở vật-lý, cái chủ-quan tiến dần dần đến cái khách-quan mà thực-tại bao-hàm cả hai phương-diện. Cho nên ở đây người ta lấy sự tu chỉnh bản thân làm bước đầu, trước hết quan-sát ở chính nội-giới tâm-lý, điều-khiển cảm-giác đi lên ý-thức, tìm cách chỉ-huy những động-lực ở nội-giới hiện-tại hay còn tiềm-tại để rồi đi lên trên cả tiềm lẫn hiện ý-thức mà nhập vào cõi siêu-thức, là một giai-đoạn tiến-hóa tự nhiên của tâm-lý, nó kế tiếp ý-thức cũng như ý-thức đã tiếp-tục tiềm-thức. Ở siêu-thức tinh-thần không tìm nhận-thức sự vật bằng cách so-sánh, đối-chiếu hay phân-tích ; nó bao-quát hết thảy những tác-dụng sinh-lý, tâm-lý, tình-cảm và lý-trí vào một mối, mà đồng thời nó đem đồng-nhất với sự vật để nhận-thức, ấy là trạng-thái thuần-túy kinh-nghiệm của tinh-thần, trong đó chủ-quan với khách-quan không còn ngăn cách đối-tượng mà hòa-đồng làm một để đem lại cho ta trong một lúc như một tia chớp trong đêm tối, một nhất-quán hội-thống vô số phương-diện mâu-thuẫn của thực-tại ( aspect polyscopique du monde ). Ấy là lối nhận-thức hoạt-động trong tâm-lý thực-hiện của Đạo-học vậy.

Nhà Đạo-học Ấn-Độ trứ-danh gần đây là Vivekananda có nói trong bài diễn-giảng về Đạo-học ở Luân-Đôn : " Nhân-loại còn là nhân-loại là nhờ ở sự nó luôn luôn phấn-đấu để vượt lên trên bản-tính tự-nhiên của tạo-vật và bản-tính ấy thuộc cả về nội-giới lẫn ngoại-giới, không những nó chỉ gồm những luật-pháp điều-khiển những phần-tử của vật-chất ở bên ngoài và ở tại thân-thể của chúng ta, mà nó còn điều-khiển cả bản-tính nội-tại tế-nhị hơn, cái bản-tính mà sự thực là lực động-cơ chi-phối cả ở ngoại-giới chiếm-đoạt lấy vũ-trụ bên ngoài là một việc rất hay đáng kính, nhưng đáng kính-trọng hơn nữa là chiếm-đoạt được vũ-trụ nội-tại của mình. Đáng kính-phục và khen-ngợi thay là sự hiểu được luật điều-khiển những vì tinh-tú ; lại còn đáng kính-phục vô cùng và khen-ngợi hơn nữa là hiểu-thấu đến luật tâm-lý nó dịch-sử những dục-vọng, những cảm-giác ý-trí của nhân-loại. Khám-phá và điều-klhiển con người nội-tại, thấu-triệt những hành-động tế-nhị tiềm-tàng trong tâm-lý nhân-loại, và hiểu hết được những bí-quyết kỳ diệu của nó, ấy là hoàn-toàn thuộc về phạm-vi của Đạo-học ". _ Inanayoga, p. 10, Mayavati editor.

Xem như thế, Đạo-học không những không phản trái với Khoa-học mà còn bao-hàm một phạm-vi rộng hơn ; nó chi-phối cả cái chủ-quan lẫn khách-quan của thực-tại, thông cả ngoại-giới lẫn nội-giới, và muốn đồng thời đạt tới chỗ hòa-điệu của chân-lý với công-lý. Người ta sống trong xã-hội không thể không có công-lý được. Nhưng quan-niệm công-lý thuộc về phạm-vi tâm-lý hơn là vật-lý, do nhiều tính-cách chủ-quan tương-đối, cho nên nó dễ đổi thay với hoàn-cảnh với thời-thế, thì phải tùy thời, tùy hoàn-cảnh mà sửa đổi cho thích-hợp. Sự sửa đổi ấy phải mượn ánh sáng của chân-lý tức là đạo-lý làm chuẩn-đích mực-thước. Luân-lý không thể không bằng vào thiên-lý, nghĩa là luật tự-nhiên tiến-hóa của đại-đồng mà cổ-nhân trong Đạo-học đã giác-ngộ trong lúc siêu ý-thức : ( ), " Nhất âm nhất dương chi vị đạo. Kế chi giả thiên dã, thành chi giả tính dã ", ( Vũ-trụ vận-động là do luật âm dương tương-đối, hai lực hấp-dẫn và phản-cự mà sinh ra, gọi là đạo tự-nhiên. Thuận theo luật ấy mà làm thì tốt thì hay, thực-hiện cho thành toàn luật ấy là bản-tính tự-nhiên của vạn-vật ). _

Kinh Dịch. Cho nên ở Đạo-học người ta bắt đầu từ phạm-vi rất nhỏ hẹp, rất chủ-quan, nhưng dần dần tiến-triển mãi ra phạm-vi vũ-trụ có tính-cách khách-quan. Bất cứ ở khu-vực nào, ở giai-đoạn nào, Đạo-học cũng lấy tinh-thần tiến-hóa làm cốt. Ở khu-vực nhân-sinh thì Đạo-học bắt đầu từ tiểu-vũ-trụ nội-giới đến đại-vũ-trụ ngoại-giới, ở đâu cũng lấy sự giải-thoát, sự siêu-việt lên trên sự câu-thúc của nhục-dục, của vật-chất, siêu lên trên sự thiên-tư vị-kỷ, đến chỗ tự do vô tư " vô vi nhi vô bất " hay " vô vi nhi thành " làm cứu-cánh. Cho nên Einstein cho bậc Đạo-học ấy có tính-cách vũ-trụ-đạo, cùng một thể với Khoa-học thực-nghiệm cao-siêu như vật-lý-học, hóa-học hay động-học v.v...

Nhiều bạn thanh-niên trí-thức ở bên Đông-phương cũng như ở bên Tây-phương ngày nay, hễ nghe nói đến Đạo-học là nghĩ ngay đến một tôn-giáo nhân-cách chủ-trương tư-tưởng sáng thế, mô-phỏng nhân-ảnh, nhân-tình. Chắc hẳn người ta không từng thành-thực với tinh-thần Khoa-học, hay không từng am hiểu chính nguồn-gốc Đạo-học. Đạo-học ở hình-thức tôn-giáo nhân-cách chỉ là một khuynh-hướng đặc-biệt cho Tây-phương, chứ khuynh-hướng ấy không từng được phát-triển hay hoan-nghênh ở Đông-phương theo như trong cổ-điển Trung-Hoa và Ấn-Độ, bởi vì quan-niệm vũ-trụ tiến-hóa hay dịch-hóa là quan-niệm căn-bản chung cho các Đạo-học ở đây. Quan-niệm ấy phản lại quan-niệm sáng-thế, không tìm một nguyên-nhân ở ngoài vũ-trụ để giải-thích sự vật mà trái lại tuyên-bố phải tìm ngay tại trong sự vật, nguyên-nhân tiềm-tại của sự sinh thành tiến-hóa. Ấy là ý-nghĩa câu trong Tính-Lý : " Vạn vật các hữu thái cực " ; và trong câu : (), " Thiên mệnh chi vị tính, suất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo ", nghĩa là : ( Tính là khuynh-hướng tự-nhiên chung do cái nguyên động-lực hành-động trong vũ-trụ chỉ-huy phát-triển tính ấy là Đạo, tu luyện Đạo ấy gọi là giáo ). Chữ Thiên đây thực không phải chỉ một ông trời mô-phỏng hình người, nó chỉ cái nguyên động-lực chi-phối ở trong toàn-thể, mà ta đây là một phần-tử vậy. Đạo-học không như tôn-giáo nhân-cách mà lại đồng căn-bản với Khoa-học ở chỗ cắt-nghĩa bằng biện-chứng và thực-nghiệm chứ không cầu đến kỳ-tích ( miracle ), đại khái như ở Dịch Kinh : " Tích thiện chi gia tất hữu dư khương, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương. Thần thí kỳ quân, tử thí kỳ phụ phi nhất triều nhất tích chi cố, kỳ sở do lai giả tiệm hỹ ", nghĩa là : ( Nhà kia tích chứa điều thiện thì ắt là có nhiều điều ân-thưởng, nhà kia tích chứa điều không lành, không tốt thì ắt là sẽ có tai vạ ; kẻ làm tôi giết vua, kẻ làm con giết cha, không phải ngẫu nhiên vô duyên cớ một sớm một tối, đột nhiên xẩy ra đâu, tất là ở trong phải có sẵn một quá-trình tiềm ẩn từ trước vậy ).

Vậy sở dĩ người ta cho Đạo-học là một mớ mê-tín, bởi vì người ta chỉ biết có một phương-diện của Đạo-học là tôn-giáo nhân-cách, thường cắt nghĩa vũ-trụ bằng kỳ-tích, phép mầu huyền-bí. Tôn-giáo ấy đã rất thịnh-hành ở Âu-châu suốt đời Trung-cổ. Kịp đến thế-kỷ 17 phái duy-lý mới nổi lên tranh-đấu, mở đường cho các lý-thuyết dựa vào Khoa-học nối tiếp ra đời ; cơ-giới chủ-nghĩa, tiến-hoá-luận, thực-tiễn triết-lý, duy-vật-luận v.v... nhất thiết đem phát-triển lý-trí ở con người đến cực-đoan, coi tình-cảm như rẻ rách, vì sẵn có ác-cảm với tôn-giáo nhân-cách, với tình-cảm ủy-mị đời Trung-cổ. Tư đấy, ở một tâm-hồn, người ta bèn phân chia ra hai nửa tương phản ; nửa duy-lý và nửa tình-cảm, hay là nửa duy-vật với nửa duy-tâm. Ấy là bắt đầu sự mâu-thuẫn sung-đột làm mất sự an-toàn trong cá-nhân ở xã-hội cận-đại. Những lý-thuyết kia khuyến-khích bởi những kết-quả đầu tiên có nhiều hứa hẹn của Khoa-học thực-nghiệm, bèn vội vàng muốn thống-hệ-hóa ngay vũ-trụ cho hợp lý mà xa dần mãi bằng-chứng thực-nghiệm là nến-tảng chung cho cả Đạo-học lẫn Khoa-học.

Con người ở xã-hội hiện-đại chỉ chăm chú hết vào sự hoạt-động, phát tán hết năng-lực ra ngoại-giới, chỉ biết sống cái đời tấp-nập, sấp sấp ngửa ngửa như điên như cuồng, một cách thậm vô-ý-thức, không rõ mục-đích của mình là gì nữa. Người ta sống cho sự vật mà quên mất chính là phải sống cho mình, cái mình càng ngày càng khuyếch xung triển phát đến cùng cực cái mình trường-cửu và quảng-đại. Như lời nhà văn-hào Nga Tolstoï : " Người ta sống cả cho sự phô-trương, không còn giữ lại chút gì cho mình nữa." Cứ như thế mà đi mãi, người ta mất hẳn nguồn sống nội- tại, tâm-hồn khô kiệt sinh-khí, chỉ còn đầy một mớ hoài-nghi và hèn nhát, vì ở mình không còn cái gì đáng tin đáng kính nữa.

Cho nên không phải vì mê-tín mà các nhà Đạo-học gọi người ta về với nội-tỉnh, bằng những câu như : " Quân tử thân kỳ độc ", ( Người quân-tử nhận xét nội-giới của mình ), của Khổng-Tử. Hay là : " Connaît- toi toi-même ", ( Hãy biết lấy chính mình ), của Socrate, để nuôi lấy cái khí " hạo-nhiên " của trời đất trong tâm thân mà đạt đến chỗ " chí trung hòa " của con người ta trong vũ-trụ, đặng thuận theo luật tự-nhiên mà điều-khiển lấy vật-chất, đặng sống cái đời phong-phú rồi-rào của cả nội-giới lẫn ngoại-giới duy-nhất, cả trí lẫn tâm dung-hợp làm một. Ấy là nguyện-vọng lý-tưởng chung cho cả tinh-thần Khoa-học lẫn tinh-thần Đạo-học ở các bậc siêu-suất chính-nhân, tiêu-biểu của nhân-loại cổ kim Đông Tây vậy.

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site