lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Phụ Nữ, Xã Hội, Hạnh Phúc Gia Đình

Chuyện Lớn Đàn Bà (Đàn Bà Đại Sự)

Nguồn: internet

1, 2, 3, 4, 5

...

Cũng Chỉ Có Người Mẹ

Thứ Bảy vừa rồi, gia đình chúng tôi, gồm hai vợ chồng tôi và mấy đứa con đi dự và đưa đám táng một người con trai, con của ông bà hàng xóm, nhà đối diện với nhà tôi. Anh ấy bị đụng xe, qua đời khi mới 33 tuổi.

Gia đình người Mỹ gốc Ý nầy có 4 người con trai, không có con gái, tuổi sàn sàn nhau, chơi thân với nhau, có tính cách vừa là anh em, vừa làm bạn bè, giống với sáu đứa con gái của gia đình tôi vậy.

Mười năm trước, khi tôi dọn về đây thì con gái út của tôi mới 9 tuổi, anh con trai út gia đình nầy, cùng mấy đứa nhỏ hàng xóm cùng độ tuổi, học cùng trường, nhiều buổi tối còn đi chơi cút bắt với nhau, bị chúng tôi rầy vì tội nhảy hàng rào cho nhanh, thay vì đi vòng theo đường lớn, hay như con gái tôi bị bà Mỹ gốc Nga, nổi tiếng kỳ thị mắng: ‘Mày về nước mày mà chơi.’ Mấy thằng con trai bênh con gái tôi, phản công lại bà: ‘Bà về nước trước đi, nó sẽ về theo’ khiến bà ta cứng họng.

Vậy rồi cái chú bé con ông hàng xóm ngày ấy đi đánh giặc bên I-rắq. Dĩ nhiên cha mẹ chú ấy lo cho nó! Ngày nó lên đường, các con tôi đưa tiễn, thấy tội nghiệp cho nó vậy! Và rồi nó bình an trở về, còn anh nó thì qua đời vì môt tai nạn ở đây, ngay nước Mỹ. Kẻ người ta sợ nó chết, thì nó bình yên. Kẻ ở trong một xã hội bình yên thì qua đời vì một tai nạn. Ðó là sự nghịch lý của xã hội, là ‘con Tạo đành hanh’ hay một sự sắp đặt trớ trêu của Thượng Ðế, hay cái nghiệp như lời Phật dạy? Chẳng biết đâu mà mò, chúng ta đành tự an ủi rằng cho đó là số phận vậy.

Bố mẹ của người qua đời cũng dễ thương như các con của họ vậy. Ông ta từng tham chiến ở Việt Nam khi vợ ông mới sinh đứa con đầu lòng. Lần tôi ăn nhà mới mời ông bà ấy, theo tục lệ của người Việt hay vài khi gặp nhau trước đường, đưa tay ‘Hi!’ hay nói năm điều ba chuyện xã giao trời mưa trời nắng cho đúng phép, chẳng bao giờ ông ta nói tới việc từng đi lính ở Việt Nam, nhưng hôm tôi bị tai nạn, bà vợ ông qua thăm, nói chuyện với vợ tôi, bà ta khóc, ôm lấy vợ tôi bảo:

- ‘Chồng tao đi lính bên Việt Nam hai năm. Ông ấy bảo người Việt Nam đáng thương lắm, họ khổ lắm, khổ vì nghèo và khổ vì chiến tranh. Tội nghiệp cho ‘thằng guy’ nầy qua tới Mỹ rồi mà chưa hết khổ, còn gặp tai nạn! Sao người Việt họ khổ thế?’

Bà ta về rồi mà gia đình tôi vẫn cứ bàn về lòng tốt của hai vợ chồng ấy! Tôi nói với vợ và các con rằng ‘Bác ái Công Giáo’ là vĩ đại lắm. Xã hội Mỹ nầy vốn tạp nham, đa chủng. Sở dĩ nó tồn tại và phát triển được là nhờ nó có hai điều căn bản: Luật pháp và Bác ái Công giáo. Các con tôi cải rằng có thấy mấy thằng con trai bên đó đi nhà thờ bao giờ đâu. Tôi cười: ‘Bác ái đó nằm trong truyền thống các dân tộc châu Âu, không phải ở chỗ họ có đi hay không đi nhà thờ; cũng như lòng từ bi của người Việt vậy! Ðâu có phải đi chùa mới thương người, không đi chùa thì không thương người? Nói chung, bác ái hay từ bi lâu đời trở thành bản sắc của một dân tộc. Bỏ nó đi là triệt tiêu cái bản sắc của dân tộc đó. Cái độc hại của chủ nghĩa Cộng Sản chính là ở chỗ đó vậy. Nó hủy diệt bản sắc dân tộc Việt Nam, biến xã hội loài người thành một bầy thú hoang. Sự tàn ác và vô lương của xã hội Việt Nam ngày nay là do hậu quả chiến tranh và do chế độ Cộng Sản. Chiến tranh làm cho con người ta tàn ác hơn và chế độ Cộng Sản tiêu diệt lòng nhân ái làm cho người ta vô lương hơn. Cho nên Việt Nam bây giờ đầy dẫy những chuyện buôn người, lừa người, phỉnh người một cách tán tận lương tâm và việc tham nhũng trở thành một hiện tượng phổ biến sâu rộng không sao ngăn chận được dù chế độ có đưa ra hàng trăm hàng ngàn biện pháp. Chỉ có một cách là phải hủy bỏ chế độ đó đi.

Hôm nghe tin con trai ông bà ấy qua đời, vợ chồng chúng tôi sang thăm. Hai bà mẹ ôm nhau khóc. Bà ta nói trong nước mắt:

- ‘Bà cũng làm mẹ, bà biết rồi đấy. Chúng ta sinh con, nuôi con khổ như thế nào! Chúng ta thương con biết bao nhiêu! Tôi tưởng là nó tiễn tôi đi, ai ngờ tôi đưa nó’.

Suốt mấy ngày, lời than vãn của người mẹ cứ lẩn quẩn trong đầu tôi. Công khó của người mẹ sinh con, nuôi con là rất lớn. Câu mẹ tôi thường nói ngày xưa là ‘Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn’ hoặc ‘Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra’ như trong ca dao, hoặc rạt rào như Thái Bình Dương trong bài ‘Lòng Mẹ’ của Y-Vân, v.v...

Hôm đưa đám, trong nhà thờ, sau khi hát bài ‘Song of Farawell’ mọi người ai cũng khóc, nhất là các bà nhưng bà mẹ thì khóc nức nở, dội từ phía quan tài vang khắp cả nhà thờ. Tôi lại nghĩ đến lời bà mẹ nói với vợ tôi - ‘Bà cũng làm mẹ, bà biết rồi đấy. Chúng ta sinh con, nuôi con khổ như thế nào! Chúng ta thương con biết bao nhiêu ...’

Suy cho cùng, trong tình mẫu tử, trong việc sinh con và nuôi nấng con cái, người mẹ bao giờ cũng ở vào vị trí hạng nhứt. Khi con vui chơi mạnh khỏe, người mẹ hạnh phúc hơn ai hết. Và khi khóc cho một đứa con qua đời, mẹ là người đau khổ nhất! Dù đông tây kim cổ bao giờ cũng vậy!

Thế Đức

1, 2, 3, 4, 5

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site