lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Giới-Thiệu Tác-Phẩm VIỆT-SỬ ĐẠI-CƯƠNG, Tập 1
Của Sử-Gia Trần Gia Phụng

Khải-Chính Phạm Kim-Thư

I. Lý-Do Giới-Thiệu Tác-Phẩm Việt-Sử Đại-Cương, Tập 1, của Sử-Gia Trần Gia Phụng

Kính thưa quý-vị,

Tôi đã nhận được tác-phẩm Việt-Sử Đại-Cương, tập 1, của Sử-Gia Trần Gia Phụng vào ngày 25 tháng 3 năm 2004 do chính tác-giả gửi tặng. Khi gửi tác-phẩm Việt-Sử Đại-Cương (tập 1) để tặng tôi, Sử-Gia Trần Gia Phụng không hề yêu-cầu tôi giới-thiệu tác-phẩm này cho ông. Sau khi đọc xong tác-phẩm Việt-Sử Đại-Cương, tập 1, tôi nhận thấy tác-phẩm này thật là tuyệt-vời và tôi định viết ngay bài giới-thiệu cho toàn-thể quý-vị nhàn-lãm và để cho thanh thiếu-niên biết mà mua tác-phẩm-này để tìm-hiểu về cội-nguồn của dân-tộc Việt. Tuy-nhiên vì quá bận-rộn nên nay tôi mới có thì giờ viết để giới-thiệu tác-phẩm này cho quý-vị và toàn-thể thanh thiếu-niên Việt.

Đây không phải là tác-phẩm duy-nhất về Việt-Sử Đại-Cương, như tác-giả đã viết "tập 1," điều này có nghĩa là còn nhiều tập nữa. Với mục-đích để giúp thanh thiếu-niên Việt-Nam tìm-hiểu về cội-nguồn dân-tộc Việt, Sử-Gia Trần Gia Phụng cố-gắng viết bộ Việt-Sử Đại-Cương gồm 5 tập: Lịch-Sử Đại-Cương, tập 1 (từ thời lập-quốc đến năm 1428); Lịch-Sử Đại-Cương, tập 2 (từ năm 1428 đến năm 1802); Lịch-Sử Đại-Cương, tập 3 (từ năm 1802 đến năm 1884); Lịch-Sử Đại-Cương, tập 4 (từ năm 1884 đến năm 1945); và Lịch-Sử Đại-Cương, tập 5 (từ năm 1945 đến năm 1975). Mỗi tập là một  đoạn đường lịch-sử. Năm tập 5 là đoạn đường lịch-sử từ thời khởi-thủy đến ngày bọn Cộng-Sản chiếm trọn Việt-Nam.

Danh-từ "Đại-Cương" có nghĩa là "những điều trọng-yếu hay những phần cốt-yếu lớn." Như vậy, Việt-Sử Đại-Cương có nghĩa là những điều trọng-yếu và những phần cốt-yếu lớn trong lịch-sử Việt-Nam. Chính vì thế mà tôi tình-nguyện giới-thiệu tác-phẩm này.

Sử-Gia Trần Trọng Kim trước đây đã viết cuốn Việt-Nam Sử-Lược từ thời Hồng Bàng (2879 trước Tây-lịch kỷ-nguyên) cho tới năm 1902 sau Tây-lịch. Sử-Gia Trần Trọng Kim đã dự-bị viết một quyển sử nối tiếp theo cuốn Việt-Nam Sử-Lược, nhưng chẳng may đến năm 1946, có cuộc chiến xảy ra ở Hà-Nội nên nhà của Cụ bị cháy và sách vở bị mất sạch. Chính vì thế, Cụ không cho in được quyển sử ấy. Hiện nay có một số nhà văn viết sử Việt nhưng chưa có tác-giả nào viết một cách rõ-rệt từ hồi 1902 đến 1975. Tôi cảm-thấy rất mừng là Sử-Gia Trần Gia Phụng đã chuẩn-bị viết 4 tập kế-tiếp từ năm 1428 đến năm 1975.

II. Nội-Dung Tác-Phẩm Việt-Sử Đại-Cương, Tập 1, của Sử-Gia Trần Gia Phụng

Hiện nay tác-giả mới cho xuất-bản cuốn Lịch-Sử Đại-Cương, tập 1. Tác-phẩm VIỆT-SỬ ĐẠI-CƯƠN, tập 1 (từ thời lập-quốc đến năm 1428), dày 404 trang kể cả bìa do nhà xuất-bản Non-Nước xuất-bản vào đầu năm 2004 tại Toronto, Canada. Sau khi đọc, tôi nhận-thấy tác-phẩm này có các phần chính như sau:

1. Các Phần Trình-Bày Đặc-Biệt ở Bìa Sách

Ngoài mặt bìa phía trước của tác-phẩm, tác-giả có cho in hình của mặt Trống-Đồng Ngọc-Lũ biểu-tượng một đặc-sản văn-hóa riêng-biệt của Dân-Tộc Việt. Ngoài mặt bìa phía sau của tác-phẩm, tác giả có cho in tên 12 tác-phẩm của cùng một tác-giả. Phía trong của bìa sau, tác giả có cho in bản tin về "Giải Văn-Học của Hội Quốc-Tế Y-Sĩ Việt-Nam Tự-Do." Hội Quốc-Tế Y-Sĩ Việt-Nam Tự-Do đã trao tặng Giải Văn-Học 2002 cho Sử-Gia Trần Gia-Phụng và các nhà văn khác.  

2. Những Bài Viết Có Tính-Cách Nghệ-Thuật và Sư-Phạm để Giúp Các Bạn Đọc Hiểu Một Cách Chu-Đáo về Nội-Dung Tác-Phẩm này và Dễ-Dàng Nghiên-Cứu Tác-Phẩm này để Tự Học-Hỏi, Dạy Học, và Viết Văn:

- Ở phần đầu tác-phẩm, Sử-Gia Trần Gia Phụng cho in các bài với những đề-mục sau đây: "Mục-Lục," "Lời Giới-Thiệu" về tác-giả Trần Gia Phụng của nhà văn Lê Văn, "Lời Nói Đầu" do tác-giả viết, "Những Chữ Viết Tắt," "Về các Năm Âm-Lịch," "Ký-Hiệu Dùng trong Sách Này," và "Đại-Cương Địa-Lý Việt-Nam." Nhờ có bài "Đại-Cương Địa-Lý Việt-Nam" nên tác-phẩm này còn có ý-nghĩa của tác-phẩm "sử-địa" nữa.

- Ở phần cuối tác-phần, Sử-Gia Trần Gia Phụng cho in các các bài với những đề-mục sau đây: danh-sách "Các Triều-Đại Quân-Chủ" cùng với niên-đại trị-vì; "Niên-Hiệu Các Triều-Đại Quân-Chủ" theo thứ-tự A, B, C; "Danh-Mục" (tên nhân-vật được viết trong tác-phẩm) theo thứ-tự A, B, C; "Sách Tham-Khảo"; "Lời Bạt" (epilogue,lời tựa ở cuối cuốn sách hoặc phía dưới bức họa) của Ông Hoàng Đình Hiếu; và lời "Cảm-Tạ" của tác-giả đối với các vị đã cung-cấp tài-liệu, góp-ý, đọc lại bản-thảo, viết lời giới-thiệu và lời bạt.

- Xen kẽ vào những bài trong phần nội-dung chính của tác-phẩm này, Sử-Gia Trần Gia Phụng còn cho in các "Bản-Đồ và Biểu-Đồ," "Hình-Anh," "Thế-Phổ Các Triều-Đại" (Thế-Phổ có nghĩa là sơ-đồ chép tên họ và chức-nghiệp của những người trong cùng triều-đại), các "Bài Đọc Thêm," những bản "Nhạc," và "Chú-Thích" (những điểm chú-thích viết ngay sau mỗi bài chính của nội-dung tác-phẩm để trình-bày bằng-chứng và giải-nghĩa cho rõ lý-do của những sự-kiện đã trình-bày).

3. Những Bài Chính của Nội-Dung Tác-Phẩm Việt-Sử Đại-Cương,Tập 1, Gồm 14 Chương Sử-Việt Từ Thời Tiền-Sử cho đến Năm 14 28:

"Thời Tiền-Sử," "Cổ-Việt Bị Xâm-Lăng," "Cổ-Việt Trước Khi Độc-Lập," "Nước Việt Độc-Lập (939)," "Nhà Ngô," "Nhà Đinh," "Nhà Tiền-Lê," "Nhà Lý (bài 1)," "Nhà Lý (bài 2)," "Nhà Trần (bài 1)," "Chiến-Tranh Kháng Nguyên," "Nhà Trần (bài 2)," "Nhà Hồ, Nhà Hậu Trần, và Minh Thuộc," và "Cuộc Kháng-Chiến Đánh Đuổi Quân Minh."

III. Nhận-Xét về Tác-Giả và Tác-Phẩm Việt-Sử Đại-Cương (tập 1) 

Tác-giả của tác-phẩm Việt-Sử Đại-Cương, tập 1, là Sử-Gia Trần Gia Phụng. Hiện nay ở hải-ngoại chỉ có một sử-gia nổi tiếng nhất về tài-năng nghiên-cứu và viết về lịch-sử Việt, đó là Sử-Gia Trần Gia Phụng. Sử-Gia Trần Gia Phụng xuất-thân là một nhà giáo đã tốt-nghiệp Đại-Học Văn-Khoa Huế và Đại-Học Sự-Phạm Huế. Tác-giả Trần Gia Phụng là "môn-đệ đích-truyền" của những giáo-sư chuyên-môn về sử học như Sử-Gia Nguyên Phương, Giáo-Sư Nguyễn Thế Anh, và Giáo-Sư Trương Bửu Lâm.

Sử-Gia Trần Gia Phụng đã đến định-cư ở Canada vào năm 1995. Ngay sau năm đó, cứ mỗi năm, Sử-Gia Trần Gia Phụng cho xuất-bản từ một đến hai tác-phẩm nghiên-cứu liên-quan đên lịch-sử Việt. Sau đây là 12 tác-phẩm của Sử-Gia Trần Gia Phụng đã được nhà xuất-bản Non-Nước xuất-bản tại Toronto, Canada, từ năm 1996 đến 2004:

Trung-Kỳ Dân-Biến 1908 (1996), Những Câu Chuyện Việt-Sử, tập 1 (1997), Những Cuộc Đảo-Chánh Cung-Đình Việt-Nam (1998), Những Câu Chuyện Việt-Sử, tập 2 (1999), Những Kỳ-Án trong Việt-Sử (2000), Quảng-Nam trong Lịch-Sử, tập 1 (2000), An-Tích Cộng-Sản Việtt-Nam (2001), Ải Nam-Quan (2002), Những Câu Chuyện Việt-Sử, tập 3 (2002), Lột-Trần Huyền-Thoại Hồ Chí Minh-Exposing The Myth of Ho Chi Minh (2003), Quảng-Nam trong Lịch-Sử, tập 2 (2003), và Việt-Sử Đại-Cương, tập 1 (2004).

Tôi may-mắn được đọc hầu-hết các tác-phẩm do Sử-Gia Trần Gia-Phụng viết ở hải-ngoại này và gửi tặng tôi. Tôi nhận-thấy Sử-Gia Trần Gia-Phụng lúc nào cũng có quyết-tâm viết sử và tiếp-tục học-hỏi cùng nghiên-cứu các tài-liệu về lịch-sử Việt. Chính vì thế mà Sử-Gia Trần Gia Phụng viết các tác-phẩm về sử Việt rất là tuyệt-hảo. Nghệ-thuật viết văn của ông rất thận-trọng, chính-xác, xác-thực, hợp-lý, và nhuần-nhuyễn.

Khi viết những tác-phẩm về lịch-sử, Sử-Gia Trần Gia Phụng nghiên-cứu các  tài-liệu gốc và các tài-liệu mới để tìm ra ý-nghĩa chính của sự-kiện. Chẳng hạn như những sự kiện hoài-nghi về chuyện Hùng-Vương, sau khi trình bày mọi ý-kiến của các sử-gia đã viết về lịch-sử Việt-Nam liên-quan đến "Truyền-Thuyết Hùng-Vương," Sử-Gia Trần Gia Phụng đã đưa ra kết-luận rằng: "Trong lịch-sử nước ta, huyền-thoại Hùng-Vương là mẫu-số chung cho tất-cả dân Việt, thể-hiện bản-sắc và quốc-thống dân-tộc Việt.  Vấn-đề là người Việt-Nam chúng ta ngày nay phải làm gì để xứng-đáng với niềm tự-hào của huyền-thoại thiêng-liêng đó?"

Cách viết văn về lịch-sử của Sử-Gia Trần Gia Phụng rất cẩn-trọng, đúng cách, và đưa ra đầy-đủ bằng-chứng để trình-bày sự-kiện lịch-sử rồi dẫn-chứng bằng cách "Chú-Thích" và "Ghi-Chú." Về phần "Chú-Thích" sau mỗi chương của 14 chương Sử-Việt của tác-phẩm Việt-Sử Đại-Cương như đã trình-bày ở trên, có tất cả là 472 điều chú-thích. Riêng chương 14 "Cuộc Kháng-Chiến Đánh Đuổi Quân Minh," ngoài phần "Chú-Thích," Sử-Gia Trần Gia Phụng còn biên thêm 3 điều "Ghi-Chú." Sau 3 điều "Ghi-Chú" này, Sử-Gia Trần Gia Phụng còn cho in thêm 3 bài: "Lời Thề Lũng Nhai" (do Hoàng Xuân Hãn sưu-tầm và chuyển ra Việt-ngữ),  "Lời Gọi Công Thần cùng Thề Nhớ Ơn Lê Lai" (do Hoàng Xuân Hãn sưu-tầm và chuyển ra Việt-ngữ), và bài "Bình Ngô Đại Cáo" (của Nguyễn Trãi do Bùi Kỷ dịch ra Việt-ngữ). Cuối bài "Bình Ngô Đại Cáo," Sử-Gia Trần Gia Phụng còn ghi thêm phần "Chú-Thích của Trần Trọng Kim" và phần "Chú-Thích Thêm của Người Viết" (chữ "Người Viết" ở đây có nghĩa là Sử-Gia Trần Gia Phụng).

Sử-Gia Trần Gia Phụng đã sưu-tầm và nghiên-cứu những tài-liệu lịch-sử từ cổ chí kim một cách rất công-phu để trình bày, đối-chiếu, thẩm-định, và đưa ra những nhận-xét riêng của mình một cách rất hợp-tình hợp-lý.

Cách viết sách của Sử-Gia Trần Gia Phụng rất khoa-học và hữu-ích bằng cách cho in các bài hướng-dẫn sau đây trong cuốn Việt-Sử Đại-Cương, tập 1:  "Các Triều-Đại Quân-Chủ," "Niên-Hiệu các Triều-Đại Quân-Chủ," và " Danh-Mục." Những bài này giúp ích rất đắc-lực cho các nhà giáo và các nhà văn để sưu-tầm tài-liệu soạn bài dạy học và viết văn một cách dễ-dàng. Chẳng hạn như muốn tìm hiểu về "Hồ Quý Ly" hay "Lê Quý Ly," chúng ta tìm trong "Danh-Mục" thì sẽ biết những trang sách nào trong tác-phẩm này có nói về "Hồ Quý Ly" hay "Lê Quý Ly."

Tuy có kiến-văn quảng-bác và kinh-nghiệm cùng tài-năng xuất-chúng và rất tinh-thông về việc viết Sử-Việt, Sử-Gia Trần Gia Phụng vẫn còn thận-trọng và khiêm-nhường. Tuy những gì ông viết đã rất đúng, rất hay, rất cẩn-trọng, và tạo tin-tưởng cho mọi người khi đọc tác phẩm của ông, nhưng ông vẫn nói là sách này còn nhiều thiếu-sót và muốn các bậc trưởng-thượng cùng thân-hữu góp ý-kiến để tu-chính, nhuận-sắc, và hoàn-thiện tác-phẩm khi tái-bản. Lý do chính là Sử-Gia Trần Gia Phụng đã biết rằng các nhà văn dù tài giỏi đến đâu thì khi viết văn vẫn có khuyết-điểm dù ít hay nhiều.  Đây là tư-cách của vị chính-nhân quân-tử và đầy tinh-thần xây-dựng. Các bậc chính-nhân quân-tử bao giờ cũng sẵn-sàng vui-vẻ nghe lời góp-ý hay chê-bai của người khác với quan-điểm là "Ai chê, chê đúng là thầy / Ai khen, khen đúng là bần-bạn ta. Kẻ nào nịnh-hót như ma / Đó là cứu-địch hại ta vô-ngần. Kẻ nào nhục-mạ cá-nhân, / Mà vô bằng-chứng, ấy quân giặc Hồ" (thơ của Khải-Chính).

Nhờ sở-học uyên-bác và chuyên-môn vững-vàng, Sử-Gia Trần Gia Phụng đã cống-hiến độc-giả và toàn-dân Việt những tác-phẩm liên-quan đến lịch-sử Việt thật tuyệt-vời. Chính vì thế mà tác-phẩm Án-Tích Cộng-Sản Việt-Nam đã giúp cho tác-giả, tức Sử-Gia Trần Gia Phụng, được Hội Quốc-Tế Y-Sĩ Việt-Nam Tự-Do cấp cho "Giải Văn-Học" vào năm 2002.

Vào năm 2001, hồi tôi còn làm Chủ-Tịch Trung Tâm Văn-Bút Viêt-Nam Ontario, Canada, tôi có cho tổ-chức buổi ra-mắt sách của một số văn-hữu trong đó có phần giới- thiệu tác-phẩm Án-Tích Cộng-Sản Việt-Nam của Sử-Gia Trần Gia Phụng. Tôi đã tình-nguyện viết bài giới-thiệu tác-phẩm này dài 13 trang để giới-thiệu. Vì tôi muốn in bài của tôi viết về tác-phẩm này để phát cho tất cả mọi văn-hữu và khán thính-giả nên tôi đã bỏ tiền riêng của tôi ($62.79) để trả tiền in 60 tập, mỗi tập gồm 13 trang. Sau khi tôi giới-thiệu tác-phẩm này và phần-phát bài tôi giới-thiệu, mọi văn-hữu và khán thính-giả đón nhận một cách rất nồng-nhiệt. Sau hôm đó, có nhiều vị viết thư và gửi email cám ơn tôi một cách tha-thiết.

Theo tôi, tác-phẩm Việt-Sử Đại-Cương, tập 1 hiện nay và những tập kế-tiếp từ  tập 2 đến tập 5, rất hữu-ích cho toàn-dân Việt, nhất là đối với những thanh thiếu-niên Việt-Nam hiện nay đang có nhu-cầu càng ngày càng lớn trong việc khám-phá quá-khứ của dân-tộc Việt để học-hỏi. Chính vì thế mà tác-phẩm này, Việt-Sử Đại-Cương, tập 1, không thể thiếu trong tủ sách của mỗi gia-đình người Việt ở hải-ngoại, nhất là đối với những nhà giáo và các nhà văn. Lý do là những nhà giáo và các nhà văn cần dùng tác-phẩm này như sách gối đầu giường để tham-khảo trong khi soạn bài và viết văn.

Sách Việt-Sử Đại-Cương, tập 1, dày 404 trang kể cả bìa, giá $20. Kính xin quý-vị nên liên-lạc trực-tiếp với tác giả để mua cho bằng được tác-phẩm hữu-ích này theo địa-chỉ dưới đây:

Mr. Trần Gia-Phụng
P.O. Box 63015
1655 Dufferin Street
Toronto, ON.
M6H - 4H8
CANADA

Chân thành cám ơn Sử-Gia Trần Gia Phụng và toàn-thể quý-vị.
London, Canada, ngày 10 tháng 7 năm 2004

Trân-trọng,
Khải-Chính Phạm Kim-Thư

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site