lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

sư đoàn thủy quân lục chiến

Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh (TQLC) Tại Căn Cứ Hỏa Lực Hồng Hà

MX Trần Thiện Hựu

Đầu năm 1971, Thủy Quân Lục Chiến tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 719 với toàn bộ Sư đoàn. Tiểu đoàn 3 pháo binh yểm trợ Lữ đoàn 258 do Đại tá Nguyễn Thành Trí làm Lữ đoàn trưởng. Khi sang Lào, Lữ đoàn đóng tại căn cứ Hồng Hà trên đỉnh Koroc, chỉ có chỗ chiếm đóng cho một pháo đội mà thôi. Tôi tình nguyện sang Lào với pháo đội I, mặc dù tôi có thể ở lại Khe Sanh. Tôi đã bỏ dịp du học Hoa Kỳ lần thứ hai, chấp nhận tham dự hành quân thì phải sang Lào tuy biết rằng nhiều nguy hiểm đợi chờ. Lúc đó tình hình nhiều bất lợi cho ta: Cộng quân đã tập trung đại quân và sẵn sàng đánh lớn, Lữ đoàn thiết kÿ đã bị chặn lại trên đường số 9, một Lữ đoàn Dù đã phải di tản chiến thuật ở đồi 3O, Lữ đoàn trưởng và tiểu đoàn trưởng Pháo binh bị địch bắt sống. Tôi không quên được cái nhìn lo âu của người hạ sĩ tài xế lúc anh đưa mũ sắt và áo giáp cho tôi trước khi ra bãi đáp, hai thứ này để trên xe nhưng tôi chưa bao giờ dùng đến.

Vừa nhảy từ trực thăng xuống căn cứ Hồng Hà, tôi leo lên đỉnh cao nhất với tên trên bản đồ là Koroc. Tôi nhận ra đây là vị trí của một pháo đội 155 ly vừa di chuyển đi nơi khác, với 4 ụ súng tôi chọn ụ súng trên cao để đặt Bộ chỉ huy tiểu đoànvà đài tác xạ pháo đội I, còn 3 ụ súng kia mỗi ụ nhét vào 2 khẩu 1O5 ly vì không có thì giờ để làm thêm ụ súng, và hướng Tây là hướng tác xạ chính không trở ngại cho việc bắn yểm trợ các cánh quân bạn. Mười phút sau, những chiếc trực thăng đã câu 6 khẩu 105 ly tới, mặc cát bụi mịt mù, gió thổi như bão của những cánh quạt trực thăng khổng lồ, các pháo thủ phải đẩy pháo vừa thả sang một bên để có chỗ cho khẩu thứ hai xuống. Sau đó ráng xoay xở làm sao để có thể tác xạ được cả pháo đội 6 khẩu. Nửa giờ sau, Pháo đội I đã sẵn sàng tác xạ, các pháo thủ đều tắm một màu bụi đỏ khắp người.

Đỉnh Koroc rất nhỏ, hai chiều ngang dọc chỉ chừng trên dưới 100 mét mà phải chứa cả Bộ chỉ huy Lữ đoàn 258, Bộ chỉ huy tiểu đoàn 3 pháo binh, pháo đội I cộng thêm tiểu đoàn 8 Thủy Quân Lục Chiến . Hơn một ngàn con người chen chúc trên mãnh đất như lòng bàn tay ! Thế mà sáng hôm sau còn phải chuẩn bị chỗ cho một pháo đội 155 ly 4 khẩu nữa. Cũng may, buổi chiều trực thăng lại câu lên cho một chiếc xe ủi đất nhỏ, nhờ dùng nó để ủi xuống sườn núi nên làm được 4 ụ súng 155 ly và một bãi đáp nhỏ cho trực thăng. Bãi đáp này cũng là nơi nhận tiếp tế lương thực và đạn dược, nhất là đạn pháo binh mà sáng nay các pháo thủ đã phải xuống chân núi vác lên từng trái, rất lâu và quá tốn sức.

Khi hành quân sang đất Lào, sĩ quan cố vấn Mỹ đều ở lại Khe Sanh, tuy nhiên vẫn thường liên lạc vô tuyến, anh bạn Mỹ của tôi rất tốt, tôi cần bao nhiêu phi vụ trực thăng đều có đủ. Nhờ vậy chúng tôi có đầy đủ lương thực, đạn dược, nước uống cũng dư một chút để lau mình. Và cũng nhờ sự tận tình lo lắng của anh mà suốt cuộc hành quân chúng tôi được tiếp tế, tải thương nhanh chóng và ngày cuối không phải đi bộ về Khe Sanh.

Toán tiền sát đi với tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến vừa nhảy ra khỏi trực thăng thì bị địch pháo kích, làm bị thương một pháo thủ (chiếc ba lô có cái soong nấu cơm của anh cũng bị thủng), tôi gọi về Khe Sanh xin thay thế người và vật dụng. Vừa tác xạ yểm trợ cho tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 3, chúng tôi còn phải tăng cường hỏa lực cho anh bạn Mũ Đỏ, anh bạn này xài hoang, bắn bao nhiêu cũng chê ít, thật sự thì anh đang đụng nặng. Chập tối, mức đạn thấp đi , dĩ nhiên chúng tôi phải dè xeœn... Ngày mai với 3O phi vụ tiếp tế đạn dồi dào chúng tôi có thể tiêu sang, nhưng cũng thương cho các pháo thủ phải vất vã ngày đêm, có em vác trái đạn mà không đủ sức nạp vào nòng và ngã xuống...

Tuần lễ thứ nhất, căn cứ Hồng Hà hầu như yên tĩnh, chưa một trái pháo kích nào gây thiệt hại đáng kể. Cánh quân của tiểu đoàn 1 tiến chậm về hướng Tây Nam chỉ bị pháo nhẹ nhưng không chạm địch, cánh quân của tiểu đoàn 3 tiến về hướng Tây cũng vô sự. Từ trên đỉnh cao nhìn xuống thung lũng dưới chân núi, chúng tôi quan sát pháo địch tác xạ thường trực vào vị trí tiểu đoàn pháo binh 200 ly của Hoa Kỳ. Cứ mỗi lần mấy anh pháo thủ Mỹ và thế bắn là pháo 130 ly của Cộng quân ào ào đáp lễ. Hình như có tiền sát viên địch ở đỉnh núi nào đó rất gần vị trí quân ta, chúng tôi dò tìm tần số để phá thì chúng lanh lẹn đếm số gọi nhau về chỗ khác. Lính truyền tin mình và địch cãi nhau, chữi nhau ngày đêm trên hệ thống vô tuyến.

Trận Hạ Lào, đặc biệt Cộng quân chấp nhận đánh ban ngày, ban đêm hầu như ngưng bắn khắp mặt trận. Có lần tìm được một tần số truyền tin cán bộ cấp cao của địch, chúng tôi chỉ đấu lý và không chửi bới thô tục. Anh chàng sĩ quan người Hà Nội kể chuyện miền Bắc rồi ngâm những bài thơ anh làm khi vượt suối băng rừng. Đổi lại chúng tôi mở máy thu băng cho anh nghe những bản nhạc miền Nam. Anh ta tâm sự khi còn ở Hà Nội, ban đêm anh hay lên sân thượng nghe đài miền Nam nên biết tên nhiều bài hát và các ca sĩ nổi tiếng. Anh yêu cầu cho nghe bài “Sao rơi trên biển”, chúng tôi hơi quê vì không biết bản nhạc này, đành nói không có mang theo. Chúng tôi hẹn nhau nói chuyện mỗi đêm, một hôm tôi ví chủ nghĩa Cộng sản như củ cà rốt và anh ta chỉ là con ngựa kéo xe, anh giận và tắt máy. Hôm sau tôi xin lỗi và nối tiếp câu chuyện, nhưng ngay lúc đó tiếng ầm ầm của B52 nổi lên như sấm động, tôi mất liên lạc với anh ta từ lúc đó. Tôi thầm cầu mong cho anh bạn bên kia chiến tuyến bình an, nhưng tôi cũng nghĩ rằng anh sẽ chẳng còn dịp để đọc bài thơ anh làm cho người con gái hậu phương miền Bắc. Anh đã ứng lời thề: “Sinh Bắc Tử Nam”!

Qua tuần lễ thứ hai, tình hình chiến sự trở nên nặng nề, Cộng quân đã bôn tập bao vây mình. Chúng tôi nhìn thấy rõ địch lấy nước thổi cơm dưới chân núi, nhưng đỉnh Koroc cao quá nên khi ném lựu đạn chỉ nổ ở lưng chừng núi. Khi chúng tôi gọi pháo rót xuống thì chúng chui nhanh vào lỗ vào hang, phi cơ oanh kích vừa rời vùng là lính Cộng đi tới đi lui. Chúng tôi ngồi nhìn bất lực bom lửa thiêu rụi cả ngọn đồi, nhưng khi chiến xa Mỹ mở đường tiếp tế thì cũng từ ngọn đồi đó cộng quân dùng đại bác không giật, hỏa tiễn cầm tay bắn cháy chiếc dẫn đầu. Xe tăng Mỹ lui lại phía sau, phi cơ lại đến oanh tạc, khói lửa mịt mùng... Suốt cả buổi chiều, đoàn chiến xa Mỹ không đến được vị trí pháo binh để tiếp tế.

Căn cứ hỏa lực Đống Đa cũng đang bị đe dọa, trực thăng không thể đáp xuống tiếp tế và tải thương. Tôi chỉ có một pháo đội 1O5 ly và 4 khẩu 155 ly, không đủ hỏa lực để yểm trợ hữu hiệu. Thiếu tá Đạt tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 Pháo, than nho nhỏ trong máy truyền tin khi tôi hỏi tình hình: “mưa nắng quá anh ơi”. Anh chẳng cần than tôi cũng nhìn rõ qua ống nhòm, chỗ anh ở ánh chớp của đạn pháo lóe liên tiếp, khói lửa bốc ngập trời. Địch đã dồn hết hỏa lực vào căn cứ Đống Đa. Trời về chiều, máy bay đã ngừng, chỉ còn thỉnh thoảng một phi vụ B52, không đủ làm câm những họng pháo địch đã được dấu sâu vào khe núi.

Đã đến lúc Cộng quân hỏi thăm vị trí của chúng tôi, pháo địch đã bắn tới, nhờ đỉnh núi cao nên đạn chỉ rơi dài, rơi ngắn, có khi trúng là phải gọi trực thăng, lính tiểu đoàn Ó Biển tải thương ngày đêm. Một trái rơi trúng hầm đạn pháo nhưng may pháo thủ dập tắt lửa kịp thời. Địch vẫn đốt lửa nấu cơm dưới chân núi, tin cho biết có cả một trung đoàn địch sẽ chận đường về nếu phải đi bộ rút lui. Pháo thủ chúng tôi cả chục năm không đi bộ, cũng chuẩn bị ba lô sẵn sàng...Tôi tiên đoán sẽ có nhiều khó khăn nên chỉ thị Bộ chỉ huy tiểu đoàn trang bị thật nhẹ, chỉ đủ để hoạt động.

Tại căn cứ Đống Đa, tình thế hầu như tuyệt vọng, đã 3 ngày không tải thương tiếp tế gì được. Cả không quân lẫn B52 chỉ có thể làm chậm phần nào sự tấn công vào căn cứ chứ không đẩy lui địch và làm tê liệt pháo binh của chúng được. Đạn pháo đã cạn, các bánh xe hầu hết bị xẹp, hơn nữa pháo địch trút xuống không ngớt và pháo thủ mình chỉ còn nước chui vào hầm chịu trận. Đoàn trực thăng tiếp tế cho Đống Đa không được đành thả những lưới đạn xuống vị trí chúng tôi. Tôi dư đạn nhưng pháo thủ của tôi phải vác đạn không kịp thở. Chúng tôi đang bắn yểm trợ tối đa hỏa lực vào những chiếc T54 xung phong vào căn cứ Đống Đa thì bỗng nhiên mất hết liên lạc trên hệ thống truyền tin. Tần số Thiếu tá Đạt yên lặng, tần số Lữ đoàn cũng im, tôi đoán toàn bộ Lữ đoàn 147 đã rút lui chiến thuật. Dò tìm một lúc lâu, tôi bắt liên lạc được với một trung đội của tiểu đoàn 2, anh Trung sĩ xưng ngay tên họ bạch văn chỉ cho anh cách nào liên lạc với đơn vị của anh. Tôi chỉ hướng đi cho anh và hứa sẽ giúp anh tìm về đơn vị gốc.

Một giờ sau tôi bắt được tần số của Đạt, anh vừa thở vừa than mệt . Tôi mừng cho anh đã thoát khỏi vòng vây của địch, nhưng đường về còn xa và địch còn đầy rẫy khắp nơi. Tôi hứa cung cấp đạn soi sáng suốt đêm, cứ noi theo ánh sáng hỏa châu mà đi, tiểu đoàn 3 Sói Biển sẽ đón trên đường về. Lắng nghe tôi nhận ra đủ tên các pháo đội trưởng và tiểu đoàn phó của Đạt. Lúc này cả Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến đều thức để theo dõi bước chân của những chiến binh Lữ đoàn 147 qua máy truyền tin. Đại tá Bùi Thế Lân từ Khe Sanh nhắc nhỡ theo sát tình hình và báo cáo ngay nếu có sự gì xảy ra. “Sự gì” ở đây là chạm địch, vì trên đường triệt thoái mà chạm địch sẽ bị nhiều tổn thất và hỗn loạn.

- Hà Nội soi sáng!

- Vẫn liên tục soi sáng, sao lâu quá không nghe tiếng Đà Lạt ?

- Đà Lạt đây. Tiếng Thiếu tá Đạt thều thào trong máy, tôi hiểu pháo thủ đã băng đồng chạy bộ. Đạt mệt lắm rồi, đệ tử phải dìu anh đi.

Khoảng 3 giờ sáng, tiểu đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến báo cáo đã tiếp nhận một toán của tiểu đoàn 2, như vậy là trên đường triệt thoái không có địch chận đánh. Đến 7 giờ sáng tôi mới nghe tin Đạt về tới điểm tập trung, anh quá mệt, gần như ngất xỉu. Nguyễn Xuân Phúc, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 Trâu Điên, đã tập họp binh sĩ bảo vệ bãi đáp để trực thăng bốc toàn thể quân nhân của Lữ Đoàn 147 về Khe Sanh.

Căn cứ hỏa lực Đống Đa đã triệt thoái, bây giờ địch dồn hỏa lực vào vị trí chúng tôi trên đỉnh Koroc này. Rất may đỉnh núi cao, vị trí pháo địch xa nên sự tản đạn lớn, pháo địch rơi vào chúng tôi rất ít. Tuy vậy tôi cũng gọi trực thăng tản thương liên tiếp. Tôi có tần số thường trực với sĩ quan cố vấn của tôi nằm ở Khe Sanh và chiếc trực thăng chỉ huy bay trên cao nên mọi sự tiếp tế, tải thương tôi gọi đều nhanh chóng dễ dàng. Cứ mỗi sáng, khoảng 6 giờ tôi đã nghe tiếng gọi của anh Mỹ trên chiếc C&C, chào hỏi và nhờ tôi tin cho anh những vị trí súng phòng không địch. Về hướng Nam căn cứ Hồng Hà, trên một đỉnh núi cao, cách xa chừng 1 cây số thôi, có một ổ phòng không địch đào sâu vào khe đá, chúng tôi dùng mọi hỏa lực mà cả 3 ngày không làm sao dập tắt được. Bom đánh không trúng, hỏa tiễn trực thăng cũng không trúng, pháo 1O5 của tôi mấy trăm trái chỉ làm nó im tiếng, chui sâu vào khe núi, rồi khi trực thăng bay ngang lại bị chúng bắn. Chỉ còn cách dùng Bộ binh leo lên ném lựu đạn vào miệng hầm của bọn lì lợm này, nhưng leo lên rất khó, núi đá cao vút cây rừng mọc chen nhau và phải mất vài ngày mới leo tới đỉnh núi, việc đó không phải của pháo binh !

Cuộc hành quân Lam Sơn 719 đã vào giai đoạn cuối. Tất cả các cánh quân đang trên đường rút lui. Chúng tôi ở ngay biên giới nên sẽ rút sau cùng. Tôi được lệnh phải để lại một trung đội pháo, rút sau chót với 1 đại đội của tiểu đoàn 8 Thủy Quân Lục Chiến. Việc này thật không đúng, pháo nặng nề cùng đạn dược và quân dụng... Đại úy Hùng than thở với tôi, phải can thiệp, tôi hiểu Lữ đoàn chẳng có quyết định gì về vấn đề này, cả Thiếu tá Trước chỉ huy trưởng Pháo binh Sư đoàn cũng vậy, ai dám cãi lệnh ông Đại tá Bùi Thế Lân. Tôi nói nhỏ với Hùng trước khi lên trực thăng, câu hết đại bác về, nếu mai này có gì chúng ta cùng ra tòa án quân sự, tội thương pháo thủ của tôi, không thể để pháo ở tiền đồn để trực xạ. May mắn phút chót đổi lệnh, Pháo và toàn bộ tiểu đoàn 8 cùng được trực thăng vận về Khe Sanh sáng ngày mai. Tôi yên tâm nhưng tối nay không sao ngủ được, Hùng qua hầm tôi nói chuyện gẫu. Nhà bếp nói còn mấy con vịt xin làm thịt nấu cháo. Dĩ nhiên là tôi OK , mai về rồi để nó làm gì. Sau chầu cháo vịt, quá nửa đêm tôi tuyên bố giải tán: “Sáng sớm mai mà không bị pháo kích nặng thì mình sẽ có trực thăng bốc về, còn như rủi ro bị pháo nặng trực thăng không đáp được hoặc bị phòng không địch bắn hạ vài chiếc là tụi Mỹ dám bỏ mình lắm, ta về bằng chân, các bạn cứ sẵn sàng...

Tôi thức giấc khi nghe tiếng gọi của anh bạn cố vấn Mỹ:

- India 6, India gọi bạn, trả lời.

- India, đây India 6, tôi nghe bạn rõ...

Tôi hét to gọi Dũng, sĩ quan ban 3 tiểu đoàn rồi điện thoại cho các pháo đội xếp đạn đại bác vào lưới, phải mang về tối đa, kiểm soát lại giây câu đại bác, còn bao nhiêu lưới đạn ở tiền trạm gửi lên chuyến trực thăng thứ nhất.

- Dũng sẵn sàng đem Bộ chỉ huy tiểu đoàn xuống bãi đáp, về trước với Bộ chỉ huy Lữ đoàn, để lại cho tôi một máy PRC25, tôi sẽ về khi trực thăng câu hết pháo.

Tôi lên nóc hầm đài tác xạ với người hiệu thính viên, không mũ sắt, không áo giáp, không phải vì nó quá nặng, tôi tin vào may mắn, đạn sẽ tránh người... Nửa đêm không bị pháo kích nhiều tức là không có dấu hiệu sẽ tấn công bằng lực lượng chính quy. Chỉ e ngại trực thăng bị phòng không bắn rớt, hoặc bãi đáp bị pháo nhiều, tụi phi công Mỹ không dám đáp xuống bốc mình về và trung đoàn Cộng sản đang chờ mình dưới chân núi.

- India 6, đây là India 22, chiếc C&C, trực thăng chỉ huy đã lên bao vùng và gọi tôi.

- India 22, India 6 nghe bạn rõ

- Cho biết vị trí phòng không địch.

- Vẫn như hôm qua, coi chừng khẩu 12 ly 7 ở phía Nam nó sẽ nổ các bạn đấy. Tốt nhất bay từ hướng Bắc đáp xuống rồi quay trở lại hướng Tây trước khi bay về Đông Bắc. Nhớ tránh xa hướng Nam.

- 22 nhận rõ, con cào cào đang tới bạn chuẩn bị 155 đi trước.

Đáp hiểu. Tôi gọi máy cho pháo đội 155 ly ném trái khói. Con cào cào, loại trực thăng cấp cứu mạnh nhất bay tới từ hướng Đông Bắc, nó đã nhìn thấy khói vàng, từ từ đáp và như đậu trên đầu khẩu pháo 155 rồi hạ móc sắt. Người khẩu trưởng đã nhanh nhẹn móc sợi dây câu đại bác vào cái móc đó, nhảy xuống đất vẫy tay cho phi công bay lên. Chiếc trực thăng bốc lên nặng nhọc, máy nổ ầm ĩ, cánh quạt thổi bụi đỏ mù mịt. Anh phi công không chịu quay trở lại, từ từ bay ngang miệng lỗ phòng không. Xạ thủ khẩu 12 ly 7 khai hỏa lập tức, tôi vừa nhìn thấy ánh lửa chớp ở đỉnh núi cao vội gọi chiếc trực thăng chỉ huy:

- India 22, phòng không địch hoạt động. Hai chiếc trực thăng võ trang nhào ngay xuống phóng hỏa tiễn ào ào, nhưng chiếc trực thăng câu khẩu 155 ly đã bị trúng đạn, khói đen từ đuôi vẽ một vệt dài trên trời, chúng tôi lo âu nhìn theo, may thay nó lết được về đến Khe Sanh. Khi chiếc thứ hai bay đến, tôi gọi chiếc chỉ huy:

- India 22, bạn bảo phi công chịu khó quay lại, đừng có đùa với Vẹm. Tôi cá với bạn mấy phát hỏa tiễn chưa thịt được khẩu 12 ly 7 đó.

Và lần này, sau khi móc đại bác, chiếc trực thăng ngoan ngoãn quay đầu bay trở lại. Hai chiếc trực thăng võ trang vẫn tiếp tục bắn hỏa tiễn vào vị trí súng phòng không địch, một chiếc lại nhè ngay tiền đồn của tiểu đoàn 8 tặng cho một phát.

- Đừng bắn vào quân bạn, tụi nó ném trái khói rồi đó !

Tôi hét vào trong máy truyền tin. Trong khi trực thăng loại lớn câu pháo thì những chiếc trực thăng nhỏ đáp xuống bãi đáp dưới chân núi để chở quân sĩ Thủy Quân Lục Chiến. Từng đoàn vài chục chiếc như sắp hàng trên trời, lần lượt mỗi chiếc chỉ đáp xuống có 3O giây, chở 6 người rồi quay đầu bay nhanh. Khi khẩu đại bác cuối cùng về đến Khe Sanh, tôi nói với Hùng, pháo đội trưởng pháo đội I:

- Tôi về trước, trực thăng bốc lưới đạn cuối thì bạn về. Dùng danh hiệu India 6 để liên lạc với trực thăng, có gì gọi tôi ở Khe Sanh.

Nhìn quanh đỉnh Koroc lần chót, phía Tây các chiến binh Quái Điểu đang từ từ xuống núi vào bãi bốc. Pháo địch vẫn quấy rối suốt từ sáng nhưng không gây trở ngại cho việc chuyển quân, vài binh sĩ bị thương nhưng trực thăng thì vô sự. Bây giờ tôi nhận thấy địch tác xạ cả súng cối 82 ly, đạn nổ nhỏ nhưng đó là dấu hiệu bộ binh địch đã khá gần. Cuộc di tản chạy đua với thời gian, nếu không vì khẩu 12 ly 7 ác ôn trên cao kia thì cuộc chuyển quân đã nhanh hơn nhiều.

Tôi vẫy tay ra hiệu cho người lính truyền tin theo tôi xuống đồi. Đến bãi đáp tôi thấy Thiếu tá Đệ, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến đang điều động binh sĩ Quái Điểu lên trực thăng. Tôi giơ tay ra hiệu dành 2 chỗ cho thầy trò tôi về. Đệ gật đầu, một tay đẩy tôi ra bãi đáp, một tay vẫy trực thăng đáp xuống. Tôi vừa lên cửa trực thăng thì anh xạ thủ đại liên đã nhanh nhẹn kéo tôi lên, mỗi bên chỉ có 3 người vừa nhảy lên là trực thăng bay ngay. Vì chở nhẹ, trực thăng quay đầu dễ dàng, chui ra khe núi và trực chỉ Khe Sanh.

Mười lăm phút sau, tôi đặt chân xuống phi trường, hạ sĩ Thành đã đứng cạnh xe Jeep chờ tôi. Về đến Bộ chỉ huy tiểu đoàn, anh bạn Mỹ chui ra khỏi chiếc hầm nhỏ bắt tay chào tôi. Tôi ngỏ lời cám ơn sự giúp đỡ của anh và đãi anh một chầu chiều nay. Bây giờ tôi cần làm vệ sinh thân thể trước hết.

Về đến Khe Sanh tưởng như được yên tâm, nhưng vẫn có những tin làm hoang mang binh sĩ như: địch sẽ bao vây Khe Sanh cắt đường về Đông Hà, Sư đoàn Dù đã triệt thoái khỏi Khe Sanh, Sư đoàn 1 Bộ binh tan nát, lực lượng Biệt Động Quân rã rời... quân sĩ Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến không khỏi xuống tinh thần. Trận đánh sang Hạ Lào không thể coi là hoàn toàn thắng theo ý riêng của tôi.

Trong một buổi họp các đơn vị trưởng, tôi nhận thấy một vài người lớn tuổi mất tinh thần chiến đấu, buông lời bi quan. Những ông này sau đó giải ngũ hoặc thuyên chuyển khỏi Thủy Quân Lục Chiến. Lúc đó Tướng Lê Nguyên Khang có mặt, ông đã nói những lời thật khích lệ mà với ngày tháng trôi qua tôi không còn nhớ hết chi tiết, nhưng đại ý như sau: “Chúng ta gặp khó khăn, nhưng địch cũng có cái khó khăn của nó, không dễ gì nó đủ sức vây hãm chặn đường về của ta. Hơn nữa tôi nói cho các anh rõ, nhân dân miền Nam tin ở Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Quân đội tin vào lực lượng trừ bị nòng cốt là Sư đoàn Nhảy Dù và Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, mà Sư đoàn Dù đã triệt thoái, tại đây các anh đại diện cho Quân Lực, Nhân dân miền Nam đang trông chờ các anh...”. Cả phòng họp im lặng, tôi cũng như mọi người cảm thấy mình còn trách nhiệm nặng nề. May mắn và đúng như lời Tướng Khang, địch không đủ sức bao vây, cắt đường, chúng âm thầm rút về phía Bắc để tránh bom và bổ xung quân số. Chúng tôi ở lại Khe Sanh một tuần lễ, chờ cho Sư đoàn 1 Bộ binh rút về hết, Thủy Quân Lục Chiến về sau cùng. Lữ đoàn 258 và tiểu đoàn 3 pháo binh của tôi về căn cứ Mai Lộc phòng thủ tuyến phía Tây của tỉnh Quảng Trị.

Sau cuộc hành quân mang tên Lam Sơn 719, lực lượng Thủy Quân Lục Chiến luôn luôn có 2 Lữ đoàn túc trực tại vùng Hỏa Tuyến. Các tiểu đoàn luân phiên về hậu cứ tại Thủ Đức dưỡng quân vài tuần lễ . Riêng các tiểu đoàn pháo binh không bao giờ được về hậu cứ cả 3 pháo đội tác xạ, do lẽ tốn nhiều phương tiện, chúng tôi hoán đổi cả xe và pháo để dễ dàng bảo trì. Do đó các tiểu đoàn pháo binh thường có một đứa con nuôi, một pháo đội của tiểu đoàn pháo binh khác. Tuy nhiên việc chỉ huy và phối hợp hỏa lực yểm trợ không có gì trở ngại. Sĩ quan pháo thủ vẫn coi đàn anh là ông thầy, luôn kính trọng và nghe lời.

Trần Thiện Hựu

Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site