lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Quân Sự Quân Đoàn II Quân Khu II Việt Nam Cộng Hòa Và Năm 1972 

quân đoàn II quân khu II

sư đoàn 22 bộ binh quân lực việt nam cộng hòa

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17

Sư đoàn 22 Bộ Binh và Các Chiến Trường

Nguồn : mekongrepublic.com

Các chiến trường

...

Căn cứ hỏa lực CHARLIE

4/1972 - Căn cứ hỏa lực Charlie nơi TD 11 ND đã đánh một trận oanh liệt, cũng là nơi Trung tá Nguyễn Đình Bảo, Tiểu đoàn trưởng, hy sinh. Cụm tuyến Charlie gồm 3 đỉnh đồi 960, 1020, 1050 nối liền nhau bằng sườn dốc thoai thoải như yên ngựa. Từ Charlie trông về hướng Tây Bắc là ngã ba Tam Biên (Việt-Miên-Lào), phía đông là sông Po-ko và Quốc lộ 14. Duới chân Charlie là ngã ba đường tiếp vận của CSBV. Từ những yếu tố địa lý đó, Charlie có một vị trí chiến lược trọng yếu mà Cộng quân cố đánh chiếm bằng mọi giá.

Trong những ngày đầu của tháng 4/1972, trong lúc căn cứ Delta bị áp lực quá nặng của Cộng quân thì căn cứ Charlie của TD 11 ND hoàn toàn yên lặng vì địch quân không có khả năng mở hai mặt trận một lúc. Tuy nhiên CSBV vẫn không để Charlie yên, chúng đã sử dụng Pháo Binh 130 ly để bắn vào mỗi khi có trực thăng đáp xuống. Không như căn cứ Delta, địa thế tại căn cứ Charlie rất bất lợi cho việc phòng ngự, trong khi đó Cộng quân đã đưa được đại pháo và phòng không đến gần căn cứ. Nếu bị tấn công cường tập bằng pháo và bộ binh thì đơn vị trú phòng ở Charlie khó lòng giữ vững được. Sau khi Sư đoàn 320 CSBV bị thảm nặng tại căn cứ Delta, Tướng Hoàng Minh Thảo phải bổ sung quân số cấp tốc cho sư đoàn này để 10 ngày sau đó (14 tháng 4/1972) mở cuộc tấn công thứ hai vào căn cứ Charlie.

Ngày 7 tháng 4/1972, Đại tá Lịch và Trung tá Bảo đi thị sát căn cứ Charlie. Đại tá Lịch dặn dò Trung tá Bảo kế hoạch phòng ngự và không quên nhắc vị Tiểu đoàn trưởng một số điểm như sau: Cộng quân đã sử dụng pháo 130 ly, pháo 122 ly, cũng như các loại hỏa tiễn khi tấn công vào căn cứ Delta. Nếu địch dùng đầu nổ chậm thì không một hầm dã chiến nào của quân trú phòng có thể chịu đựng được, do đó các cấp chỉ huy nên có hầm trú ẩn riêng cho từng người. Trung tâm Hành quân TOC nên làm thành hai hầm và không nên làm lớn. Trong những ngày này, các vị trí đóng quân của LD 2 ND kể cả Charlie cũng đã bắt đầu bị pháo địch, nhưng vẫn còn ở mức độ nhẹ vì mỗi nơi chỉ bị khoảng 100 đạn đủ loại mỗi ngày mà phần lớn là hỏa tiễn, còn loại pháo 130 ly chỉ ở mức 5 đến 10 quả. Ngày 8 tháng 4/1972, sĩ quan liên lạc Pháo Binh cạnh TD 11 ND báo cáo là đã ghi nhận trên 10 vị trí phòng không của địch mới bố trí. Pháo Binh Nhảy Dù đã điều chỉnh để triệt hạ nhưng không có hiệu lực nhiều vì không nhận diện được đúng vị trí của các khẩu đội này.

Cũng trong ngày này Thiếu tá Lê Văn Mễ, Tiểu đoàn phó TD 11 ND, dẫn một cánh quân cố gắng chiếm những cao điểm ở hướng đông nam căn cứ nhưng không có hiệu quả.

Căn cứ hỏa lực NHẢY DÙ

3/1972 - Cuối tháng 3/1972, tin tức tình báo Phòng 2 Quân Đoàn 2 ghi nhận Cộng quân sẽ điều động ba sư đoàn chủ lực CSBV để mở một mặt trận lớn tại Kontum, trong đó hai sư đoàn sẽ có nhiệm vụ cầm chân SD 22 BB tại khu vực Dakto-Tân Cảnh, riêng Sư đoàn 320 CSBV được điều động vào khu vực bắc Kotum và từ đó sẽ tiến quân vào Kontum. Ðể đối phó với tình thế mới, Tướng Ngô Du, Tư lệnh Quân Đoàn 2, khẩn cấp điều động LD 2 ND vừa được Bộ Tổng Tham Mưu và SD ND tăng cường, tiến chiếm các dãy đồi chiến lược phía tây sông Polco (hay Po-ko) để thiết lập hai căn cứ hỏa lực mới Charlie và Delta ngăn chận Sư đoàn 320 CSBV. (See map)

quân sử việt nam

Theo sự phối trí của Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 2, Bộ Chỉ huy LD 2 ND sẽ đóng tại Võ Định, sát với Quốc lộ 14 trên đoạn Kontum đi Dakto, vị trí này cách căn cứ Tân Cảnh, bản doanh của Bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 22 BB gần 10 km về hướng nam. Tư lệnh Lữ đoàn 2 ND lúc bấy giờ là Đại tá Trần Quốc Lịch. Trong cuộc tiến quân này, lực lượng thuộc quyền điều động của Bộ Chỉ huy Lữ đoàn 2 ND gồm năm tiểu đoàn TD 1 ND, TD 2 ND, TD 7 ND, TD 9 ND, TD 11 ND, cùng TD 1 PB/ND, DD 2 TS/ND và DD 2 CB/ND. Theo phối trí, năm tiểu đoàn tác chiến của LD 2 ND được phân nhiệm án ngữ chận địch dọc theo cụm tuyến phòng thủ theo hình cánh quạt, bắt đầu từ căn cứ Alpha (Anh Dũng) ở hướng bắc đến căn cứ Yankee (Yên Thế), lần xuống hướng nam có căn cứ Charlie, Delta, Hotel, Metro, cuối cùng là căn cứ Bravo ở phía đông Võ Định, trách nhiệm bảo vệ phi trường Phượng Hoàng và tuyến phòng thủ ngoại vi cho căn cứ Tân Cảnh. Tiến trình điều động các đơn vị Nhảy Dù được ghi nhận như sau.

Ngày 15 tháng 3/1972, TD 1 ND được trực thăng vận vào khu vực hoạt động, lập căn cứ hỏa lực Alpha. Tiếp đó, TD 2 ND đổ quân xuống lập căn cứ hỏa lực Charlie. Năm ngày sau, TD 11 ND được trực thăng vận vào Charlie để thay thế TD 2 ND được chuyển về phía tây nam để tiếp ứng cho DD 2 TS/ND rồi tiến qua eo của đại đội này để lập căn cứ Delta. Cuối tháng 3/1972, TD 9 ND được đổ xuống phi trường Phượng Hoàng, Tân Cảnh, và TD 7 ND đổ quân xuống phía bắc căn cứ Delta.

TAN CANH

3/1972 - Mặt trận Tân Cảnh, Kontum, là một trong ba mặt trận ác liệt nhất của mùa Hè 1972. Theo các nguồn tin tình báo mà Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 2 ghi nhận từ đầu năm 1972, nhiều đơn vị CSBV từ Cam Bốt và Lào đã xâm nhập vào khu vực phía bắc tỉnh Kontum để bắt đầu khởi sự một chiến dịch tấn công tại cao nguyên kể từ ngày 27 tháng 1/1972, nhằm chia cắt lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa thành hai phần. Lực lượng CSBV do Mặt trận B3 chỉ huy, ngoài các đơn vị cơ hữu với quân số tương đương một sư đoàn, có

Sư đoàn 320, Sư đoàn 2 và Trung đoàn 203 Thiết Giáp từ miền Bắc vào. Ngoài những đơn vị chinh qui xâm nhập kể trên, CSBV còn điều động Sư đoàn 3 Sao Vàng và các đơn vị địa phương gia tăng hoạt động quấy rối tại vùng duyên hải thuộc tỉnh Bình Định và miền nam Quân Khu 2. Về phía VNCH chỉ có Sư đoàn 22 Bộ Binh là lực lượng chủ lực chiến đấu chịu trách nhiệm bảo vệ một tuyến dài. Lực lượng của SD 22 BB được phân nhiệm như sau. Hai Trung đoàn 40 và 41 Bộ Binh bảo vệ ba quận phía bắc tỉnh Bình Định: Hoài Ân, Hoài Nhơn và Tam Quan. Trung đoàn 42 Bộ Binh phòng thủ vòng đai Tân Cảnh và bảo vệ Bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn. Trung đoàn 47 Bộ Binh trấn giữ căn cứ Dakto 2. Ngoài ra dưới quyền điều động của Đại tá Lê Đức Đạt, Tư lệnh SD 22 BB, còn có Thiết đoàn 14 Kỵ Binh. Tuy nhiên chỉ có Chi đoàn 1/14 Kỵ Binh hoạt động trực tiếp trong khu vực hành quân Dakto. Hai chi đoàn kia, CD 2/14 KB tại Kontum và CD 3/14 KB tại Bình Định, không nằm trong hệ thống chỉ huy trực tiếp của Thiết đoàn.

Những mục tiêu chính trong kế hoạch tấn công của Cộng quân là căn cứ Tân Cảnh, căn cứ Dakto 2, cùng các căn cứ hỏa lực dọc theo dẫy Rocket Ridge, sau đó thẳng tiến đến các thị trấn Kontum và Pleiku. Căn cứ Tân Cảnh là nơi đặt Bộ Tư lệnh Hành quân của Sư đoàn 22 Bộ Binh. Các cao điểm chung quanh căn cứ Tân Cảnh, do các tiểu đoàn của Trung đoàn 42 Bộ Binh của SD 22 BB trấn đóng. Phòng tuyến Dakto 2 do Trung đoàn 47 Bộ Binh án ngữ. Rocket Ridge là một dẫy cao điểm ở giữa Tân Cảnh và Kontum chạy dài theo trục bắc nam, dọc theo phía tây Quốc lộ 14. Tại đây có các căn cứ hỏa lực do Lữ đoàn 2 Nhảy Dù thiết lập trên các dãy đồi chiến lược.

Dựa theo kết quả không thám, tuần thám của Không Quân và của Biệt Động Quân Biên phòng, trong tháng 1 và trong vòng ba tuần lễ đầu của tháng 2/1972, Cố vấn Quân Đoàn 2 đã hướng dẫn Không lực Hoa Kỳ thực hiện hơn 100 phi vụ B52 phá hủy các khu vực quanh Tân Cảnh nghi ngờ có Cộng quân ẩn nấp.

quân sự

Để thực hiện mục tiêu tiến chiếm Kontum, Cộng quân cần phải đánh bật Tân Cảnh. Trước hết địch quân cần phải qua được 6 tiền đồn phòng thủ Tân Cảnh của LD 2 ND tại dẫy Rocket Ridge là căn cứ hỏa lực 5, 6, Charlie, Delta, Yankee và Hotel. Cộng quân xung phong nhiều đợt nhưng đều bị đẩy lui. Sau khi bổ sung quân, chúng tiếp tục tấn công biển người vào các căn cứ hỏa lực Nhảy Dù. Không Quân VNCH liên tục oanh kích, thả hỏa châu ban đêm sáng cả vùng trời. Do hệ thống phòng không CSBV dày đặc, các trực thăng từ Võ Định không thể vào tiếp tế tải thương được. Trong hai tuần lễ bao vây tấn công các căn cứ hỏa lực của các đơn vị Nhảy Dù, Cộng quân bị tổn thất nặng nề. Tuy nhiên sau các đợt tiền pháo hậu xung của địch, các căn cứ cũng bị thiệt hại. Sau khi Trung tá Nguyễn Đình Bảo tử trận do hỏa tiễn 122 ly, căn cứ Charlie thất thủ. Tình hình các căn cứ khác càng lúc càng nguy ngập. Do chiến trường Quảng Trị đòi hỏi và để bảo toàn quân số, lực lượng Nhảy Dù triệt thoái khỏi các căn cứ ra phòng thủ Cam Lộ, Quảng Trị. Tân Cảnh hầu như bị bỏ ngỏ.

Trong trận chiến mùa Hè 1972, ngoài SĐ 3 BB tan hàng tại Quảng Trị, QLVNCH còn có một sư đoàn bộ binh khác bị tan hàng, đó là SĐ 22 BB ở Tân Cảnh, Kon Tum. Tại Kontum, lúc 2 giờ sáng ngày 24 tháng 4/1972, Cộng quân tràn ngập căn cứ Tân Cảnh, Đại tá Lê Đức Đạt, Tư lệnh SĐ 22 BB, đã từ chối lời mời của Đại tá Cố vấn Mỹ Kaplan, lên trực thăng cấp cứu của Cố vấn QĐ 2. Ông cũng không cầu cứu với Tướng Ngô Du, Tư lệnh Quân Đoàn 2, ở lại căn cứ để cùng chết với binh sĩ của SĐ 22 BB.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17

Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site