lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

quốc kỳ việt nam

Là Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa,

Điều 1: Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sự sống còn của Tổ Quốc, của gia đình và của chính bản thân tôi.

Điều 2: Tôi tuyệt đối chấp hành các mệnh lệnh của cấp chỉ huy, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu tuyên truyền chia rẽ của giặc cộng.

Điều 3: Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào.

Điều 4: Tôi luôn tâm niệm hành động làm mất lòng dân là xua dân về phía giặc cộng, là tự sát.

Điều 5: Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch (VC), không ngược đãi đánh đập họ, không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù.

Điều 6: Thực hiện các điều trên là tôi tích cực xây dựng tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho toàn dân, tôi sẽ được đền bù bằng sự cảm mến và biết ơn của Đồng Bào.

---------------

quan su viet nam, sư đoàn nhảy dù, lichsuvietnam, quansuvn, quansuvietnam, qlvnch

Giá Trị Của Một Chiến Thắng

Phan Nhật Nam

Ngày 14 tháng 9, năm 1972 cách đây đúng 30 năm tại Thị xã Quảng Trị, thành phố cực Bắc của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, đã diễn ra trận chiến của giai đoạn cuối cùng, quyết định đối với tình hình quân sự, để từ đó kết thúc vận mệnh chính trị Miền Nam, giải quyết vấn đề Việt Nam.

Chiến trận mở đầu cuộc tổng công kích toàn miền Nam do bộ Tổng quân ủy Hà Nội trực tiếp chỉ huy mang danh hiệu Nguyễn Huệ với ba điểm mục tiêu : Quảng Trị, An Lộc (Bình Long) và Kontum, Tây Nguyên. Hôm nay, chúng ta chỉ giới hạn với mục tiêu vùng trận địa Nam sông Bến Hải thuộc hai tỉnh Quảng Trị – Thừa Thiên.

Ðúng vào trưa ngày lễ Phục Sinh, 30 tháng 3, 1972 hệ thống pháo, cối, hỏa tiễn cộng sản gồm súng cối 82 ly, hỏa tiễn 122 ly, pháo 122, 130 ly và 152 ly đồng loạt đổ xuống năm căn cứu hỏa lực do các Trung đoàn 2, 56, 57 Sư đoàn 3 Bộ Binh, Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến và Liên đoàn 1 Biệt Ðộng Quân trấn giữ phần đất phía Nam khu Phi Quân Sự ngăn đôi hai miền Nam-Bắc, chạy dài từ bờ biển vào biên giới Lào Việt. Cùng ngày, cùng giờ, căn cứ Ái Tử, bản doanh Sư đoàn 3 Bộ Binh, đơn vị chỉ huy tổng quát lực lượng mặt trận giới tuyến cũng chịu chung một hoàn cảnh thụ động tan tác – nằm im hứng đạn pháo. Bởi một điều đau đớn khắc nghiệt đã xẩy ra và không phương cứu vãn : Pháo binh quân lực miền Nam không có khả năng phản pháo đến những vị trí pháo kia của bộ đội miền Bắc vì tầm bắn ngắn hơn – mà dẫu có với tới đi chăng nữa thì cũng không chắc phá hũy được vì những vị trí pháo này đã được thiết lập củng cố, bảo trì từ sau Mậu Thân 1968, rút kinh nghiệm từ trận Hạ Lào, Khe Sanh (1971). Nương theo đợt pháo kích kéo dài liên tục trong suốt 6 ngày kể từ ngày giờ kể trên, một lực lượng gồm hai sư đoàn địa phương, đặc công, độc lập của mặt trận B5, có sư đoàn 324B làm trừ bị (mặt trận vùng Trị Thiên do bộ Tổng Quân Ủy Hà Nội đặt ám danh) có khoảng 200 xe tăng tùng thiết, đồng loạt tấn công những vị trí hỏa lực của quân đội miền Nam.

Cần nói rõ thêm, Sư đoàn 3 Bộ Binh lại là một đơn vị tân lập, số đông binh sĩ (kể cả sĩ quan) là thành phần quân phạm, hoặc lao công đào binh, nên đơn vị thiếu hẳn khả năng, kinh nghiệm chiến đấu trên những chiến trường quy mô – Thế nên, việc rút bỏ Quảng Trị vào những ngày cuối tháng Ba phải xẩy đến như một điều hẳn nhiên, sau khi dãy căn cứ hỏa lực tiền phương Nam sông Bến Hải bị phá vỡ. Nhưng lần lui binh thê thảm tàn khốc nầy được ngừng lại tại phòng tuyến sông Mỹ Chánh (địa giới thiên nhiên giữa Quảng Trị – Thừa Thiên) với Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến chỉ huy bởi Trung tá Nguyễn Xuân Phúc. Ðơn vị và người chỉ huy được đánh giá là biễu tượng hàng đầu của sức chiến đấu quân lực miền Nam – Không chỉ từ phía dân, quân VNCH mà chính bởi thành phần cán binh bộ đội cộng sản khi vào khi đoạt chiếm phần đất nầy (tháng 3 1975) qua lần báo thù sát hại không nương tay đối với «Trâu Ðiên – Tiểu Ðoàn 2 TQLC».

Từ phòng tuyến Mỹ Chánh, ngày 28 tháng 6, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Ðoàn ra lệnh khai diễn chiến dịch tái chiếm Quảng Trị với kế hoạch Lôi Phong trãi một màn lưới lửa, bão thép tới mục tiêu cuối cùng – Cổ Thành Ðinh Công Tráng, khối gạch nung mỗi cạnh dài 500 thước, với năm thước bề cao và bề dày lên tới hai bờ nam, bắc sông Bến Hải; từ bờ biển vào sâu trong Trường Sơn, dọc theo đường tiếp vận của Bắc quân với huy động tất cả hỏa lực, phi pháo có được ở đất liền, ngoài biển Ðông : Hạm Ðội 7, những phi cơ B52 nơi các phi trường Guam, ngoài khơi Thái Bình Dương, hoặc phi cơ ở Utapao, Udon, Thái Lan. Vào giai đoạn Hai của Lôi phong, trong suốt 48 giờ kể từ 12 tháng 9, không quân chiến lược B52 liên tục trải thảm từ sông Thạch Hãn (bắc cổ thành) đến Ðông Hà (Bắc Quảng Trị 50 cây số) để dập nát tất cả vị trí pháo binh, hỏa tiễn, bộ chỉ huy, điểm tiếp vận của phía cộng sản;  tiếp đến hải pháo từ Hạm Ðội 7 bắn vào các điểm nghi ngờ vào những lúc phi cơ tạm rời vùng; pháo binh diện địa 175 ly từ Phong Ðiền tăng cường quấy rối, đặc biệt chiếu cố thật kỹ vị trí tọa độ cổ thành; 12 khẩu đại bác 155 ly, 54 khẩu 105 ly cơ hữu của Sư đoàn TQLC được lệnh tác xạ không ngừng một phút, pháo thủ chỉ thay nhau ngủ vài giờ nửa đêm, từng khẩu pháo được điều chỉnh để không một trái đạn rớt ra ngoài bờ thành. Tám Tiểu đoàn của hai Lữ đoàn 147, và 369 TQLC sau khi thay thế lực lượng Nhảy Dù kể từ ngày 27, tháng 7, đã chiến đấu qua từng nấc, từng phân vuông của mục tiêu chiến trận để tiến tới khu vực cổ thành. Và trong 48 giờ cuối cùng nầy, người lính giữa cãnh chết, vượt sự chết đã tiến lên, xốc tới để chứng minh cùng lịch sử, quốc dân, cùng thế giới : QUÂN LỰC VNCH LÀ MỘT QUÂN ÐỘI CÓ SỨC CHIẾN ÐẤU THẦN KỲ VÀ HỌ ÐÃ OAI HÙNG CHIẾN THẮNG.

Rất nhiều quân lực, binh đoàn của lịch sử thế giới được nhắc nhở sau chiến tích. Nhưng quân đội VNCH đã bị lãng quên. Rất nhiều đơn vị được tuyên công. Nhưng tập thể quân đội VNCH đã bị xúc phạm. Nhiều đoạn quân sử hằng hằng ca ngợi biểu dương. Nhưng thật có một đời dài chiến bị đấu bị xóa bỏ và tàn nhẫn hạ nhục. Ðơn vị đó là của Chúng Ta. Tập thể đó là Chúng Ta. Ðoạn quân sử bi hùng đó do chính Chúng Ta viết nên bằng xương máu của triệu người Việt Nam chết thảm với mỗi Ðơn Vị của từng Người Lính.

Nhưng bởi giá trị của chiến thắng lẫm liệt ngày 14 tháng 9, 1972 vừa kể trên chỉ được xem như là viên đá tảng giúp người Mỹ đặt xuống bàn hội nghị tại Paris để hoàn thành Hiệp Ðịnh Tái Lập Hòa Bình tại Việt Nam (đúng thời hạn dự định, tháng 10) trước kỳ bầu cử tổng thống Mỹ qua nhận định tự tin, đắc chí của ngoại trưởng Kissinger: «Quả thật, chưa bao giờ chúng ta có được vị thế thượng phong như thế khi bàn thảo trong giai đoạn chiến tranh. Bởi vì ngày 15 tháng 9, quân lực miền Nam đã chiếm lại Quảng Trị, thị xã mất vào tay Hà Nội, trong cuộc tấn công trước đây (*). Hoặc chỉ để Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mạnh dạn tuyên bố (đối với những áp đặt của chính phủ Mỹ) trong ngày 20 cùng tháng vào buổi lễ mừng chiến thắng ở Huế: «không ai có quyền bàn thảo và chấp nhận một giải pháp», ngoại trừ dân chúng miền Nam» (**). Trong khi cả hai cùng biết rõ rằng: Vào giai đoạn bản văn hiệp định sắp sửa hoàn thành thì cộng sản Hà Nội đã lợi dụng cơ hội, công khai đưa vào Nam khối lượng quân trang, quân cụ, vũ khí, nhân, vật lực để chuẩn bị lần xâm lược toàn diện; như chỉ trong một ngày 26 của tháng Hai, 1973 một số lượng gồm 175 xe vận tải chở đầy người, vũ khí bình thản vượt sông Bến Hải, vùng Phi Quân Sự, hoặc 223 chiến xa đi ngã đường mòn Hồ chí Minh, chạy ngang đất Lào. Bởi cả hai phía (Mỹ lẫn Việt) đồng quan niệm: «chiến thắng quân sự kia chỉ giúp họ thế mạnh chính trị, giữ vị trí quyền lực lâu thêm một đoạn thời gian », chứ không là cơ hội xây dựng, củng cố đội ngũ chiến đấu cho miền Nam, của lực lượng bảo vệ Tự Do Dân Chủ. Thế nên, thất bại ngày 30 tháng Tư 1975 không riêng đối với dân tộc Việt, người miền Nam nhưng là hiện thực lần chiến thắng của bạo lực và sự khiếp nhược tinh thần của toàn thế giới đã im lặng đồng lõa đối với Sự Ác. Hãy nhìn vào tình cảnh lầm than, đau thương đã xẩy ra đối với những dân tộc trên bán đảo Ðông Dương, ở Nicaragua, Salvador, Rawanda, Ethiopia, Afghanistan…Chính sách khủng bố đang tràn lan khắp địa cầu hiện tại không là ngẫu nhiên, đột phát. Riêng những người lãnh đạo miền Nam thì tự thân bày ra mục tiêu cá nhân mà lâu nay họ che dấu dưới những chiêu bài «quốc gia, tự do, dân chủ» - Họ không nghĩ tới, không đủ sức đi tới cùng đích cao cả của Lịch Sử, hoàn tất sứ mệnh lớn lao của toàn Dân Tộc: Sống – Chiến Ðấu để Bảo Vệ Tự Do – Phẩm Giá Con Người.

Những cụm danh từ, tỉnh từ, hàm súc, thiêng liêng nầy hoàn toàn không là chủ nghĩa, khẩu hiệu suông – Chúng được xác chứng với máu, xương của lớp lớp Người Việt liên lũy ngày đêm (kể từ 30 tháng 4 đến 14 tháng 9 1972) và tiếp theo cho mải đến ngày 30 tháng 4, 1975 nằm chung với xác chết (nếu như họ chưa phải chịu cơn lâm tử rất chắc chắn xẩy ra ở phút, giờ kế tiếp), hít thở không khí đầm đìa mùi người chết, uống nước hố bom lây lất máu thịt thây người. Nhưng những con nugời trong hoàn cảnh nguy nan kiệt cùng kia vẫn sắt son, bền bỉ lòng tin: «Mình về Quản Trị. Mình ở lại cùng Quảng Trị, bởi lính mình đã đổ bộ nơi Mỹ Thủy, ở Hải Lăng, lấy lại Cổ Thành…».

THẾ NÊN, GIÁ TRỊ CHIẾN THẮNG 19 THÁNG 4, 1972 Ở QUẢNG TRỊ VẪN SỐNG MÃI TRONG LÒNG MỖI NGƯỜI DÂN NƯỚC VIỆT NƠI MIỀN NAM.

(****) : White House Years, Henry Kissinger, Little, Brown Co, 1979; pp 1333, 1335.

Phan Nhật Nam

MN, 9 tháng 9, 2002

Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site