lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Bài nói chuyện ngày 17/1/1998 của HQ Trung Tá Vũ Hữu San
cựu Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ 4
Sau 24 năm, nhớ về Hải-Chiến Hoàng-Sa
Tưởng niệm Liệt-Sĩ Hy-sinh vì Tổ-Quốc

Sau 24 năm, nhớ về Hải-Chiến Hoàng-Sa
Tưởng niệm Liệt-Sĩ Hy-sinh vì Tổ-Quốc

Vũ Hữu San

Kính thưa Nhị-vị Ðô-Ðốc, Cựu Tư-Lệnh và Cựu TMT/HQ,
Kính thưa Quý-vị Trưởng-thượng, Quý-vị Quan-khách,
Kính thưa Quý Ông Tổng Hội-Trưởng Tổng-Hội Hải-Quân/ Hàng-hải VNCH,
Ông Hội-Trưởng Hội Hải-Quân Bạch-Ðằng,
Kính thưa Quý Bà, Quý Ông, Quý Bạn,

Ðây thực-sự là vinh-hạnh lớn cho chúng tôi, trước hết được có dịp hầu chuyện cùng quý-vị hôm nay, trong Dạ tiệc Tất-niên Ðinh-Sửu của gia-đình HQ/HH miền Bắc California.
Chúng tôi xin cám ơn các bạn trong ban Tổ-Chức. Dù chương-trình buổi gặp gỡ Tất-niên đã thật súc-tích, cũng đặc-biệt dành cho vài chục phút để chúng tôi là người đại diện cho lực-lượng VNCH ở Hoàng-Sa năm đó, được nói đôi điều về trận Hải-chiến năm xưa.

Chúng tôi cũng xin phép Nhị-vị Ðô-đốc Cựu Tư-lệnh và Cựu TMT của HQ/VNCH để được đọc lại một vài chi-tiết trong bản phúc-trình Hành-Quân mà Khu-trục-Hạm Trần-Khánh-Dư đã gửi về BTL/HQ vào cuối tháng 1/1974. Theo báo Le Courrier du Viet Nam, ngày nay còn có một bản Tổng-Kết Hải-Chiến Hoàng-Sa do BTL/HQ trình BTTM/QLVNCH nằm tại Hà-Nội.

Kính thưa quý-vị,
Cuộc sống ly-hương của những người lính thủy đôi khi cũng có những giây phút hứng khởi, đó là những dịp nhớ về dĩ-vãng. với biển cả, với chiến-hạm, với bạn bè cùng chung lý-tưởng.
Một người bạn ngoại-quốc hiểu biết về Việt-Nam đã thắc mắc, hỏi tôi: "Năm ấy, tháng 1/ 1974, tại Hoàng-Sa, chỉ với một lực-lượng Hải-quân nhỏ bé, yểm-trợ yếu kém như vậy, vì lý-do gì các bạn đã can-đảm đương-đầu với hạm-đội hùng mạnh của Trung-Cộng ?".

Câu hỏi này bình thường không có gì là lạ đối với người nước ngoài.

Ngay trong thời-gian hải-chiến xảy ra 24 năm về trước, các Sĩ-Quan Hải-quân Mỹ làm việc ở Việt-Nam lúc đó cũng đã từng nghĩ là Hải-quân Việt-Nam sẽ không tham-chiến và lặng lẽ rút lui. Ðể cho HQVN cảm thấy thêm cô-lập, không những Hoa-Kỳ cho biết sẽ đứng ngoài tranh-chấp mà còn phong-toả việc sử-dụng ngư-lôi-đĩnh, rút hạm-đội của họ ra khỏi Biển Ðông và quyết-liệt từ-chối cả việc cấp-cứu người trôi-dạt trên biển sau hải-chiến... Họ không ngờ là con châu chấu nho nhỏ miền Nam lại lần nữa dám đá chiếc xe khổng-lồ phương Bắc.

Ðối với chúng ta, những người Việt-Nam, cho dù không tham-chiến Hoàng-Sa cũng có thể trả lời bằng những câu ngắn gọn tương tự như:

- Ðể bảo-vệ đất tổ, dù chết Hải-Quân VN cũng đánh kẻ thù. Hoàng-Sa là lãnh-thổ của Việt-Nam, dù phải hy-sinh, người Việt chúng tôi cũng quyết bảo-vệ nó.
Hải-quân Việt-Nam Cộng-Hoà đã nổ súng vào kẻ xâm-lăng để bảo-vệ lãnh-thổ, chiến-đấu dũng-mãnh đến tận-cùng khả-năng của mình. Nhiều quan-sát-viên trên thế-giới, sau khi tỏ vẻ ngạc-nhiên lúc đầu, đã ca-ngợi tinh-thần quyết-tử của người Việt-Nam chúng ta.
Lần này chiếc xe Trung-Cộng tuy không xiêu đổ nhưng nhiều sách báo quốc-tế đã ghi lại biến-cố đó và thường họ viết kèm theo với những lời bình-luận đầy cảm-tình ưu-ái, cảm-phục dân ta.

Ngày ấy chúng tôi đại-diện cho mấy chục triệu người dân Việt trong sứ-mạng bảo-vệ hải-biên. Gần hai trăm năm sau chiến-thắng Ðống-Ða của Vua Quang-Trung vào năm 1789, Hải-quân VNCH đã hiên-ngang đứng lên làm lịch-sử, chống kẻ thù phương Bắc. Nhưng vì lực-lượng yếu, tình-trạng kỹ-thuật của Hải-đội thua sút so với địch-quân, tài thao-lược của chúng tôi trong chiến-trận lại kém hơn so với tiền-nhân, tất cả lực-lượng hải, lục ở Hoàng-Sa chỉ làm được có như vậy mà thôi! Việt-Nam đã mất Hoàng-Sa vào tay giặc.
Ngẫu-nhiên, đứng trên khúc quanh của lịch-sử, với tư-cách của một Sĩ-quan thâm-niên hiện-diện trên Biển trong những năm 1973 đến 1975, Chỉ-huy-trưởng hành-quân bảo-vệ Hoàng-Sa giai đoạn đầu, và Hạm-trưởng Khu-trục-Hạm Trần-khánh-Dư HQ.4; cá-nhân chúng tôi ghi-nhận tinh-thần dũng-cảm, ý-chí quyết-tử của các bạn đồng-đội năm ấy. Nhờ đó lực-lượng nhỏ bé của ta đã gây tổn-thất nặng nề cho hạm-đội địch: hai chiếc của chúng bị chìm tại chỗ, hai chiếc nữa bị hư hại trầm-trọng.

Hôm nay, trước khi được phép nói chuyện trước quý-vị, chúng tôi và các đồng-đội cũ, những người đã từng đứng trên tuyến đầu Hoàng-Sa năm đó đã gặp nhau nhiều lần, và ủy-nhiệm chúng tôi đại-diện để vừa đề nghị vừa trình-bày những điều như sau:

Ðiều Thứ Nhất - Xin tưởng-niệm những anh-hùng đã hy-sinh vì nhiệm-vụ bảo-vệ Hoàng-Sa.

Ðiều Thứ Nhì - Xác-nhận với đồng-bào về quyết-tâm của những người lính Hải-Quân thi-hành mệnh-lệnh năm đó.

Ðiều Thứ Ba - Xác-nhận việc chiến-hạm HQ.4. HQ. 5, HQ. 16, HQ. 10 chúng tôi bắn trước vào kẻ xâm-lăng.

Lời đề-nghị tưởng-niệm các liệt-sĩ Hoàng-Sa đã được ban tổ-chức đồng-ý thực-hiện trong phần mặc-niệm cử-hành nghiêm-trang vừa qua. Chúng tôi là những người còn sống xin góp thêm đôi lời :

Hởi các bạn thủy-thủ-đoàn năm ấy, đã vị-quốc vong-thân nằm lại Biển Ðông đã cùng chúng tôi hải-hành ra Hoàng-Sa năm đó. Các bạn không trở về vì số phận đã không có cái may mắn như chúng tôi được trở lại đoàn-tụ cùng vợ con, gia-đình; chúng tôi xin dâng nén hương lòng tưởng nhớ.

Các bạn đã tận-trung với nước. Các bạn đã hy-sinh vì Tổ-Quốc. Các bạn đã chiến đấu đến phút cuối cuộc đời, tâm-hồn thảnh-thơi vì nhiệm-vụ người lính đã hoàn-tất. Vinh-dự thay cho người lính thủy khi ra đi, thân xác chìm trong Biển Nước quê-hương!

Tưởng nhớ tới các bạn, đi theo mạch tâm-linh như một sự gọi hồn sau gần một phần tư thế-kỷ xa cách âm dương. Hôm nay vào ngày 17 tháng 1 năm 1998 năm Mậu Dần, chúng tôi xin khấn rằng:

Sống khôn, chết thiêng, hỡi hồn người chiến-sĩ đã hy-sinh vì nước trên biển Hoàng-Sa.
Hồn ơi, nơi phiá Ðông, ma đói tranh dành dầu khí, chỉ những mong xâu xẻ xác thân ta,
Hồn đừng về Bắc, bọn quỷ máu đỏ hôi tanh, nhe nanh múa vuốt,
Hồn ơi, cõi hướng Tây, toàn là bọn điên cuồng vật-chất, chỉ bieát có tiền có bạc,
Hồn có về Nam, đất lành đã mất, dân ta vất vưởng phiêu bạt muôn phương.
Hồn ơi, theo sóng gió trùng-dương mà bay ra tận chân trời.
Ở đó mây nước một màu, nơi hồn người chết trở về để gặp lại ông bà tổ-tiên đã khuất.

Chúng tôi sống đến hôm nay nhưng tinh-thần khắc khoải vì việc làm còn dang dở đó vẫn tiếp-tục phải làm. Thời-gian sẽ qua, vượt ngõ sống và lần lượt qua cửa chết, rồi chúng ta sẽ gặp lại nhau trong vài ba chục năm tới nữa bạn ạ!

Qua điều 2, Anh em chúng tôi cùng nhau đồng-ý với ý-kiến hay và đúng của cựu HQ Trung-tá Phạm-Trọng-Quỳnh, HT/ HQ.5. Dù đồng-bào đã biết rằng HQVN tham-chiến trong Hải-Chiến Hoàng-Sa nhưng HT Quỳnh và chúng tôi xin nhấn mạnh vài chi-tiết chưa hề được bao giờ nhắc tới:

Tại Hoàng-Sa năm 1974, Chúng tôi đã tác-xạ cho đến khi tất cả các dàn đại-pháo bất-khiển-dụng và đã bắn đến viên đạn cuối cùng.

Chúng tôi đã tuyệt-đối tuân-lệnh như một quân-nhân gương mẫu theo lệnh cấp trên. Lệnh trên bảo đánh, chúng tôi đánh. Sau khi đánh hết sức, lệnh trên bảo chúng tôi mang tàu về Hoàng-Sa ủi lên đảo, dùng xác tàu và xác mình để làm chứng-tích chủ-quyền. Chúng tôi đã dẫn-lộ chiến-hạm hướng về cõi chết.

Sau Hoàng-Sa 24 năm, chúng tôi còn sống và vẫn đi tìm trong mấy chục triệu sách thư-viện nhưng cho đến nay, đã không thể nào tìm thấy được cái lý-tưởng nào cao xa hơn được biểu-lộ qua hình-ảnh Khu-trục-Hạm Trần-Khánh-Dư HQ.4 và Tuần-Dương-Hạm Trần-Bình-Trọng HQ.5 tuân-hành quân-lệnh chuẩn-bị lên cạn phơi xác mình. Quân-lịnh như Núi. Lịnh này đúng hay sai cũng là lệnh. Ðến chiều tối, lệnh hải-hành rời bỏ Hoàng-Sa mới được ban ra và chúng tôi các chiến-hạm mang đầy vết thương vẫn đang còn rỉ máu, được về Ðà-Nẵng để lo mai-táng cho các bạn đã hy-sinh, đưa đồng-đội bị thương vào quân-y-viện và sửa chữa chiến-hạm ...

Về điều 3, chúng tôi xin tường-thuật lại chuyện chiến-hạm Việt-Nam khai-hỏa trước như sau:
- Cách đây đúng 24 năm, cũng vào cuối năm Con Trâu sắp sang năm Con Cọp như hôm nay, vào ngày 17/1/ 1974, chúng tôi thuộc HQ.4 được Ðô-Ðốc TL/HQ/V1ZH chỉ-định làm Chỉ-huy-Trưởng cuộc Hành-Quân Bảo-vệ Quần-Ðảo Hoàng-Sa. Lệnh Hành-Quân do TL/HQ/ V1ZH ký chính là tài-liệu căn-bản độc-nhất trên giấy trắng mực đen về hành-quân. Sau đó các mệnh-lệnh tiếp theo đều chỉ được chuyển bằng vô-tuyến viễn ấn hay trực-tiếp qua âm-thoại, có lúc phát thinh-không là bạch-văn.

Trong khi đó, một đơn-vị trực-thuộc Lực-lượng là HQ.16 đã có mặt tại Hoàng-Sa, vừa báo cáo về sự hiện-diện của Trung-Cộng gồm tàu chiến, tàu đổ-bộ, tàu ngụy-trang đánh cá. Chúng đã đổ-bộ chiếm các đảo Duy-Mộng và Quang-Hoà. Chiếm-hạm chúng tuần-tiễu quanh khu-vực. Cùng ngày HQ. 16 đã đổ-bộ 15 nhân-viên cơ-hữu lên đảo bảo-vệ Vĩnh-Lạc.

Ngày 18/1 HQ.4 đổ bộ 13 nhân-viên cơ-hữu lên phòng-thủ đảo Cam-Tuyền.
Vào chiều 18/1 HQ.5 và HQ.10 tới nơi. Quyền chỉ-huy Hành-quân Hoàng-Sa được trao cho HQ Ðại-tá Hà-Văn-Ngạc, lúc đó đang là CHT/HÐ Tuần-Dương,

Sáng 19/1, HQVN cố gắng đổ-bộ Biệt-Hải và Hải-Kích tái-chiếm lại đảo Quang-Hoà nhưng không thành-công và các chiến-hạm Việt-Nam được lệnh tác-chiến, tiêu-diệt tàu địch.
Ðối đầu tại chỗ với 11 tàu của địch, đằng sau là nhiều hạm-đội với 300,000 quân có phản-lực cơ và hoả-tiển đủ loại. HQVN chỉ có đơn độc 4 chiếc tầu:
- Khu-trục-hạm Trần-Khánh-Dư HQ.4
- 2 Tuần-dương-hạm Trần-Bình-Trọng HQ.5, Lý-Thường-Kiệt HQ.16
- Hộ-Tống-Hạm Nhựt-Tảo HQ.10

Vì nhu-cầu tuần-dương, khả-năng HQVN đã tận, chỉ gửi ra Hoàng-Sa được các chiến-hạm như vậy mà thôi. Nếu đồng-bạn có thương nhau cứu-ứng, cũng phải hải-hành một vài ngày mới tới được chiến-trường. Không-quân với các F5 đã nói là không bay được ra Hoàng-Sa. Với ý-thức rõ rệt là không có yểm trợ. Chúng tôi tham-chiến!

Trận chiến diễn ra từ 10 giờ 25 đến 11giờ 00. Khi HQ.10 tác-xạ lên đảo thì HQ.4, HQ.5 và HQ.16 đồng loạt khai-hoả vào tàu địch. Trên HQ.4, với hai máy hơn 6000 mã-lực, tất cả hải-pháo và đại-liên nhả đạn tối đa, 2 máy tiến hết tốc-lực.

- Hải-pháo của tất cả các chiến-hạm tham-chiến đều thuộc loại bắn nhanh. HQ.4 khai-hoả trực-diện vào địch chỉ cách 1600 yards, nghóa là trong tầm đạn một cây súng tay. Các trái đạn đủ loại trực-xạ trúng ngay tàu địch.

Trong 5, 6 phút đầu tiên giao-chiến, số phận sống hay chết của các đơn-vị tham-chiến được quyết-định ngay. Tầu địch chìm, tàu ta chìm. Hai Kronstad của địch và HQ.10 của ta bị loại ngay khỏi vòng chiến trong giai-đoạn ngắn ngủi này.

- Với 20 gút của chiến-hạm ta + 25 gút của địch hai đoàn tàu rờì xa nhau với vận-tốc 45 gút, baèng vận tốc xe hơi trên xa-lộ 60mile/hr hay 85 km/ giờ. Trong khoảng cách 6 dậm hay 8,9 cây số khoảng cách, sự tác-xạ có hiệu-quả rất kém ví tầu địch quá nhỏ bè và thành tàu rất sát mặt nước, chỉ chứng 2 mét mà thôi.

- Cuộc chiến Hoàng-Sa là một trận hải-chiến đặc-biệt. Trong thế Hỗn-chiến trên biển như vậy, hai đoàn tàu Việt Hoa quấn lấy nhau, vận-chuyển qua lại, và chuyện đương-nhiên đã xảy ra: Một trái đạn 127 ly của HQ.5 đã vô-tình trúng vào HQ.16. Phân-đoàn 2 gồm HQ.4, HQ.5 chỉ may mắn hơn Phân-đoàn 1 gồm HQ.16 và HQ.10 mà thôi. Nếu chiến-hạm chúng tôi HQ.4, HQ.5 có lãnh đạn của nhau cũng là chuyện thường-tình. Friendly Fire trong Hải-chiến Hoàng-Sa không phải như trận chiến Hoa-Kỳ trong vùng Vịnh Ba-tư, nghiã là HQ/VN đành cam chấp-nhận rủi ro, không thể tránh được. Sự kiện này chứng tỏ rằng HQ/VNCH không sợ cái chết, bám chặt vào địch mà bắn. Trung-Cộng có biết, tất phải kinh-hoảng vì trong tình-thế ngặt nghèo nào, người Việt chuùng ta cũng đánh, nhất là khi giặc đã vào nhà, chắc Quý-vị đã từng nghe chuyện các anh-hùng quân-đội ta nói pháo-binh cứ bắn ngay lên đầu họ để giết quân thù và cũng để quân bạn tiến lên. Hoàng-Sa cũng trường-hợp như vậy mà thôi.

Kế-hoạch của Hải-đội Việt-Nam là "tốc chiến để tốc thắng" trước khi địch kịp tăng-cường phản công. Sau nửa tiếng đồng-hồ trao đổi hoả-lực, hai hải đội của ta và địch, tàu còn và tàu mất xa dần nhau, Quả đúng như dự đoán, chúng tôi thấy 4 lượng sóng trắng xoá nơi hướng Ðông Bắc, 4 tàu Phi-tiễn-Ðĩnh của địch đang phóng tới tăng-cường lực-lượng cho bọn xâm-lăng.

Ngày hôm sau lực-lượng trú-phòng của ta bị tràn ngập và toàn thể quần-đảo Hoàng-Sa bị Trung-Cộng chiếm đóng.

Kính thưa quý-vị,

Như toàn-thể đồng-bào con dân đất nước Việt-Nam, Hải-Quân VNCH chúng ta thương yêu và bảo-vệ Tổ-Quốc. Nhưng cần nói thêm rằng người lính thủy, hơn ai hết, tin tưởng rằng Biển Ðông là biển mẹ và Hoàng-Sa cũng như Trường-Sa thực-sự thuộc lãnh-thổ nước ta.
Thiển nghĩ rằng thua được là lẽ thường của nhà binh. Chiến-hạm còn, thủy-thủ-đoàn còn. Hạm-Trưởng cũng như Sĩ-Quan và Ðoàn-Viện HQ4, HQ5, HQ16 từ Hoàng-Sa trở về vẫn còn sống đến ngày nay

Ðối với chuyện kiếm-hiệp Trung-Hoa, Quân-tử trả thù mười năm chưa muộn.

Ðối với dân tộc Việt-Nam, chúng ta nhẫn-nại như truyền-thống của tiền-nhân, nghĩ kế mà rửa hận

Mở những trang sử, ta thấy Bách-Việt thua liên-miên trước Trung-Quốc. Thua trận Sông Hoài, mất Trường-Giang, đế-quốc Nam-Việt tan rã, toàn cõi Giao-Châu bị đô-hộ. Người Tàu chắc cũng tưởng rằng Lạc-Việt và Giao-Chỉ đã diệt-vong. Nhưng sau ngàn năm, dù 99 chi tộc Việt khác đã bị xoá tên, Lạc-Việt chúng ta vẫn sống, nhờ mãi mãi ghi nhớ mối thù ngàn năm mà lấy lại được độc-lập và tồn-tại đến nay.

Khảo-cổ cho biết rằng trong nhóm Bách-Việt, dân Lạc-Việt chúng ta là giống dân giỏi nhất về hàng-hải. Các khoa-học-gia tìm ra rằng người Việt đã độc bá hai đại-dương Thái-Bình và AÁn-Ðộ suốt nhiều ngàn năm trước Công-nguyên. Nhiều chứng-tích hải-thương của Lạc-Việt còn ghi dấu ở Mỹ-Châu, ở Tây-Bá Lợi-Á, ở Úc-Châu, ở Hồng-Hải, ở Mã-đảo và mũi Hảo-Vọng cực Nam Phi-Châu.

Tuy vậy, địa-bàn sinh-hoạt rộng lớn từ Ðộng-Ðình-Hồ vùng Trường-Giang, từ lưu-vực sông Hoài, những người Bách-Việt chúng ta 4, 5 ngàn năm trước đã bị một giống dân hoàn toàn xa lạ với Biển Ðông, từ trung-tâm Á-châu tràn sang xâm-chiếm. Quân xâm-lăng tự xưng là Trung-Quốc, đả đẩy lùi tiền-nhân Việt-tộc chúng ta về sông Hồng, sông Mã, sông Cửu-Long, Tất cả các hải-đảo Ðài-Loan, Hải-Nam vĩnh-viễn trong tay kẻ thù. Ðất đai đã mất gần hết, biển cũng thu nhỏ lại, chỉ còn một chút Biển Ðông; vậy mà kẻ thù cũng vẫn không tha. Ngày nay, Trung-Cộng đã vẽ lại hải-phận lịch-sử của chúng lấn vào vịnh Bắc-Việt, chiếm sát biển Trung Việt, chiếm-hạm chúng tuần tiễu cả khu-vực giữa Côn-Sơn/ Trường-Sa ngang-nhiên như trong nội-hải, như đi tản bộ trong vườn...

Trong khói mù của tuyên-truyền phun nọc độc toả ra khắp thế-giới, Trung-Cộng tuyên-truyền thật lố bịch như Hoàng-Sa vẫn do chúng trấn đóng từ ngàn năm. Cho đến sáng ngày 19/1/74 vì VN dại dột mang quân từ Ðà-Nẵng ra đổ-bộ lên đảo nên đã bị dân quân đánh cá Trung-Hoa đánh cho tan-tác. Anh-hùng Tàu đỏ trèo lên chiến-hạm ta, ném lựu đạn vào lỗ châu mai để loại Khu-trục-hạm, Tuần-Dương hạm của ta ra khỏi vòng chiến.

Quý-vị có thể hỏi chúng tôi học được gì sau biến-cố này?

Như trên chúng tôi đã thưa "Hoàng-Sa phải đánh". Cho dù đã thua trận, đã mất cả quấn-đảo ông cha để lại, chúng ta cũng vẫn tự hỏi HQVN nói riêng và Quốc-gia Việt-Nam nói riêng : Học được gì sau biến-cố Hoàng-Sa. Nhóm Hoàng-Sa chúng tôi không suy-luận được nhiều chuyện cao-siêu nhưng vì là Hải-Quân, là hậu-duệ Ðức Thánh Trần nên chúng tôi xin đọc lại 3 câu nói trăn trối của Ngài trước khi mất vào năm Canh-Tý, tức năm 1300 dương-lịch.

Những câu chúng tôi đã nằm lòng như sau:
- Kẻ kia cậy có trường trận. Ta chẳng sợ vì sở-trường của ta là dùng đoản-binh.
- Nếu địch dùng cách dần dà, như tầm ăn lá dâu, thế mới khó trị.
- Ðánh giặc như đánh cờ, phải tuỳ cơ ứng biến, phải có kế sách.
- Giữ nước phải lập kế sao cho sâu rễ, bền gốc.

Tại Hoàng-Sa, bài học lại cay đắng vô cùng. Lần đầu tiên trong lịch-sử, chúng ta đã không theo lời dạy của tiền-nhân và kết-quả là gậy ta đã đập lưng ta. Trong khi chúng áp-dụng sách-lược "tầm ăn dâu". Trang-bị của Việt-Nam là các đồ ngoại-viện khác nào một thứ "trường-trận", làm sao thắng với "đoản-binh" và thế "Tầm ăn dâu" của quân-thù . Ta không có kế-sách lâu dài, không khả-năng ứng-biến, cả đến trừ-bị cũng không có, mất đảo là mất luôn.

Nhiệm-vụ chính của chiến-hạm VN là tuần-dương và ngăn chặn Việt-Cộng xâm-nhập. Ai cũng biết rằng HQ.Trung-Cộng trên chân HQVN rất xa. Trong hải-chiến, chúng ta thật bất lợi. Không theo truyền-thống đoản-binh của ông cha. HQVN ngày ấy không có quyền lựa chọn. Không đánh không được nhưng nếu ham-chiến thì chỉ chết thêm. Sự hy-sinh của người lính HQVN thực-sự đã vừa đủ. Trong hoàn-cảnh bất đắc-dĩ hồi đó, ta không có cách gì khác hơn và vô-phương để lật ngược thế cờ.

Sợ gì mà không nói HQVN bắn trước. Giặc vào nhà, ta phải đẩy lui chúng. 24 năm đã qua, là người lính tham-chiến Hoàng-Sa, cá nhân chúng tôi nhận rằng:

Khu-trục-Hạm Trần-Khánh-Dư HQ.4 trong khi ngăn chặn địch chiếm đóng thêm hải-đảo vào ngày 18/ 1/ 1974 đã húc ngang hông tàu chiến Trung-Cộng. Dù ngoan cố đến mấy, khi thấy thượng-tầng kiến-trúc chiến-hạm bị lủng một lỗ lớn, chúng đành thụt lùi lại.

Sau khi lực-lượng đổ-bộ của ta không đủ khả-năng tái-chiến đảo Quang-Hoà, chiến-hạm chúng tôi buộc phải nổ súng trước, bất thần tiêu diệt địch. Dù biết rắng không có đủ khả-năng bảo-vệ quần-đảo, vậy phải làm sao đánh chìm chúng càng nhiều càng tốt.

Rất buồn là vào năm 1988, VC không bắn trúng chiến-hạm Trung-Cộng được một trái đạn nào khi TC tàn sát họ ở Trường-Sa mà cứ ngoan ngoãn bò tới bàn thương-thảo với kẻ thù. Người chiến-sĩ yêu nước nào cũng đều nghĩ rằng phải có chiến-đấu tận-lực rồi sau đó mới nói tới chuyện hoà-đàm.

Tại sao lại không nói thẳng cho kẻ xâm-lăng biết rằng ta là chủ thực-sự của cả Hoàng-Sa lẫn Trường-Sa và ta có chính-nghóa. "Nếu mày xâm-lăng tao sẵn sàng tự-vệ, buộc phải giết mày trước" . Trung-quốc phải biết ở Việt-Nam "giặc đến nhà ñàn bà phải đánh," không cần cả lệnh vua, lệnh quan.

Chúng ta cứ kiên-trì, cho đến ngày cái khối hỗn-độn Trung-Hoa sẽ vỡ tan-tành, Người ta biết rằng Trung-Hoa 1,2 tỷ nhưng dân-tộc không đồng chủng, chỉ nhờ văn-hoá mà tạm thời kết-hợp. Văn-hoá đó nay đã lỗi thời đang phân-hoá và khi văn-minh hiện-đại chiếu vào, nó tan rã. Như tiền-nhân đã nói: Hãy chờ bên Tàu có loạn, ta sẽ dành lại đất ta.

Kính thưa Quý-vị,

VC là đàn em TC, lại đang ở thế yếu "há miệng mắc quai" vì cái lá thơ Phạm-văn-Ðồng gửi biểu-đồng-tình với Trung-Cộng năm nào. Chúng tôi thấy rằng VC phải bị lật đổ vì nhiều tội-lỗi phản-quốc tương-tự như vậy và đề-nghị cùng đồng-bào:
(1) Cảnh giác chiến-lược tầm ăn dâu của Trung-Cộng trên Biển Ðông. Tàu Ðỏ đã tiến từng bước một:
-1949 chiếm Phú-Lâm
-1974 chiếm trọn Hoàng-Sa
-1988 chiếm 10 đảo Trường-Sa
- Trung-Cộng đang dương bẫy "Hợp tác Khai-thác" chỉ-để được xác-nhận chủ-quyền toàn thể Biển Ðông, cho các nước đàn em được chút ân-huệ.

(2) Không thương-thảo song-phương. Việt-Nam không mắc bẫy, không nhận lợi nhỏ như cùng khai-thác với địch mà quên chủ-quyền Ðất nước

(3) Chúng tôi cũng như Quý-vị và Ðồng-bào rất mong mỏi thúc đẩy thế-hệ trẻ tiếp tay giữ mãi cho ngọn lửa thiêng dân-tộc tiếp-tục cháy sáng muôn đời.

Lịch-sử tuy đã chứng-minh rằng Trung-Hoa là nước lớn nhất nhưng lịch-sử cũng chứng-minh là dân Tàu chưa bao giờ thực-sự được hưởng thái-bình lâu dài, Như tiền-nhân ta xưa đã để lại kinh-nghiệm sinh-tồn, hãy cứ chờ cho nước Tàu suy-thoái nội-loạn, chúng ta lại dành lại chủ-quyền hai quần-đảo Hoàng/ Trường thân-yêu.

Trong lúc cõi lòng rung động, lửa căm-hờn rực cháy, chen lẫn đâu đây tiếng gọi hồn Tổ-Quốc, chúng tôi vẫn có ý dành cho bài nói chuyện hôm nay một sự tự-chế, anh em chúng tôi nghĩ rằng không nên nói đến những tiếng lớn như oai-hùng như xuất-chúng trong chiến-trận, tự suy tôn mình như anh-hùng cá nhân. Những danh-từ lớn này không có ở đây. Chuyện kể là chuyện thực với tính-chất của một người con dân mặc áo trận trong nhiệm-vụ thời chiến.
Trang sử Hải-chiến nào cũng đẹp vì tình huynh-đệ chi-binh. Cho dù là Ðô-đốc Tư-Lệnh cả Hạm-đội hay một Thủy-thủ đang bắn súng cũng cùng chung một số-phận như nhau khi hai Hạm đội giao-chiến. Hải-Chiến Hoàng-Sa còn đáng kể hơn và đáng nói hơn nữa vì không có chuyện "Nhất tướng công-thành vạn cốt khô". Không phải vì Chiến công không thành, mà Chỉ-huy-trưởng Hành-quân hay không một Hạm-trưởng, Hạm-phó nào được thăng cấp mà cũng không có xương trắng ngoài cõi mà vì "Người lính biển Việt-Nam Cộng-Hoà với tinh-thần Quốc-Gia chân chính luôn luôn chấp-nhận hy-sinh cho lý-tưởng Tổ-Quốc - Ðại-Dương."

Tết không nên nói chuyện buồn quá dài, chuyện thua trận, chuyện hy-sinh mạng sống, mất đảo, mất nhà, tan sự-nghiệp... Nếu có vị nào còn muốn biết thêm chi-tiết chuyện Hải-Chiến Hoàng-Sa, xin coi kỹ tờ Ðặc-San chúng tôi phân-phối hôm nay.

Báo Lướt Sóng, tiếng nói của cựu HQ/ HH /VNCH phát-hành kỳ này đăng tải nhiều bài viết giá-trị hy-vọng sẽ làm quý-vị hài-lòng. Riêng cá-nhân chúng tôi xin hẹn lần sau kể tiếp về Hoàng-Sa và chi-tiết các kế-hoạch bảo-vệ Biển Ðông qua những tác-phẩm đang nghiên-cứu, mang tên "Lịch-sử Biển Ðông", "Hải-Chiến trong dòng sử dân-tộc" dự-trù ra mắt trong đôi ba năm sắp tới.

Chúng tôi xin trả lại quý vị với không-khí tươi vui của buổi dạ-tiệc hôm nay.

Xin kính chúc quý-vị và quý bạn một năm mới khoẻ mạnh, vui vẻ, làm ăn phát đạt, mọi sự như ý nguyện. Một lần nữa, xin cảm ơn và xin kính chào quý-vị.

Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site