lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long để làm gì và cho ai

Lý Thăng Long, Hải Phòng, VN 2010-09-02

Kỷ niệm 1000 năm (1010-2010)  Thăng Long với nhiều ý nghĩa mà một trong số đó là khơi dậy truyền thống văn hóa, nêu cao tính tự chủ Dân tộc Việt cùng tinh thần Phật giáo Việt Nam trong quá trình giữ nước trước họa xâm lăng 1000 năm Bắc thuộc của Trung Quốc. Bối cảnh lịch sử thành hình cố đô Thăng Long luôn gắn liền với những con người góp phần làm nên “tác phẩm” Thăng Long 1010 đó là những: Lý Công Uẩn (1010-1028), Quốc sư Vạn Hạnh (-1025) với chiếu đời đô … Lý Thái Tổ phong cho Thiền sư Vạn Hạnh chức Quốc sư cho thấy tinh thần Phật giáo luôn có mặt trong triều đại nhà Lý; điều nầy lại được Lý Nhân Tông (1072-1127) ca ngợi: “Vạn Hạnh thấu suốt ba đời, Lời Thầy phù hợp muôn lời sấm xưa, Quê hương Cổ Pháp bây giờ, Chống cây gậy trúc [nhà chùa], đế kinh vững bền” (Vạn Hạnh dung tam tế, Chân phù cổ sấm cơ, Hương quan danh Cổ Pháp, Trụ tích trấn vương kỳ) Bên cạnh đó, công hạnh của Quốc sư Vạn Hạnh trong việc góp phần hoàn thành “tác phẩm” Thăng Long 1010 đã được nhà văn Lê văn Siêu (1911- 1995) dệt thành kịch bản Quốc sư Vạn Hạnh (Lá bối, 1967), điều nầy cho thấy Phật giáo Việt Nam từ du nhập đến hội nhập đến thể nhập để Phật giáo sau chặng đường “gieo hạt” niềm tin Phật trên vùng đất mới Giao Châu đã sớm hội nhập Đại Việt để trở nên Văn hóa Phật – Việt Lý Trần.

Vì vậy, Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long mà không nói đến hay chỉ nói qua loa, sơ sài về Bản sắc văn hóa Phật – Việt, thì lễ hội nầy chẳng những mất đi ý nghĩa Văn hóa Đại Việt mà còn gây ngộ nhận cho thế hệ trẻ hôm nay có cái nhìn “chệch hướng” về truyền thống hào hùng của Dận tộc qua những cuộc kháng chiến chống Mông (1258), Nguyên (1285) xâm lược nữa; với sự phô trương xa hoa, quá tốn kém, Tổ chức Lễ hội phải bỏ ra 94 ngàn tỷ VN đồng, tương đương 4, 5 tỷ dollars, ngốn hết 10% ngân sách quốc gia như thế để làm gì và cho ai trong khi đó chính người dân Hà Nội thì bị cấm đường không cho vào xem nơi diễn ra những màn “xa hoa” phô trương lấn áp cả ý nghĩa của lễ hội, đó là “nỗi đau văn hóa, xuống cấp văn hóa” (Giáo sư Tương Lai), là tấn công văn hóa thầm lặng của Tàu Cộng http://nguhanhsonn.multiply.com/journal/item/497/497

Phật giáo Việt Nam từ du nhập đến hội nhập đến thể nhập

Ngay từ “buổi bình minh” thời mới vào (thế kỷ đầu Tl), Phật giáo đã sớm hội nhập văn hóa bản địa Giao Châu để Phật giáo trở nên là Phật giáo Việt Nam, Phật – Việt Man Nương – Khâu Đà La (Ksudra) qua dấu tích tục thờ Đạo Mẫu hòa nhập nhiều chùa, tín ngưỡng Tứ Pháp:  Pháp Vân (mây Pháp), Pháp Cổ (trống Pháp), Pháp Lôi (sấm Pháp), Pháp Điện (chớp Pháp) trải rộng khắp vùng miền lưu vực sông Hồng mà sách Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục đã nói đến Nàng Mán: Phật Pháp Vân chính là Phật Việt Nam. Ngay từ buổi đầu Phật giáo Khương Tăng Hội Kang Sen Hui (200-280 Tl) Phật giáo Nam truyền từ đường biển vào, nó đã chiến lĩnh vũ đài học phong Trung tâm Phật giáo Luy Lâu, vô hình trung sắc thái Phật giáo Sanskrit chính là “lá chắn” cho Dân Giao Châu đối kháng mạnh mẽ lại làn sóng Văn hóa Nho gia của Hán tộc từ phương Bắc xuống (kẻ xâm lược đã dùng văn hóa Hán – Nho như là loại hình đồng hóa dân bản địa Giao Châu), điển hình qua sinh hoạt lễ hội của Sĩ Nhiếp: “Sĩ Nhiếp ra vào đánh chuông khánh đầy đủ oai nghi, sáo thổi, trống gõ, xe ngựa đầy đường. Người Hồ đi sát bên xe, xông đốt hương, thường có mấy mươi, thê thiếp đi xe màn, con em theo lính kỵ, đương thời quí trọng” [1]. Thông tin trên đây cho thấy, sinh hoạt lễ hội Phật giáo Giao Châu bấy giờ (Tk thứ 2Tl), mang sắc thái Phật giáo Ấn Độ với “người Hồ đốt hương”, đây là một điển hình đối kháng văn hóa Hán – Nho của Phương Bắc; đây cũng không là cuộc duyệt binh mà là một lễ hội Dân gian, nó “cưu mang” con dân Giao Châu vào cuộc vui đùa lễ hội, mà không gạt bỏ dân mình ra ngoài theo kiểu “ngăn đường đón ngõ” như Hà Nội 01-10-2010 bởi nó có cả việc: thê thiếp đi xe màn, con em theo lính kỵ diễn ra trong lễ hội.

Tam Tổ thực lục cũng ghi lại việc: Ngày di Kim quan Tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tôn, dân Thăng Long tràn ngập cung đình, trong ngoài chật nít, Ban tổ chức không thể làm lễ di quan, Vua Anh Tông cho dời quan phụ trách tang lễ đến “nghiên cứu” sự tình. Ông liền cho lính dưới quyền mình, bày ra nhiều trò hát tuống đó đây để cuốn hút người xem, làm vãng khu vực quanh Kim quan Vua Trần, nhân đó lễ di quan mới tiến hành được. (Tam Tổ thực lục, THPG TPHCM)

Triều đại Phong kiến mà còn lấy Dân làm trọng, triều đình có “cấm đường, đón ngõ” ai đâu, mà việc lớn cũng làm nên; Bài học lịch sử cho thấy, XHCNVN phải đứng xếp hàng phía sau để học hỏi cách “chăn dân” của phong kiến Đại Việt rồi.

Phật giáo với Dân tộc Việt qua những chặng đường lịch sử

Từ buổi đầu Nhà Trưng (40-43 Tl), Phật giáo đã có mặt trong cộng đồng Dân tộc Việt trong cuộc kháng chiến chống Tàu, giành độc lập Dân tộc mà Nữ tướng Nàng Xuân, Nữ tướng Hoàng Thiếu Hoa, Nữ tướng Phương Dung, Nữ tướng Ngọc Phượng, Nữ tướng Khâu Ni, Nữ tướng Bát Nàn… là những nữ tùy tướng nhà Trưng vốn xuất thân, xuất quân từ cửa Phật mà làm nên lịch sử Việt Nam, http://www.vietbang.com/index.php?c=article&p=459; đó là những sư Nữ Phật giáo được Dân gian ca tụng, vào hàng “diệt bạo tướng Phật” (vị trí chính giữa) mà dấu tích còn ghi nơi Thánh Miếu nhiều nơi trên xứ Bắc; Cũng nơi thần tích, câu đối hai bên lại ghi: Thần tích hiển Nam bang (vị trí bên trái); Anh thư kinh Bắc địa (vị trí bên phải).

Đến anh em Bà Triệu Thị Trinh với Triệu Quốc đạt khởi nghĩa (248 Tl) cũng lấy màu Vàng của nhà phật làm màu cờ chính nghĩa chiêu mộ lòng Dân; cho đến Lý Phật Tử 544-602, ngay tên gọi nầy đã cho thấy tinh thần Phật giáo có mặt trong đời tiền Lý rồi; trải đến các đời: Mai Thúc Loan – Phùng Hưng – Kiều Công Tiển; Khúc Thừa Dụ – Dương Diên Nghệ - Ngô Quyền, bấy giờ không thiếu bóng dáng các vị thiền sư “hộ Quốc an Dân” như Pháp Hiền, Thanh Biện, La Quí An; Cảm Thành, Thiện Hội, Vân Phong… Đến nhà Đinh lại có Thiền sư Ngô Chân Lưu Thái sư Khuông Việt (khuông mẫu nước Việt), Ông có bài từ: Ngọc Lang Qui, một văn kiện ngoại giao “thân thiện” Việt – Hoa đặt nền móng hòa bình lâu dài cho đại Việt lại là “sản phẩm” từ nhà chùa mà ra. 

Trần Nhân Tông vị Tổ thiền Trúc lâm yên tử, sau khi bình xong giặc Nguyên – Mông (1258-1288) vua mới tìm lên núi Yên tử ra mắt Quốc sư Phù Vân để học đạo, khi non sông vững vàng trước họa xâm lăng;

Đất nước hai phen mòn ngựa đá (Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã),
Non sông muôn thuở vững âu vàng (Sơn hà thiên cổ diễn kim âu)

Thì người con Phật Trúc Lâm Đại sĩ Trần Nhân Tông mới “thiền môn trở gót, Phật đà Nam mô” như lời Nhà Tôn giáo Nam bộ từng nói:

Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha
Đền xong nợ nước thù nhà
Thiền môn trở gót Phật đà Nam mô

Thượng tướng Trần Tung 1230-1291, Hưng Ninh Vương (Thượng sĩ Tuệ Trung)  nhà Trần sau khi dẹp xong giặc, giữ yên bờ cõi rồi, Thiền sư mới lui về Dưỡng Chân Trang (Ấp Tịnh Bang, nay thuộc ngoại thành Hải Phòng) tiếp tục tu thiền học Phật

Cuộc khởi nghĩa của Sư Võ Trứ 1852-1898. Dưới ngọn cờ lãnh tụ Mai Xuân Thưởng 1860-1887 (Bình Định); của Sư Võ trứ với Trần Cao Dân 1866-1916 (Thích Như Ý) ở chùa đá Trắng (chùa Từ Quang), Phú Yên đã góp phần trong chống Pháp giành độc lập dân tộc. 

Hai Ngài Đại lão Hòa thượng Thích Huyến Quang 1919-2008 với Thích Quảng Độ, Tăng thống GHPGVNTN đã dâng trọn cuộc đời cho Đạo pháp và dân tộc Việt trước họa mất nước từ tay Tàu Cộng, tấm lòng sắc son trọn đời không đổi, được biểu tỏ qua Thông Điệp, Thông Tư… mà Viện Tăng thống đã phổ biến: [2]“Chánh pháp không thể nở hoa nơi giang sơn nô lệ, Chúng sanh không thể an lạc nơi áp bức đói nghèo” (Thông Điệp Phật Đản 2552 của Đức tăng thống Thích Huyền Quang) http://www.chuadieuphap.us/tintuc chuongtrinh/Calitoday_101809.asp ; Đại Lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, xử lý Viện Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Ngài nhiều lần cảnh báo toàn dân cái họa mất nước bởi tay Tàu cộng

Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của Dân tộc Tây Tạng, Tăng thống của Phật giáo Tây Tạng, Ngài dành trọn cuộc đời, bôn ba khắp nơi trên thế giới để đấu tranh cho Tôn giáo và Dân tộc Tây Tạng, Ngài được Dân Tây Tạng và thế giới ngưỡng mộ vào hàng Phật sống;

Như vậy, đấu tranh cho Dân tộc, thoát khỏi nạn lầm than của chính trị bá đạo hà khắc, cho chúng sanh thoát khỏi tai họa hơn cả mãnh thú (Hà chính mãnh ư thú dã, Kinh thi) thì đó là con đường Bồ Tát mà Tổ đạo Khương Tăng Hội (200-280 Tl) đã phất cao “ngọn cờ” cứu dân, cứu nước đã 2000 năm rồi.

Bấy nhiêu đó cho thấy tinh thần Phật – Việt: Phật giáo Việt Nam đã “đồng lao cộng khổ cùng Dân tộc qua những chặng đường lịch sử nước Việt (không có cộng)

Cũng thế,

Kho tàng Thánh giáo Phật đà rất phong phú loại hình giáo lý “vào đời cứu độ chúng sanh” như đem ánh sáng chánh pháp hòa vào cõi đời bụi bậm nầy (Hòa quang đồng trần) của tông thiền; con đường Bồ Tát thì Hạnh - Nguyện nào cũng không bỏ chúng sanh: “Địa ngục chưa hết chúng sanh khổ đau thì Bồ tát chưa chịu thành Phật” (Địa ngục vị không thệ bất thành Phật, chúng sanh độ tận, phương chứng Bồ đề, Kinh Địa Tạng) và “Phật pháp nơi cõi đời nầy, xa rời quần chúng không đâu có giác ngộ, ngoảnh mặt với đời mà cầu giác ngộ, cũng ví như đi tìm lông con rùa, sừng con thỏ [là điều hoang tưởng] vậy (Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, lý thế mích Bồ đề, ví như cầu thố giác, Kinh Viên Giác, Đại Chánh Tân Tu ĐTK).

Đó là tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam là truyền thống tổ đạo 2000 năm Phật – Việt, nay có Nhóm Về Nguồn cuồng ngông, cao ngạo tự cho mình là “thước đo” thiên hạ, lợm giọng kêu gọi tu hành thuần túy, giáo dục thuần túy… thậm chí bán nước thuần túy, bỏ mặc Dân nước trước họa xâm lăng của Tàu phù. Đó là lối suy nghĩ bệnh hoạn, là xa rời tinh thần Bồ Tát đạo của Phật giáo, là tiếp tay kẻ xấu muốn diễn lại cái họa 1000 năm nô lệ giặc Tàu lần 5, kẻ đó không có chỗ vun thân trong cộng đồng Dân tộc Việt.

Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long phô trương mà “né tránh” yếu tố chống Tàu

Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long phô trương sa hoa, phung phí mà “né tránh” yếu tố chống Tàu; là tìm về bản sắc Dân tộc mà lại không nói trọn đủ vai trò Phật giáo trong 2 cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông làm cho mọi người hiểu khác đi là kỷ niệm 1000 năm Thăng Long chỉ để lập lại thảm cảnh 1000 năm nô lệ giặc Tàu lần 5 của “thái thú Việt cộng”; Kỷ niệm lễ hội diễn tuồng lịch sử Đại Việt mà không nói gì đến bài thơ phá Tống, của Lý Thường Kiệt, một “tuyên cáo phân định biên cương Đại Việt với Tàu:  “Nam quốc sơn hà nam đế cư…”, đó là một điển hình của đảng, nhà nước ta “tránh né” yếu tố chống Tàu. Bởi vì Ải Nam Quan, Thác bản Giốc đâu còn nữa để mà phân định, vạch bày, thôi thì nhân ngày đánh dấu 1000 năm nô lệ giặc Tàu lần 5, xin cáo tỏ toàn dân cùng biết là Tình đồng Đảng Việt – Hoa ngày nay:

Láng giềng cướp giựt, đô hộ lâu dài, nước mất nay mai,

Rằng: Sông có thể cạn, núi có thể mòn, xâm lăng biển Đông là “quyền lợi cốt lõi” không bao giờ thay đổi.

Trí, phú, địa, Hào, Tôn giáo lưu manh”, một tuyên bố của Cộng sản ly khai khỏi cộng đồng Dân tộc Việt

Nhà nước XHCNVN thành lập 1945 thì sau đó không lâu lại nỗ ra chiến dịch “đấu tố” toàn dân Việt qua khẩu hiệu: “Trí, phú, địa, Hào, Tôn giáo lưu manh” chiến dịch nầy lan truyền từ Bắc Trung Nam, gây nên thảm cảnh đâu đâu cũng thấy “bốc lên” mùi máu lệ tang thương do cuộc “đấu tố” Dân Việt mà ra. Toàn Dân ví như “mười ngón tay” chung một cơ thể Mẹ Việt Nam, nay Nhà nước XHCNVN liệt kê cộng đồng Dân tộc, loại ra 5 thành phần: “Trí, phú, địa, Hào, Tôn giáo lưu manh” để “Đào tận gốc, trốc tận rễ” thì đó chính là một tuyên bố của Cộng sản ly khai khỏi cộng đồng Dân tộc Việt rồi [3]. Bởi vì Trí, phú, địa, Hào, Tôn giáo cũng có “năm ba bãy loại”;

Trí thức như Hoàng Minh Chính, Dương Quỳnh Hoa, hay trong nhóm “những người kháng chiến” cho Độc lập dân tộc 1945 như: Phạm Văn Xô (Hai Sô), Đồng Văn Cống, Năm Thi, … Những người “trọn đời hiến dâng cho Đảng, thì nay họ lại được liệt kê vào danh sách “phân biệt đối xử”; Hay tính chất trí thức qua tác phẩm:

Hồi ký Giọt nước trong biển cả của ông Hoàng Văn Hoan;

Đêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên;

Nhật ký Rồng Rắn của Tướng trần Độ ;

Viết cho Mẹ và Quốc hội của Nguyễn Văn Trấn;

Những kỷ niệm về bác Hồ của Hoàng Tùng;

Hồi ký của một thằng hèn của Tô Hải ;

Làm người là khó của đoàn Duy Thành;

Hồi ký Trần Quang Cơ;

Hay,

Phú hộ như những nhà đóng góp cho chiến dịch Bí mật về “tuần lễ vàng” 1945 của Việt Minh mà đến cải cách ruộng đất 1956 thì cái bọn phú hộ “có công với cách mạng” đó phải đem ra đấu tố đầu tiên, đạo đức cách mạng là thế đó sao?

Địa chủ như Bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm và ông Hồ chí Minh là người “có công với cách mạng” mà cũng là nạn nhân bị chôn sống của “phát pháo” đầu tiên trong cải cách ruộng đất 1956

Cường Hào như hội chứng Dân oan cả nước ngày nay, thử sánh ví cường hào phong kiến với mafia Đỏ ngày nay qua việc cướp đất, cướp nhà dân thì ai ác bá hơn ai

Tôn giáo như Tổ chức Phật giáo cứu Quốc 1952 do Hòa thượng Thích Huyền Quang lãnh đạo trong Liên khu 5 (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) mà cũng bị xếp vào loại “lưu manh” như lời Ông Nguyễn Duy Trinh ra “bản án”: “Phật giáo đã đến lúc cáo chung” [4]. Ông Trinh dựa vào cơ sở nào để kết án Phật giáo như thế, hay nhà nước vừa là Tư pháp (tòa an) mà lại kiêm luôn hành pháp (công an) đó là cái thứ “lưu manh chính trị trong Tôn giáo”, là hành xử trên luật pháp, là phi pháp mà không thể nói khác hơn được.    

Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long để làm gì và cho ai

Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là để khơi dậy chiến công oai hùng của cha anh ngày trước trong giữ nước trước họa xâm lăng của Giắc Tàu là bài học Văn hóa Đại Việt, Bản sắc Dân tộc Việt cho thế hệ trẻ ngày nay noi theo. Thế nhưng sự thật đàng sau dáng vẻ hào nhoáng, xa hoa qua tốn kém kia (94 ngàn tỷ đồng VN, tương đương 4,5 tỷ USD, 10 % ngân sách cả nước) là gì, đó là:

1. Hát tuồng Lý Thái Tổ mà “giao nguyên con”, bảo hộ “trọn gói” cho đạo diễn Trung Quốc

2. Dựng tượng Vua Lý Thái Tổ mà dập khuôn Hoàng đế Tàu

3. Ngày khai mạc (01-10) thì lấy theo ngày Quốc Khánh Trung Quốc

4. Tinh thần Phật giáo Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam bị “lãng quên” bởi những tiết mục xa hoa, phù phiếm lấn áp

5. Người dân kêu gọi chống tàu cộng xâm lăng Việt Nam mà bị nhà nước bỏ tù thì đó gọi là “1000 năm nô lệ giặc Tàu lần 5”

6. Xa hoa, phung phí cho lễ hội như thế, mà chẳng biết “Đồng nào lên rừng đồng nào xuống phố đồng nào vào túi ai thì là cái chuyện trời biết, dân biết, nhưng dân không được bàn mà dân cũng không được kiểm tra...” (đài BBC, Hội chứng một ngàn)

Những vấn nạn trên đây mà chưa giải xong thì nhà nước XHCNVN có phải là “thái thú Tàu Cộng” hay không

Tên gọi Thăng Long đi vào lịch sử 1000 năm với Dân tộc và mang theo nó những nét văn hóa oai hùng đáng trân quí thì không lý do gì nay, XHCNVN lại xóa bỏ nó: xó bỏ một truyền thống chống xâm lăng giặc Tàu của Dân tộc, do vậy,

Đề nghị: trả tên Thăng Long lại cho đất Thăng Long, Thủ đô Thăng Long, đó chính là việc làm Kỷ niệm 1000 nămThăng Long có ý nghĩa, bằng như ngược lại thì người Dân trong ngoài nước tự hỏi rằng: Đảng ơi, Kỷ niệm 1000 nămThăng Long (2010) để làm gì và cho ai vậy.

===
Chú thích
[1] Lê Mạnh Thát, báo Tư Tưởng số 3, 1973 (Số đặc biệt Phật giáo Việt Nam), “[Sĩ] Nhiếp Xuất nhập ô chung khánh, bị cụ uy nghi, ca tiêu cổ suy, điền ế đạo lộ, Hồ nhân hiệp cốc, phần thiêu hương giả, thường hữu sổ thập. Thê cư truy trung, tử đệ thừa truy bình, đương thời quí trọng” (Số đặc biệt Phật giáo Việt Nam); Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam T.1, tr.240
[2] Thích huyền Quang, Một đời vì đạo vì dân, trang 277
[3] và [4] Thích huyền Quang, Một đời vì đạo vì dân, trang 66

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site