lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam 

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Thế Vận Và Việt Nam

Trần Khải

Trong khi những người dân Tây Tạng tại Lhasa liều thân xuống đường với tay không, để nói lớn một lần trước ống kính thế giới trong cơ hội Thế Vận 2008 về nỗi đau của dân tộc họ, đồng bào lưu vong của họ trên toàn cầu cũng liều thân nhào vào các tuyến đường rước Đuốc Thế Vận để ra trước máy ảnh của các phóng viên thế giới để phất cao lá cờ Tây Tạng, tìm cách giựt hay dập tắt ngọn đuốc. Họ thực sự không có gì căm thù với Thế Vận. Chính Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã tuyên bố ủng hộ Thế Vận. Nhưng không còn cơ hội nào khác nữa để nói lớn hơn nữa, sau nhiều thập niên đất nước Tây Tạng bị người Trung Quốc quân quản và dân sắc tộc Đại Hán đồng hóa.

Trong khi nhà nước Trung Quốc đưa xe tăng và quân đội tới đàn áp các cuộc biểu tình ở Tây Tạng, thì trên khắp tuyến đường rước Đuốc Thế Vận cũng có một lực lượng Biệt Kích mặc trang phục hai màu trắng và xanh da trời chạy kèm theo để bảo vệ đuốc. Đơn vị này là các sát thủ chuyên nghiệp, được huấn luyện để cho các trường hợp cận chiến tay không trên đường phố, và đặc biệt là các đòn thế được tính kỹ để khi tung ra trước ống kính thế giới sẽ trông có vẻ hiền lành, nhưng lại thừa sức xô ngã và làm tổn thương người khác. Nghĩa là quyền cước của họ, sẽ là kiểu “ngó vậy mà không phải vậy.”

Báo Ấn Độ gọi nhóm biệt kích chạy kèm hai bên Đuốc Thế Vận là Vệ Binh Đỏ (Red Guard), và chỗ khác gọi họ là biệt kích cảm tử (commando). Thông tấn CNN-IBN của An Độ hôm Thứ Ba 8-4-2008 đã viết như thế, khi loan bản tin nhan đề "Không Dùng Hồng Vệ Binh, An Độ Sẽ Canh Gác Tuyến Rước Đuốc Thế Vận ở Delhi" (No Red guard, India to guard Olympic run in Delhi): "New Delhi: An Ninh Quốc Gia An Độ sẽ bảo vệ Đuốc Thế Vận trên tuyến chạy 3 kilome1t tại New Delhi vào ngày 17-4. Trung Quốc trước đó đã yêu cầu rằng lính biệt kích của họ được phép chạy kèm bên đuốc, nhưng Ấn Độ từ chối.

Nguồn tin Bộ Nội An nói là trực thăng sẽ được dùng quan sát và đuốc có thể mang bên trong một chiếc xe nếu tình hình xấu đi.

Đất nước cộng sản kia đã yêu cầu quân biệt kích Hồng Vệ Binh tinh nhuệ Trung Quốc của họ chạy bên ngọn đuốc, theo các nguồn tin nói với CNN-IBN.

Ấn Độ đã sửa soạn an ninh ba vòng cho cuộc chạy rước đuốc…" (hết trích dịch)

Có thể thấy rằng Ấn Độ làm thế là phải lẽ. Bởi vì hàng trăm ngàn dân Tây Tạng lưu vong đang ở An, và thủ đô tị nạn ở Dharamsala tuy là dưới quyền hướng dẫn đaọ sư tâm linh của Đức Đạt Lai Lạt Ma nhưng thực tế các cuộc xuống đường ở New Delhi đều tổ chức bởi Nghị Hội Tuổi Trẻ An Độ, những thanh niên nóng lòng đã từ lâu công khai chỉ trích đường lối ôn hòa của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Tuyến chạy rước Đuốc Thế Vận ở New Delhi chắc chắn là cam go hơn bất kỳ ở đâu hết. Nếu tuyến chạy rước đuốc ra tới Hoàng Sa là biểu thị chủ quyền đàn anh Bắc Kinh trên vùng đảo này của Việt Nam, thì tuyến chạy rước đuốc lên Lhasa cũng được hiểu tương tự đối với xứ tuyết, mái nhà thế giới. Trường hợp Việt Nam, đã có anh Lê Minh Phiếu, một trong 60 người Việt Nam chạy rước đuốc ở Sài Gòn, đã gửi thư lên Chủ Tịch Thế Vận để từ chối vai trò cầm đuốc vì lý do Hoàng Sa là lãnh thổ Việt đã bị Trung Quốc chiếm từ năm 1974. Trường hợp Lhasa, có thể thấy sau đợt đàn áp tháng 3-2008, những người cầm đuốc chắc chắn sẽ là những người trung thành với Bắc Kinh.

Nhưng khi tuyến chạy rước đuốc sang Ấn Độ, sẽ là một biểu tượng khác. Nếu chỉ là Đuốc Thế Vận, có nghĩa là An Độ ủng hộ một lễ hội thể thao hòa bình trên địa cầu, nơi đó nhân loại đi tìm những người chạy, bơi, và nhiều môn khác xuất sắc nhất - nơi đó để vinh danh các thành qủa thể thao của nhân loại. Nhưng nếu để cho quân biệt kích Trung Quốc vào, có nghĩa là nhà nước Ấn Độ chấp nhận vai trò chuyên chính bạo lực của Bắc Kinh đối với lễ hội thể thao này. Như thế là xúc phạm tới các cư dân Tây Tạng. Thà là không biết, nhưng lỡ biết thì phaỉ có phản ứng. Và có Thế Vận nào mang ý nghĩa đó không?

Còn một ý nghĩa thực tế nữa. Người Tây Tạng lưu vong ở Ấn Độ khi nhìn thấy biệt kích Trung Quốc chạy bên đuốc Thế Vận, sẽ bùng lên cơn giận không kềm chế nổi. Và khi tiếp cận, các thanh niên Tây Tạng lưu vong và các cận vệ đỏ CSTQ chắc chắn là đều không thể "hạ thủ lưu tình." Nghĩa là các đòn tay chân của các biệt kích mặc áo xanh trắng sẽ đều là chiêu sát thủ.

Nhà báo Chris Hughes trên bài đăng ngày 8-4-2008 trên báo Anh Quốc Daily Mirror đã gọi các cận vệ Thế Vận đó là các sát thủ huấn luyện cao (highly-trained killers) được tuyển chọn từ các đơn vị biệt kích quân TQ. Nhà báo này cho biết trong đó có một số cận vệ đỏ tuyển từ các đơn vị chống khủng bố có tên là Nam Hoa Phi Long Kiếm (Flying Dragons and Sword of Southern China) - các đơn vị này huấn luyện tàn bạo tới nỗi một số một số tân binh tử vong sau vài tuần lễ. Nhưng các chiến binh sống sót sẽ trở thành các biệt kích chuyên về chống khủng bố và hoạt động nhảy toán nơi đất địch.

Bài báo này viết rằng nhiệm vụ đặc biệt của quân Nam Hoa Phi Long Kiếm còn là để "ám sát lãnh tụ địch." Tòa đại sứ Trung Quốc tại London từ chối trả lời các câu hỏi của báo Daily Mirror. Úc Châu cũng đã cho biết sẽ cấm các sát thủ cận vệ này vào Canberra tháng này, theo báo The Age. Thủ Tướng Úc Kevin Rudd nói là lực lượng an ninh của Úc sẽ bảo vệ đuốc, và từ chối đơn vị an ninh Trung Quốc mặc trang phục xanh trắng kia. Thực tế, Úc Châu không đông dân Tây Tạng lưu vong, nhưng lại đông người Việt tị nạn và tín đồ Pháp Luân Công -- đó là hai cộng đồng gốc Việt và gốc Hoa vẫn thường liên thủ trong các cuộc biểu tình vì nhân quyền.

Bản tin đài RFI sáng Thứ Ba 8-4-2008 cho biết là Ủy Ban Thế Vận đang suy tính có thể sẽ hủy bỏ các tuyến chạy Đuốc Thế Vận toàn cầu. Quyết định đó sẽ được bàn thảo trong một buổi họp tuần này.
Điều có thể suy đoán: nếu Ủy Ban Thế Vận quyết định bỏ các cuộc rước Đuốc Thế Vận, nhà nước Bắc Kinh có thể sẽ đặc biệt chỉ xin giữ tuyến chạy rước đuốc tại Việt Nam và Tây Tạng. Nếu diễn biến này xảy ra, đây lại là một diễn tiến mới.

Phản ứng của chế độ Hà Nội trong dịp này - rằng có nên hay không để theo yêu cầu bỏ rước đuốc như quyết định của Ủy Ban Thế Vận, hay vẫn chịu theo lời Bắc Kinh cho chạy đuốc ở Sài Gòn - sẽ không chỉ ghi sâu vào lịch sử Việt Nam, mà sẽ còn ghi sâu vào lịch sử Thế Vận của nhân loại.

Lúc đó, không còn là một lựa chọn riêng của một người, như trường hợp anh Lê Minh Phiếu, mà chính là lựa chọn của một chính phủ CSVN đang cầm quyền. Không chỉ chuyện Tây Tạng, mà đã trở thành chuyện của Việt Nam. Và chúng ta hãy chờ xem các diễn biến…

Trần Khải

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site