lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Đông Hải Với Hoàng Sa Trường Sa
Theo Chính Sử Ngoại Sử Và Văn Học Sử Trung Quốc

Luật Sư Nguyễn Hữu Thống

PHẦN THỨ NHẤT

ĐÔNG HẢI VỚI HOÀNG SA TRƯỜNG SA THEO CHÍNH SỬ TRUNG QUỐC

Theo cuốn “Lịch Sử Trung Quốc Thời Trung Cổ” do Hàn Lâm Viện Trung Quốc xuất bản tại Đài Bắc năm 1978, trong bài “Nghiên Cứu về Lịch Sử và Địa Lý” học giả Hsieh Chiao-Min nhận định về cuộc Thám Hiểm của  Trung Hoa tại Đại Dương như sau: “Suốt chiều dài lịch sử, về sự phát triển văn hóa và khoa học, dân tộc Trung Hoa không tha thiết đến đại dương. (The Chinese Exploration to the Ocean: Throughout most of their long history of cultural and scientific development, the Chinese people have been but passively interested in the ocean. Chiao-Min Hsieh. Chinese History Middle Ages, China Academy, Taipei, 1978, p. 287).

Theo những tài liệu lịch sử chính thống, thản hoặc nhà cầm quyền Trung Quốc cũng gửi những đoàn thám hiểm đại dương đến Nhật Bản trong các thế kỷ thứ ba và thứ hai Trước Công Nguyên, cũng như tại Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư và Phi Châu trong thế kỷ 15. Điểm rõ nét nhất là tại Thái Bình Dương có rất ít, nếu không nói là không có, những vụ xâm nhập quy mô của Trung Quốc suốt chiều dài lịch sử (từ đời nhà Tần thế kỷ thứ ba Trước C. N. đến nhà Thanh từ  thế kỷ 17 đến thế kỷ 20). Tuy nhiên từ trước Thời Phục Hưng đã có những cuộc giao thương trên bộ và dưới thuỷ theo Con Đường Tơ Lụa từ Trung Hoa qua Ấn Độ, Phi Châu và Trung Đông.

Historical records indicate that from time to time the Chinese authorities sent out maritime exploring expeditions, notably those to Japan as early as the second and third centuries B.C., and to Southeast Asia, India, and Africa during the fifteenth century. Apparently there have been few, if any, planned deep penetrations of the Pacific Ocean by the Chinese during their long history. But Chinese traders did follow the land and water trade routes to India and beyond to Africa and the Middle East, prior to the Renaissance. (Chiao-Min Hsieh, Chinese History, pages 287-288).

Dưới đời nhà Tần, lý do tôn giáo (Đạo Lão) là động lực thám hiểm đại dương. Những tài liệu chính thức như cuốn Tần Chí tường thuật rằng năm 211 Trước C.N., Tần Thủy Hoàng (221-210 Trước C.N.) sai một phái bộ gồm hàng ngàn đồng nam đồng nữ (trai gái tân) đi kiếm những dược phẩm có tác dụng đem lại trường sinh bất tử cho nhà vua tại đảo Đại Châu Bất Tử trong Đông Trung Quốc Hải (Great Immortal Island of the Eastern Sea). Mặc dầu vậy, Tần Thủy Hoàng không bất tử mà đã chết một năm sau đó (210 Trước C.N.). Và chế độ quân phiệt nhà Tần đã cáo chung sau 15 năm thống trị (221-206 Trước C.N).

Qua thế kỷ thứ hai Trước C.N., Hán Vũ Đế (140-87) khởi công tìm kiếm hệ thống lưu vực Sông Tây Giang (West River) để mở rộng con đường thương mại từ Hàng Châu đến Quảng Đông. Sau khi thôn tính Nam Việt năm 111 Trước C.N, nhà Vua nối liền được những tỉnh phía Tây Nam từ Vân Nam qua Ấn Độ và Nam Nga nhằm phát triển ngoại thương như xuất cảng vàng lụa đến miền Tây Á và La Mã  trên Con Đường Tơ Lụa

(To make a chain of provinces stretching to India and Bactria for great profits exporting gold and silks across the oases of the Silk Road to West Asia and Rome. John King Fairbank: China, A New History: Harvard University Press, p. 59. To encourage the growth of trade, Han influence was again brought to bear in Central Asia. Chinese prestige reached zenith around 90, and fell markedly after 145. Encyclopedia Britannica, p. 311)

Như vậy trong thời Đế Quốc Thứ Nhất đời Tần Hán (First Empire), những cuộc thám hiểm đại dương tại Đông Trung Quốc Hải và Biển Nhật Bản chỉ nhằm tìm dược phẩm trường sinh bất tử và săn hải cẩu chứ không phải để chinh phục vùng Biển Nam Hoa nơi tọa lạc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đặc biệt trong thế kỷ 15, từ đời Minh Thành Tổ (1403-1424), Đô Đốc Thái Giám Trịnh Hòa đã 7 lần thám hiểm Tây Dương (Ấn Độ Dương). Và trong 28 năm, từ 1405 đến 1433, đã viếng thăm 37 quốc gia duyên hải đến Ba Tư, Biển Hồng Hải phía tây bắc, và Đông Phi Châu kể cả Đài Loan về phía cực đông.

Sau khi Minh Thành Tổ mất năm 1424, Minh Nhân Tông và Minh Tuyên Tông không còn trọng đãi Trịnh Hòa. Và chuyến đi sau cùng lần thứ 7 (1431-1433) đã kết thúc chiến dịch “Thất Hạ Tây Dương”. Lịch sử Trung Quốc cũng phê phán những cuộc thám hiểm đại dương đời nhà Minh đã làm kiệt quệ kinh tế đất nước. Cho đến nay các sử gia cũng chưa tìm ra lý do những cuộc viễn chinh nặng phần trình diễn này.

(During a period of twenty-eight years, from 1405 to 1433 Admiral Cheng Ho led seven exploring expeditions into the Pacific and Indian Oceans and visited more than thirty-seven countries. The areas he visited include such distant places as Persia and the Red Sea in the northwest, the east coast of Africa in the farthest west, and Taiwan in the east… The large  exploring expeditions that were to cross the South China Sea and explore the Indian Ocean were criticized by the court as poor to (an impoverishment of) the country. The guiding reasons for those expeditions are not generally known. Chiao-Min Hsieh, Ibid, p. 290-291). Những tài liệu lịch sử nêu trên đã được phổ biến tại Đại Hội Quốc Tế Kỳ I về Sử Địa Trung Quốc tại Đài Bắc năm 1968.

Trong đời Tây Hán, nhân vụ tranh chấp giữa các nước Nam Việt, Đông Việt và Mân Việt, Hán Vũ Đế phát động cuộc nam chinh năm 111 Trước C. N. để chinh phục Nam Việt, đồng thời khai phá hệ thống giang hải  Sông Tây Giang tại Quảng Đông. Và từ đó mở rộng con đường thương mại từ Hoa Nam đến Ấn Độ và miền Nam Nga.
(Discover the river system of the West River which reaches the Sea of Canton. In 111B.C. the troubles of Nan Yueh gave the Emperor an opportunity to intervene in the south, which he was more anxious to do as he thereby hoped to open the long-discussed trade route to India and Bactria. C.P. Fitzgerald, China, A Short Cultural History,Oxford University Press, 1953, p. 183).

Như vậy theo chính sử Trung Quốc suốt từ thế kỷ thứ 3 Trước C.N. đến thế kỷ 15, dưới 3 triều đạiTần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế và  Minh Thành Tổ không có tài liệu nào cho biết có các lực lượng hải quân Trung Quốc đi tuần thám để hành sử và công bố chủ quyền tại Biển Đông Hải, Biển Nam Hoa hay Biển Đông Nam Á.                                                                                             
Quan niệm của Trung Hoa về đại dương được ghi chép trong những sách địa lý và đồ thư theo đó Trung Quốc là trung tâm của thế giới bao bọc bởi 4 đại dương (tứ hải). Theo Tuân Tử (thế kỷ thứ 3 Trước C.N.), nếu một người từ nước Yên (Hà Bắc) đi về phía bắc, và một người từ nước Việt (Chiết Giang) đi về phía nam, thì trong cuộc hành trình họ sẽ gặp nhau dầu rằng mỗi người đi một ngả. Do đó họ kết luận rằng quả đất hình tròn.

Đối chiếu lịch sử của Việt Nam và Trung Quốc, sử sách ghi chép rằng năm 214 Trước C.N., sau khi thống nhất Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư đem quân thôn tính các nước Bách Việt để chia thành 3 quận: Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây) và Tượng Quận (Bắc và Trung Việt). (Nước Việt ta thời đó có nhiều voi: Bà Trưng, Bà Triệu cưỡi voi khởi nghĩa đánh nhà Hán, nhà Ngô; Trần Hưng Đạo phá quân Nguyên, Quang Trung đuổi quân Thanh cũng ngồi trên mình voi đánh giặc).

Tuy nhiên các dân tộc Bách Việt không chịu ách đô hộ tàn bạo của nhà Tần. Họ trốn vào rừng chiến đấu và giết được Đồ Thư. Năm 207 Trước C. N. Triệu Đà đánh thắng An Dương Vương, rồi sát nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải để thành lập một quốc gia độc lập đóng đô tại Phiên Ngung (Quảng Châu) lấy quốc hiệu là Nam Việt (207-111 Trước C.N.). Qua năm sau Lưu Bang cũng đánh thắng Hạng Võ và thành lập nhà Hán (206 Trước C.N. - 220 Tây Lịch).

Chữ “hải” trong quận Nam Hải không có nghĩa là biển mà là vùng đất xa xôi. Và quận Nam Hải là vùng đất phía cực Nam Trung Quốc (far-south). Cũng như Thanh Hải là một tỉnh phía cực Bắc và cực Tây tiếp giáp Mông Cổ và Tây Vực.

Như vậy Biển Nam Hải là vùng biển của quận Nam Hải thuộc tỉnh Quảng Đông.  Từ nguyên thủy, Biển Nam Hải có tên là Trướng Hải là vùng biển của tỉnh Quảng Đông, cách huyện Hải Phong 50 dậm ta (lý) về phía nam (khoảng  25km).

Theo Tân Tự Điển Thực Dụng Hán Anh xuất bản tại Hồng Kông  năm 1971 “Biển Nam Hải là vùng biển ven bờ chạy từ Eo Biển Đài Loan tới Quảng Đông” (The Southern Sea stretches from the Taiwan Strait to Kwantung.  A New Practical Chinese-English Dictionary, Hongkong 1971, p. 121)

Theo Tự Điển Từ Hải xuất bản năm 1948, thì “Biển Nam Hoa thuộc chủ quyền chung của 5 quốc gia là Trung Hoa, Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân và Đài Loan”. Do đó Biển Nam Hải (Southern Sea) không phải là Biển Nam Hoa (South China Sea).

Sau này Trung Quốc lợi dụng danh xưng để mạo nhận rằng Biển Nam Hải của tỉnh Quảng Đông chính là Biển Nam Hoa của Trung Quốc.

Ngoài ra một số tài liệu xuất bản mới đây còn khẳng định rằng từ đời Tây Hán đã có 100 ngàn hải quân Trung Quốc đi khai phá và chiếm cứ các hải đảo tại Biển Đông Hải. Đây chỉ là một khẩu thuyết vô bằng. Có chăng chỉ là cuộc nam chinh của Tào Tháo mượn lệnh Hán Đế đi xâm chiếm Đông Ngô và đã bị Chu Du phá tan trong trận Xích Bích năm 207.

Từ thế kỷ 15, các nhà thám hiểm đại dương và các nhà doanh thương Âu, Á như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hòa Lan, Anh, Pháp, Ả Rập, Ba Tư, Ấn Độ v…v… khi vượt Đại Tây Dương đến vùng biển tiếp giáp Ấn Độ, muốn cho tiện họ gọi vùng biển này là Ấn Độ Dương. Và khi qua Eo Biển Mã Lai đến vùng biển tiếp giáp Trung Hoa họ cũng tiện thể gọi vùng biển này là Biển Nam Hoa (ngoại nhân xưng Nam Trung Quốc Hải).

Sự trùng điệp danh xưng này của các nhà địa lý Tây Phương không phải do sự thiếu am tường sử sách, mà chỉ là sự ghi nhận một tập quán về ngôn ngữ hàng hải. Như vậy Biển Nam Hoa cũng như Ấn Độ Dương không có tác dụng công nhận chủ quyền của Trung Hoa và Ấn Độ tại các vùng  biển này. Nó chỉ ghi nhận vị trí của Ấn Độ Dương là vùng tiếp giáp Ấn Độ cũng như Biển Nam Hoa là vùng tiếp giáp Hoa Nam.

Vả lại, về diện tích, Biển Nam Hải (hay Biển Nam) chỉ rộng chừng 25km, trong khi Biển Nam Hoa chạy từ bờ biển Quảng Đông tới bờ biển Nam Dương, và rộng tới 2000km.  Do đó, ngay cả người Trung Hoa với mặc cảm tự tôn cho Trung Quốc là trung tâm của thế giới cũng không dám ghi trong chính sử để mạo nhận và độc chiếm danh nghĩa và chủ quyền các hải đảo tại vùng biển này.

Như đã trình bầy, dưới đời Hán Vũ Đế, nước Nam Việt bị thôn tính và đổi tên thành Giao Chỉ  Bộ gồm 9 quận: Nam Hải và Hợp Phố (Quảng Đông), Thương Ngô và Uất Lâm (Quảng Tây), Châu Nhai và Đạm Nhĩ (Hải Nam), Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam (Bắc và Trung Việt). Từ đó các nhà sử học Trung Quốc như Chu Khứ Phi đời nhà Tống trong cuốn Lĩnh Ngoại Đại Đáp vẫn gọi vùng biển Việt Nam là Giao Chỉ Dương.

Vụ Thất Hạ Tây Dương hồi thế kỷ 15 của Trịnh Hòa là 7 chuyến hải hành đi qua Biển Đông Hải để thám hiểm Tây Dương. (To cross the South China Sea and explore the Indian Ocean. Chiao-Min Hsieh, Ibid)

Trong những chuyến đi này Trịnh Hòa không một lần nào ghé Việt Nam mà chỉ dừng chân tại hải cảng Chaban (Trà Bàn hay Đồ Bàn) thủ phủ Chiêm Thành (nay thuộc địa phận Qui Nhơn).

Chuyến đi thứ nhất rời vùng Thượng Hải và Phúc Kiến tháng 7 năm 1405 theo lộ trình Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương, Tích Lan và Calicut (Ấn Độ). Với một đội hải quân hùng hậu gồm tới 28 ngàn binh sĩ trên 62 tàu lớn trong đó có 300 sĩ quan và 70 hoạn quan. Ba chuyến công du đầu tiên không đi quá Ấn Độ. Những chuyến công du sau này đã vượt qua  Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập đến Biển Hồng Hải và Đông Phi.

Theo Giáo Sư  John King Fairbank tại Đại Học Harvard,mục đích những chuyến công du này không phải để thôn tính lãnh thổ nhưng chủ yếu nhằm thiết lập bang giao với hàng chục quốc gia duyên hải tại Ấn độ Dương và Biển Ả Rập (8) (They followed established routes of Arab and Chinese trade in the seas east of Africa. The Chinese expeditions were diplomatic not commercial, much less piratical or colonizing ventures. John King Fairbank, Ibid, p. 138).

Trong chiến dịch Thất Hạ Tây Dương nho sĩ Mã Hoan viết sách “Doanh Nhai Thắng Lãm” chép câu cách ngôn hàng hải của các giới sứ giả, binh sĩ và thương gia mỗi khi đi qua hai vùng biển Thất Châu Dương và Côn Lôn Dương của Việt Nam. Thất Châu Dương gồm 7 đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm An Vĩnh (Amphitrite, tên một tàu Pháp bị đắm tại đó). Côn Lôn Dươngvề phía nam là vùng biển tiếp giáp quần đảo Trường Sa:

Phía trên sợ Biển Thất Châu
Đi xuống phía dưới lại sầu Côn Lôn
La bàn kim lạc, lái mòn
Thuyền chìm người mất có còn gì đâu!
(Thượng phạ Thất Châu, Hạ phạ Côn Lôn, Châm mê đà thất, Nhân thuyền mạc tồn!)

Cho đến thế kỷ 18 đời nhà Thanh (năm 1744), sách “Hải Quốc Văn Kiến Lục” của học giả Trần Luân Quýnh cũng gọi Biển Đông Hải là Việt Hải hay Việt Dương.

HIỂM HỌA HUNG NÔ

Trong suốt 4 thế kỷ đời Tây Hán, Vương Mãng và Đông Hán,   Trung Quốc phải chật vật đương đầu với Hiểm Họa Hung Nô. Danh xưng Hung Nô tự nó đã hàm chứa ý nghĩa nhục mạ và phỉ báng, man di mọi rợ, dã man hung dữ chỉ đáng làm lệ cho Hán tộc.

Do sự tình cờ lịch sử Hung Nô và nhà Hán cùng khởi nghiệp đầu thế kỷ thứ 3 Trước C. N. (209 và 206), và cùng mai một hồi đầu thế kỷ thứ 3 Tây Lịch (216 và 220). Có thể nói trong thời gian này, ít nhất trong 350 năm, Trung Quốc coi Hung Nô là kẻ thù không đội trời chung.

Ngũ Hồ là năm rợ: rợ Hung Nô và rợ Yết (Mông Cổ), rợ Tiên Ti (Mãn Châu), rợ Chi và rợ Khương (Tây Tạng).

Trong  Đông Chu Liệt Quốc  có chuyện Chu Uy Vương truyền đốt lửa tại các phong hỏa đài để báo động sự tiến công của Hung Nô. Thực ra đây chỉ là màn hài kịch. Vì Hung Nô thì không thấy, chỉ thấy binh sĩ các nước chư hầu nhốn nháo kéo đến tiếp ứng rồi ngơ ngác kéo đi. Sau khi biết đó chỉ là trò đùa cho Bao Tự cười, các quân sĩ vừa ngạc nhiên vừa tức giận. Và những lần tấn công sau này khi Hung Nô kéo đến, phong hỏa đài đốt lửa nhưng không thấy chư hầu nào gửi binh đến tiếp cứu.

Mẩu chuyện này nói lên hiểm họa xâm lăng từ miền Bắc:

Hung Nô đóng chật Long Thành
Năm năm lính thú sắp hành quân cơ
Nào ai đánh trống giương cờ
Long Thành chiếm được cõi bờ dẹp yên.
(Thẩm Nguyên Kỳ, Chinh Phu)

Nhưng không phải bao giờ quân nhà Hán cũng thắng thế. Vì các kỵ binh Hung Nô là những thiện xạ có tài bắn cung từ trên lưng ngựa huyết hãn mã (mồ hôi đỏ như máu):

Thề quyết liều thân diệt rợ Hồ
Năm ngàn quân táng đất Hung Nô
Thương thay xương chất bờ Vô Định *
Chinh phụ thâm khuê vẫn đợi chờ.
(Trần Đào, Lũng Tây Hành)
*(Nguyễn Du, Đống xương Vô Định đã cao bằng đầu) 

Và không phải bao giờ các binh sĩ nhà Hán cũng giữ vững niềm tin:

Bồ đào rượu rót chén lưu ly
Muốn uống, tỳ bà giục ngựa đi
Bãi cát say nằm, chê cũng mặc
Xưa nay chinh chiến mấy ai về?
(Vương Hàn, Lương Châu Từ)

Qua nhà Tần đến nhà Hán, trong suốt hơn 400 năm mối lo gan ruột của nhà vua là đối phó một mất một còn với Hung Nô. Trong giai đoạn thịnh trị đời Tây Hán, Hán Vũ Đế đã 5 lần sai quân đi chiến đấu tại các mặt trận tây bắc. Các phong hỏa đài dọc theo Vạn Lý Trường Thành là những trại tiếp liên báo động tại quan ải:

Gió lửa động sa mạc
Chiếu rực mây Cam Tuyền
Vua Hán chống kiếm dậy
Lại vời Lý Tướng Quân.
(Lý Bạch, Tái Hạ Khúc).

Lý Tướng Quân ở đây là Lý Quảng, vị tướng lãnh nổi tiếng nhất trong Chiến Tranh Hung Hán.  Nhưng không phải bao giờ ông cũng đem lại chiến thắng cho Hán Vũ Đế (140-87 Trước C.N.). Năm 119 Trước C. N. Lý Quảng ở tuổi lục tuần, vì trái quân lệnh đã thất trận và phải tự sát để khỏi bị xử trảm với nhục hình.

Vẫn trong đời Hán Vũ Đế, năm 99 Trước C. N., cháu nội của Lý Quảng là Lý Lăng, một tướng lãnh can trường đã mạo hiểm vào sâu đất địch với 5 ngàn kỵ binh. Rốt cuộc đã bị 8 vạn quân Hung Nô bao vây và Lý Lăng phải quy hàng. Vì đứng ra bênh vực Lý Lăng, sử gia Tư Mã Thiên đã bị Hán Vũ Đế kết tội. Và thay vì bị xử trảm, nhà sử học chỉ bị giảo hình. Tư Mã Thiên là sử gia nổi tiếng đầu tiên của Trung Hoa.

Cũng trong đời Hán Vũ Đế, năm 90 Trước C. N., Lý Quảng Lợi, thượng cấp của Lý Lăng, cũng đã thất trận và bị Hung Nô bắt giữ. Và cũng như Lý Lăng, Lý Quảng Lợi đã được kén làm phò mã Hung Nô. Như vậy ba Tướng Quân họ Lý không đem lại vinh quang cho Hán Vũ Đế được coi là đệ nhất anh quân Trung Quốc. So với Trần Bình Trọng tử tiết vì bất khuất không chịu đầu hàng nhà Nguyên “thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, Lý Lăng và Lý Quảng Lợi đã tỏ ra không xứng đáng là trượng phu.

Và  Lý Bạch, đệ nhất thi nhân Trung Quốc, cũng không thể tự hào về các Lý Tướng Quân, dầu rằng mỗi khi vua Hán chống kiếm dậy lại vời Lý Tướng Quân. 

Ngoài ra nhà Tây Hán còn có hai điều bất ưng:  Năm 100 Trước C. N. Hán Vũ Đế sai sứ giả Tô Vũ qua Hung Nô để can thiệp vào chính sự một nước lân bang phía đông bắc.  Cơ mưu bại lộ, Tô Vũ bị bắt giam và quản thúc trong 19 năm, phải chịu nhục đi chăn dê tại vùng sa mạc nóng cháy và miền giá băng Bắc Hải.

Trước đó, năm 111 Trước C. N., Hán Vũ Đế cũng đã dùng thủ đoạn này, sai sứ giả Thiếu Quí sang Nam Việt để âm mưu thôn tính đất đai. Thiếu Quí là tình nhân của Cù Thị, gốc người Hoa lấy lẽ Thái Tử Triệu Anh Tề trong thời gian làm con tin tại Trung Quốc. Khi về nước Triệu Anh Tề nối nghiệp cha lên ngôi lấy hiệu là Triệu Minh Vương. Khi Minh Vương mất, con là Hưng nối ngôi là Triệu Ai Vương. Sứ giả Thiếu Quí tư thông với Cù Thị, rồi dỗ dành Ai Vương đem dâng Nam Việt cho nhà Hán. 

Phát giác âm mưu này, Tể Tướng Nam Việt là Lữ Gia truyền hịch tố cáo hành vi phản quốc của mẹ con Cù Thị, Ai Vương. Rồi đem cấm binh vào giết bộ ba Thiếu Quí, Cù Thị, Ai Vương  để lập Kiến Đức lên làm vua là Triệu Dương Vương.

Mượn cớ báo thù cho Thiếu Quí, Hán Vũ Đế sai 5 đạo quân sang đánh Nam Việt, sát hại Tể Tướng Lữ Gia và Triệu Dương Vương. Và năm 111 Trước C. N. Nam Việt bị Trung Hoa thôn tính sau gần một thế kỷ độc lập, hùng cứ suốt giải trung nguyên, từ Núi Ngũ Lĩnh và Động Đình Hồ xuống miền Nam với Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam và Việt Nam. Điều đáng tiếc cho uy tín nhà Hán là, với thủ đoạn dùng miệng lưỡi sứ giả để thôn tính lân bang, Hán Vũ Đế chỉ thành công tại Nam Việt nhưng đã bị thất bại trong vụ Tô Vũ chăn dê.

Và năm 33 Trước C. N., cũng dưới đời Tây Hán, Hán Nguyên Đế phải đem Vương Chiêu Quân cống Hồ, dầu rằng theo văn học sử, Vương Tường  là một trong bốn đại mỹ nhân Trung Quốc, cùng với Tây Thi, Hằng Nga và Dương Quý Phi. Cũng trong năm này Hán Nguyên Đế đã từ trần vài tháng sau khi Chiêu Quân xuất giá.

Để tưởng nhớ Tô Vũ và Chiêu Quân, thi sĩ Bạch Cư Dị đã sáng tác bài thơ:

Chim Hồng bạt gió ngoài biên
Nửa sa cát biển, nửa in mây trời
Chiêu Quân, Tô Vũ đôi nơi,
Dưới trăng, trên tuyết chơi vơi nỗi lòng… 
(Thính Biên Hồng)

Trong giới văn nhân cũng có ý kiến bài bác Chiêu Quân trong vụ kết hôn với Chúa Hung Nô và sinh hạ được 3 người con. Nàng thường gẩy đàn tì bà mỗi khi hầu rượu Chúa Thiền Vu:

Nực cười Chiêu Nữ qua biên tái
Dạo đàn chuốc rượu Chúa Thiền Vu.
(Tiếu nhĩ Minh Phi trường xuất tái
Tì bà bồi tửu khuyến Thiền Vu). (Tố Như)

Chúng ta hãy đối chiếu trường hợp Chiêu Quân đời Hán với Huyền Trân đời Trần. Sau 3 lần đánh thắng Mông Cổ, trong chuyến du ngoạn Chiêm Thành, Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông hứa gả công chúa Đại Việt cho vua Chiêm. Với vinh dự được làm rể Đại Việt, Chế Mân đem vàng lụa xin cầu hôn và dâng Châu Ô và Châu Ri làm lễ cưới. Việc này có tác dụng gây lại tình hòa hiếu giữa hai nước lân bang. Đó cũng là cơ hội cho Việt Nam bành trướng lãnh thổ về phía Nam đến Thuận Hóa (Huế). Với hiểm họa trường kỳ xâm lăng từ miền Bắc, chính sách khai hóa miền Nam là quốc sách sống còn của Việt Nam. Cũng như đời Tần Hán Trung Quốc đã thôn tính và Hán hóa các sắc dân Bách Việt tại Quảng Đông, Quảng Tây và đảo Hải Nam nguyên là những lãnh thổ cổ truyền của Việt Nam từ đời các Vua Hùng Vương đến đời nhà Triệu.

Như vậy những chiến công của Hán Vũ Đế đã bị hoen ố trước vụ sỉ nhục của 3 tướng quân họ Lý và 2 sứ giả Thiếu Quí, Tô Vũ. Ngoài ra Hán Nguyên Đế đã phải dâng cung phi Vương Tường cho Hung Nô, một phần do tệ nạn tham nhũng của Mao Diên Thọ (một họa công thái giám). Đây là bằng chứng rõ nét nhất về sự suy vong của nhà Tây Hán từ Hán Vũ Đế đến Hán Nguyên Đế trong thế kỷ thứ nhất Trước C.N. .

Qua đời Đông Hán, trong số 12 triều đại, có ít nhất 8 vua còn là những hài nhi hay thiếu nhi, tuổi từ 3 tháng đến 15 năm.

Ngoài ra, với mặc cảm tự tôn, người Hán còn chê cười Hung Nô với tập quán em chồng lấy chị dâu. Tuy nhiên học giả Wen Yen Tsao trong cuốn Lịch Sử Trung Quốc Thời Trung Cổ thượng dẫn, cũng không coi đó là điều đáng trách trong xã hội cổ xưa. Theo tác giả, các dân tộc cựu Do Thái (ancient Hebrews) cũng có tục lệ chị dâu góa bụa lấy em chồng (levirate).

Vả lại ngay tại Trung Quốc, đến thế kỷ thứ 8 cũng có trường hợp vua Đường Huyền Tông lấy con dâu là Dương Quý Phi (nhũ danh Dương Ngọc Hoàn, vợ Thọ Vương Mạo, con thứ mười tám của Đường Huyền Tông). Và mối tình vương giả Dương Quý Phi - Đường Minh Hoàng đã được Bạch Cư Dị ca tụng trong bài Trường Hận Ca bất hủ dài 120 câu.

Như vậy trong mấy chục thế kỷ từ các đời Thương, Chu, Xuân Thu, Chiến Quốc, Tần Hán, Tam Quốc, Lưỡng Tấn, Nam Bắc Triều đến đời Tùy, Đường, hiểm họa Hung Nô vẫn còn là đại họa cho Trung Quốc. Trong vụ phản loạn An Lộc Sơn đời Đường Huyền Tông cũng có sự tiếp tay của các rợ Hung Nô miền Bắc:

Đông sang, mười quận tài trai
Máu tuôn thành suối đỏ tươi ròng ròng
Im lìm trời vắng đồng không
Nghĩa quân bốn vạn chết trong một ngày
Giặc Hồ tên tẩm máu đầy
Hát câu Hồ Mán uống say phố phường.
(Đỗ Phủ, Bi Trần Đào)

Và trên đường rút quân về Tây Thục, dưới áp lực của các tướng sĩ, Đường Minh Hoàng đã phải bức tử Dương Quý Phi tại Mã Ngôi.

Với nạn Hung Nô khát máu trong vụ An Lộc Sơn tại Hàm Dương, Đỗ Phủ đã đề xướng quan niệm hiếu hòa và hiếu sinh. Theo nhà thi sĩ các quốc gia chỉ cần võ trang chống ngoại xâm, chứ không nên xâm lấn các nước hiếu hòa lân bang.

Giết người hãy nhẹ tay làm phước,
Mỗi quốc gia mỗi nước riêng phần.
Chỉ cần chặn đứng xâm lăng
Can chi sát hại cả làng quan quân?

(Sát nhân diệc hữu hạn; Liệt quốc tự hữu cương; Cẩu năng chế xâm lăng; Khởi tại đa sát thương.
(Đỗ Phủ, Tiền Xuất Tái)

Và trái với chính sách đúc dụng cụ kim khí thành sắt thép trong thời “Bước Nhảy Vọt” của Mao Trạch Đông, Đỗ Phủ khuyến cáo nhà cầm quyền đúc võ khí thành điền khí cho người cầy có nông cụ tăng gia sản xuất đem lại cơm no áo ấm cho người dân và thanh bình thịnh trị cho quốc gia, tránh nạn binh đao tàn sát:

Ước gì khí giới thành nông cụ,
Ruộng đất đâu còn bị thất canh?
Trâu cầy hết ruộng, tầm tang cũng thành,
Phiền chi liệt sĩ sa dòng lệ
Trai cầy, gái dệt hát thanh bình.
(Yên đắc chú giáp tác nông khí; Nhất thốn hoang điền ngưu đắc canh.
Ngưu tận canh, tàm diệc thành, Bất lao liệt sĩ lệ bàng đà, Nam cốc nữ ti hành phục ca. Đỗ Phủ, Tàm Cốc Hành).

Như vậy, theo chính sử Trung Quốc, từ các đời Tần Hán,Tam Quốc, Lưỡng Tấn, Nam Bắc Triều, Tùy Đường, sử sách không ghi chép việc hải quân Trung Quốc đi tuần thám Biển Đông Hải để chiếm hữu các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đồng thời công bố và hành sử chủ quyền tại các hải đảo này.

Đến đời Nhà Minh trong thế kỷ 15, về những cuộc thám hiểm đại dương, các sử gia Trung Quốc và Tây Phương đã tường thuật về những chuyến hải hành của Trịnh Hòa. Theo họ đó không phải để khám phá những tiểu đảo san hô tại Biển Đông Nam Á, mà chỉ nhằm phát triển tương quan  ngoại giao và thương mại giữa Trung Quốc và 30 quốc gia Á Phi tại Ấn Độ Dương.

(As one major function, Zheng He carried tribute envoys to China and back home again. He conducted some trade but mainly engaged in extensive diplomatic relations with about 30 countries. Through seldom violently aggressive, he did fight some battles. J.K. Fairbank, Ibid, p.138).

Để có cái nhìn khách quan trung thực, chúng ta hãy kiểm điểm khái quát những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị của các triều đại Trung Hoa từ đời nhà Tần đến đời nhà Thanh. Từ đó chúng ta có thể nhận định rằng Trung Quốc không có điều kiện khách quan và chủ quan để thôn tính Biển Đông Hải và giành giật chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo lịch sử Trung Quốc, 3 trở ngại cho việc ổn định chính trị và phát triển kinh tế là:

1.     Hiểm họa Hung Nô từ đông bắc Mãn Châu, chính bắc Mông Cổ và phía tây Tân Cương và Tây Tạng. Đây là hiểm họa gan ruột làm suy vong chế độ suốt từ các đời Thương Chu, Tần Hán, Tùy Đường, Lưỡng Tống. Từ thế kỷ 13 và thế kỷ 17, nhà Nguyên Mông và nhà Mãn Thanh đã làm chủ Trung Hoa.

2.     Nạn mưu bá đồ vương trong hầu hết các đời vua trị vì, nhiều khi dựa vào thế lực Hung Nô với sự lộng quyền của phe thái giám hoạn quan.

3.     Âm mưu tranh đoạt quyền lực nội bộ giữa anh em, chú cháu cũng như giữa các bà thái hậu và các tự quân còn non trẻ.

PHẦN THỨ HAI

Trúc rừng Nam Sơn không ghi hết tội
Nước biển Đông Hải chưa rửa sạch mùi
(Bình Ngô Đại Cáo)

Để có một ý niệm tổng quát chúng ta có thể phân chia lịch sử Trung Quốc như sau:

Thời Đế Quốc Thứ Nhất (First Empire) khoảng 440 năm với các đời Tần-Hán từ năm 221 Trước Công Nguyên đến năm 220 Tây Lịch.

Thời Đại Phân Hóa Thứ Nhất (First Partition) khoảng 370 năm với các đời Tam Quốc (220-265), Lưỡng Tấn (265-420) và Nam Bắc Triều (420-589).

Thời Đế Quốc Thứ Hai (Second Empire) khoảng 320 năm với các đời Tùy và Đường (589-907).

Thời Đại Phân Hóa Thứ Hai (Second Partition) khoảng 370 năm với các đời Ngũ Đại và Lưỡng Tống (907-1280).

Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 20 có nhà Nguyên Mông (1280-1368) và Mãn Thanh  (từ 1644 đến 1911).

Giữa hai đời Hung Nô thống trị có nhà Minh xen vào (từ 1368 đến 1644).

Sau Cách Mạng Tam Dân (1911) là thời Trung Hoa Dân Quốc. Và kể từ 1955 dưới thời Cộng Hòa Nhân Dân, Mao Trạch Đông phục hồi Chủ Nghĩa Bá Quyền tiếp nối Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế và Minh Thành Tổ.

Trở lại vấn đề Hoàng Sa Trường Sa theo ngoại sử và văn học sử Trung Quốc chúng ta ghi nhận những sự kiện lịch sử sau đây:

Cuối năm 1946, khi chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, viện cớ giải giới quân đội Nhật Bản, Trung Quốc chiếm đảo Phú Lâm thuộc Nhóm An Vĩnh Hoàng Sa và đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, năm 1950, khi triệt thoái về Đài Loan, quân đội Trung Hoa Dân Quốc đã rút khỏi các hải đảo này.

Đến tháng 4-1956, thừa dịp Hải Quân Pháp rút khỏi biển Đông Hải, Trung Quốc xâm chiếm 7 đảo Hoàng Sa trong Nhóm An Vĩnh (Amphitrite Group).

18 năm sau, tháng 1-1974, khi quân lực Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam theo Hiệp Định Paris 1973, Trung Quốc huy động toàn lực để xâm chiếm 6 đảo Hoàng Sa trong Nhóm Lưỡi Liềm (Crescent Group).

Đây là những hành vi xâm lăng võ trang vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (Điều 2) đồng thời vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa mặc dầu mọi cam kết minh thị của các quốc gia tham dự và ký kết Hiệp Định Geneva 1954 và Hòa Ước Paris 1973.

Ngay sau đó, để lấp liếm tội trạng và biện minh cho các hành động xâm lược, các báo chí và học giả Trung Quốc như Tề Tân đã nêu lên một số tài liệu ngoại sử và văn học sử để che dấu chính sách Đại Hán. Thay vì xuất trình các bằng chứng lịch sử và viện dẫn các điều khoản pháp lý, Trung Quốc chỉ nêu lý do duy nhất là Biển Đông Nam Á hay Biển Nam Hải là Biển Lịch Sử của Trung Quốc. Đối với họ đây là một vấn đề bất khả tranh nghị.  Điều đáng lưu ý là những lý lẽ và tài liệu này chỉ được đưa ra sau cuộc xâm lăng võ trang năm 1974.

Đối với các tài liệu trích từ văn học sử hay ngoại sử chúng ta phải cảnh giác về thái độ và lập trường của một số nhà văn, nhà thơ. Nhiều khi họ thường diễn giải những sự kiện lịch sử bằng cách thi vị hóa và lý tưởng hóa những sự thật lịch sử.

Tự hào về những thành tích bành trướng thời Đại Hán, các tiểu thuyết gia như La Quán Trung trong Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa thường gán cho đồng minh của nhà Lưu, những ý tưởng và âm mưu hoàn toàn trái ngược với ý nghĩa cao cả của cuộc liên minh chống kẻ thù chung. Trong đời Tam Quốc với Ngụy, Thục và Ngô, sách lược căn bản của Gia Cát Lượng và Lưu Bị là “Bắc Cự Tào Tháo, Đông Hòa Tôn Quyền”. Theo chính sử Khổng Minh và Chu Công Cẩn (Chu Du) là những bạn đồng minh và tri kỷ:

Đồng hao đồng tuổi liên Tôn Sách,
Một kiếp tri âm kết Khổng Minh.
(Tố Như, Chu Lang Mộ)

Vậy mà, tác giả Tam Quốc Chí cố tình gán cho Chu Du những âm mưu đen tối chỉ muốn bách hại Gia Cát Lượng dầu chưa đạt được chiến thắng Xích Bích.

Cũng trong tinh thần này, theo chính sử, Tôn Quyền muốn gả em gái Tôn Quận Chúa cho Lưu Bị để thắt chặt tình thân hữu giữa hai nhà Tôn Lưu. Vậy mà La Quán Trung đã thêu dệt nên truyện  Tôn Trọng Mưu dùng Quận Chúa làm mỹ nhân kế để quản thúc Lưu Huyền Đức. Nhằm đề cao nhà Hán, một số văn nghệ sĩ Trung Hoa thường gọi người hào kiệt là “Hảo Hán”.

Cũng vì nhớ tiếc thời Đế Quốc Tần Hán, các văn nghệ sĩ vẫn quan niệm Trung Hoa là một quốc gia thống nhất với lãnh thổ  bao la. Kể cả trong thời Đại Phân Hóa từ các đời Tam Quốc, Lưỡng Tấn và Nam Bắc Triều. Bài Vu Thành Phú của Bảo Chiếu là một dẫn chứng điển hình trong phương pháp lấy văn chương thay lịch sử.

VU THÀNH PHÚ CỦA BẢO CHIẾU ĐỜI NAM BẮC TRIỀU

Đây là thời đại loạn của lịch sử Trung Quốc với các đời Tam Quốc (3 nước), Lưỡng Tấn (16 nước) và Nam Bắc Triều (7 nước). Ước mơ được thấy quê hương thống nhất, nhà thơ Bảo Chiếu mường tượng lãnh thổ Trung Quốc bao la:

“Về phía Nam: rong ruổi đến miền Thương Ngô, Trướng Hải;
Về phía Bắc: chạy thẳng đến miền biên tái Nhạn Môn Quan”

(Nam trì Thương Ngô Trướng Hải; Bắc tẩu tử tái Nhạn Môn)

 “Trì” có nghĩa là phi ngựa thật mau hay phóng xe như bay từ miền Quảng Tây (Thương Ngô) và Quảng Đông (Trướng Hải) đến biên thùy Thanh Hải, Thiểm Tây, Tây Vực hay Gobi.

Ngày nay, một số học giả Trung Quốc như Tề Tân đã khiên cưỡng viện dẫn câu phú này để giải thích rằng lãnh thổ Trung Hoa thời xưa bao gồm cả miền Trướng Hải hay biển Nam Hải  nơi toạ lạc các hải đảo Hoàng Sa Trường Sa.

Đây là phương pháp dẫn chứng tài tử, dùng văn chương thơ phú, ca dao ngạn ngữ làm tài liệu lịch sử để đòi chủ quyền lãnh thổ.

Chẳng khác nào dân gian Việt Nam thường hát câu: “Dã tràng xe cát Biển Đông, Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì”,  hay câu “Thuận vợ thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn” để đòi cho Việt Nam chủ quyền lãnh thổ toàn vùng Biển Đông Hải chạy từ Việt Nam qua Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei và Nam Dương.

Đời Tây Hán, Nam Hải hay Trướng Hải là vùng biển ven bờ Nam Hoa cách huyện Hải Phong hay Kim Huyện (Quảng Đông) 50 dậm về phía nam (khoảng 25 km ). Các nhà thám hiểm đại dương người Ả Rập, Ba Tư, Ấn Độ,  Hòa Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp v…v… khi đến vùng tiếp giáp Trung Hoa, muốn cho tiện họ gọi đó là Biển Nam Hoa. (Ngoại nhân xưng Nam Trung Quốc Hải).

Theo chính sử Trung Quốc,  năm 214 Trước CN Tần Thủy Hoàng thôn tính các nước Bách Việt để chia thành 3 quận: Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây) và Tượng Quận (Bắc Việt). Như vậy, từ nguyên thủy Nam Hải là Biển Nam của Trung Quốc (Southern Sea) cũng như Biển Đông của Việt Nam, Biển Tây của Phi Luật Tân hay Biển Bắc của Mã Lai, Nam Dương.

Như đã trình bày trong phần chính sử, theo Tân Tự Điển Thực Dụng Hán Anh do các học giả Trung Hoa biên soạn tại Hongkong năm 1971 “Nam Hải là vùng biển kéo dài từ Eo Biển Đài Loan đến Quảng Đông”.

Như vậy Nam Hải không có nghĩa là biển của nước Trung Hoa về phía Nam. Cũng như Biển Ả Rập, Biển Ấn Độ (Ấn Độ Dương) hay Biển Nhật Bản không thuộc chủ quyền riêng biệt của Saudi Arabia, Ấn Độ hay Nhật Bản.

Từ thế kỷ 15 khi phong trào thám hiểm và doanh thương quốc tế phát triển mạnh trên đại dương, các tàu xuyên dương chạy từ Đại Tây Dương qua Mũi Hảo Vọng đến Ấn Độ Dương. Trước hết phải qua Biển Ả Rập (Arabian Sea) là vùng biển chung của các nước Saudi Arabia, Ba Tư, Đại Hồi, Ấn Độ, Oman và Yemen.
Cũng theo ý nghĩa này,  Ấn Độ Dương là vùng biển chung của  một số quốc gia  tại Đông Phi và tại Nam Á như Ấn Độ, Đại Hồi, Tích Lan, Bangladesh, Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Tân Gia Ba, Nam Dương… 

Về phía bắc Thái Bình Dương, Biển Nhật Bản cũng là vùng biển chung cho 4 nước: Nhật Bản, Nam Hàn, Bắc Hàn và Nga.

Về phía nam, Biển Nam Hải cũng là vùng biển chung cho một số các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Trung Hoa, Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei, Nam Dương v…v…

Theo cuốn Tự Điển Từ Hải xuất bản năm 1948, “Nam Hải thuộc chủ quyền chung của 5 quốc gia là Trung Hoa, Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân và Đài Loan”.

Nói tóm lại, nếu Biển Ả Rập, Ấn Độ Dương hay Biển Nhật Bản không thuộc chủ quyền chuyên độc của Ả Rập, Ấn Độ hay Nhật Bản, thì Biển Nam Hoa  (South China Sea) cũng không thuộc chủ quyền riêng biệt của Trung Hoa. Nó là vùng biển tiếp giáp Hoa Nam. Danh xưng chính xác của nó là Biển Đông Nam Á (Southeast Asian Sea).

Đây chỉ là một tập quán trong ngôn ngữ hàng hải của các nhà thám hiểm và doanh thương quốc tế.  Khi tầu ghé đến nước nào,  muốn cho tiện,  họ gọi đó là biển của nước ấy như Biển Ả Rập, Biển Ấn Độ, Biển Trung Hoa hay Biển Nhật Bản. Đây không phải là sự bất thông sử sách của các nhà địa lý học Âu Mỹ. Ngay cả người Trung Hoa, với mặc cảm tự tôn sẵn có về thiên quốc hay thiên triều, cũng không  dám ghi trong chính sử  để độc chiếm danh nghĩa và chủ quyền lãnh thổ của họ tại vùng biển này. Họ muốn bắt chước Đế Quốc La Mã gọi Địa Trung Hải là “Biển của Chúng Tôi” (Mare Nostrum/Notre Mer).

Năm 111 Trước CN, Hán Vũ Đế thôn tính Nam Việt do Triệu Vũ Đế thành lập (năm 207 Trước C.N.). Từ đó Nam Việt được đổi tên thành Giao Chỉ Bộ, và vùng biển Việt Nam có tên là Giao Chỉ Dương chạy từ bờ biển Bắc Việt đến Thanh Hóa, Nghệ An (Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam),

Đời nhà Tống (từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 13) trong cuốn Lĩnh Ngoại Đại Đáp, học giả Chu Khứ Phi cũng gọi Biển Nam Hải là Giao Chỉ Dương.

Đời nhà Minh (thế kỷ thứ 15), về những chuyến công du của Trịnh Hòa, Mã Hoan viết Doanh Nhai Thắng Lãm, và Phi Tín viết Tinh Tra Thắng Lãm nhắc đến Thất Châu Dương tại vùng biển Hoàng Sa, và Côn Lôn Dương tiếp giáp Trường Sa.

Đặc biệt dưới  đời nhà Thanh, nho sĩ Trần Luân Quýnh viết cuốn Hải Quốc Văn Kiến Lục (xuất bản năm 1744), nói về các hải đảo và vùng biển từ Trung Hoa đến các nước Đông Nam Á, đã minh thị xác nhận Việt HảiViệt Dương là hai danh xưng của Biển Việt Nam:

“Tại Đông Nam Châu Á, đảo Nam Áo nhỏ mà bằng phẳng, vùng có bãi cát thu hút dòng nước tứ phía thuyền không đến được, nếu lại gần thì bị cuốn hút không thể quay ra được. Cách Nam Áo 7 canh đường chỗ nổi chỗ chìm đều có ngấn cát dài tới 200 dậm. Phía nam ngấn cát nối tiếp đến Việt Hải là Vạn Lý Trường Sa [Hoàng Sa]. Và phía nam bãi cát ấy lại mọc đá ngầm đến Bãi Thất Châu [Thất Châu Dương] gọi là Thiên Lý Thạch Đường. Thuyền Tây Dương đi Trung Quốc về phía đông Côn Lôn Dương và Thất Châu Dương ở ngoài Vạn Lý Trường Sa đến Phúc Kiến và Chiết Giang. Thuyền Nhật Bản đi Nam Dương phía ngoài Vạn Lý Trường Sa mênh mông không lấy gì làm chuẩn đích đều từ Việt Dương trong khoảng các đảo ấy mà đến Thất Châu Dương” (Đại Nam Nhất Thống Chí trích dẫn, Hà Nội, 1970).

Trước đó, đời nhà Minh bản đồ Mao Khôn cũng ghi Giao Chỉ Dương là vùng Biển Việt Nam. 

Về phương diện chính sử, trong 22 thế kỷ từ các đời Tần Hán đến Thế Chiến II, không thấy tài liệu nào,  hay nói rõ hơn, không có câu nào trong sử sách Trung Hoa ghi Hoàng Sa-Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc.

Từ khi thôn tính Nam Việt cho đến khi mất ngôi, nhà Tây Hán không có một chút thế lực nào tại vùng biển phía Nam đảo Hải Nam. Trong thời gian này dân Lê (hay Ly) thường nổi dậy chống đối. Rốt cuộc nhà Hán không giữ nổi hai quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ. Dưới đời Hán Nguyên Đế (48-33 Trước C.N), theo trình tấu của Giả Quyên Chi, vua Hán đã truyền rút quân khỏi Châu Nhai và Đạm Nhĩ  (Hải Nam). Mãi tới các đời Lương Tùy trong thế kỷ thứ 6 mới đem quân trở lại.

Câu phú của Bảo Chiếu nói về đại lục Trung Hoa chạy từ Nhạn Môn Quan  phía bắc đến miền Trướng Hải phía nam chỉ là mơ ước của nhà thi sĩ. Đây là giai đoạn Đại Phân Hóa 170 năm thời Nam Bắc Triều với 7 nước Ngụy, Tề, Chu tại miền bắc và Tống, Tề, Lương, Trần tại miền nam [Tranh thủ thời cơ này, tại Giao Châu, Lý Bôn, Triệu Quang Phục và Lý Phật Tử đã lần lượt nổi dậy chống nhà Lương để dựng nước Vạn Xuân tự chủ và thiết lập nhà Tiền Lý trong 60 năm, từ năm 544 đến 602].

Như vậy, phương pháp của Tề Tân lấy văn chương thơ phú làm tài liệu lịch sử là một sáng kiến kỳ dị trái với khoa học khách quan và sự thật lịch sử.

Mãi đến tháng 3-1974, sau khi Trung Quốc tiến chiếm Hoàng Sa, Tề Tân mới tìm cách biện hộ cho hành động xâm lược này bằng cách viện dẫn những tài liệu về ngoại sử và văn học sử để bao biện bằng những luận điệu chủ quan và những quyết đoán hồ đồ, vô căn cứ. (a posteriori gratuitous affirmations). Đặc biệt nhất và kỳ dị nhất là câu phú của Bảo Chiếu đời Nam Bắc Triều.

Luận cứ Tề Tân được phổ biến trên báo Thất Thập Niên Đại Nguyệt San tháng 3-1974  với bài “Nam Hải Chư Đảo Đích Chủ Quyền Dữ Tây Sa Quần Đảo Chi Chiến” . Ngoài bài phú của Bảo Chiếu,  tác giả còn trích dẫn một số tác phẩm về ngoại sử và văn học sử  trong 22 thế kỷ, từ đời nhà Hán đến đời nhà Thanh.

(Trích trong cuốn “Đông Hải với Hoàng Sa Trường Sa theo Chính Sử, Ngoại Sử và Văn Học Sử Trung Quốc” sẽ được xuất bản vào Mùa Xuân tới đây)

Luật Sư Nguyễn Hữu Thống

NOTES

(1)   The Chinese Exploration to the Ocean: Throughout most of their long history of cultural and scientific development, the Chinese people have been but passively interested in the ocean. Chiao-Min Hsieh. Chinese History Middle Ages: China Academy, Taipei, 1978, p. 287.

(2)   Historical records indicate that from time to time the Chinese authorities sent out maritime exploring expeditions, notably those to Japan as early as the second and third centuries B.C., and to Southeast Asia, India, and Africa during the fifteenth century. Apparently there have been few, if any, planned deep penetrations of the Pacific Ocean by the Chinese during their long history. But Chinese traders did follow the land and water trade routes to India and beyond to Africa and the Middle East, prior to the Renaissance. Chiao-Min Hsieh, Ibid, p. 287.

(3)   To make a chain of provinces stretching to India and Bactria for great profits exporting gold and silks across the oases of the Silk Road to West Asia and Rome. John King Fairbank: China, A New History: Harvard University Press, p. 59. To encourage the growth of trade, Han influence was again brought to bear in Central Asia. Encyclopedia Britannica, p. 311

(4)   During a period of twenty-eight years, from 1405 to 1433 Admiral Cheng Ho led seven exploring expeditions into the Pacific and Indian Oceans and visited more than thirty-seven countries. The areas he visited include such distant places as Persia and the Red Sea in the northwest, the east coast of Africa in the farthest west, and Taiwan in the east… The large  exploring expeditions that were to cross the South China Sea and explore the Indian Ocean were criticized by the court as poor to (an impoverishment of) the country. The guiding reasons for those expeditions are not generally known. Chiao-Min Hsieh, Ibid, p. 290-291.

(5)   Discover the river system of the West River which reaches the Sea of Canton. In 111B.C. the troubles of Nan Yueh gave the Emperor an opportunity to intervene in the south, which he was more anxious to do as he thereby hoped to open the long-discussed trade route to India and Bactria. C.P. Fitzgerald, China, A Short Cultural History,Oxford University Press, 1953, p. 183.

(6)   The Southern Sea stretches from the Taiwan Strait to Kwantung.  A New Practical Chinese-English Dictionary, Hongkong 1971, p. 121

(7)   To cross the South China Sea and explore the Indian Ocean. Chiao-Min Hsieh, Ibid, p. 291.

(8)   They followed established routes of Arab and Chinese trade in the seas east of Africa. The Chinese expeditions were diplomatic not commercial, much less piratical or colonizing ventures. John King Fairbank, Ibid, p. 138.

(9)   As one major function, Zheng He carried tribute envoys to China and back home again. He conducted some trade but mainly engaged in extensive diplomatic relations with about 30 countries. Through seldom violently aggressive, he did fight some battles. J.K. Fairbank, Ibid, p.138.

(10)          The Chinese Emperor was more anxious to do as he thereby hoped to open the long discussed trade route to India and Bactria. With the Han conquest of Nam Yueh and Yunnanfu, Emperor Wu had established Chinese influence in the valley of West River which was for ever made an integral part of Chinese land. C. P. Fitzgerald, Ibid, p.183, 184).

(11)          Had Nan Yueh remained independent, it is very possible a separate culture would have arisen in the south, and the Chinese might never have established their influence in the valley of West River. C. P. Fitzgerald, Ibid, p.184.

(12)          By 1400 the countries in sea trade with Ming China had been known for hundreds of years, while Chinese merchant shipping had been exporting silk, porcelain, and copper coins.  John King Fairbank, Ibid, p. 137

(13)          In 1405, Cheng Ho was chosen as the leader of a large exploring expedition that was to cross the South China Sea and explore the Indian Ocean. Chiao-Min Hsieh, Ibid, p. 291

(14)          Concurrently with his five military expeditions north against the Mongols, the Yongle Emperor (Cheng Tsu) ordered the Grand Eunuch Zheng He to mount naval expeditions on the routes of trade to the south of China. Zheng He’s seven voyages between 1405 and 1433 were no small affairs.They followed established routes of Arab and Chinese trade in the seas east of Africa.  John King Fairbank, Ibid, p. 137,138

(15)          His explorations were criticized by the court as “poor to (an impoverishment of) the country”. Chiao-Min Hsieh, Ibid, p. 291

(16)          For example, the Ming intervention in North Vietnam in 1407 had been repulsed by 1428 at considerable cost to the Chinese court, which had to recognize Vietnam as an independent state. John King Fairbank, Ibid, p.138

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site