lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Vietnam Sea - Southeast Asia Sea - Biển Đông của Việt-Nam Cộng-Hòa - Southeast Asia Sea belong to the Républic of Vietnam

Vũ Linh: Viễn kiến của Tổng thống Trump

https://diendantraichieu.blogspot.com/2019/06/bai-78-vien-kien-cua-tt-trump.html

http://www.truclamyentu.info/the-environmental-activist/vl_vien-kien-cua-tt-trump.html

Friday, June 21, 2019 

trump re-elect 2020, keep america great

Đọc báo hay coi TV thời gian qua, ai cũng thấy trong lịch sử chính trường Mỹ chưa bao giờ lại có cảnh bát nháo, loạn đả như trong hai năm qua, từ ngày ông Trump lên làm tổng thống. Chưa bao giờ nước Mỹ bị phân hóa nặng như bây giờ.

Tình trạng này bảo đảm các sử gia và học giả trong tương lai sẽ tốn rất nhiều mực và nước miếng.

Người Mỹ có câu “cần hai người mới nhẩy tango được”.

Trách nhiệm trong việc tạo phân hoá chưa từng thấy trong chính trường Mỹ hiện nay đến từ cả hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa, từ các dân biểu, nghị sĩ cho đến tổng thống, và cả truyền thông luôn. Truyền thông trên nguyên tắc là một thứ ‘lực lượng thứ ba’ trung lập, nhưng trên thực tế đã gắn chặt với phe cấp tiến DC, nên tuy hai mà một, nên chỉ có hai phe nhẩy tango là CH và cấp tiến.
Nói nhẩy tango với nhau nghe có vẻ vui vẻ, thân thiện, nhưng phải nói là một cuộc nội chiến một sống một còn thì mới đúng. Mà cũng chỉ là một tiếp nối trầm trọng hơn của tình trạng dưới thời Obama là người mà Washington Post đã phong chức ‘tổng thống tạo phân hóa nhất lịch sử’.

Thái độ chống TT Trump hiện nay của phe DC có vẻ như là thái độ của một người thua cuộc không quân tử, không chấp nhận thua một cách sòng phẳng, tìm mọi cách để xóa bàn cờ, chơi lại.

Công bằng hơn, vấn đề không giản dị như vậy. Đây không phải là lần đầu tiên phe DC thua cuộc. Vậy tại sao bây giờ lại ‘dở chứng’ chống mạnh như vậy? Câu hỏi là TT Trump đã và đang làm gì để bị chống phá tàn bạo như vậy?

Nhìn về phiá TT Trump, ta thấy ngay một tổng thống quả thực… không giống bất cứ một tổng thống nào khác trong lịch sử Mỹ.

TT Trump tuy là một cụ cổ lai hy nhưng lại có ‘sinh lực’ của một thanh niên tuổi đôi mươi, chưa giải quyết xong chuyện này đã ôm đồm thêm năm bẩy việc khác, 3 giờ sáng vẫn tuýt qua tuýt lại để rồi 8 giờ sáng họp nội các tỉnh bơ sau khi làm một ly cà phê Mỹ nhạt hơn nước rau muống, hung hãn tả xông hữu đột, đánh đấm tứ bề chẳng chừa ai. Không phải vô cớ mà ông ta dám gọi ông Jeb Bush là “low energy Jeb” và ông Joe Biden là “sleepy Joe”.

Cái luồng sinh lực đó lây chuyền qua tất cả mọi người chung quanh, khiến khó ai có thể ngủ gật bên cạnh ông: chống thì chống tới mù quáng, ủng hộ thì cũng ủng hộ tối tăm mặt mũi. Từ đó sinh ra bệnh ‘cuồng’, là một hiện tượng chưa từng có. Trước đây chẳng ai cuồng mê hay cuồng chống Obama, Bush hay Clinton. Bây giờ thì hầu như ai cũng đâm ra cuồng hết, không cuồng chống thì cuồng mê!

Cách hành xử của TT Trump lại cực luộm thuộm, đưa vào tay các đối thủ đủ kiểu súng đạn để bắn mình.

Người ta tố ông bất nhất, nay làm chuyện này mai làm ngược lại, nói láo tỉnh queo, tuýt vung vít, huyênh hoang phóng đại đủ chuyện tốt cho mình và xấu cho đối thủ, coi thiên hạ như ruồi, từ đối thủ đến đồng minh và phụ tá, bất cần mọi cung cách hành xử cổ điển trong khuôn phép,…

Người ta cũng chỉ trích TT Trump ăn nói hoàn toàn ngoài ‘phong cách’ tiêu biểu của chính trị gia, dùng ngôn ngữ bình dân nhất, gọi là ngôn ngữ chợ búa, không có tư cách của một quốc trưởng.

Đã vậy, lại còn cái ‘tật’ là ưa nói toạc móng heo. Mới đây, ông tuyên bố tỉnh bơ nếu có người ngoại quốc nào muốn cung cấp tin xấu về đối thủ, ông sẽ lắng tai nghe ngay. Tuy có thể chân thật vì là chuyện tất cả mọi chính khách, kể cả bà Hillary và ông Obama đều đã làm, nhưng lại là tặng cho đối thủ cơ hội nhẩy bổ vào công kích “Trump công khai mời ngoại quốc can dự vào chính trị Mỹ, phản quốc!”.

Tóm lại, cách xử thế của TT Trump, khó ai có thể chối cãi, quả là luộm thuộm, đầy sai sót để có thể bị chê trách, tấn công, tuy khó biết được những sai lầm này thật ra là sai lầm thật hay lại là những khiêu khích có chủ đích của ông thần Trump.

Một người mà tư cách có nhiều vấn đề như vậy, tại sao lại có một nửa nước Mỹ hoan hô? Câu trả lời rất rõ cho những người mắt mở. Tại vì cái nửa nước Mỹ đó hiểu được đâu là diện đâu là điểm, đâu là chuyện lớn đâu là chuyện nhỏ. Tại vì họ nhìn vào cuộc sống của họ, vào niềm tin tôn giáo của họ, công ăn việc làm của họ, bảo hiểm y tế của gia đình họ, an toàn không bị khủng bố đe dọa họ. Tại vì họ chán ngán cảnh đại cường Mỹ càng ngày càng hèn yếu trên thế giới, gập người xin lỗi cả những tay độc tài nhí và khủng bố điên.

Tại vì họ nhìn vào kết quả của việc làm chứ không nhìn vào cách làm. Tại vì họ nhìn vào bức tranh chiến lược lớn chứ không nhìn vào cá nhân con người Trump. Trump đến rồi đi, who cares? Trump có thất cử năm tới cũng chẳng ai dọn nhà đi Congo như trước đây đã có nhiều người bốc phét dọa đi Zimbabwe nếu Trump đắc cử. Trong khi cuộc sống của họ vẫn còn đó cho tới khi họ chết, hay xa hơn nữa, cuộc sống của con cháu họ vẫn còn đó. Họ sống trong cái an toàn tinh thần và vật chất Trump mang lại cho họ, với cái công việc Trump giúp họ có được,… Gần 5 triệu người đã có việc làm từ ngày ông Trump tuyên thệ, có đáng kể không? Có quan trọng hơn chuyện Trump ăn bánh trả tiền cách đây cả chục năm không? Có quan trọng hơn chuyện Trump khoe nhiều người tham dự lễ nhậm chức của ông không?

Tại vì họ thấy được đằng sau cách hành xử luộm thuộm, thậm chí thiếu tư cách đó, lại là những viễn kiến hơn người. Quả vậy, TT Trump thật sự hơn người vì có cái nhìn chiến lược rất rõ, rất xa, nhìn thấy con đường dài phải đi, những sai trái cần phải sửa đổi. Cái khẩu hiệu “Make America Great Again” nói lên đầy đủ cái nhìn của ông. Và đặc biệt hơn cả, ông là người dám làm một cái gì để sửa sai, chấp nhận khó khăn và thử thách. Đó chính là điểm ‘không giống ai’ của TT Trump.

Nước Mỹ có những chuyện sai trái gì? Tại sao không còn là ‘great’ đến nỗi phải cố gắng để ‘great again’?

Xã hội Mỹ càng ngày càng mất phương hướng, nhân danh cái gọi là ‘phải đạo chính trị’ mà chính xác hơn, phải gọi là ‘phải đạo cấp tiến’. Phe cấp tiến và đảng DC cùng với TTDC, đang dắt nước Mỹ vào một thế giới mới, trong đó nền tảng văn hoá, văn minh, đạo đức, giá trị tinh thần và tôn giáo cổ truyền của cả nước Mỹ và dân tộc Mỹ đang bị lật bốn vó lên trời, để được thay thế bằng những ‘tư duy’ quái lạ như da trắng là cái tội mà da màu là chân chính, black power đáng tung hô nhưng white power đáng phỉ nhổ, chống cộng là phát xít, cộng sản núp dưới cái danh từ hoa mỹ hiền lành 'xã hội chủ nghiã' là nhân bản, chính quyền có trách nhiệm lo làm cho ‘dân nghèo đảng mạnh’, càng nhiều người lệ thuộc trợ cấp càng thành công, di dân có quyền vừa tràn qua biên giới vừa đốt cờ Mỹ, quốc hội ra luật bảo đảm an toàn cho di dân phạm luật, đồng tính là anh hùng, chuyển giới là can đảm, cầu tiêu xài chung, giới tính được định theo ý muốn chứ không phải theo thân xác, con cái nhìn ‘bố mẹ’ không biết ai bố ai mẹ, thiên hạ nhìn ‘vợ chồng’, không biết ai chồng ai vợ, thai nhi ngày nào còn trong bụng thì vẫn chỉ là cục thịt thừa người mẹ toàn quyền cắt bỏ tùy hỷ, phụ nữ hãnh diện đội mũ tai mèo màu hồng (mà kẻ này không dám giải thích ý nghiã) xuống đường với những biểu ngữ trẻ em dưới 21 tuổi không được đọc, người gọi God là mê tín hận thù đáng miệt thị, người kêu Allah là có đức tin cần tôn trọng,… Còn vô số chuyện quái dị khác.

Có cái gì thật chéo cẳng ngỗng khi phe cấp tiến ồn ào sỉ vả tổng thống thiếu văn hóa trong khi chính họ lại liệng văn hóa của cả một dân tộc xuống cống. Họ chửi tổng thống ăn nói thô tục nhưng dạy cho con gái tỵ nạn Việt viết biểu ngữ “Đ... ICE” nghênh ngang xuống đường không một chút xấu hổ!
Dĩ nhiên, cả nửa nước Mỹ ‘văn minh tiến bộ’ hoan nghênh luồng gió mới, chạy theo cái họ cho là bánh xe lịch sử tiến hoá nhân loại, nhưng cũng có một nửa nước Mỹ ‘cổ lỗ bảo thủ’ lo sót vó nhưng không biết phải làm gì hay có thể làm gì.

Cho đến khi ông Trump xuất hiện. Tìm cách tái lập cái tôn ti trật tự gia đình đã có từ mấy ngàn năm lịch sử nhân loại trên cả thế giới, phục hồi những giá trị luân lý cổ truyền của Mỹ, là những yếu tố nền tảng đã đưa nước Mỹ từ vài trại định cư của di dân Âu Châu trở thành đại cường hùng mạnh nhất lịch sử nhân loại chỉ trong vòng 300 năm.

Đụng ngay phản ứng của phe ‘văn minh cấp tiến’. Họ chống đánh bằng cách nào? Kích động tâm lý bằng cách khai thác, phóng đại những sai lầm của ông Trump để công kích, cản mọi việc làm của ông. Tố ông Trump theo phe ‘thượng tôn da trắng’, kỳ thị tất cả màu da ngoài da trắng, miệt thị người nghèo, bài bác tất cả tôn giáo ngoài ky tô giáo, không tôn trọng phụ nữ. Họ tìm đủ cách bóp méo, xuyên tạc, fake news, để bôi bác tư cách cá nhân, hạ uy tín của ông.

Công bằng mà nói, đảng DC không phải tự nhiên vô cớ biến thái đến mức điên cuồng như vậy. Thật ra, họ cảm thấy họ đang bị đe dọa, chẳng những sự tồn vong của đảng DC bị đe dọa, mà ngay cả nền tảng triết lý nhân sinh quan cấp tiến cũng bị đe dọa đến tận gốc. Một cuộc chiến sinh tử.

Cái nguy hại ngắn hạn là gây rối loạn chính trị, gây khó khăn khiến tổng thống không thực hiện được những chuyện ông đã hứa và dân đã bầu để ông làm, lập pháp tìm cách lấn át hành pháp làm lung lay cái thế chân vạc tam quyền phân lập. Nhưng cái nguy hại lớn hơn là tạo tiền lệ, nghiã là trong tương lai lâu dài, cả hai đảng mỗi lần thua đều sẽ bác bỏ việc đã thua, tìm đủ cách phá và lật ngược kết quả bầu cử. Hậu quả hiển nhiên là nền tảng của thể chế dân chủ kiểu Mỹ thực sự bị đe dọa đến tận cốt lũy. Thể chế dân chủ này dựa trên quyết định của dân, qua bầu bán tuyệt đối tự do. Trong chế độ dân chủ kiểu Mỹ, ai cũng có quyền chống đối khi họ khác ý với chính quyền, nhưng khi những người thua cuộc tìm mọi cách ‘đảo chánh’, lật đổ chính quyền dân bầu, khi kết quả bầu bán bị phủ nhận thì nền tảng thể chế dân chủ đó dĩ nhiên đã bị lung lay tận gốc rễ.

Ở đây, không còn là vấn đề quyền lợi tối thượng của quốc gia, bảo vệ định chế, mà chỉ là chuyện… tìm chiến thắng cho đảng bằng bất cứ giá nào.

Ông Trump nhìn thấy có đảng đối lập DC dĩ nhiên. Nhưng ông cũng nhìn thấy cái đảng đối lập đó tự nó không nguy hiểm lắm, vẫn là một tổ chức mà ông coi thường vì thiếu nhân tài, thiếu sách lược, mà triết lý kinh bang tế thế đã không thu hút được thiên hạ, thậm chí đi quá xa về phiá tả, xa hơn suy tư của người dân Mỹ bình thường. Việc đảng DC đại bại trong cuộc bầu cử năm 2016, từ cấp tổng thống đến toàn thể các cấp chính quyền tiểu bang và địa phương đã là một bằng chứng quá rõ, bất kể việc đảng DC tìm cách bào chữa bằng cái fake news ‘thông đồng với Nga’.

Cái viễn kiến hơn người của TT Trump là ông cũng hiểu rõ quyền lực thực tế quá mạnh, ảnh hưởng quá lớn trên quần chúng của truyền thông đang sát cánh với phe cấp tiến đối lập. Hiểu rõ đến độ biết cách triệt để khai thác phương tiện này, rồi sau khi đã thành công, tìm đủ cách triệt hạ phương tiện đó, không cho đối phương xử dụng.

Ngay trong mùa vận động tranh cử, ông Trump, một ‘bậc thầy’ về ngành truyền thông, hiểu rõ chìa khóa của thành công là việc làm sao hình ảnh và tên tuổi của mình nằm trên trang nhất các báo và trong phút mở đầu các chương trình TV. TTDC công kích ông Trump luôn đấm ngực coi cái tôi quá lớn mà không hiểu đó chính là chiến thuật hữu hiệu nhất trong cái thể chế chính trị đặc biệt của Mỹ, khi mà một chính khách muốn thành công, luôn luôn phải đấm ngực khoe là mình tài giỏi nhất. Khiêm tốn theo truyền thống Á Đông sẽ không ngóc đầu lên được ở cái xứ này. Cái ‘chân lý’ này, chỉ cần nghe bất cứ bài diễn văn vận động tranh cử của bất cứ chính khách thuộc bất cứ đảng nào, là thấy rõ ngay.

Căn bản của ‘nghệ thuật tranh cử’ là chỉ cần có tin tức về mình trên mặt báo hay trên TV, bất cần tin tốt hay xấu. Tin tốt sẽ giúp tạo nghi ngờ trong đầu những người chống mình. Tin xấu sẽ gây tức tối trong đám cử tri của mình, kích thích họ đi bầu cho mình. Đó là cách vận động hữu hiệu nhất mà ông Trump đã hiểu rõ hơn bất kỳ ai khác. Có tin gì thì tốt, không có tin gì thì ông quậy cho ra tin, tuyên bố hay tuýt bậy bạ gây sốc nếu cần, chỉ cốt truyền thông đưa tên ông lên. Và cái truyền thông ham tin giựt gân vì tiền đã mắc ngay bẫy của ông Trump. Các chuyên gia ước tính ông Trump đã được truyền thông quảng cáo miễn phí tính ra trị giá tới cả vài trăm triệu đô, trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất đưa ông vào Tòa Bạch Ốc.

Sau khi thành công, TT Trump ‘chặt cầu’, tìm cách chặn ảnh hưởng của TTDC. Bằng hai cách. Một là liên tục hạ uy tín của TTDC bị tố là phe đảng, fake news. Và hai là tìm cách nhẩy qua đầu TTDC, đi thẳng vào quần chúng qua các tuýt hàng ngày.

Truyền thông cổ điển, từ báo in đến TV, đang đi vào thùng rác của lịch sử, cạnh tranh không nổi với các phương tiện truyền thông xã hội đại chúng như các diễn đàn, facebook, tweeter,… Với các tuýt của TT Trump, TTDC càng ngày càng trở thành thừa thãi, còn khó sống hơn nữa.

Dĩ nhiên cũng đụng ngay phản ứng của TTDC. TTDC trả đũa. Những báo lớn hay đài TV lớn, đã chấp nhận vứt cái uy tín lớn của họ vào thùng rác, quay qua loan tin đến hơn 90% bất lợi cho TT Trump. TTDC bị mặc cảm đã bị lợi dụng hay bị lừa, vô tình giúp ông Trump vào Tòa Bạch Ốc phải đánh Trump để hả giận, cộng thêm vấn đề sinh tồn phải hạ Trump để tồn vong.

Cái đau đầu cho đảng DC cũng như cho TTDC là cho đến nay, bất kể những tấn công tàn bạo nhất, ông thần Trump vẫn là một thứ đá nam châm có sức thu hút thiên hạ cực mạnh. Theo một nghiên cứu mới của Washington Post, sức thu hút của TT Trump hiện nay cao hơn sức thu hút của tất cả hai tá ứng cử viên DC cộng lại (xem bài trên trang Báo Mỹ tuần này). Bất cứ TT Trump làm gì hay nói gì cũng gây chú ý dù làm bậy, nói sai. Thu hút sự chú ý của thiên hạ, đó chính là bí quyết thành công trong chính trị hiện đại Mỹ.

TT Trump là một đe dọa sinh tồn –existential threat- cho đảng DC, cho TTDC, và cho tư tưởng cấp tiến thiên tả. Ông đang tấn công, tìm cách ngăn chặn sự trổi dậy của tư tưởng ‘tân xã hội chủ nghĩa’ [neo-socialism], những tư tưởng ‘phải đạo chính trị’ quái dị, sự bành trướng của Nhà Nước Vú Em đang muốn ‘quốc hữu hoá’ hệ thống y tế, hệ thống giáo dục, hệ thống an sinh, luôn cả tổ chức kinh tế qua những thủ tục luật lệ kinh doanh cực rườm rà và khắt khe.

Mặt khác TT Trump cũng đang cố tìm cách bảo vệ quyền lực của tổng thống, không phải của TT Trump mà là của chức vị tổng thống, một định chế cột trụ trong thể chế chính trị Mỹ, bảo vệ nguyên tắc tam quyền phân lập, và bảo vệ kết quả bầu cử, tức là bảo vệ nguyên tắc tôn trọng ý dân.

Tất cả những tranh cãi đôi co lắt nhắt giữa TT Trump và phe cấp tiến ta thấy qua tin tức thời sự chỉ là phần nổi rất nhỏ trong một tảng băng đá mà phần ngầm lớn gấp trăm lần phần nổi.

Cái viễn kiến nhìn xa của TT Trump không chỉ giới hạn trong các vấn đề đối nội, mà còn ra khỏi biên thùy Mỹ rất xa.

Trên nguyên tắc, giải pháp lý tưởng cho mọi khác biệt quyền lợi là giải pháp mà Mỹ gọi là ‘win-win’, tức là ‘anh được lợi, tôi cũng được lợi’. Nhưng thực tế địa chính trị thế giới là chỉ có những giải pháp “anh thắng, tôi thua; tôi thắng, anh thua’, chẳng bao giờ có chuyện ‘chúng ta cùng thắng’.

Khi TC bán qua Mỹ hơn 500 tỷ hàng trong khi chỉ mua có 100 tỷ hàng Mỹ, thì Mỹ thua khẩm. Khi các công ty Mỹ dọn hãng xưởng đi Tầu hay các xứ chậm tiến khác thì nhân công Mỹ mất job. Khi TC kiểm soát được cả Biển Đông thì tất cả các đối tác kinh doanh quan trọng nhất của Mỹ ở Á Châu trở thành ‘thuộc địa’ của TC. Khi Nga chiếm Crimea, mở đường biển xuống Trung Đông thì quyền lợi của Mỹ trong vùng mỏ dầu hỏa của cả thế giới bị trực tiếp đe dọa. Khi cậu Ấm có đủ bom nguyên tử thì Nam Hàn sẽ bị xóa khỏi bản đồ. Khi các nước Tây Âu bán cái chuyện quốc phòng cho Mỹ thì dân Mỹ mất tiền trong khi thanh niên Mỹ chết.

Tất cả những chuyện này đều gây thiệt hại cho quyền lợi của Mỹ, chuyện lộ liễu ai cũng thấy, nhưng khổ cái là chẳng có tổng thống Mỹ nào dám nhúc nhích cản lại, nhất là TT Obama, hoàn toàn mãn nguyện với việc ‘lãnh đạo từ sau lưng’, tối ngày lo vái lạy xin lỗi tứ phương.

Những vị tổng thống đó nhìn thấy những rủi ro lớn ngay trước mắt, nhưng họ đã không nhìn thấy hay không dám nghĩ đến những rủi ro còn lớn hơn gấp vạn lần trong đường dài. Cái điểm yếu nhất của thể chế chính trị Mỹ là các chính khách Mỹ, không có ai có thể nhìn xa hơn cuộc bầu cử tới. TT Trump đã nhìn xa hơn và đã dám cố gắng làm một cái gì để lật ngược thế cờ, cho dù khó khăn cao hơn núi. Vì TT Trump cũng chẳng giống bất cứ tổng thống nào khác ở điểm ông… bất cần chức tổng thống. Việc cần làm thì phải làm thôi. Năm tới, có mất cái job không lương, ông cũng vẫn còn là tỷ phú, vẫn còn vợ đẹp con khôn. Mà khỏi nhức đầu.

Cuộc chiến của TT Trump không có gì dễ dàng hết. Thành công hay không, không ai biết. Ông sẽ tái đắc cử hay không cũng chẳng ai đoán được. Vét đầm lầy không phải là chuyện dễ khi có quá nhiều rắn rít trong đầm. Không khéo sẽ bị rắn rít cắn chết.

Bất kể thành công hay thất bại, TT Trump sẽ đi vào lịch sử như một tổng thống để lại dấu ấn quan trọng nhất, hay nói theo Mỹ, the most consequential president.

https://diendantraichieu.blogspot.com/2019/06/bai-78-vien-kien-cua-tt-trump.html

 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed
free counters

un compteur pour votre site