lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Có Ai còn nhớ Huy hiệu Quân Đội Quốc Gia Việt Nam và Huy hiệu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (*)

http://www.truclamyentu.info/the-environmental-activist/quan-su-viet-nam_huy-hieu-quan-luc-viet-nam-cong-hoa.html

Minh Nguyên- Nguyễn Bá Nghiệp 10/2013 

quân sử Việt Nam, chim phượng hoàng, huy hiệu quân lực việt nam cộng hòa

Chim Phượng Hoàng, một trong tứ-linh (Long-Lân-Quy-Phượng).  

Lời mở đầu

Năm 1947 anh em chúng tôi theo thân phụ lên Nam Vang (Phnom Penh) để học vì khi ở với ông bà nội ở Làng Lai Hòa thuộc tỉnh Bạc Liêu thì chỉ được học những gì do ông nội dạy tại nhà. Thân phụ chúng tôi làm việc cho hãng S.I.D.I.T của Pháp chuyên về xây dựng những công trình lớn như rạp chiếu bóng Eden, Casino v.v… Ngoài ra, ông cũng đặc biệt lo việc trang trí cho các cung điện của vua Cao Miên lúc bây giờ là vua Norodom Sihanouk và sau đó là vua Norodom Suramarit. Vì có sự bảo đảm của Mẹ Bề Trên thuộc dòng tu Providence (Dòng Chúa Quan Phòng), nên thân phụ chúng tôi mới được phụ trách công việc nầy. Không còn mẹ và sống với cha nơi xứ người nên sau giờ học anh em tôi thường được theo thân phụ vào đền vua để ông không phải lo lắng. Tại đây, anh em chúng tôi đã chóa mắt với những đền đài của bậc vua chúa, ngai vàng sơn son thiếp vàng, những bộ long bào màu sắc rực rỡ và những huân chương huy hiệu của các vì vua trước được trưng bày. Trong khi sống ở Nam Vang tôi cũng gia nhập đoàn Hướng Đạo Pháp (Scout de France) mà phần lớn đoàn sinh là con em của các công chức Pháp nên được Tòa Giám Mục và Dinh Ông Bảo (Dinh Bảo Hộ/Palais du Protectorat) tại Nam Vang bảo trợ. Đoàn Hướng Đạo của chúng tôi thường hay nhóm họp tại Tòa Giám Mục và Dinh Ông Bảo, nơi mà có nhiều cổ vật được được trưng bày. Tôi đã bỏ nhiều thời gian để ngắm nghía các cổ vật được trưng bài tại những nơi nầy. Vẻ mỹ thuật của những cổ vật, huy hiệu và huân chương với sự chạm trổ công phu và chi tiết đã đưa đến sự đam mê tìm hiểu về cổ vật của tôi từ đó. Những sự kiện thời niên thiếu đã ít nhiều ảnh hưởng đến việc sưu tầm về nguồn gốc và lịch sử của các huy chương huy hiệu của tôi sau nầy. Khi thân phụ chúng tôi bước thêm một bước nữa để có người lo cho anh em chúng tôi thì gia đình chuyển đến vùng Ô Bà Xây (O Sray), nơi có Thánh Thất Cao Đài. Có nhiều lần tôi và người bạn cùng lớp là Nguyễn Duy Đức đến gặp ông làm vườn để chuyện trò vì ông rất vui vẻ và chỉ dẫn nhiều chuyện lý thú về ý nghĩa và triết lý nhân sinh của đạo Cao Đài. Sau nầy khi cả hai chúng tôi về lại Việt Nam mới biết người làm vườn đó là Đức Ngài Hộ Pháp Phạm Công Tắc.

Một thời gian sau khi định cư tại Úc và ổn định cuộc sống, tôi ghi danh vào ngành Graphic Design và ra trường vào năm 1988. Kiến thức học được về ngành Graphic Design ở trường đã giúp tôi rất nhiều trong việc sưu tập và nghiên cứu về kỹ thuật và ý nghĩa của Huy Hiệu và Huy Chương Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Sau một thời gian nghiên cứu, tôi đã khám phá rằng, chim Phượng trong huy hiệu và Huy Chương của QLVNCH qua thời gian đã bị “biến thể” không còn là con chim Phượng như lúc ban đầu nữa. Như tôi đã biết là “Khi lấy một hình vật để tạo thành một biểu tượng cho một quốc gia hay quân đội thì biểu tượng đó trở thành linh vật được nhân cách hóa và không còn là hình ảnh con vật bình thường nữa”. Do đó, trường hợp chim Phượng của QLVNCH bị “biến thể” như hiện nay là một sai lầm có hại cho thế hệ con cháu của chúng ta sau nầy khi cần truy cứu lịch sử. Bài viết nầy, tôi xin trình bày về nguồn gốc là lịch sử của những huy hiệu của QLVNCH và hy vọng mỗi người trong chúng ta cần phải làm gì đó cho chim Phượng trở lại hình dáng thuở ban đầu.

Huy Hiệu Quân Đội qua các Thời Kỳ

Sau khi Pháp trở lại Đông Dương lần thứ hai, quân đội Việt Nam trong nhóm thân Pháp được giúp đỡ để lập thành những đơn vị rõ rệt có tổ chức do Pháp chỉ huy. Riêng phụ lực quân các đảng phái tạo dựng ra được trang bị vũ khí để thành lập những đơn vị tác chiến được gọi là Phụ Lực Quân. Ngày 1 tháng 10 năm 1946, Vệ Binh Cộng Hòa Nam Kỳ được chính thức thành lập (garde auxiliaire provincial), kế đó Vệ Binh của các miền khác cũng được thành lập nhưng mỗi miền có sắc thái riêng biệt. Một số Vệ Binh như Phụ Lực Quân Giáo phái Cao Đài, Phụ Lực Quân Giáo phái Hòa Hảo v.v… (Quân Sử 4, trang 261) sau khi về hợp tác với Quân Đội Quốc Gia vẫn còn mang theo phù hiệu riêng và được sử dụng một thời gian.

Tình cờ tôi tìm được một quyển sách có tên là Les Insignes de l’Armée Vietnamienne do nhà xuất bản L’Association Symboles et Tradition xuất bản vào năm 1986 tại Pháp. Cuốn sách nầy ghi rõ những huy hiệu nào trong quân đội Pháp cũng như những huy hiệu trong thời gian chuyển tiếp sang quân đội Quốc Gia Việt Nam. Cuốn sách nầy có nhiều chi tiết rất tốt cho những người thích sưu khảo huy hiệu thời chiến tranh Đông Dương và được Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh cựu Tổng Tham Mưu Trưởng của QLVNCH viết lời giới thiệu. Trang 159 có đề cập về Bảo Chính Đoàn là thành phần quân đội Việt Nam được thành lập vào đầu thập niên 50 cùa thế kỷ trước tại Trung Việt. Bảo Chính Đoàn do các chữ Bảo Vệ - Chính Nghĩa – Đoàn Kết mà ra với quân số tính đến tháng 6 năm 1953 lên đến 18 ngàn quân. Bảo Chính Đoàn có huy hiệu riêng với hình chim Phượng. Hình số 1 dưới đây là huy hiệu để dùng để gắn trên nón cho các cấp chỉ huy. Huy hiệu nầy có hình chim Phượng Hoàng với đôi cánh dang rộng (Phénix aux ailes déployées). Theo sự suy đoán là khi vẽ huy hiệu cho Bảo Chính Đoàn, người họa sĩ rất am tường về loài chim huyền sử Phượng Hoàng và đã vẽ theo đúng về hình dáng cũng như các biểu tượng về đức hạnh, sự duyên dáng và thanh nhã của loài chim trong truyền thuyết nầy. Thượng Sĩ Nhất Nguyễn Văn Sinh, người mà tôi làm việc chung vào năm 1963, có kiến thức rất rộng về kỹ thuật thiết kế và vẽ các huy hiệu cho quân đội Pháp và Việt Nam. Thượng Sĩ Nhất Nguyễn Văn Sinh cũng là một chuyên viên vẽ hải đồ biển và sông ngòi cho Sở Hàng Hà.

Cũng nên nhớ rằng các triều đại từ Nhà Lý cho đến cuối cùng là Nhà Nguyễn thì tất cả các Chiếu chỉ sắc phong của Vua đều có hai mặt được vẽ bằng tay rất công phu. Mặt trước để viết lệnh của Vua và sau đó được đóng dấu ấn mầu đỏ. Mặt sau có hình ảnh Long – Lân – Qui – Phượng.

Chim Phượng hay Phượng Hoàng

Trong thời kỳ nhà Hán (khoảng 2,200 năm trước), phượng hoàng được coi như là một biểu tượng của hướng nam và được thể hiện dưới dạng con trống (phượng, 鳳) và con mái (hoàng, 凰). Phượng, hay Phượng HoàngPhụng, là một trong 4 tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam và một số nước Á Đông khác. Phượng có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công... Các bộ phận của chim Phượng đều có ý nghĩa của nó: đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho Mặt TrờiMặt Trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh túlông là cây cỏ, chân là đất. Như vậy hình dáng tổng hợp của chim Phượng tượng trưng cho cả bầu trời. Khi chim Phượng bay hoặc múa (phượng vũ) là nói đến cho sự hoạt động của vũ trụ. Lông của nó biểu tượng cho màu sắc của Ngũ Hành: Đen, Trắng, Đỏ, Xanh và Vàng.

Ngoài ra, người ta còn tả chim phượng hoàng với các đặc điểm tổng hợp của các loài thú như sau: đầu gà, hàm én, cổ rắn, lưng rùa, đuôi cá, với 5 màu và cao 6 thước. Vì thế Phượng là hình tượng của thánh nhân, của sự hoàn thiện. Nếu Rồng có yếu tố dương, tượng trưng cho vua chúa thì Phượng Hoàng lại có yếu tố âm nên tượng trưng cho hoàng hậu và người đàn bà đẹp. Theo truyền thuyết thì Phượng Hoàng xuất hiện trong thời bình và thịnh vượng.

Với ý nghĩa đó cho nên Bộ Tổng Tham Mưu khi được thành lập vào ngày 1 tháng 5 năm 1952 đã chọn ngay huy hiệu trên nón casquette và con dấu của Bộ Tổng Tham Mưu có hình con chim Phượng. Sau đó thêm phần trên đầu con chim Phương hai con Rồng chầu một Quả Châu. Dưới con Phượng Hoàng có giòng chữ Quân Đội Quốc Gia và sau đó thay chữ DANH DỰ-QUỐC GIA-TRÁCH NHIỆM. Cùng thời gian trên, Ban Không Quân cũng chọn huy hiệu có hình con chim Phượng và trong quyển nghiên cứu huy hiệu Pháp còn gọi con chim Phượng Hoàng (l’oiseau mythique aux ailes déployées) được trình ở hình số 2A và hình số 2B. Huy hiệu 2A trên nón bêret thì chim Phượng vươn cánh, hai chân xòe thẳng nắm chặc hai nhành lá, một vòng tròn chạy viền xung quanh chim Phượng và hai chữ VN ở giữa ngực. Huy hiệu 2B chim Phượng lớn hơn và rõ nét hơn, hai chân xòe thẳng và nắm chặc hai nhành olive (hay nhành lúa), trên ngực có hai chữ VN và không có vòng tròn viền chung quang chim Phượng. Huy hiệu nầy thấy rõ trong các hình ảnh các sĩ quan Không quân đội casquette trong quyển Flying Dragon – The South Vietnamese Air Force của Robert C Mikesh. Đầu và mỏ chim Phượng lúc nào cũng hướng về phía vai phải của mình.

Huy hiệu Lục Quân thời Quốc Trưởng Bảo Đại đã có hình chim Phượng nhưng đôi cánh lại rũ xuống chớ không như sau nầy là đôi cánh dang rộng lên cao hơn đầu đôi chút và được đặt nằm trên cái khiên, hai chân xòe thẳng và nắm chặc hai thanh gươm, mũi gươm nhấc cao song song hai bên cánh, trên ngực có môt cái khiên nhỏ màu vàng có ba sọc đỏ nằm chéo từ trái sang phải. Bên ngoài trên đầu chim Phượng là hai con Rồng chầu một quả châu, phần dưới cùng có một hàng chữ QUỐC-GIA VIỆT NAM. Huy hiệu nầy được nhà sản xuất Drago bên Pháp đúc rất đẹp. Huy hiệu được mạ vàng cho cấp sĩ quan và mạ bạc cho cấp binh sĩ và hạ sĩ quan. Cho đến khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hoà thì huy hiệu bỏ hàng chữ QUỐC-GIA VIỆT NAM và thay thế hàng chữ VIỆT NAM CỘNG-HÒA (1954-1963) và chỉ được sản xuất tại Việt Nam nên phẩm chất và đường nét không sắc sảo bằng nhà sản xuất Drago bên Pháp.

Vào khoảng tháng 3 năm 1963, Tổng thống Ngô Đình Diệm lại thay đổi huy hiệu Hải, Lục và Không Quân cho gần giống nhau dưới hình thức một cái khiên có khóm trúc (có ý nói Tiết Trực Tâm Hư) một thanh gươm xuyên qua cái khiên từ dưới lên trên (có người nói vì thanh gươm nầy mà nền Đệ nhất Cộng Hòa chấm dứt sớm) hai bên là hai ngọn lửa. Huy hiệu Không Quân thêm hai cánh cạnh hai ngọn lửa. Huy hiệu Hải Quân thì lấy mỏ neo thay thế thanh gươm. Tháng 10 năm 1963 tôi được đi du học tại Hoa Kỳ với huy hiệu mới nầy trên casquette, vì huy hiệu đẹp nên bị lấy mất.

Sau ngày đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963, Đại Tướng Dương Văn Minh lên làm Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng liền bỏ các huy hiệu của Hải, Lục và Không Quân dưới thời Tổng Thống Ngô Dình Diệm và sử dụng lại huy hiệu cũ trước kia. Đến năm 1965 sau khi được bầu làm Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc lệnh vào ngày 2 tháng 11 năm 1965 về việc “Huy Chương Ân Thưởng trong QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG-HÒA” thì mới có huy hiệu con chim Phượng với hàng chữ DANH DỰ - TỔ QUỐC - TRÁCH NHIỆM. Huy hiệu nầy được sử dụng cho đến ngày cuối cùng của VNCH vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cùng thời gian nầy có một số thay đổi về cấp hiệu từ binh sĩ, hạ sĩ quan và sĩ quan cũng theo đó mà thay đổi luôn. Trước kia, cấp hiệu Trung Sĩ Hiến Binh có hai chữ V mầu bạc, sau nầy chỉ còn một V mà thôi. Hạ sĩ quan Hải Quân từ Trung sĩ đến Thượng sĩ cũng mất huy hiệu Alfa v.v...

Sở dĩ tôi biết được nhiều chi tiết về các huy hiệu của QLVNCH một phần là kinh nghiệm vì đã trãi qua trong thời gian trong quân ngũ, một phần là may mắn có được hai quyển sách cần thiết cho việc sưu tầm đó là quyển Huy Chương Ân Thưởng Trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 1965 và quyển Huấn Lệnh Điều Hành Căn Bản 1968 - 1971 thuộc Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Một sự may mắn nữa là khi xem qua chồng sách cũ KBC Hải Ngoại số 34 tháng 10 năm 2004 có đoạn viết liên quan đến Huy Chương/Huy Hiệu của QLVNCH. Tôi cũng xin trích phần 3 của ông Hồ Đắc Huân viết như sau:

“…mới đây tác già có cơ duyên được tiếp chuyện với Đại tá Trần Ngọc Thống, cựu SVSQ Khóa 1 Nam Định, nguyên Trưởng Phòng Tổng Quản Trị/TTM/QLVNCH, là một trong những người góp công đáng kể trong việc hình thành những Huy chương của QLVNCH….

Nhằm tưởng thưởng các quân nhân đạt được những thành tích vẻ vang hoặc biểu lộ sự dũng cãm phi thường trong các công tác đặc biệt, Quân Đội đã thiết lập các loại huy chương để khuyến khích các quân nhân hữu công. Mặc dù huy chương không phải là mục đích tối hậu của cả công tác, nhưng phần nào nói lên sự ưu ái và khích lệ tinh thần quân nhân các cấp của Quân Đội có công thì thưởng…

Do đó khối Huy Chương thoát thai từ Phòng Chưởng Pháp Bộ Tổng Tư Lệnh từ năm 1960. Đến ngày 01-04-1966 Phòng nầy được giải tán và thành lập Ban Huy Chương nằm trong khối Nhân Sự Vụ thuộc Phòng Tổng Quản Trị-Bộ Tổng Tham Mưu. Sau đó Ban Huy Chương được nâng thành Khối Huy Chương kể từ ngày 01-11-1970…

Vào cuối năm 1958, nhằm nâng cao kiến thức sĩ quan Quản Trị Nhân viên QLVNCH, Bộ Quốc Phòng (hình số 8) và Bộ Tổng Tham Mưu đã đề cử ba sĩ quan: Đại Úy Trần Ngọc Thống, Đại Úy Trần Văn Vân và Đại Úy Bùi văn Tài sang Hoa Kỳ theo học khóa Quản Trị Nhân Viên tại Trường Tổng Quản Trị Hoa Kỳ (The Adjutant General School) tại Fort Harrison thuộc thành phố Idianapolis thuộc Tiểu bang Idiana.

Chương trình kéo dài 5 tháng với các môn học : Quản Trị Nhân Viên, Điện Toán, Quân Bưu, Thăng Thưởng và Huy Chương v.v….Hôm khai giảng khóa học mọi người đều mặc quân phục chỉnh tề, mang đầy đủ huy chương. Về quân phục mỗi nước có những đặc điễm nỗi bật khác nhau. Riêng về huy chương, Sĩ quan Hoa Kỳ và Đồng Minh người nào cũng đeo từ 5 đến 7 huy chương trở lên, mặc dù trong đó có những sĩ quan mang cấp bậc kém hơn ba sĩ quan Việt Nam. Đại Úy Thống và Đại Úy Vân mỗi người chỉ có một Anh dũng Bội tinh được ân thưởng khi còn phục vụ trong đơn vị tác chiến.

Giai đoạn nầy QLVNCH mới sáng lập và ban hành 5 loại huy chương gồm có: Bảo Quốc Huân Chương (15-08-1959). Quân Công Bội Tinh (15-08-1959). Anh Dũng Bội Tinh (15-08-1950), Chiến Thương Bội Tinh (06-01-1953). Danh Dự Bội Tinh (06-01-1953). Giây Biểu Chương (20-01-1953).

Khi về nước, trong cương vị đều hành về Quản Trị Nhân Viên Đại Úy Thống, Đại Úy Vân, Đại Úy Tài cùng các sĩ quan theo học các khóa QTNV sau đó đã đem việc tìm hiểu, học hỏi về huy chương nước ngoài để đề nghị lên cấp trên lập thêm một số huy chương chiến đấu và công vụ nhưng gặp trở ngại vì khi đó có hai Phòng Huy Chương khác nhau. Một Phòng Huy Chương ở Nha Đổng Lý Bộ Quốc Phòng và một Ban Huy Chương của Phòng Chưởng Pháp thuộc Văn Phòng Tổng Tham Mưu Trưởng.

Mãi đến năm 1963, các Phòng Ban Huy Chương trên được chuyễn về Phòng TQT, Bộ TTM để thống nhất lại thành một Ban Huy Chương dặt thuộc khối Nhân Sự Vụ Phòng TQT. Từ đóPhòng TQT mới tiến hành sưu tầm, nghiên cứu, liên lạc với các Sĩ Quan Tùy Viên Quân sự các nước Đồng Minh như Hoa Kỳ, Pháp, Đại Hàn, Đài Loan v.v. để xin mẫu huy chương của quân đội nước họ dùng vào việc nghiên cứu cho khỏi trùng đụng. Sau đó Phòng TQT lập ra một Ban gồm 5 người thuộc Khối Nghiên Huấn, Khối Nhân Sự Vụ. Họa sĩ Nguyễn Văn Đường thuộc Trung Tâm Ấn Loát, Ấn Phẫm và Kiến Trúc sư Ngô Viết Thụ góp công sức vào việc sưu tầm và vẽ mẫu mã huy chương cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Ban nầy họp nghiên cứu, bàn luận xong một số huy chương trình lên thượng cấp. Khi được chấp thuận, phải nhờ các nhà sản xuất huy chương như An Thành, Phước Hùng v,v, thực hiện đúng mẫu vẽ. Sau đó có một Hội Đồng gồm Phòng TQT, Phòng 1, Phòng 5, các Đại diện Quân, Binh chủng liên hệ chọn sửa, sau cùng trình lại thượng cấp. Sau khi được chấp thuận sẽ chuyển sang Cục Mãi Dịch, Cục Quân Nhu xin ngân khoản, đấu thầu và giao thực hiện. Sau đó Phòng TQT chiếu nhu cầu phân phát huy chương đến các đơn vị thụ hưởng.

Cũng cần biết thêm, qua một thời gian dài Phòng TQT/Bộ TTM phối hợp với các đơn vị liên hệ đề thực hiện được 54 loại huy chương (cả Quân đội lẫn Dân sự) để tường thưởng cho các quân nhân các cấp thuộc mọi Quân Binh chủng QLVNCH có công trong chiến đấu, tham mưu, kỹ thuật, huấn luyện và tiếp vận v.v. để nâng cao tinh thần phục vụ. Ngoài việc thực hiện huy chương Phòng TQT còn hợp lực với một số cơ quan trong Quân Đội thực hiện các mẫu về quân phục, cấp hiệu, giây biểu chương, cùng các mẫu con dấu của các đơn vị trong QLVNCH.”

quân sử, quân sự Việt Nam, huy hiệu quân đội quốc gia Việt Nam Cộng Hòa

quân sử, quân sự Việt Nam, huy hiệu quân đội quốc gia Việt Nam Cộng Hòa

QUÂN ĐỘI QUỐC GIA

quân sử, quân sự Việt Nam, DANH DỰ - QUỐC GIA – TRÁCH NHIỆM, huy hiệu quân đội quốc gia Việt Nam Cộng Hòa

DANH DỰ - QUỐC GIA – TRÁCH NHIỆM

quân sử, quân sự Việt Nam, Etat major general des forces armees Vietnamiennes, huy hiệu quân đội quốc gia Việt Nam Cộng Hòa

Hình số 1: Huy hiệu đầu tiên của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam

quân sử, quân sự Việt Nam, huy hiệu quân đội quốc gia Việt Nam Cộng Hòa

Hình số 2A

quân sử, quân sự Việt Nam, huy hiệu quân đội quốc gia Việt Nam Cộng Hòa

Hình số 2B

quân sử, quân sự Việt Nam, huy hiệu quân đội quốc gia Việt Nam Cộng Hòa

QUỐC GIA VIỆT NAM

Hình số 3 A

quân sử, quân sự Việt Nam, huy hiệu quân đội quốc gia Việt Nam Cộng Hòa

VIỆT NAM CỘNG HÒA

Hình số 3 B

quân sử, quân sự Việt Nam, huy hiệu quân đội quốc gia Việt Nam Cộng Hòa

quân sử, quân sự Việt Nam, huy hiệu quân đội quốc gia Việt Nam Cộng Hòa

Hình số 5 B

quân sử, quân sự Việt Nam, huy hiệu quân đội quốc gia Việt Nam Cộng Hòa

Hình số 5 C

quân sử, quân sự Việt Nam, huy hiệu quân đội quốc gia Việt Nam Cộng Hòa

quân sử, quân sự Việt Nam, huy hiệu quân đội quốc gia Việt Nam Cộng Hòa

Hình số 6: Huy hiệu mũ Không Quân

quân sử, quân sự Việt Nam, huy hiệu quân đội quốc gia Việt Nam Cộng Hòa

Hình số 7: Huy hiệu QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

quân sử, quân sự Việt Nam, Ngày ban hành hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa với huy hiệu quân lực Việt Nam Cộng Hòa

Ngày ban hành Hiến Pháp Đệ Nhị Cộng Hòa với Huy hiệu Quân Lực VNCH

quân sử, quân sự Việt Nam, Ngày ban hành hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa với huy hiệu quân lực Việt Nam Cộng Hòa

quân sử, quân sự Việt Nam, huy hiệu quân đội quốc gia Việt Nam Cộng Hòa

Trích trong Huy Chương Ân Thưởng Trong Quân Lực Việt Nam Cọng Hòa – BTTM.

quân sử, quân sự Việt Nam, casquettes, huy hiệu quân đội quốc gia Việt Nam Cộng Hòa

Bộ Quốc Phòng, Trường Cao Đẳng Quốc Phòng

quân sử, quân sự Việt Nam, casquettes, huy hiệu quân đội quốc gia Việt Nam Cộng Hòa

quân sử, quân sự Việt Nam, huy hiệu quân đội quốc gia Việt Nam Cộng Hòa

Trích trong Niên Giám Sĩ Quan Chủ Lực Quân 1968 – BTTM.

quân sử, quân sự Việt Nam, huy hiệu quân đội quốc gia Việt Nam Cộng Hòa

Trích trong Niên Giám Sĩ Quan Chủ Lực Quân 1968 – BTTM.

quân sử, quân sự Việt Nam, huy hiệu quân đội quốc gia Việt Nam Cộng Hòa

Trích trong Niên Giám Sĩ Quan Chủ Lực Quân 1968 - BTTM.

quân sử, quân sự Việt Nam, tổ quốc danh dự trách nhiệm, huy hiệu quân đội quốc gia Việt Nam Cộng Hòa

Một vài hình ảnh trước và sau khi chim Phượng Hoàng bị biến thể thành Ó … cổ ngắn lại…chân cong …mất chiều cao…cánh mọc nhiều lông dài…

quân sử, quân sự Việt Nam, huy hiệu quân đội quốc gia Việt Nam Cộng Hòa

Xác Định Huy Hiệu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Sau 30 tháng 4 năm 1975 khi di tản ra nước ngoài, các cựu quân nhân lần lần gặp lại nhau và thành lập các hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tại Úc châu, khắp các tiểu bang các hội Cựu Quân Nhân Việt Nam tổ chức các lần gặp mặt và diễn hành cùng với các cựu quân nhân Úc trong các ngày lễ ANZAC và Ngày Chiến Thắng Long Tân...Tại Melbourne vào đầu thập niên 80, người viết được thấy tại nhà một chiến hữu Việt Nam có một huy hiệu QLVNCH hình con chim với đầu con Ó, do thân phụ của chiến hữu nầy khắc trên gỗ rất đẹp. Lúc đó ai cũng khen là tuyệt hảo. Về sau mẫu chim Ó nầy còn được khắc trên các tượng đài tại Úc châu. Kế đến là một huy hiệu khác cũng hình con chim Ó được các Hội Cựu Quân Nhân sử dụng như Logo Tổng Hội Cựu Quân Nhân Úc Châu. Ngoài ra còn có vị tìm ra được trên internet những hình chim Phượng được vẽ theo ý riêng của những họa sĩ trẻ (nhưng có lòng) nên có nhiều chi tiết không đúng như trong quyển Huấn Thị Điều Hành Căn Bản của Bộ Tổng Tham Mưu của Quân Lực VNCH nữa…

Từ con chim Phượng biến thành con chim Ó trong các huy hiệu của QLVNCH là một sự nhầm lẫn đáng tiếc. Mới nhìn thoáng qua, nếu không có kinh nghiệm khó mà ai phân biệt được chim Ó hoặc chim Phượng. Hơn nữa, ra xứ người, vì không có được tài liệu tham khảo nên chúng ta không tránh được những sai lầm, những dữ liệu thường thường được thu thập qua mạng lưới thông tin toàn cầu Internet. Rất tiếc cái gì trên Internet không có nghĩa là hoàn toàn ĐÚNG. Xin nêu một ví dụ là trên Internet có cho những huy hiệu cấp bậc từ Binh Nhì đến cấp Tướng. Khi quan sát kỹ càng cấp bậc Hạ Sĩ Quan từ Trung Sĩ đến Thượng Sĩ Nhất của các Binh Chủng Hải, Lục và Không Quân đều không đúng như trong bản CẤP HIỆU của Bộ Tổng Tham Mưu. Thật tình mà nói tôi không có khả năng thuyết phục bằng bằng biện luận, nhưng tôi chỉ hy vọng với các bằng chứng cần thiết nêu trong bài viết nầy quý vị đọc giả thấy được và có thể đồng ý với tôi với những điểm như sau:

1- Đây là một bài nghiên cứu viết về đề tài Quân Lực VNCH và mất một thời gian khá dài để sưu tầm các nguồn tài liệu chính xác và đáng tin cậy không ngoài mục đích là đóng góp vào việc bảo tồn truyền thống Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho thế hệ hiện tại cũng như mai sau. Thêm vào đó là để tạo điều kiện cho con cháu chúng ta có thể am hiểu về Tổ Quốc Việt Nam cũng như sự tổ chức của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Vì tính cách lịch sử, chúng ta KHÔNG NÊN THAY ĐỔI những gì đã có trong quyển Huấn Thị Điều Hành Căn Bản của BTTM/QLVNCH.

2- Huy hiệu tượng trưng cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hỏa là chim Phượng Hoàng với đôi cánh rộng, hai chân nắm chặt hai thanh gươm, nền (background) màu VÀNG (không có nhành lúa) phía trên đầu chim Phượng có hàng chữ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA mầu ĐỎ. Phần dưới chân chim Phượng có hàng chữ DANH DỰ - TỔ QUỐC – TRÁCH NHIỆM (hình số 7)

3- Huy hiệu tượng trưng cho Quân Chủng Lục Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là chim Phượng Hoàng có đôi cánh dang rộng, hai chân nắm chặt hai thanh gươm, nền (background) màu ĐỎ (không có nhành lúa và không có hàng chữ ở phần dưới chân) phía trên đầu chim Phượng có hàng chữ LỤC QUÂN VIỆT NAM mầu VÀNG.

4- Mũ Lục Quân có gắn huy hiệu chim Phượng Hoàng đôi cánh dang rộng đưa lên ngang đầu, hai chân nắm hai thanh kiếm, cạnh chân chim hai nhành lúa bọc thẳng lên khỏi đầu. Dưới chân có giòng chữ DANH DỰ - TỔ QUỐC – TRÁCH NHIỆM.

Ghi chú:

1- Huy hiệu cho sĩ quan cấp Úy, cấp Tá và cấp Tướng được mạ vàng.
2- Huy hiệu cho cấp Tướng có thêm một ngôi sao vàng trên đỉnh đầu Chim Phượng.
3- Huy hiệu cho cấp Binh sĩ và Hạ sĩ quan, chim Phượng được mạ bạc.
4- Xin xem lại trang: Quân Kỳ QLVNCH Quân Chủng
5- Huy Hiệu Mũ Lục Quân và Địa Phương Quân.
6- Các loại mũ Lục Quân.

Thưa quý vị thức giả, người viết xin cám ơn quý vị đã đọc hết bài tham khảo khô khan nầy và không có ý làm phiền lòng quý vị có những quan điểm dị biệt. Nếu quý vị còn thấy thích thú xin đọc tiếp những loạt bài sưu khảo “Có Ai Còn Nhớ” cùng một tác giả. Kính Chào.

Tài liệu tham khảo:

1- Association des Amis du Vieux Huế - L.Cadière 1914 - 1919
2- Quân Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 1972
3- Huy Chương Ân Thưởng Trong QLVNCH 1968
4- Huấn Lệnh Diều Hành Căn Bản (P3/BTTM/QLVNCH) 1971
5- KBC Hải Ngoại 2004
6- Histoire de l’Indochine. Henry Veyrier. France
7- Vietnam Insignia – Collectors Newsletter. Cecil B.Smyth Jr.
8- L’Association Symboles & Traditions. Paris France
9- Tất cả hình ảnh được chụp lại trong bộ sưu tập của Nguyễn Bá Nghiệp.

(*) Trích Tự-điển danh-nhân Việt-Nam do Thư-viện sử-học Việt-Nam (The Vietnamese Historical Library) phát hành năm 2018.


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site