lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Vietnam Sea - Southeast Asia Sea - Biển Đông của Việt-Nam Cộng-Hòa - Southeast Asia Sea belong to the Républic of Vietnam

Cựu Thống Đốc California George Deukmejian, và cũng là ân nhân Cộng Đồng Người Việt Tỵ nạn cộng sản qua đời

http://www.truclamyentu.info/the-environmental-activist/cuu-td-cali-george-deukmejian-an-nhan-nguoi-viet-vua-qua-doi.html

Thành kính phân ưu Thống Đốc California George Deukmejian

Thành kính phân ưu Thống Đốc California George Deukmejian

***

Former Thống Đốc California George Deukmejian

Former Thống Đốc California George Deukmejian

Vào năm 2013, Cố Thống Đốc George Deukmejian gởi thư chúc mừng Cộng Đồng kỷ niệm 25 Năm "Little Saigon"

Ông Chánh Biện Lý Quận Cam Tony Rackauckas ca ngợi và vinh danh sự lãnh đạo của Cố Thống Đốc California George Deukmejian trong việc mạnh mẽ chủ trương bảo vệ an toàn cho dân chúng, và thẳng tay bỏ tù những kẻ xử dụng súng ống bừa bãi.

orange county, california

Ngo Ky, little Saigon, california

Kính thưa Quý Đồng Hương va Các Bạn Facebookers,

Tôi xin thông báo cùng quý vị tin buồn là Cựu Thống Đốc California, ông George Deukmejian, đã qua đời ở tuổi 89, theo gia đình ông xác nhận hôm thứ Ba ngày 8 tháng 5 năm 2018. Ông Deukmejian, thuộc đảng Cộng Hòa, là thống đốc thứ 35 của California, làm việc từ năm 1983 tới 1991. Cựu chánh văn phòng Steve Merksamer nói, ông Deukmejian qua đời vì nguyên nhân tự nhiên. Giới chính trị tại California đã bắt đầu viết các lời chia buồn trên mạng xã hội. Cựu Thống Đốc Gray Davis viết trên Twitter: “Tôi rất buồn khi nghe tin về sự ra đi của ông Deukmejian. Ông đã phục vụ tiểu bang với danh dự và tài năng xuất chúng.”

Ông Chánh Biện Lý Quận Cam Tony Rackauckas đã ca ngợi "Ông George Deukmejian từng làm Bộ Trưởng tư Pháp California và Thống Đốc California là ngưới mạnh mẽ chủ trương bảo vệ an toàn cho dân chúng, và triệt để bỏ tù những kẻ xử dụng súng ống bừa bãi."

Ông Duekmejian là người khá bảo thủ, ủng hộ áp dụng chính sách luật pháp nghiêm khắc và chi tiêu ngân sách rất cẩn thận. Ông đã làm việc gần 3 thập niên tại Sacramento. Ngoài chức vụ thống đốc, ông Duekmejian còn từng là bộ trưởng tư pháp tiểu bang và từng được bầu vào quốc hội California. Sau khi kết thúc nhiệm kỳ thống đốc, ông Duekmejian tiếp tục hoạt động trong cộng đồng, chủ yếu ở gần nhà ông ở Long Beach. Ông Duekmejian đã kết hôn hơn 60 năm với người vợ là bà Gloria May. Hai vợ chồng có 2 con gái và 1 con trai.

Riêng đối với cộng đồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản, ông George Deukmejian đã dành rất nhiều cảm tình và quan tâm đến cộng đồng, mà bằng chứng điển hình là cách đây 30 năm, vào ngày 17 tháng 6 năm 1988, ông đã đích thân đến thương xá Phước Lộc Thọ, thành phố Westminster, Nam California để chính thức tuyên bố công nhận danh xưng “Little Saigon,” và cắt băng khánh thành cái bảng chỉ dẫn “Little Saigon Next Exit” đầu tiên trong tổng số 13 cái bảng được Bộ Công Chánh California (Caltrans) dựng ở các xa lộ 405 và 22 dẫn vào các đường Magnolia và Brookhurst., để rồi từ đây các thành phố có đông đảo cư dân người Việt sinh sống cùng gầy dựng các khu vực thương mại với danh xưng “Little Saigon.”

Cũng cách đây 30 năm, là thành viên cao cấp đảng Cộng Hòa, và với tư cách Đại Biểu Tổng Thống George Bush vào thời 1988, tôi đã có nhiều cơ hội tiếp xúc và làm việc gần gũi với ông Thống Đốc George Deukmejian, đặc biệt tôi và bạn trẻ Trần Thái Văn đã đứng ra phụ trách việc tổ chức buổi Lễ Tuyên Bố Công Nhận Danh Xưng "Little Saigon" do ông Thống Đốc George Deukmejian từ thủ phủ Sacramento về thành phố Westmister chủ tọa buổi lễ vô cùng ý nghĩa và quan trọng đối với tập thể người Việt Nam chống cộng tại hải ngoại.

Mong rằng quý vị góp lời cầu nguyện cho vong linh ông Cựu Thống Đốc George Deukmejian sớm về Cõi Vĩnh Hằng.

Nhân dịp này tôi có đính kèm một số hình ảnh của ông Cựu Thống Đốc George Deukmejian chủ tọa buổi Lễ Tuyên Bố Công Nhận Danh Xưng "Little Saigon" như là một kỷ niệm, cùng kèm theo bài viết và một số tài liệu liên quan đến buổi lễ cùng tiểu sử thành lập "Little Saigon" để quý vị tham khảo nếu cần.

Trân trọng,

Ngô Kỷ
ngokycali@gmail..com
Facebook: Ngô Kỷ https://www...facebook.com/profile.php?id=100024482302908
Cell: (714) 404-7022
PO..BOX 836, Garden Grove, Ca 92842

Xin bấm Link xem và nghe nhạc phẩm "Little Saigon"

Little Saigon ngày 11 tháng 5 năm 2018

Lịch sử thành lập "Little Saigon" với những “thâm cung bí sử” chưa ai hề biết.

Ngo Ky, Paris, little Saigon

Một góc “Paris” trong Little Saigon

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Người ta thường nói “Tuổi già thích sống với kỷ niệm,” và theo tâm lý thì người cao niên thích sống với ký ức và hoài niệm của mình, mà gần đây thì tôi cảm thấy thích viết về kỷ niệm, một dấu hiệu tôi hết còn trẻ nữa rồi.

Như từng trình bày, tôi có cái tật xấu là làm gì, nói gì, viết gì là phải có bằng chứng, phải “nói có sách mách có chứng,” phải có ngọn nguồn, gốc gác, cho nên tôi luôn trưng dẫn những bằng cớ liên quan đến những gì tôi nói hay trình bày, vì tôi không thích bị mang tiếng “nổ sảng” hay “nói bựa...” Nội dung bài viết thường được tôi trình bày dưới hình thức một tập tài liệu với sự nghiêm túc, cẩn trọng, có trách nhiệm, lớp lang, khoa học để giúp những ai có tâm ý muốn tìm tòi, tham khảo mà thôi, chứ còn người nào chỉ muốn đọc như kiểu “mì ăn liền” thì xin “Delete” ngay tại đây, vì bài viết tôi không thích hợp.

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Đạo lý dân tộc Việt Nam là “uống nước nhớ nguồn,” “ăn quả nhớ kẻ trồng cây,” do đó hễ lúc nào mà tôi nhớ đến vị ân nhân nào từng có lòng với đất nước và cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại là tôi viết ra, để bày tỏ lòng tri ân họ, và cũng để giúp cho cộng đồng biết đến ơn nghĩa của người ân nhân mình, ngõ hầu có thể bày tỏ lòng biết ơn họ bằng cách này hay cách khác cho trọn đạo nghĩa con người

Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đến cựu Thống Đốc California George Deukmejian, cách đây 29 năm, vào ngày 17 tháng 6 năm 1988, ông đã đích thân đến thương xá Phước Lộc Thọ, thành phố Westminster, Nam California để chính thức tuyên bố công nhận danh xưng “Little Saigon,” và cắt băng khánh thành cái bảng chỉ dẫn “Little Saigon Next Exit” đầu tiên trong tổng số 13 cái bảng được Bộ Công Chánh California (Caltrans) dựng ở các xa lộ 405 và 22 dẫn vào các đường Magnolia và Brookhurst., để rồi từ đây các thành phố có đông đảo cư dân người Việt sinh sống cũng gầy dựng các khu vực thương mại với danh xưng “Little Saigon.”

Former Thống Đốc California George Deukmejian

Ngo Ky, little Saigon, california

original little Saigon

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Tiến trình để có danh xưng “Little Saigon” qua nhiều giai đoạn, khởi đầu thì có một số nhà báo, thương gia, nhân sĩ trong cộng cộng đồng cũng có đề cập, bàn tính đến, nhưng về phía Mỹ thì chuyện này được công khai hóa từ bài viết “Little bit of Saigon” của nữ ký giả Rosa Kwong đăng trên tờ báo lớn nhất Quận Cam, Orange County Register vào ngày 1 tháng 2 năm 1981, và các đài truyền hình Mỹ trong thời điểm này tường thuật sinh hoạt mừng Xuân vui nhộn như múa lân, đốt pháo của người Việt, và danh xưng “Little Saigon” bắt đầu được phát xuất từ đây. Kể từ đó, người Việt sinh sống ở các tiểu bang lạnh lẽo bắt đầu kéo nhau về miền nắng ấm Nam California càng ngày càng đông, các hàng quán, chợ búa nở rộ trên đường Bolsa, Brookhurst và một số đường lân cận.

original little Saigon, Asians making county area like home

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Năm 1987, ông Frank Jao, là người Việt gốc Tàu có tên là Triệu Phát chủ nhân thương xá Phước Lộc Thọ, cùng với ông Lâm Quang, có tên Mỹ là Tony Lâm, cũng là người Việt gốc Tàu, lúc đó ông Tony Lâm là cựu Chủ tịch Phòng Thương Mại Việt Nam, và cũng là nhân viên “điếu đóm” của Frank Jao, hai tên này tuyên bố với ký giả Lily Dizon, và sau đó với ký giả David Reyes của báo Los Angeles Times ngày 16 tháng 3 năm 1987, với luận điệu không muốn chấp nhận danh xưng Little Saigon, mà chỉ muốn là Chinatown hay Asiantown mà thôi. Tôi xin dịch một đoạn ngắn trong bài báo như sau:

“Frank Jao và Tony Lâm có một tầm nhìn.

“Khi họ nhìn xuống phố Bolsa gần ngã tư với đường Bushard ở Westminster, họ thấy một khu thương mại và văn hóa lớn ở đó, sau khi hoàn tất xây dựng sẽ bao gồm 20 mẫu đất và 440 cửa hàng bán lẻ. Họ cho rằng khu vực này là điểm đến, dẫn tới một Chinatown của vùng Nam California – và tên “Little Saigon” không nằm trong ước mơ của họ.

“Chúng tôi muốn gọi khu vực này là cộng đồng “Asiantown” – không phải là ‘Little Saigon’, vì danh xưng “Little Saigon” quá tiêu cực và nhắc nhở đến những kinh nghiệm xấu từ chiến tranh Việt Nam,” Ông Lâm, một nhà lãnh đạo trong cộng đồng Đông Nam Á tại Orange County và cựu chủ tịch phòng thuơng mại Việt tại Quận Cam, đã phát biểu như vậy. (ngưng trích)

Bấm Link để đọc trọn bài viết:

 http://articles.latimes.com/19 87-03-16/local/me-6292_1_cultu ral-complex

los angeles times

Ngô Kỷ tổ chức buổi Lễ Công Nhận Danh Xưng Little Saigon 30 năm về trước,
ngày 17 tháng 6 năm 1988, do Cố Thống Đốc California George Deukmejian chủ tọa.

Frank Jao and Tony Lam have a vision.

When they look down Bolsa Avenue near its intersection with Bushard Street in Westminster, they see a huge commercial and cultural complex that, when completed, will cover 20 acres and house 440 retail shops. They describe it as an anchor for Southern California’s next Chinatown–and “Little Saigon” just doesn’t express the reach of the dream.

“We want to call our community Asiantown–not ‘Little Saigon,’ which is too negative and reminds people of the bad experiences from the (Vietnam) war,” said Lam, a leader in Orange County’s Southeast Asian community and former president of the county’s Vietnamese Chamber of Commerce.
Financed by wealthy Taiwanese and local Indochinese investors, the $30-million development is intended to be a cultural center for Southeast Asians and a commercial magnet for the county, say Jao and Lam, drawing shoppers from miles around, just as does Los Angeles’ Chinatown 40 miles to the north.

There are those who caution that there are hazards in too much ethnic commercial growth too quickly in an area previously dominated by blue-collar, white residents. But most of the reaction to Jao’s grand scheme–from Westminster’s City Hall to the shops along Bolsa Avenue–seems to be positive. And already the vision is well on its way to becoming reality.

Đừng bấm Link vì sẽ bị Download xuống máy dài tới 42 trang, chỉ cần thiết lắm thì mới bấm Link để tham khảo và giữ làm tài liệu.

https://books.google.com/books ?id=pT1DHBb16SsC&pg=PA40&lpg=P A40&dq=Asian+Town+Frank+Jao+To ny+Lam+Los+Angeles+Times&sourc e=bl&ots=4UXMflM9Ks&sig=pMUYPs AUjq3o6vo3E0-_ck9dAqM&hl=en&sa =X&ved=0ahUKEwiXhumtvdrUAhUMHG MKHaxVDlMQ6AEISTAE#v=onepage& q=Asian%20Town%20Frank%20Jao%2 0Tony%20Lam%20Los%20Angeles%20 Times&f=false

Đọc chỗ màu vàng Tony Lam và Frank Jao (Triệu Phát) chống lấy tên “Little Saigon” mà chỉ muốn đặt tên là “Chinatown” hay “Asiatown” mà thôi:

Ngô Kỷ biểu tình chống Việt gian Tony Lâm năm 1999

Ngo Ky, Little Saigon

Ngo Ky, Tony Lam, Little Saigon

Frank Jao tức Triệu Phát, Chủ nhân thương xá Phước Lộc Thọ, đang giới thiệu dư án làm ăn ở VN

Frank Jao

Vào ngày 9 tháng 2 năm 1988, qua sự vận động ráo riết của Ủy Ban Phát Triển Little Saigon, Dân Biểu Longshore, nên Thị Trưởng Charles Smith và Hội Đồng Thành Phố Westminster đã biểu quyết với đa số tuyệt đối thông qua Nghị Quyết số 58, công nhận khu phố của người Việt trên đại lộ Bolsa là “Little Saigon,” và thành phố cũng thành lập ủy ban với tên là “Little Saigon Community Development Advisory Committee” để giúp đẩy mạnh việc phát triển khu này thành một khu thương mại và du lịch sầm uất.

California, solution 58

Vào ngày 27 tháng 3 năm 1988, bà Dân biểu tiểu bang California Doris Allen, cùng với 17 vị dân biểu liên bang, thượng nghị sĩ tiểu bang California, dân biểu tiểu bang California cùng ký tên vào một lá thư gởi Bà Clairice Blamer, Chủ tịch Ủy Ban Giao Thông Quận Cam, lên tiếng ủng hộ việc đặt các bảng chỉ dẫn trên xa lộ vào khu vực thương mại của người Việt Nam là “Little Saigon Next Exit.”

assembly california legistature

assembly california legistature

Little Saigon next exit

Little Saigon next exit

Và sự kiện lịch sử đến, ngày 17 tháng 6 năm 1988, Thống Đốc California George Deukmejian đã đích thân đến thương xá Phước Lộc Thọ, thành phố Westminster, Nam California để chính thức tuyên bố công nhận danh xưng “Little Saigon,” và cắt băng khánh thành cái bảng chỉ dẫn “Little Saigon Next Exit” đầu tiên trong tổng số 13 cái bảng được Bộ Công Chánh California (Caltrans) dựng ở các xa lộ 405 và 22 dẫn vào các đường Magnolia và Brookhurst.

Little Saigon next exit

Little Saigon next exit

Little Saigon next exit

Inauguration Little Saigon next exit

Hình dưới: Ngô Kỷ ôm kẹp, đứng bìa phải để theo dõi buổi lễ công nhận “Little Saigon”

Little Saigon next exit

Thống đốc Cali đưa danh xưng Sài Gòn vào lịch sử, Little Saigon next exit


Kính thưa Quý Đồng Hương,

Đồng ý là có nhiều bàn tay “hữu danh và ẩn danh” đóng góp cho sự hình thành việc chính quyền Hoa Kỳ công nhận chính thức danh xưng “Little Saigon,” nhưng khách quan mà nói thì các vị thành viên trong Ủy Ban Phát Triển Little Saigon đóng một vai trò chính yếu, quan trọng và hữu hiệu nhất. Tôi từng có dịp dự các phiên họp của Ủy Ban ngay trong phòng khám răng của Nha sĩ Phạm Đình Tuân, Chủ tịch Ủy Ban Phát Triển Little Saigon, ông đã qua đời vào ngày 29 tháng 4 năm 2016, xin nguyện cầu hương linh ông sớm tiêu diêu miền Cực Lạc.

Ủy Ban Phát Triển Little Saigon có tới mấy mươi người thành viên, nhưng người còn kẻ mất, trong đó cần kể đến những nhân vật nòng cốt của Ủy Ban như: cố Giáo sư Nguyễn Tư Mô, cố Luật sư Phạm Văn Phổ, cố Đại tá Lê Khắc Lý , cựu Giáo sư Trần Đức Thanh Phong, cựu Đốc sự Phùng Minh Tiến, Ông Đặng Bá Huy v.v…

Nha sĩ Phạm Đình Tuân

Cố Nha sĩ Phạm Đình Tuân (quá cố,) và phu nhân Vũ Bội Tú (hình năm 2013)

Cố Nha sĩ Phạm Đình Tuân từng là Chủ tịch Ủy Ban Phát Triển Little Saigon từ 1987

Nha sĩ Phạm Đình Tuân

Nha sĩ Phạm Đình Tuân

Các thành viên Ủy Ban Phát Triển Little Saigon:

Hình trái: Ông Đặng Bá Huy, cựu Đốc sự Phùng Minh Tiến, cố Giáo sư Nguyễn Tư Mô,
cựu Giáo sư Trần Đức Thanh Phong, cố Nha sĩ Phạm Đình Tuân. (hình năm 2013)

Cố Luật sư Phạm Văn Phổ, Ông Đặng Bá Huy, cố Đại tá Lê Khắc Lý (hình năm 2013), Cựu Dân Biểu, Luật sư Trần Thái Văn, cựu Giáo sư Trần Đức Thanh Phong, cố Giáo sư Nguyễn Tư Mô, cựu Đốc sự Phùng Minh Tiến

Hình phải: Cố Luật sư Phạm Văn Phổ, Ông Đặng Bá Huy, cố Đại tá Lê Khắc Lý (hình năm 2013)

Cựu Dân Biểu, Luật sư Trần Thái Văn, cố Đại tá Lê Khắc Lý, cựu Giáo sư Trần Đức Thanh Phong, cố Giáo sư Nguyễn Tư Mô, cựu Đốc sự Phùng Minh Tiến (năm 2013)

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Suốt từ năm 1988 đến nay là 29 năm, trên các cơ quan truyền thông báo chí Việt ngữ và qua các sự trình bày của các thành viên Ủy Ban Phát Triển Little Saigon, cùng của các nhân sĩ cộng đồng, thì việc Thống Đốc California George Deukmejian về tận thành phố Westminster để chínhthức công nhận danh xưng “Little Saigon” là do sự vận động của các vị dân cử Mỹ, của cộng đồng người Việt, và vì sức mạnh kinh tế cộng động đang trổi dậy, điều đó không thể phủ nhận được, và các yếu tố đó góp phần lớn cho sự quyết định của Thống Đốc George Deukmejian.

Bên cạnh đó, trên thực tế có thêm một yếu tố quan trọng không kém, là trong năm 1988 là mùa tranh cử tổng thống Mỹ, mà Phó Tổng Thống George Bush thuộc đảng Cộng Hòa ra tranh cử tổng thống, và Thống Đốc George Deukmejian cũng thuộc đảng Cộng Hòa, cũng vừa là Chủ tịch Ủy Ban Vận Động Tranh Cử Cho Ứng Viên Tổng Thống George Bush, và ông cũng được đồn đãi sẽ là ứng viên phó tổng thống sáng gia trong ticket George Bush, cho nên ông và ban tham mưu đảng Cộng Hòa rất muốn tạo cảm tình với cộng đồng Việt Nam để có cơ hội tranh thủ lá phiếu của những người cử tri Mỹ gốc Việt. Quyết định của Thống Đốc George Deukmejian về Little Saigon “lấy điểm” với cộng đồng là điều dễ hiểu, lưỡng lợi, và hợp tình, hợp lý.

Vào năm 1988, tôi với tư cách là Đại Biểu (Delegate) của Phó Tổng Thống George Bush, kiêm Chủ tịch Ủy Ban Vận Động Tranh Cử Cho Ứng Viên Tổng Thống George Bush, và cũng là Giám đốc Trung Tâm Người Mỹ Gốc Á Châu Đảng Cộng Hòa, mà văn phòng được đặt ngay trung tâm Little Saigon, cho nên tôi đã đóng góp ý kiến khuyến khích Thống Đốc George Deukmejian về Little Saigon, để vừa vinh danh sự thành công của cộng động Việt Nam, mà vừa vận động kiếm phiếu từ cử tri người Mỹ Gốc Việt trong cuộc bầu cử năm 1988.

Ngo Ky little Saigon

Asian american Republic headquarter, Ngo Ky little Saigon

GOP convention delegate, Ngo Ky little Saigon

Welcome Barbara Bush, Ngo Ky little Saigon

 

Mời quý vị đọc bài báo của ký giả Richard C. Paddockd đăng trân báo Los Angeles Times ngày 18 tháng 6 năm năm 1988, tức ngay sau một ngày Thống Đốc George Deukmejian đến thương xá Phước Lộc Thọ tuyên bố công nhận danh xưng “Little Saigon.” Tiêu đề bài báo là “Deukmejian Courts ‘Little Saigon’ Votes” tức Thống Đốc Deukmejian tranh thủ lá phiếu của “Little Saigon.”

http://articles.latimes.com/19 88-06-18/news/mn-4504_1_george -deukmejian

los angeles times

Deukmejian Courts ‘Little Saigon’ Votes
June 18, 1988|RICHARD C. PADDOCK | Times Staff Writer

Gov. George Deukmejian, courting Orange County’s growing Asian community, toured the Vietnamese business district in Westminster on Friday and unveiled a freeway sign officially designating the area “Little Saigon.”

“Each year, Little Saigon attracts thousands of tourists, shoppers and business people,” Deukmejian said. “The dedication of this new freeway sign is further recognition of the importance of Little Saigon as a major cultural, social and commercial center of Southern California.”

The Republican governor’s words were greeted with enthusiasm by several hundred Vietnamese refugees who viewed the unveiling ceremony as official acknowledgment of their community.

Thriving Business Area

In the 13 years since the communist victory in South Vietnam, nearly 100,000 Vietnamese refugees have emigrated to Orange County and turned the strip along Bolsa Avenue into a thriving commercial district with more than 1,000 shops and businesses.

Deukmejian’s visit also was part of a continuing effort by the Republican Party to attract Vietnamese-Americans as voters, supporters and campaign contributors.

Unlike some other immigrant groups, the Vietnamese have been drawn to the Republican Party–in part because of their strong anti-communist views.

Already, the GOP has had considerable success in registering voters from among the Vietnamese immigrants who have become U.S. citizens.

To capitalize on the governor’s appearance, Republican Party activists set up a table nearby to sign up anyone who was not yet registered to vote.

In the coming weeks, the California Department of Transportation will post 13 signs that read, “Little Saigon, Next Exit,” alongside the San Diego and Garden Grove freeways–a move designed to help draw tourists to the district.

Tourist Point

“Now it will be like Disneyland as a tourist point of interest,” said Van Tran, an aide to state Sen. Edward R. Royce (R-Anaheim) and an organizer of the ceremony.

At the same time, the signs will give official status to the title “Little Saigon,” recalling the name of the South Vietnamese capital more than a decade after it was changed to Ho Chi Minh City by the communist government.

“Only in America is Saigon being resurrected,” Tran said in an interview. Little Saigon is the largest Vietnamese community outside Vietnam, he said, and is a magnet for refugees all over the United States.

Upon Deukmejian’s arrival at the Asian Gardens shopping mall, the governor first rubbed the large stomach of a statue of Buddha–a gesture that is supposed to bring good luck.

“I’ll need it,” joked the governor, who has been beset recently with problems stemming from a projected $2-billion budget shortfall.
Deukmejian took a brief tour of the mall before helping to pull the cover off a large replica of the freeway signs.

“It’s been said that Little Saigon is a tie to the past and a gateway to the future for the people of California’s Vietnamese community,” the governor told the crowd. “I’m confident that these new freeway signs will serve to remind us that the American dream is very much alive and well here in Little Saigon.”

A short time later, Deukmejian delivered a luncheon address honoring 12 Vietnamese high school students who received scholarships for their outstanding records.

Deukmejian courts Little Saigon Votes

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Một điều mà tôi tưởng là “sống để bụng, chết mang theo,” nhưng nay chẳng hiểu tại sao tôi lại muốn “phá rào,” nghĩa là tôi sẽ kể cho quý vị về một chuyện “thâm cung bí sử” mà ngay chính những “nạn nhân” cũng không biết được sự tình.

Như trên tôi đã trình bày, là vào ngày 9 tháng 2 năm 1988, Thị Trưởng Chuck Smith và Hội Đồng Thành Phố Westminster đã biểu quyết với đa số tuyệt đối thông qua Nghị Quyết số 58, công nhận khu phố của người Việt trên đại lộ Bolsa là “Little Saigon,” và thành phố cũng thành lập ủy ban với tên là “Little Saigon Community Development Advisory Committee” để giúp đẩy mạnh việc phát triển khu này thành một khu thương mại và du lịch sầm uất. Một điều “oái ăm” Việt gian Tony Lâm là người “điếu đóm” gần gũi với Thị trưởng Chuck Smith, nên Việt gian Tony được giữ vai trò chính yếu trong cái ủy ban “Little Saigon Development Advisory Committee” do Hội Đồng Thành Phố Westminster lập ra này.

Đây chính là một vấn đề vô cùng rắc rối, nhiêu khê và khó xử vô cùng, vì các nhân sĩ thành viên trong Ủy Ban Phát Triển Little Saigon quyết liệt tẩy chay và chống đối Việt gian Tony Lâm, vì Việt gian Tony Lâm từng chủ trương chống đối danh xưng “Little Saigon,” trong khi y chỉ muốn “Chinatown hay Asiantown” mà thôi, điều này Việt gian Tony Lâm đã đi ngược lại nguyện vọng của các cư dân Việt, các thương gia Việt sinh sống, làm ăn tại đây.

Công việc tổ chức chương trình đón tiếp Thống Đốc George Deukmejian về thương xá Phước Lộc Thọ để tuyên bố công nhận danh xưng “Little Saigon” và khánh thành bảng “Little Saigon Next Exit” do tôi và Trần Thái Văn phụ trách, vì lúc này Trần Thái Văn đang làm việc cho các vị dân cử Mỹ nên lo phần liên lạc, qua lại thư từ, còn tôi đặc trách việc vận động bầu cử cho Ứng Cử Viên Tổng Thống George Bush thuộc đảng Cộng Hòa, do đó tôi phải nỗ lực kiếm phiếu tối đa nhân dịp này.

Theo chương trình, tôi và Trần Thái Văn đồng ý sắp xếp cho Nha sĩ Phạm Đình Tuân, Chủ tịch Ủy Ban Phát Triển Little Saigon, và ông Tony Lâm, Ủy viên Little Saigon Development Advisory Committee, cùng được đứng trên sân khấu với Thống Đốc George Deukmejian để đại diện cho “tập thể” người Việt tại đây, vì vào thời điểm 1988 chưa có cơ cấu “Cộng Đồng.”

Trước buổi lễ một ngày, hai phe “người lớn” này lại gấu ó, tranh chấp nhau dữ dội, phe Ủy Ban Phát Triển Little Saigon của Nha sĩ Phạm Đình Tuân thì quyết liệt tẩy chay Việt gian Tony Lâm, họ không chấp nhận việc Tony Lâm được đứng trên sân khấu vì họ cho rằng Tony Lâm là kẻ phản bội cộng đồng, không xứng đáng dự buổi lễ công nhận danh xưng “Little Saigon.” Họ dọa hai chúng tôi rằng nếu mà giới thiệu Tony Lâm lên sân khấu thì Nha sĩ Phạm Đình Tuân sẽ bước xuống sân khấu để bày tỏ thái độ khinh bỉ và tẩy chay Tony Lâm trước mặt thống đốc và quan khách, đồng hương.

Câu chuyện chưa ngừng tại đây, còn về phe Little Saigon Development Advisory Committee của Tony Lâm thì họ nhân danh là đại diện chính thức của Thị trưởng Charles Smith và Hội Đồng Thành Phố Westminster, tức của chính quyền, nên họ cho rằng Tony Lâm mới là người có tư cách chính thức đứng trên sân khấu với ông thống đốc. Họ dọa hai chúng tôi rằng nếu mà giới thiệu Nha sĩ Phạm Đình Tuân lên sân khấu thì ông Tony Lâm sẽ bước xuống sân khấu để phản đối sự “tiếm danh lãnh đạo cộng đồng” của Nha sĩ Phạm Đình Tuân trước mặt thống đốc và quan khách, đồng hương.

Tôi và Trần Thái Văn lúc đó rất bối rối vì chưa thể tìm ra phương cách nào thỏa đáng để có thể giải quyết vấn đề rắc rối, nhiêu khê này được, vì lúc đó tôi cũng khá trẻ mới 36 tuổi, và Trần Thái Văn thì quá trẻ, chừng 24 tuổi, hai chúng tôi chưa có đủ kinh nghiệm phải giải quyết một vấn đề hết sức “nhức nhối” và kỳ cục như thế này, hơn nữa chỉ còn có một ngày chuẩn bị lễ lộc, hai chúng tôi cần có sự hợp tác và tiếp tay của các thành viên Ủy Ban Phát Triển Little Saigon cũng như của Little Saigon Development Advisory Committee. Vì tôi và Trần Thái Văn còn đang suy tính giải pháp, nên chưa đưa ra quyết định, cho nên phe Ủy Ban Phát triển Little Saigon của Nha sĩ Phạm Đình Tuân, và phe Little Saigon Development Advisory Committee của Tony Lâm hờn lẫy, trách móc hai chúng tôi, từ đó cả 2 Ủy Ban quyết định đứng ngoài và hủy bỏ mọi sự cộng tác và tiếp tay với tôi và Trần Thái Văn trong việc sắp xếp cho buổi lễ, họ nhẫn tâm rút lui, không chịu làm các việc in các bảng biểu ngữ Welcome, treo hàng trăm lá cờ nhỏ Mỹ Việt, làm tấm màn lớn màu đỏ phủ cái bảng “Little Saigon Next Exit” để thống đốc kéo xuống, thiết kế âm thanh, xếp mấy trăm cái ghế ngồi v.v…, họ “tháo khoán” cho hai chúng tôi phải cán đáng và thực hiện các công tác nặng nề và tốn kém này.

Deukmejian courts Little Saigon Votes

Trời ơi! chỉ còn một ngày nữa là thống đốc đến, chỉ vì tranh giành cái “chỗ đứng trên sân khấu” mà các vị “người lớn” trong cộng đồng đã nhẫn tâm bỏ rơi tôi và Trần Thái Văn phải “bơi” một mình, trong khi thời gian thì quá cấp tốc, mà sức lực thì giới hạn, tiền bạc thì quá eo hẹp. Họ nghĩ rằng văn phòng Thống Đốc George Deukmejian đâu biết mặt mũi họ là ai cho nên họ chẳng sợ “mất mặt,” họ chẳng sợ mất uy tín, nhưng tôi và Trần Thái Văn, hai đứa liên lạc và làm việc với văn phòng thống đốc lâu nay, nên chúng tôi không thể để buổi lễ bị “bể dĩa” được, chúng tôi không thể để văn phòng thống đốc trách móc và thất vọng về chúng tôi được. Và tôi với Trần Thái Văn phải cắn răng, ngậm đắng nuốt cay để còng lưng ra làm mọi chuyện, tới đâu hay đó chớ biết cậy nhờ vào ai.

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Hoàn cảnh tôi và Trần Thái Văn nghèo rớt mồng tơi thì tiền bạc đâu mà thuê mướn Mễ phụ giúp, do đó đích thân tôi phải treo 200 lá cờ Mỹ Việt nhỏ xung quanh khu vực buổi lễ, và khoảng 20 lá cờ Mỹ Việt lớn trên khu vực sân khấu. Tôi phải treo tấm biểu ngữ Welcome trên sân khấu, tôi phải xếp mấy trăm cái ghế ngồi, vân vân và vân vân. Còn phần Trần Thái Văn thì gọi phone, trả lời phone liên tục từ văn phòng thống đốc.

Đến giờ này nghĩ lại thấy “ớn lạnh”, không biết sao thời đó tôi lại “khỏe” đến thế. Tôi tự hỏi nếu ngày đó tôi mệt quá mà “bỏ cuộc,” không làm gì hết, thì khi ông Thống Đốc George Deukmejian đến mà chỉ thấy một khu vực hành lễ trống rỗng, chẳng cờ xí, chẳng biểu ngữ, chắng ghế bàn, chẳng âm thanh, chẳng tiếp rước, thì ông thống đốc và các quan khách, chính giới Hoa Kỳ nghĩ như thế nào về sự “trưởng thành” của cộng đồng Việt Nam? Điều may mắn là nhờ Hồn Thiêng Sông Núi độ trì, cho nên tôi đã cố gắng làm hết sức, hên là mọi chuyện suông sẻ, OK, dù không vừa ý trọn vẹn.

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Kể ra những điều kể trên không phải để than thân trách phận, tôi chỉ muốn kể lại những kỷ niệm vui buồn trong quá khứ, để từ đó những ai đang dấn thân cho công việc cộng đồng sẽ lấy đó mà rút kinh nghiệm, đừng để vào phút chót phải chứng kiến cái cảnh “ói ăm, tức tưởi” mà hai chúng tôi từng phải gánh chịu như trên, sự kiện “nước đến chân mới nhảy” thì khốn khổ trăm bề. Rút kinh nghiệm, từ ngày đó về sau, tôi không đặt niềm tin vào các nhân vật lãnh tụ, tai to mặt lớn nữa, vì bản chất họ chỉ quan tâm đến chuyện tự ái lặt vặt, chút danh hảo vu vơ, mà họ quên mất bổn phận là phải bảo vệ danh dự của cả một cộng đồng bằng mọi giá.

Những điều tôi kể trên đầu là sự thật, nếu quý vị không tin, thì quý vị cứ đi hỏi thẳng các nhân vật liên hệ còn sống, như ông Tony Lâm, ông Đặng Bá Huy, ông Phùng Minh Tiến, ông Trần Đức Thanh Phong, ông Lê Khắc Lý v.v…để nghe họ xác nhận điều tôi kể trên là đúng hay sai, có phải đó là sự thật 100% hay không? Có ai trong bọn họ giúp tôi treo dùm lá cờ, xếp dùm cái ghế hay không, hay họ đã ngoảnh mặt quay lưng, để cho hai chúng tôi phải ngậm đắng nuốt cay tự giải quyến vấn đề.

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Khoảng 3 giờ rạng sáng của ngày 16 tháng 7, tức còn độ 7 tiếng đồng hồ nửa là ông thống đốc tới, Trần Thái Văn lo lắng, bần thần không ngũ được vì không tìm ra giải pháp nào để giải quyết cho ổn thảo việc tranh chấp, gấu ó giữa hai phe Phạm Đình Tuân và Tony Lâm. Trần Thái Văn gọi điện thoại hỏi tôi có cách nào giải quyết chưa, thì tôi trả lời rằng là chưa, nhưng tôi muốn Trần Thái Văn đi ngũ sớm để còn lo tiếp tân sáng mai. Suốt đêm không ngũ được, chờ tới 6 giờ sáng tôi ra ngay địa điểm hành lễ, tức cái sân khấu trong thương xá Phước Lộc Thọ, tôi tới gặp người Security của tiểu bang có bổn phận bảo vệ an toàn cái sân khấu, vì chức vụ thống đốc tiểu bang California rất lớn, kể cả việc ông Thống Đốc George Deukmejian có tin đồn là sẽ là ứng cử viên phó tổng thống sáng giá trong “ticket” George Bush, tôi yêu cầu ông Security này đưa cho tôi cái danh sách tên các nhân vật cộng đồng mà tôi với Trần Thái Văn đã sắp xếp đứng với ông thống đốc, tôi bèn lấy cây viết gạch bỏ cả 2 tên của ông Phạm Đình Tuân lẫn ông Tony Lâm, và tôi dặn người Security này là không cho phép hai người này lên sân khấu vì tôi đã gạch tên vào giờ chót rồi.

Đây là một quyết định vô cùng táo bạo mà tôi không bao giờ nghĩ là tôi phải “cạn tàu ráo máng” như vậy, nhưng tôi không còn một chọn lựa nào khác hơn được. Lương tâm tôi cảm thấy cắn rứt, nhưng lý trí tôi đòi hỏi tôi phải quyết liệt như vậy, không phải vì tư thù cá nhân, nhưng vì tôi muốn bảo vệ danh dự cộng đồng, tôi sợ giả sử sáng mai khi ông thống đốc tới, mà ông Phạm Đình Tuân và ông Tony Lâm vẫn còn kèn cựa, tranh chấp, rủi lỡ hai ông bước xuống sân khấu để “dằn mặt” nhau, thì lúc đó hai đứa tôi biết ăn nói làm sao với ông thống đốc. Chính vì vậy tôi phải chận đứng các tình huống tệ hại có chiều hướng có thể xảy ra, tôi không thể để bất cứ một sự bất trắc nào xảy ra nhằm hủy hoại danh dự cả một cộng đồng, do đó tôi nghĩ rằng quyết định cấm hai ông Phạm Đình Tuân và ông Tony Lâm không còn được phép lên sân khấu là một quyết định đúng và cần thiết. Tôi thông báo quyết định tối hậu này cho Trần Thái Văn biết vào giờ chót, không thể thay đổi gì được.

Vào thời gian sắp đế giờ hành lễ, một số người nằm trong danh sách như Thị Trưởng Charles Smith, ông Giám Đốc Caltrans, hai cô hoa hậu Việt Nam lần lượt lên sân khấu, riêng hai ông Phạm Đình Tuân và ông Tony Lâm vì không được thông báo bị gạch tên nên hai ông cũng thanh thản bước lên sân khấu, nhưng hai ông bị người Security cản lại không cho bước lên, vì nhìn vào bảng danh sách thì tên của cả hai ông đã bị tôi gạch bỏ, thế là hai ông phải lặng lẽ bước xuống và xuống ngồi trong hàng ghế phía dưới dành cho quan khách và đồng hương.

Theo tôi ghĩ, cho đến giờ này tất cả mọi người, kể cả ông Phạm Đình Tuân, ông Tony Lâm và tất cả thành viên của cả hai Ủy Ban cũng không biết tại sao hai ông không được lên sân khấu, và chắc họ cũng không biết tôi là người quyết định gạch bỏ tên hai ông. Âu đó cũng là “chuyện chẳng đặng đừng” và hoàn toàn ngoài ý muốn mà thôi.

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Khi Thống Đốc George Deukmejian gần đến, thì tôi mới chợt nhớ ra là “chết rồi,” bây giờ hai ông Phạm Đình Tuân và ông Tony Lâm không còn được đứng trên sân khấu nữa, thì ai sẽ là người nhân sĩ đại diện cho cộng đồng nói lời cám ơn và trao Bằng Tri Ân cho ông thống đốc?! Đang chới với” thì tình cờ tôi thấy một cụ già rất “đẹp lão,” với chòm râu trắng uy nghi, tôi bèn đến ngõ lời nhờ cụ đại diện cộng đồng lên sân khấu đứng cùng ông thống đốc, và cụ đồng ý, hú hồn! Tôi mới biết ra cụ là Giáo sư Nguyễn Tư Mô, từng làm Khoa Trưởng Nha Khoa tại Sài Gòn, và gia đình cụ mới từ Âu Châu qua Mỹ định cư. Đây quả là một cái “duyên” của cụ với ông thống đốc vào giờ chót chứ hoàn toàn tôi không tính toán trước.

Rồi lại thêm một rắc rối nữa, vì Thống Đốc George Deukmejian về đây để vinh danh sự thành công kinh tế, thương mại của cộng đồng người Việt, nên ông thống đốc muốn đi một “tour” thăm hỏi các cơ sở thương mai nằm trong thương xá Phước Lộc Thọ. Bình thường là ông Frank Jao tức Triệu Phát, chủ nhân thương xá Phước Lộc Thọ lãnh phần hướng dẫn các chính trị gia đi tham quan các cơ sở trong thương xá vì đó là “nghề” của ông ta mà, nhưng vì tôi “dị ứng” về lời tuyên bố của ông và Tony Lâm muốn gọi khu này là Chinatown hay Asiantown, chứ không đồng ý Little Saigon, do đó tôi quyết định vào giờ chót là kêu anh Tuệ, thư ký của Phòng thương Mại Việt Nam chạy về chở gấp Bác sĩ Phạm Đặng Long Cơ, lúc đó đang làm Chủ tịch Phòng Thương Mai Việt Nam đến để hướng dẫn ông thống đốc tham quan các cơ sở thương mại trong thương xá, và chỉ vài chục phút sau là Bác sĩ Phạm Đặng Long Cơ xuất hiện và hoàn thành “công tác” mỹ mãn.

Thật sự mà nói, nhờ dịp này mà hình ảnh, tên tuổi của Bác sĩ Phạm Đặng Long Cơn được giới truyền thông loan tải rộng rãi, giúp cho tên tuổi bác sĩ được nổi cợm trong cộng đồng. Rất tiếc sau đó khoảng 6, 7 năm, khi Tổng Thống Bill Clinton giải tỏa cấm vận và bang giao với Việt cộng, thì Bác sĩ Phạm Đặng Long Cơ là một trong những người đầu tiên dẫn phái đoàn về Việt Nam làm ăn, để rồi bị biểu tình, phản đối triền miên. Cho đến giờ này tôi tự trách mình kêu cái ông Bác sĩ Phạm Đặng Long Cơ tới mà làm chi, nhưng rồi tự an ủi là tôi cũng chẳng có “tội” gì vì lúc đó ông ta là cựu bác sĩ Quân Y VNCH chống cộng mà, làm sao tôi có thể tiên đoán được “tương lai” của thiên hạ.

Còn phần chót này nữa, lúc ông thống đốc chưa tới, thì tôi mới phát giác ra cái tấm bảng “Little Saigon Next Exit” dựng chình ình trên sân khấu, mà chẳng có phủ tấm màn vải nào cả, thế thì lấy gì để ông thống đốc kéo xuống gọi là “cắt băng khánh thành,” thế là “mót” trong túi còn 10 đô la, bèn xin Trần Thái Văn 10 đô la nữa tổng cổng 20 đô la, chạy vội qua tiệm vải Bình Minh hay Xuân Loan hay AA Fabric bên cạnh, mua mấy chục thước vải màu đỏ, rồi “thánh nhân đãi kẻ khù khờ,” thấy trên lầu tiệm may “QUÂN” mở cửa sớm, bèn ca bài “cá sống vì nước,” động lòng “trắc ẩn,” anh chủ nhân hoan hỉ ngồi vào máy cắt, nối mấy chục thước vải thành một tấm màn đỏ to “vĩ đại,” để tôi có cơ hội phủ nó lên tấm bảng, để vài giờ sau đó mọi người tham dự vỗ tay inh ỏi khi Thống Đốc George Deukmejian kéo tấm màn đỏ xuống, lộ ra chữ “Little Saigon Next Exit” thân thương.

Nhân dịp này, tôi xin chân thành cám ơn cựu dân biểu VNCH Lê Tấn Trạng đã ưu ái giúp đỡ cho tôi mượn khoảng 200 lá cờ Việt-Mỹ nhỏ, và khoảng 40 lá cờ Việt-Mỹ lớn để treo trong buổi lễ này. Tôi cũng cám ơn Anh chủ nhân nhà may “QUÂN” đã sốt sắng giúp may cho tôi tấm màn đỏ thật lớn để phủ lên tấm bảng “Little Saigon Next Exit” để Thống Đốc kéo xuống khánh thành.

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Kỷ niệm thì nói hoài không hết, tôi xin ngừng tại đây. Bây giờ mỗi lần chạy trên Freeway 405, 22 thấy mấy tấm bảng “Little Saigon Next Exit” làm tôi chạnh lòng nhớ về kỷ niệm, mà kỷ niệm này thì khó mà quên được cho đến lúc xa lìa trần thế.

Trân trọng,

Ngô Kỷ

ngokycali@gmail.com

Facebook: Ngô Kỷ https://www.facebook.com/profile.php?id=100024482302908
(714) 404-7022

Vài hình ảnh kỷ niệm Ngô Kỷ, Trần Thái Văn, và Thống Đốc George Deukmejian, trong dịp
ông về thương xá Phước Lộc Thọ chính thức công nhận danh xưng Little Saigon, 17-6-1988

Ngô Kỷ bên cạnh Thống Đốc George Deukmejian trong buổi Lễ Công Nhận Danh Xưng Little Saigon 17/6/1988:

Ngô Kỷ bên cạnh Thống Đốc George Deukmejian trong buổi Lễ Công Nhận Danh Xưng Little Saigon 17/6/1988

Ngô Kỷ bên cạnh Thống Đốc George Deukmejian trong buổi Lễ Công Nhận Danh Xưng Little Saigon 17/6/1988

Ngô Kỷ bên cạnh Thống Đốc George Deukmejian trong buổi Lễ Công Nhận Danh Xưng Little Saigon 17/6/1988

Ngô Kỷ bên cạnh Thống Đốc George Deukmejian trong buổi Lễ Công Nhận Danh Xưng Little Saigon 17/6/1988

Ngô Kỷ bên cạnh Thống Đốc George Deukmejian trong buổi Lễ Công Nhận Danh Xưng Little Saigon 17/6/1988

Ngô Kỷ bên cạnh Thống Đốc George Deukmejian trong buổi Lễ Công Nhận Danh Xưng Little Saigon 17/6/1988

Ngô Kỷ (bìa trái,) Giáo sư Long, và Thống Đốc George Deukmejian trao học bổng cho học sinh VN ưu tú

Ngô Kỷ và Trần Thái Văn tổ chức lễ đón tiếp Thống Đốc California George Deukmejian về thương xá Phước Lộc Thọ chính thức công nhận danh xưng Little Saigon, 17-6-1988

Ngô Kỷ, Trần Thái Văn

Ngô Kỷ, Trần Thái Văn

Ngô Kỷ, Trần Thái Văn

Ngô Kỷ, Ông Bill Fleming, Giám Đốc Chương Trình Đoàn Tụ Gia Đình ODP ở Việt Nam

Thị trưởng Westminster Charles Smith tại thương xá Phước Lộc Thọ, Little Saigon

ngo ky, charles smith, westminster



Sau khi Phó Tổng Thống George Bush đắc cử Tổng Thống vào tháng 11 năm 1988, với tư cách chủ tịch Ủy Ban Vận Động Tranh Cử cho Phó Tổng Thống George Bush tại California, Thống Đốc George Deukmejian gởi thư cám ơn Ngô Kỷ, Đại Biểu của Phó Tổng Thống George Bush và là Đồng Phó Chủ Tịch Ủy Ban Tranh Cử tại California...

state of california 1988

Đại Biểu Ngô Kỷ và Thống Đốc California George Deukmejian cũng là Đại Biểu (đeo 2 cái badges giống nhau) tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc năm 1988 chụp hình lưu niệm. Cả hai đều ủng hộ Phó Tổng Thống George Bush tranh cử tổng thống 1988.

Ngô Kỷ bên cạnh Thống Đốc George Deukmejian trong buổi Lễ Công Nhận Danh Xưng Little Saigon 17/6/1988

Phó Tổng Thống George Bush và ông bà Thống Đốc California George Deukmejian tiếp xúc với Ngô Kỷ. Trước hàng trăm ống kính truyền thông Hoa Kỳ và ngoại quốc, các vị này đã vui vẻ và hãnh diện đứng sau lá cờ Hoa Kỳ và cờ Vàng Ba Sọc Đỏ VNCH 1988.

Ngo Ky, georges bush

Ngo Ky, georges bush

Phó Tổng Thống George Bush và Phu Nhân, cùng Thống Đốc California George Deukmejian (vest trắng đứng sau lưng Ngô Kỷ mặc áo dài khăn đống) trong dịp tiếp xúc với các lãnh đạo cộng đồng Á Châu vào năm 1988 tại phi trường Los Angeles.

Ngo Ky, georges bush

Thống Đốc California George Deukmejian đang bắt tay bên bìa trái. Trên tay Ngô Kỷ cầm poster yêu cầu Phó Tổng Thống George Bush khi đắc cử tổng thống hãy giúp đở tiếp nhận thêm thuyền nhân vào Mỹ, cho phép các cựu tù nhân chính trị Việt Nam H.O. được nhập cư Hoa Kỳ, và quan tâm đến lính Mỹ mất tích.

Ngo Ky, georges bush

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Một điều mà tôi tưởng là “sống để bụng, chết mang theo,” nhưng nay chẳng hiểu tại sao tôi lại muốn “phá rào,” nghĩa là tôi sẽ kể cho quý vị về một chuyện “thâm cung bí sử” mà ngay chính những “nạn nhân” cũng không biết được sự tình.

Như trên tôi đã trình bày, là vào ngày 9 tháng 2 năm 1988, Thị Trưởng Chuck Smith và Hội Đồng Thành Phố Westminster đã biểu quyết với đa số tuyệt đối thông qua Nghị Quyết số 58, công nhận khu phố của người Việt trên đại lộ Bolsa là “Little Saigon,” và thành phố cũng thành lập ủy ban với tên là “Little Saigon Community Development Advisory Committee” để giúp đẩy mạnh việc phát triển khu này thành một khu thương mại và du lịch sầm uất. Một điều “oái ăm” Việt gian Tony Lâm là người “điếu đóm” gần gũi với Thị trưởng Chuck Smith, nên Việt gian Tony được giữ vai trò chính yếu trong cái ủy ban “Little Saigon Development Advisory Committee” do Hội Đồng Thành Phố Westminster lập ra này.

Đây chính là một vấn đề vô cùng rắc rối, nhiêu khê và khó xử vô cùng, vì các nhân sĩ thành viên trong Ủy Ban Phát Triển Little Saigon quyết liệt tẩy chay và chống đối Việt gian Tony Lâm, vì Việt gian Tony Lâm từng chủ trương chống đối danh xưng “Little Saigon,” trong khi y chỉ muốn “Chinatown hay Asiantown” mà thôi, điều này Việt gian Tony Lâm đã đi ngược lại nguyện vọng của các cư dân Việt, các thương gia Việt sinh sống, làm ăn tại đây.

Công việc tổ chức chương trình đón tiếp Thống Đốc George Deukmejian về thương xá Phước Lộc Thọ để tuyên bố công nhận danh xưng “Little Saigon” và khánh thành bảng “Little Saigon Next Exit” do tôi và Trần Thái Văn phụ trách, vì lúc này Trần Thái Văn đang làm việc cho các vị dân cử Mỹ nên lo phần liên lạc, qua lại thư từ, còn tôi đặc trách việc vận động bầu cử cho Ứng Cử Viên Tổng Thống George Bush thuộc đảng Cộng Hòa, do đó tôi phải nỗ lực kiếm phiếu tối đa nhân dịp này.

Theo chương trình, tôi và Trần Thái Văn đồng ý sắp xếp cho Nha sĩ Phạm Đình Tuân, Chủ tịch Ủy Ban Phát Triển Little Saigon, và ông Tony Lâm, Ủy viên Little Saigon Development Advisory Committee, cùng được đứng trên sân khấu với Thống Đốc George Deukmejian để đại diện cho “tập thể” người Việt tại đây, vì vào thời điểm 1988 chưa có cơ cấu “Cộng Đồng.”

Trước buổi lễ một ngày, hai phe “người lớn” này lại gấu ó, tranh chấp nhau dữ dội, phe Ủy Ban Phát Triển Little Saigon của Nha sĩ Phạm Đình Tuân thì quyết liệt tẩy chay Việt gian Tony Lâm, họ không chấp nhận việc Tony Lâm được đứng trên sân khấu vì họ cho rằng Tony Lâm là kẻ phản bội cộng đồng, không xứng đáng dự buổi lễ công nhận danh xưng “Little Saigon.” Họ dọa hai chúng tôi rằng nếu mà giới thiệu Tony Lâm lên sân khấu thì Nha sĩ Phạm Đình Tuân sẽ bước xuống sân khấu để bày tỏ thái độ khinh bỉ và tẩy chay Tony Lâm trước mặt thống đốc và quan khách, đồng hương.

Câu chuyện chưa ngừng tại đây, còn về phe Little Saigon Development Advisory Committee của Tony Lâm thì họ nhân danh là đại diện chính thức của Thị trưởng Charles Smith và Hội Đồng Thành Phố Westminster, tức của chính quyền, nên họ cho rằng Tony Lâm mới là người có tư cách chính thức đứng trên sân khấu với ông thống đốc. Họ dọa hai chúng tôi rằng nếu mà giới thiệu Nha sĩ Phạm Đình Tuân lên sân khấu thì ông Tony Lâm sẽ bước xuống sân khấu để phản đối sự “tiếm danh lãnh đạo cộng đồng” của Nha sĩ Phạm Đình Tuân trước mặt thống đốc và quan khách, đồng hương.

Tôi và Trần Thái Văn lúc đó rất bối rối vì chưa thể tìm ra phương cách nào thỏa đáng để có thể giải quyết vấn đề rắc rối, nhiêu khê này được, vì lúc đó tôi cũng khá trẻ mới 36 tuổi, và Trần Thái Văn thì quá trẻ, chừng 24 tuổi, hai chúng tôi chưa có đủ kinh nghiệm phải giải quyết một vấn đề hết sức “nhức nhối” và kỳ cục như thế này, hơn nữa chỉ còn có một ngày chuẩn bị lễ lộc, hai chúng tôi cần có sự hợp tác và tiếp tay của các thành viên Ủy Ban Phát Triển Little Saigon cũng như của Little Saigon Development Advisory Committee. Vì tôi và Trần Thái Văn còn đang suy tính giải pháp, nên chưa đưa ra quyết định, cho nên phe Ủy Ban Phát triển Little Saigon của Nha sĩ Phạm Đình Tuân, và phe Little Saigon Development Advisory Committee của Tony Lâm hờn lẫy, trách móc hai chúng tôi, từ đó cả 2 Ủy Ban quyết định đứng ngoài và hủy bỏ mọi sự cộng tác và tiếp tay với tôi và Trần Thái Văn trong việc sắp xếp cho buổi lễ, họ nhẫn tâm rút lui, không chịu làm các việc in các bảng biểu ngữ Welcome, treo hàng trăm lá cờ nhỏ Mỹ Việt, làm tấm màn lớn màu đỏ phủ cái bảng “Little Saigon Next Exit” để thống đốc kéo xuống, thiết kế âm thanh, xếp mấy trăm cái ghế ngồi v.v…, họ “tháo khoán” cho hai chúng tôi phải cán đáng và thực hiện các công tác nặng nề và tốn kém này.

Trời ơi! chỉ còn một ngày nữa là thống đốc đến, chỉ vì tranh giành cái “chỗ đứng trên sân khấu” mà các vị “người lớn” trong cộng đồng đã nhẫn tâm bỏ rơi tôi và Trần Thái Văn phải “bơi” một mình, trong khi thời gian thì quá cấp tốc, mà sức lực thì giới hạn, tiền bạc thì quá eo hẹp. Họ nghĩ rằng văn phòng Thống Đốc George Deukmejian đâu biết mặt mũi họ là ai cho nên họ chẳng sợ “mất mặt,” họ chẳng sợ mất uy tín, nhưng tôi và Trần Thái Văn, hai đứa liên lạc và làm việc với văn phòng thống đốc lâu nay, nên chúng tôi không thể để buổi lễ bị “bể dĩa” được, chúng tôi không thể để văn phòng thống đốc trách móc và thất vọng về chúng tôi được. Và tôi với Trần Thái Văn phải cắn răng, ngậm đắng nuốt cay để còng lưng ra làm mọi chuyện, tới đâu hay đó chớ biết cậy nhờ vào ai.

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Hoàn cảnh tôi và Trần Thái Văn nghèo rớt mồng tơi thì tiền bạc đâu mà thuê mướn Mễ phụ giúp, do đó đích thân tôi phải treo 200 lá cờ Mỹ Việt nhỏ xung quanh khu vực buổi lễ, và khoảng 20 lá cờ Mỹ Việt lớn trên khu vực sân khấu. Tôi phải treo tấm biểu ngữ Welcome trên sân khấu, tôi phải xếp mấy trăm cái ghế ngồi, vân vân và vân vân. Còn phần Trần Thái Văn thì gọi phone, trả lời phone liên tục từ văn phòng thống đốc.

Đến giờ này nghĩ lại thấy “ớn lạnh”, không biết sao thời đó tôi lại “khỏe” đến thế. Tôi tự hỏi nếu ngày đó tôi mệt quá mà “bỏ cuộc,” không làm gì hết, thì khi ông Thống Đốc George Deukmejian đến mà chỉ thấy một khu vực hành lễ trống rỗng, chẳng cờ xí, chẳng biểu ngữ, chắng ghế bàn, chẳng âm thanh, chẳng tiếp rước, thì ông thống đốc và các quan khách, chính giới Hoa Kỳ nghĩ như thế nào về sự “trưởng thành” của cộng đồng Việt Nam? Điều may mắn là nhờ Hồn Thiêng Sông Núi độ trì, cho nên tôi đã cố gắng làm hết sức, hên là mọi chuyện suông sẻ, OK, dù không vừa ý trọn vẹn.
Phó Tổng Thống George Bush và Phu Nhân, cùng Thống Đốc California George Deukmejian (vest trắng đứng sau lưng Ngô Kỷ mặc áo dài khăn đống) trong dịp tiếp xúc với các lãnh đạo cộng đồng Á Châu vào năm 1988 tại phi trường Los Angeles.

Thống Đốc California George Deukmejian đang bắt tay bên bìa trái. Trên tay Ngô Kỷ cầm poster yêu cầu Phó Tổng Thống George Bush khi đắc cử tổng thống hãy giúp đở tiếp nhận thêm thuyền nhân vào Mỹ, cho phép các cựu tù nhân chính trị Việt Nam H.O. được nhập cư Hoa Kỳ, và quan tâm đến lính Mỹ mất tích.

Ngô Kỷ và Trần Thái Văn sinh hoạt với nhau năm 1988, 30 năm về trước.

Ngo Ky, Tran Thai Van little Saigon

Ngo Ky, Tran Thai Van little Saigon

Ngo Ky, Tran Thai Van little Saigon

Ngo Ky, Tran Thai Van little Saigon

Ngo Ky, Tran Thai Van little Saigon

1988 Republican National Convention

Nhiều cơ quan truyền thông và báo chí Mỹ toàn quốc phỏng vấn, đăng tìn rầm rộ về việc trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ, Ngô Kỷ vinh dự là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất làm Đại Biểu Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc năm 1988.

Los Angeles Times, 1988 Republican National Convention

Los Angeles Times, 1988 Republican National Convention

Los Angeles Times, 1988 Republican National Convention

Los Angeles Times, 1988 Republican National Convention

Los Angeles Times, 1988 Republican National Convention

Los Angeles Times, 1988 Republican National Convention

Los Angeles Times, 1988 Republican National Convention

Los Angeles Times, 1988 Republican National Convention

Los Angeles Times, 1988 Republican National Convention

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed

free counters

un compteur pour votre site