lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Vietnam Sea - Southeast Asia Sea - Biển Đông của Việt-Nam Cộng-Hòa - Southeast Asia Sea belong to the Républic of Vietnam

An ninh biên giới – Sinh mệnh của quốc gia

http://www.truclamyentu.info/the-environmental-activist/an-ninh-bien-gioi-sinh-menh-quoc-gia.html

Andy

donald j. trump, nancy pelocy

Trong tháng Hai này, hơn 90 triệu con dân Việt Nam đau xót tưởng niệm 40 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung, một cuộc chiến đã khiến hàng chục ngàn người thương vong.
Chúng ta ai cũng biết rằng những kẻ thù hung hãn nhất đều đến từ phía bên kia biên giới. Bảo vệ biên giới chính là bảo vệ sinh mệnh của quốc gia.

Thế nhưng, thật đáng ngạc nhiên khi biết rằng tại đất nước hùng mạnh nhất địa cầu cả về kinh tế và quân sự – Hoa Kỳ – có rất rất nhiều chính trị gia quyền lực đang xem nhẹ vấn đề biên giới.

Không chỉ vậy, những người này đang ra sức chống lại nỗ lực bảo đảm an ninh biên giới từ vị Tổng thống thứ 45 của đất nước họ, ông Donald Trump.

Họ cổ súy một biên giới “mở” và không có Cơ quan Thực thi Hải quan và Di trú (ICE) – một cơ quan thực thi pháp luật không thể thiếu trong bảo vệ an ninh quốc gia.

Đại diện tiêu biểu nhất của nhóm chính trị gia này, bà Nacy Pelosi – Chủ tịch Hạ viện kiêm lãnh đạo đảng Dân chủ, thậm chí cho rằng việc xây dựng một bức tường biên giới là hành vi thiếu nhân đạo, “vô đạo đức”.

nancy pelosy democratie

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói xây tường biên giới là “vô đạo đức”. (Ảnh: Foreign Policy)

Thời gian qua, tranh cãi giữa đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump với đảng Dân chủ của bà Pelosi về xây dựng bức tường biên giới đã trở thành nguyên nhân chủ chốt khiến chính phủ Hoa Kỳ phải đóng cửa một phần trong thời gian kỷ lục.

Vậy trong vấn đề này, ai đúng ai sai?

Vấn nạn di dân lậu ở nước Mỹ

Vấn nạn di dân lậu đã có từ ngày Tổng thống Ronald Reagan ra sắc lệnh không được trục xuất khoảng 7-8 triệu di dân khi đó đang cư trú bất hợp pháp tại Mỹ. Điều này đã tạo ra một thông điệp sai: khiến người Mexico và Nam Mỹ nghĩ rằng cho dù xâm nhập lậu, họ vẫn có cơ hội trở thành công dân Mỹ.

Đến thời Tổng thống Bill Clinton, vấn nạn di dân leo thang, trở thành khủng hoảng. Năm 1998, có hơn 1,6 triệu di dân phi pháp tràn vào Mỹ, trung bình có gần 5.000 người vào Mỹ phi pháp mỗi ngày. Điều này khiến ông Clinton phải ra luật chống di dân gắt gao nhất và bà Hillary khi đó đã phụ họa theo chồng, cảnh giác mối nguy di dân lậu tràn ngập Mỹ.

Tổng thống Clinton cũng tung ra một ‘vũ khí’ mới chống nạn di dân lậu: xây tường. Tuy nhiên, việc xây tường khi đó rất giới hạn dù được Nghị viện do đảng Dân chủ nắm đa số ủng hộ.

Đến thời Tổng thống George Walker Bush (Bush con), giới chính trị gia đều đồng thuận cần có một giải pháp căn cơ để chống việc có tới 5.000 di dân lậu vào đất nước mỗi ngày.

Nhờ đó, Bush con đã được Nghị viện phê chuẩn việc xây 700 dặm tường dọc biên giới Mexico, khoảng một phần ba chiều dài biên giới phía Nam.

Đến thời Tổng thống Barack Obama, ông tiếp tục xây bức tường dở dang của Bush. Mặt khác, ông xin và được quốc hội phê chuẩn 40 tỷ USD để tăng cường việc phòng thủ biên giới qua các biện pháp khác như tăng cường lính biên phòng, thiết lập các đồn canh, các phương tiện truy lùng dân vượt biên, các máy điện tử tối tân nhất.

Ông Obama cũng phát động cái mà ông hãnh diện khoe là một chính sách trục xuất di dân lậu mạnh nhất và nhanh nhất, đưa đến việc trục xuất nhiều di dân lậu nhất.

Tóm lại, cả 3 tổng thống tiền nhiệm của Tổng thống Trump đều coi việc phòng thủ biên giới chống di dân lậu là một trong các biện pháp an ninh thiết yếu nhất.

donald trump,

Tổng thống Donald Trump đang cầm một bức ảnh khi ông dẫn đầu cuộc thảo luận bàn tròn về an ninh biên giới với các nhà lãnh đạo địa phương vào Thứ Sáu ngày 11/1/2019, trong Phòng Nội các của WH ở Washington. (Ảnh: Jacquelyn Martin AP)

Tuy nhiên, có một thực tế là di dân vẫn tăng vọt dưới ba đời tổng thống đó, số di dân lậu đã leo thang mau chóng lên tới ít nhất 12 triệu người, thậm chí có thể lên tới 20 triệu người, tùy theo nguồn thống kê.

Vì vậy, từ trước khi lên làm tổng thống, ông Trump đã kêu gọi củng cố an ninh biên giới, mà cụ thể là bằng việc tiếp tục xây kín bức tường còn dang dở ở phía Nam (khoảng 1.300 dặm – 2/3 chiều dài biên giới).

Theo ông, đó là một biện pháp vừa rẻ, vừa bền vững. Quả thật, nếu so với gói an ninh biên giới 40 tỷ của Tổng thống Obama, thì số tiền 5,7 tỷ USD ông Trump đề xuất để xây tường chẳng đáng là bao. Trong khi bức tường có thể đứng vững hàng chục năm với ít chi phí vận hành.

Không có công nghệ mới nào hoặc một hàng rào di chuyển được có thể thay thế một bức tường cao, vững chắc. Công nghệ mới có thể có trục trặc hoặc lỗi phần mềm, và điều gì xảy ra nếu những tin tặc xâm nhập hoặc sự cố mất điện xảy ra, khiến chúng dừng hoạt động?

Thế nhưng, thật ngạc nhiên là chính đảng Dân chủ từng ủng hộ ông Obama xây tường và chi 40 tỷ USD để bảo vệ biên giới, nay lại phản bác việc xây tường của Tổng thống Trump, thậm chí bà Pelosi còn tỏ ra mỉa mai khi cam kết chỉ chi 1 USD cho bức tường và đề xuất “xén cỏ cũng sẽ giải quyết được vấn đề”.

Trăm điều hại

Nhiều người không thể lý giải. Tại sao các chính trị gia Dân chủ và nhiều hãng truyền thông “dòng chính” lại ủng hộ mở cửa biên giới, để mặc cho nhập cảnh phi pháp và cùng với đó là dòng chảy của ma túy, mại dâm và các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia?

Chỉ tính riêng năm 2017, số người Mỹ chết vì quá liều ma túy đã chạm kỷ lục mới với hơn 70.000 người tử vong. Phần lớn ma túy gây ra những cái chết bi kịch này đều được tuồn vào qua biên giới phía Nam.

Gần đây, Cơ quan Bảo vệ Biên giới và Hải quan thông báo đã phá được vụ buôn bán chất fentanyl lớn nhất từ trước tới nay, tịch thu 115kg loại chất này – đủ để giết chết 57 triệu người Mỹ.

Ngoài ra, ICE đã bắt giữ 266.000 người nhập cư bất hợp pháp mang tính chất tội phạm trong 2 năm qua. Những người bị bắt giữ đối mặt 100.0000 cáo buộc tội tấn công, 30.000 cáo buộc tội phạm tình dục và 4.000 cáo buộc tội giết người.

salvemos tijuana no mas caravanas, mexico tijuana city fight againt to illegate immigration

Những người biểu tình cầm biểu ngữ tiếng Tây Ban Nha, phải đối đoàn di dân, có ý nghĩa: “Hãy cứu Tijuana, không có thêm dân caravan” phản đối sự hiện diện của hàng ngàn người di cư Trung Mỹ tại địa phương, Tijuana, Mexico hôm Chủ nhật, (Ảnh: AP)

Không chỉ vậy, người nhập cư còn có thể làm giảm cơ hội việc làm của công dân Mỹ và đẩy lương xuống thấp, do di dân lậu sẵn sàng làm mọi việc với mức lương rất thấp.

Trong khi đó, họ làm tăng gánh nặng phúc lợi của xã hội khi khiến chính phủ Mỹ phải tốn tiền duy trì an ninh trật tự, phụ cấp nhân đạo cho những di dân lậu bị giam giữ.

Việc mở cửa biên giới còn tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo khi nó khuyến khích người dân các nước xung quanh liều lĩnh vượt biên vào Mỹ.

“Một phần ba số phụ nữ di cư ở các đoàn lữ hành bị hãm hiếp trong hành trình dài hướng về phía Bắc. Những kẻ buôn lậu sử dụng trẻ em di cư như những con tốt người để khai thác [những khe hở trong] hệ thống luật pháp của chúng ta và dùng [những đứa trẻ này] để tiếp cận đất nước chúng ta. Những kẻ buôn người và nô lệ tình dục lợi dụng các khu vực mở giữa các cảng nhập cảnh của chúng ta để buôn lậu hàng ngàn cô gái trẻ và phụ nữ vào Hoa Kỳ và bán họ cho các ổ mại dâm và nô lệ thời hiện đại”, Tổng thống Trump cho biết trong Thông điệp liên bang ngày 5/2.

Có thể thấy, mở cửa biên giới quả thật chỉ có trăm điều hại.

Bảo vệ an ninh, sự thịnh vượng và ‘giá trị Mỹ’

Vì trăm điều hại như vậy, nên từ trong lịch sử xa xưa cho đến nay, hoàn toàn không thể tìm thấy quốc gia nào lại có chính sách mở toang cánh cửa biên giới, chỉ “xén cỏ” để giải quyết vấn đề như bà Pelosi nói.

Ngược lại, các quốc gia cho dù hùng cường hay nhược tiểu, đều cố gắng bảo vệ đường biên giới của mình, và nhiều trong số đó đã chọn cách xây tường.

Năm ngoái, nhà sử học David Frye đã viết một bài báo với tiêu đề Lịch sử văn minh là Lịch sử của những bức tường Biên giới, được trích ra từ cuốn sách của ông, Bức tường: Lịch sử văn minh trong máu và gạch.

Trong đó, ông cho biết Vạn Lý Trường Thành của Tàu đã được xây dựng trong các thời đại khác nhau, và công trình hoàn thành cao khoảng 6-9m, với các cung đường đủ rộng để 5 con ngựa hoặc 10 người đi bộ cạnh nhau.

Tất nhiên Trung Quốc không đơn độc trong việc xây dựng các bức tường biên giới.

Ông Frye liệt kê các quốc gia sau đây trong lịch sử đã từng xây dựng tường hoặc hàng rào biên giới: “Iraq, Syria, Ai Cập, Iran, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Romania, Ukraine, Nga, Anh, Algeria, Libya, Azerbaijan, Uzbekistan, Afghanistan, Peru, Trung Quốc và Hàn Quốc”.

Đó chỉ là một phần danh sách.

Vạn lý trường thành Trung cộng

Vạn lý trường thành Trung cộng

Một bức tường biên giới chống giữ và bảo vệ cho những công dân và cư dân hợp pháp. Nó bảo vệ an ninh và sự thịnh vượng của một quốc gia, cũng như nền văn hóa của quốc gia đó.

Một đất nước, cho dù là giàu có nhất hành tinh như nước Mỹ, cũng sẽ nhanh chóng kiệt quệ nếu mở toang biên giới để mặc dòng người nhập cư từ các nước nghèo hơn ùa vào.

Nền văn hóa với truyền thống tín Thần, đặt trọn niềm tin vào Thượng đế (In God We Trust) của họ chắc chắn cũng sẽ bị xóa sổ bởi sự xâm nhập văn hóa không chọn lọc.

Ai cũng biết rằng, một dân tộc sẽ không còn là dân tộc đó, nếu văn hóa của họ bị xóa sổ.

Giá trị Mỹ có còn không, khi di dân lậu tràn ngập?

Xây tường không phải là ‘đóng cửa’

Ai cũng biết Hoa Kỳ là “hợp chủng quốc”, là xứ của di dân. Xứ sở này từ xưa chẳng những sẵn sàng đón di dân mà còn cần di dân để có thể tồn tại và tiến bộ. Ngay cả Tổng thống Trump cũng là di dân thế hệ hai.

Nên cần nhìn nhận rõ: Ông Trump hoàn toàn không chống lại việc di dân, mà ông chống “di dân bất hợp pháp”.

“Tôi muốn người di cư đến nước ta với số lượng lớn nhất từ trước đến nay, nhưng họ phải đến một cách hợp pháp”, Tổng thống Trump đã khẳng định như vậy trong Thông điệp liên bang mới nhất.

Tổng thống Trump hoàn toàn không phải muốn đóng cửa nước Mỹ, không nhận di dân nữa, vì nước Mỹ vẫn mở cửa, vẫn nhận di dân hợp pháp như thường lệ, không có gì thay đổi.

Vấn đề là di dân vào Mỹ phải có kiểm soát, có trật tự, vào Mỹ trong khuôn khổ luật pháp hiện hành.

donald j.trump, state of the union, house speaker

Tổng thống Donald J. Trump phát biểu Thông điệp Liên bang tại Nghị viện Hoa Kỳ, ngày 5/2/2019, tại Washington, D.C. 

Đúng như thượng nghị sỹ gốc Cuba, ông Marco Rubio đã nói, bức tường không phải là để đóng cửa không nhận di dân nữa, mà chỉ là phương thức hữu hiệu nhất để hướng dẫn di dân vào Mỹ qua những địa điểm có kiểm soát, hợp pháp, trong trật tự, không cho phép họ tràn vào Mỹ bất hợp pháp qua vùng đồng không mông quạnh nữa.

Điều không thể chấp nhận là việc cả triệu người tìm cách vào bất hợp pháp để rồi có thể được hợp thức hóa tức thì trong khi biên giới phải mở toang cửa cho ai muốn vào kiểu nào thì vào.

Những diễn tiến hiện thấy tại San Diego là chuyện kỳ quái không ai hiểu nổi khi cả chục ngàn người đến biên giới, đòi hỏi nước Mỹ phải mở toang cửa nhận họ, nếu không phải trả 50.000 đô la một đầu người để họ trở về nước.

Vì lợi ích nhóm, bất chấp Tổ quốc?

Như vậy, việc xây tường, bảo vệ an ninh biên giới chỉ có trăm điều lợi mà không một điều hại. Thế tại sao đảng Dân chủ, nhiều hãng truyền thông dòng chính và những người chống Trump lại cực lực phản đối? Có phải những người này tin rằng bức tường không có lợi ích gì?

Trong thực tế, có lẽ tất cả mọi người đều biết được công dụng của bức tường. Đó là “bảo vệ những gì mà ta yêu quý”.

Bà Pelosi nói với truyền thông rằng xây tường biên giới là “vô đạo đức”. Thế nhưng, hãng Fox News gần đây đã đăng một phóng sự chi tiết về dinh cơ của bà ở San Francisco với tường cao bao bọc.

Cựu quan chức cấp cao thời Tổng thống Bush Brad Blakeman viết: “Biệt thự Pelosi khép kín với một bức tường cao bao bọc, súng bảo mật và súng phun xăng SUV. ‘Làm như tôi nói – KHÔNG như tôi làm’. Lãnh đạo Pelosi! Đập bức tường đó xuống!”.

nancy`s home in california

Dinh thự kín cổng cao tường của bà Pelosi ở San Francisco. (Ảnh: Fox News)

Đây là một thực tế mà Tổng thống Trump đã đề cập trong bài phát biểu trước toàn dân ngày 8/1: “Một số người cho rằng xây bức tường là vô đạo đức. Vậy thì tại sao các chính trị gia giàu có xây tường, hàng rào và cổng xung quanh nhà của họ?”.

Sau đó, Tổng thống Trump giải thích: “Họ không xây dựng những bức tường vì họ ghét những người bên ngoài, mà vì họ yêu mến những người bên trong. Điều duy nhất được coi là vô đạo đức, đó chính là các chính trị gia không làm gì cả và tiếp tục cho phép nhiều người vô tội hơn nữa trở thành các nạn nhân đáng thương”.

Trong Thông điệp liên bang, ông Trump đã lặp lại điều này một lần nữa: “Các chính trị gia và các nhà tài trợ giàu có [của họ] cổ súy cho biên giới mở, trong khi cuộc sống của họ [được bảo vệ] đằng sau những bức tường có cổng và lính canh.

“Trong khi đó, những người Mỹ thuộc tầng lớp lao động phải trả giá cho việc nhập cư bất hợp pháp ồ ạt, cơ hội việc làm giảm, lương thấp hơn, trường học quá tải, bệnh viện đông tới mức họ không còn có chỗ, tội phạm gia tăng và sự an toàn của xã hội suy giảm trầm trọng”.

Và ông kết luận: “Khoan dung cho nhập cư bất hợp pháp không phải là từ bi, nó thực sự rất tàn nhẫn”.

Vậy, phải chăng những người phản đối xây bức tường biên giới là do không yêu quý những gì ở bên trong biên giới? Hay vì họ đặt lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân lên trên lợi ích quốc gia?

Điều này không ai dám khẳng định. Nhưng có một thuyết âm mưu từng rất phổ biến trên mạng về kế hoạch hủy hoại nước Mỹ trong vòng 16 năm.

Kế hoạch 16 năm hủy hoại nước Mỹ

barack obama, hillary clinton, the 16 year plan to destroy america

Theo đó, đảng Dân chủ sẽ sử dụng 8 cầm quyền của Tổng thống Obama và 8 năm của bà Hillary Clinton (nếu đắc cử) để tiến hành nhiều chiến lược làm suy yếu nước Mỹ, tạo ra một trật tự thế giới mới.

Trong 8 năm của Obama, các chiến lược vạch ra gồm: Cài cắm điệp vụ; cho rò rỉ thông tin tình báo và cơ sở quân sự; cắt tài trợ cho quân đội; mở cửa biên giới cho những người nhập cư bất hợp pháp để đảm bảo đảng Dân chủ chiến thắng trong bầu cử; phớt lờ chương trình hạt nhân của Triều Tiên; bắt tay với chương trình hạt nhân của Iran; giảm tài trợ cho NASA….

Tất cả những điều này đều liên quan đến những việc Obama thực sự đã làm trong khi tại nhiệm và không có gì để gây tranh cãi, theo giới quan sát.

Trong thuyết âm mưu kế hoạch 16 năm, một chiến lược đáng chú ý được nhắc tới là “Chiến dịch Con chim nhại” (Operation Mockingbird). Trong chiến dịch này, CIA đã cài nhiều toán nhân viên làm phóng viên và nhà báo. Nhiệm vụ của họ là lật đổ nước Mỹ bằng cách thúc đẩy những tuyên truyền dối trá mà mọi người sẽ tin là sự thật.

Đây có lẽ là lý do tại sao ngày nay có quá nhiều hãng tin “dòng chính” lại trở thành “fake news” và ra rả tuyên truyền chống Trump như hiện nay, bất chấp thực tế ông đã làm được rất nhiều cho nước Mỹ và cả thế giới.

Không ai dám khẳng định thuyết âm mưu nói trên là đúng, hay là sai. Nhưng thực tế là đảng Dân chủ đang cổ súy mạnh mẽ cho mở cửa biên giới và nhập cư lậu.

Luật trú ẩn – ‘Thư mời’ nhập cư lậu

Có thể thấy, trong năm đầu ông Trump lên nắm quyền, di dân lậu đã suy giảm rõ rệt. Có thể do những lời lẽ cứng rắn của ông về di dân lậu xuyên suốt cuộc bầu cử đã khiến những người có ý định nhập cư lậu phải chùn chân.

Sau thất bại của bà Hillary, đảng Dân chủ đã nhận chân ra vấn đề sinh tử của họ là lá phiếu của di dân gốc Latinh. Ở đây không phải là số phiếu của nhóm di dân lậu, mà thật ra đảng Dân chủ nhắm vào lá phiếu hiện hữu của dân gốc Nam Mỹ đang sống hợp pháp có quyền đi bầu và sẽ bầu cho đảng nào họ thấy là đang ủng hộ sự hiện diện của đồng hương của họ.

Và nếu hàng triệu di dân lậu trở thành di dân hợp pháp trong tương lai, đảng Dân chủ lại hưởng lợi lớn.

Giới quan sát cho rằng với mục đích kiếm phiếu cử tri, đảng Dân chủ tại một số nơi đã tung ra luật trú ân cho di dân, gọi là “sanctuary laws”, trong đó các chính quyền địa phương hay cả tiểu bang tìm mọi cách bảo vệ di dân lậu.

Sanctuary laws ngay lập tức như những bức “thư mời” gửi đến cho người dân ở Trung và Nam Mỹ.

Hàng triệu người dân nghèo khổ đang mơ mộng một thiên đường mới, bị những kẻ buôn người khuyến khích, dụ dỗ, hứa hẹn và tổ chức để mang qua Mỹ bằng mọi cách, hợp pháp cũng như bất hợp pháp. Chiêu bài mới là chỉ cần qua lọt biên giới sẽ được các sanctuary laws bảo vệ không bị trục xuất về xứ. Nghe quá hấp dẫn, không thể không thử thời vận. Dù sao cũng nên “hy sinh đời bố, củng cố đời con”!

welcome to california, official sanctuary state felons illegals and ms13 welcome, democrats needs to the votes

Tấm bảng ghi: Chào mừng đến Calìornia. Bang trú ẩn chính thức. Sát nhân, nhập cư bất hợp pháp và MS13 (băng đảng khét tiếng ở Nam Mỹ) được chào đón! Đảng Dân chủ cần lá phiếu!. (Ảnh qua: Instagram)

Các thống kê cho thấy số người tìm cách vượt biên lậu từ ngày ông Trump tuyên thệ đến nay đã tăng gấp 15 lần, từ 2.000 người lên tới 30.000 người một tháng.

Đã vậy, cả đoàn ‘lữ hành’ với cả chục ngàn người ùn ùn đi bộ từ Trung Mỹ băng qua Mexico để tìm cách vào Mỹ. Tình hình thay đổi mau chóng. Chuyện di dân đã trở thành khủng hoảng khẩn cấp, không thể không giải quyết.

Các luật sanctuary laws được ban hành là vì tính nhân đạo hay vì lá phiếu, có lẽ mọi người đều nhìn rõ.

Và phải nhìn nhận, đảng Dân chủ đã thành công lớn. Thống đốc California ký luật cả tiểu bang là tiểu bang trú ẩn, đưa đến chiến thắng lớn chưa từng thấy cho Dân chủ trong cuộc bầu cử tháng 11/2018 vừa qua, trong một tiểu bang mà 40% là dân gốc Latinh.

Nhìn vào sự thành công tại California, cấp lãnh đạo Dân chủ chỉ thấy có một chuyện: di dân gốc Latinh quả thật đúng là những cứu tinh cho đảng. Tất cả mọi chính sách, mọi cố gắng, mọi nỗ lực phải tập trung vào việc tìm kiếm hậu thuẫn của khối dân này.

Nó giải thích rõ sự cứng rắn của bà Pelosi và khối Dân chủ trong việc nhất định không cho Tổng thống Trump xây tường cản di dân Latinh.

Tuyên bố tình trạng khẩn cấp để xây tường – Hành động vì dân và hợp hiến

Mới đây, 16 tiểu bang Hoa Kỳ đã ký đơn kiện Tổng thống Donald Trump vì ông đã ban bố tình trạng khẩn cấp nhằm xây dựng bức tường biên giới để bảo vệ họ.

Nhóm các tiểu bang, bao gồm California và New York – những bang Dân chủ kiểm soát, đã buộc tội tổng thống và các quan chức hàng đầu trong chính quyền dùng tiền đóng thuế cho cộng đồng của họ để thực hiện lời hứa từ chiến dịch năm 2016 của ông nhằm hạn chế nhập cư bất hợp pháp và buôn lậu ma túy.

Hôm thứ Ba (19/2), ông Trump nói với các phóng viên trong Phòng Bầu dục rằng ông không lo lắng hay ngạc nhiên trước những thách thức pháp lý của bang.

“Tôi nghĩ rằng, cuối cùng, chúng tôi sẽ rất thành công với vụ kiện”, ông Trump nói.

Ông nói vậy, vì hành động của ông dựa theo luật pháp. Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia theo Luật đã quy định từ năm 1976.

Năm 1976, Nghị viện đã thông qua Đạo luật Tình trạng khẩn cấp quốc gia, trao cho tổng thống quyền lực to lớn trong tình huống quốc gia đối mặt với khẩn cấp.

Từ đó tới tuyên bố mới nhất ngày 15/2 vừa qua, các tổng thống phe Dân chủ như Jimmy Carter, Bill Clinton và Barack Obama cùng với Tổng thống phe Cộng hòa như George W. Bush và Donald Trump đã tuyên bố 58 tình trạng khẩn cấp quốc gia. Tổng cộng 31 sắc lệnh tình trạng khẩn cấp trong số đó vẫn còn hiệu lực tới ngày nay.

Ngay cả Chủ tịch ủy ban Quân lực Hạ viện Adam Smith có thời điểm cũng thừa nhận rằng Tổng thống có quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.

donald j. trump and border security policy

Tổng thống Trump cầm hình ảnh về một đoạn bức tường đang xây dựng dở giữa Mỹ và Mexico. (Ảnh: AFP)

Trong bài bình luận trên trang Fox News, bà Kayleigh McEnany, phát ngôn viên quốc gia của Ủy ban Quốc gia Cộng hòa, nhận định: Với việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, Tổng thống Trump đã thực hiện bước đi táo bạo và quyết định, vì lợi ích tốt nhất của người dân Mỹ. Từ đó, ông có thể có tiền xây hàng rào rất cần thiết dọc biên giới Mỹ-Mexico nhằm ngăn chặn nạn buôn người, buôn ma túy và hạn chế tội phạm vượt biên.

Theo bà Kayleigh McEnany, tuyên bố tình trạng khẩn cấp hoàn toàn nằm trong quyền hành pháp của tổng thống.

Các chuyên gia pháp lý cho biết những thách thức đối với tuyên bố khẩn cấp của ông Trump sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn và có thể thua trong một cuộc đấu tranh có thể sẽ được quyết định bởi Tòa án Tối cao đa số bảo thủ của Hoa Kỳ.

Nếu một hành động vì dân vì nước mà bị xử thua, thì tương lai của nước Mỹ có thể sẽ rất ảm đạm. Đó là điều có lẽ không người dân Mỹ nào mong muốn, cho dù họ ủng hộ ông Trump hay không.

Tương Tử

 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed
free counters

un compteur pour votre site