lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asia Sea

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Luật An ninh Quốc gia Trung cộng : Chiêu mới để thôn tính Biển Đông ?

Trọng Nghĩa

bản đồ biển đông nam á

Nhiều nước đang tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Nguồn:wikipedia

Ngày 01/07/2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua một dự thảo đầu tiên của bộ luật mới về an ninh quốc gia, bao trùm mọi lãnh vực trong đó Bắc Kinh tự cho mình quyền dùng sức mạnh để bảo vệ các lợi ích cốt lõi. Theo một số nhà quan sát, luật mới về an ninh của Trung Quốc có thể là một bước mới của Bắc Kinh trong ý đồ thôn tinh Biển Đông.

Khi loan tin hãng tin Anh Reuters vào hôm qua đã chú ý ngay đến việc dự thảo này, một khi biến thành luật, sẽ cho phép chính quyền Bắc Kinh sử dụng « mọi biện pháp cần thiết » để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, bà Trịnh Thư Na, Phó Chủ tịch Ủy ban Lập pháp Thường vụ Quốc hội Trung Quốc khẳng định rằng Bắc Kinh « sẽ không từ bỏ quyền lợi chính đáng của mình và chắc chắn không hy sinh lợi ích cốt lõi của đất nước ». Vấn đề là gần đây, Bắc Kinh đã càng ngày càng nói nhiều hơn đến việc Biển Đông mà họ đòi hầu như toàn bộ chủ quyền, là thuộc diện lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.

Không chỉ nói suông, Bắc Kinh cũng đã dùng trăm phương nghìn kế để áp đặt các yêu sách chủ quyền của họ tại Biển Đông, từ các phương cách thô bạo, dùng đến sức mạnh, cho đến những thủ đoạn ngoại giao, hay pháp lý giả hiệu.

Trong một bài viết vào hôm qua, nhật báo Mỹ International Business Times đã cho rằng luật an ninh mới sẽ giúp Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông, và khiến cho tình hình vốn đã căng thẳng lại càng nghiêm trọng thêm.

Theo tác giả bài báo, cho đến giờ, Bắc Kinh chủ yếu dựa vào thế mạnh quân sự để tăng cường sự hiện diện tại Biển Đông. Trung Quốc đã thành công trong việc bồi đắp các rạn san hô mà họ lấy từ tay Việt Nam và Philippines thành đảo nhân tạo, và đang xây dựng các cơ sở quân sự trên đó, mà không gặp bất kỳ sự kháng cự nào.

Trong tình hình đó, theo bà Bonnie Glaser, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ở Washington, luật mới về an ninh sẽ chắp cánh cho Trung Quốc quyết đoán hơn : « Trung Quốc sẽ trích dẫn luật, cùng với nhiều bộ luật nội địa khác để biện minh cho những hành động của họ ở Biển Đông ».

Trong quá khứ, Trung Quốc đã tìm cách biện minh cho các hành động của mình bằng lý do họ có chủ quyền lịch sử tại Biển Đông, viện dẫn một số bản đồ cổ để chứng minh, và sử dụng tấm bản đồ 9 đoạn để minh họa cho các đòi hỏi của mình. Vấn đề là lập luận về chủ quyền lịch sử không có cơ sở pháp lý, nhất là khi mới đây, Philippines đã công bố bản đồ cổ có từ năm 1136 cho thấy rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough hay ở Trường Sa đều là giả dối.

Giới quan sát đều phê phán tính chất mơ hồ và rộng khắp của luật về an ninh quốc gia của Trung Quốc. Nhiều người cho rằng Bắc Kinh cố tình mập mờ để có thể muốn làm gì thì làm, mà vẫn có thể nói là làm đúng theo luật.

Áp dụng vào trường hợp Biển Đông, có thể nói rằng, luật an ninh mới của Trung Quốc là một bước tiến mới của Trung Quốc nhằm thôn tính vùng biển này, thoạt đầu là tuyên bố chủ quyền, kế đến là xác định đó là lợi ích cốt lõi, và bây giờ là ra luật để bảo vệ chủ quyền và lợi ích cốt lõi mà chỉ có Bắc Kinh công nhận.

http://vi.rfi.fr/phan-tich/20150702-luat-an-ninh-quoc-gia-trung-quoc-chieu-moi-de-thon-tinh-bien-dong/

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site