lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asia Sea

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Hội Sử-Học Việt-Nam

Tưởng-niệm 39 năm quốc hận vinh danh Đại Tướng Nguyễn-văn-Hiếu Thiên tài quân sự Việt-Nam

Bản Lên Tiếng Thứ 39_Đại Tướng Nguyễn-văn-Hiếu: Số Phận Nghiệt Ngã Của Một Người Chiến Sĩ Quốc Gia Chân Chính

http://www.truclamyentu.info/southeast-asia-sea/nvpl_dt-nguyen-van-hieu-so-phan-nghiet-nga-cua-nguoi-chien-si-quoc-gia-chan-chinh.html 

quân sử việt nam, đại tướng nguyễn văn hiếu quân lực việt nam cộng hòa

Di Ảnh Đại tướng Nguyễn-Văn-Hiếu (23-06-1929 - 08-04-1975)

Lời dẫn: Tùy bút này được thực hiện nhân ngày giỗ lần thứ 39 và xin được kính dâng đến anh Nguyễn-văn-Hiếu, Đại tướng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Quân Đoàn phó Quân đoàn III, tuẫn-quốc ngày 08-04-1975 tại Biên-Hòa Việt-Nam.

Anh Hiếu kính mến,

Năm nay, 2014 kỷ niệm năm thứ 39 ngày tan hàng, gẫy súng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Và cũng là ngày giỗ lần thứ 39 của anh.

Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã không còn trên thực tế từ 39 năm nay, nhưng tinh thần Bảo quốc an dân cũng như những trang quân sử hào hùng vẫn còn đậm nét trong sử sách.

Cuộc đời binh nghiệp của anh có một số nét tương đồng với Quang Trung Hoàng Đế Nguyễn-Huệ.

Nhớ lại cuộc đời của Quang Trung Hoàng Đế, năm 23 tuổi được cử làm tướng quân tạo nên chiến thắng ở Phú-Yên (của nhà Nguyễn) rồi Quảng-Nam (của quân Trịnh). Thái Đức Hoàng Đế phong ông làm Long Nhượng tướng quân năm 1778.

Năm 1784 đánh tan 3 vạn quân Xiêm ở Gia Định do Nguyễn-Ánh rước vào;  Năm 1786 tiến quân ra Bắc Hà dựng cờ Diệt Trịnh Phù Lê; 1788 tiến quân ra Bắc lần thứ  hai dẹp Vũ-văn-Nhậm; Trong lúc đó chiến trường trong Nam do Phạm-văn-Tham chỉ huy không chống nổi các tướng của Nguyễn-Ánh.

Long Nhượng tướng quân Nguyễn-Huệ đã chuẩn bị người, ngựa để tiến vào miền Nam giải quyết vấn đề này. Trong lúc chuẩn bị, ngài được tin vua Càn Long nhà Thanh đem 29 vạn quân xâm lăng Việt Nam qua ải Nam Quan. Đứng trước tình thế nguy cấp này, ưu tiên cho chiến trường phía Bắc được cân nhắc chọn lựa. Còn việc trong Nam thì bày kế cho tướng Phạm-văn-Tham ráng cầm cự chờ tiếp viện.

Long Nhuợng tướng quân Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy hiệu Quang-Trung ngày 22-12-1788 để có danh chính trong việc chống quân Thanh xâm lược.

Ngày 15-01-1789, vua Quang Trung cùng đoàn quân lớn ra tới đèo Tam Điệp và chia thành 5 cánh quân tấn công Thăng Long. Vua Quang Trung tuyên hứa trước ba quân sẽ đánh tan giặc nhà Thanh trong vòng 7 ngày, thế mà chỉ mới có 6 ngày, hơn 20 vạn quân Thanh đã bị đánh bại.

Trong lúc vua Quang-Trung dự định vào Nam để tiêu diệt Nguyễn-Ánh, thì ngài đột ngột băng hà ở tuổi 40 (ngày 16-09-1792) và làm vua được 4 năm.

Vua Quang-Trung chết trên giường bịnh, người đời sau, trong đó có em vẫn tôn xưng ngài là Quang Trung Đại Đế, Đệ Tam Thiên-Tài Quân-Sự Việt-Nam.

Nếu vua Quang-Trung không đột ngột băng hà, có lẽ đất nước Việt-Nam đã có một vận hội mới, tốt đẹp hơn. Nghĩa là không bị Pháp đô hộ và bị Trung cộng xâm lăng qua chi bộ đảng Cộng sản địa phương do Hồ chí Minh cầm đầu.

Miên man nãy giờ nhớ về vua Quang-Trung, bấy giờ em xin sơ lược cuộc đời quân nhân của anh.

Em dự định viết và phổ biến tùy bút này vào đúng ngày giỗ của anh. Nhưng đôi khi lực bất tùng tâm, phải tạm dời ngày phổ biến do việc lên tiếng đòi tự do cho 165.000 tù nhân chính trị Việt-Nam Cộng-Hòa bị cộng sản giết hại từ mấy mươi năm nay…Mong anh thông cảm.

Anh Hiếu kính mến,

Theo em được biết, anh sinh ra ở Thiên-Tân và lớn lên ở Thượng-Hải, Trung cộng. Do đó, với môi trường cũng như sự rèn luyện, anh nói trôi chảy 4 thứ tiếng Anh, Pháp, Đức và Quan Thoại.

Anh hồi hương cùng thân phụ (cụ Nguyễn-văn-Hưởng) theo học Khóa 3 (khóa Trần Hưng Đạo) trường Võ Bị Liên Quân Đà-Lạt và mãn khóa ngày 01-07-1951.

Bước đầu phục vụ quân đội trong vai trò tham mưu cho đơn vị. Với tài năng, trí óc sáng suốt nhạy bén anh đã hoàn thành tốt đẹp những công vụ mà quân đội giao phó.

Là một trong những sĩ quan xuất sắc nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được đề cử đi học tại trường US Army Command and General Staff College, Fort Leavenworth, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, nhưng chưa được chấp thuận. Mãi đến năm 1962, chính phủ mới cho đi học. Vì lẽ, là một quân nhân, anh không hề có một tư tưởng hay tham vọng chính trị nào. Khi mặc vào bộ quân phục với quân hàm trên vai, anh chỉ có một ước nguyện duy nhất là phục vụ quân đội và đất nước Việt Nam. Điều này, đã khiến cho cấp trên không hài lòng !

Trong bản lượng giá của nhóm Cố vấn Mỹ sau sáu tháng khi anh là Thiếu tá lãnh trách nhiệm Tham mưu phó hành quân tại Quân Đoàn I (ngày 16-02-1958), họ đánh giá anh là một bậc chỉ huy vẹn toàn về cả hai mặt quân sự và hành chính. Và kết luận rằng “Ông là một người có tiềm năng lên tới bậc cao nhất trong Quân Đội Việt Nam. Ông đáng được gửi sang học một trường bên Mỹ càng sớm càng tốt, đặc biệt là Ft.Leavenworth. Ông đáng được bổ nhiệm vào các công việc chỉ huy chiến trường để có thêm kinh nghiệm chỉ huy. Sĩ quan này, nếu được xử dụng và khai triển đúng mức, rất có thể trở nên một sĩ quan tướng lãnh tài giỏi tương lai nếu không là xuất chúng trong Quân Đội Việt Nam” -ngưng trích-

Thực tế sau này, các cuộc hành quân do anh điều khiển đã chứng minh rõ rệt sự xuất chúng, thiên tài quân sự của anh.

Tuy nhiên, có phải do số phận sắp xếp hay không? Nếu được cử đi học khóa Tham mưu, chỉ huy cao cấp ở Hoa Kỳ vào cuối thập niên 50, thì kết thúc có thể sẽ giống như Hải quân đại tá Hồ-tấn-Quyền, đại tá Lê-quang-Tung hoặc như giám đốc Phan-quang-Đông.

Đúng là trời cao còn thương dân Việt, thương QLVNCH khiến anh phải đi học trễ, và nhờ đó thoát được chính biến 01-11-63.

Sau khi tốt nghiệp về nước, anh được cử làm tham mưu cho tướng Đỗ-cao-Trí tư lịnh sư đoàn 1 Bộ binh kiêm quyền tư lịnh quân đoàn I quân khu I VNCH. Chính biến 01-11-1963 bùng nỗ, và ngày 02-11-1963, hai vị tổng thống Ngô-đình-Diệm và Cố vấn Ngô-đình-Nhu bị hạ sát. Hay tin hai vị lãnh đạo của nền Đệ Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa bị thiệt mạng, anh im lặng trong đau đớn và suy nghĩ về số phận nghiệt ngã đối với những người chiến sĩ quốc gia chân chính vừa mới nằm xuống.

Và rồi dòng đời tiếp tục trôi, cờ đã đến tay anh khi được đề cử giữ chức Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 Quân Khu 2 từ 24-10-1964 đến tháng 06-1966 với cấp bậc Đại tá ở tuổi 36.

Năm 1965, trong vai trò Đại tá tham mưu trưởng quân đoàn 2 dưới quyền Tướng Vĩnh-Lộc, anh đã được dịp xử dụng thiên tài quân sự của bản thân qua việc điều động nhân sự, phối hợp các phương tiện cơ giới một cách nhuần nhuyễn, kín đáo để đánh bại âm mưu chia cắt Trung phần Việt Nam của cộng sản Bắc Việt do tướng Võ-nguyên-Giáp chủ truơng và người trực tiếp thi hành kế hoạch này là tướng Chu-huy-Mân.

Cuộc hành quân Pleime 1965, với tư cách chỉ là một đại tá tham mưu trưởng Quân đoàn, nhưng anh đã điều động thành công với quân số cấp quân đoàn (hoặc hơn nữa) và các đơn vị bao gồm Thiết kỵ, pháo binh, bộ binh, kỵ binh không vận, Không quân, nhảy dù, Biệt động quân, Địa phương quân (Việt Mỹ) v.v…Với trận này đã hiển lộ Thiên tài quân sự của anh. Anh thực sự đã là một vị Đại tướng rồi. Một vị Đại tướng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mang cấp bậc Đại tá. Và đây chính là sự thiệt thoài vô cùng lớn lao cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa về sau này.

Tương tự như Quang Trung Hoàng Đế, ngài không qua một trường huấn luyện quân sự nào, nhưng kể từ khi cầm quân vào năm 23 tuổi lúc chiến trường ở miền Nam đang ở vào tình thế nguy ngập, vua Quang Trung đã chiến thắng một cách vẻ vang quân nhà Nguyễn ở Phú-Yên rồi Quảng-Nam của quân Trịnh cho đến đại thắng 20 vạn quân Thanh xâm lược.

Người xưa có câu: “sanh như tri chi, học như tri chi“. Nghĩa là bậc thiên tài sanh ra đã biết; bậc anh tài học rồi mới biết. Vua Quang-Trung ở trong cả hai trường hợp này.

Anh, Tướng Nguyễn-văn-Hiếu cũng nằm trong trường hợp tương tự. Dù là cấp bậc nhỏ, nhưng có tài năng, tư cách lớn, quá lớn.

Vua Quang-Trung Nguyễn-Huệ, tài năng vượt bực cả hai người anh là Nguyễn-Nhạc và Nguyễn-Lữ.

Anh, Tướng Hiếu tài năng sáng chói hơn cả những tướng lãnh cùng thời hoặc cao cấp hơn.

Bước đầu binh nghiệp anh không qua các chức vụ đại đội, tiểu đoàn trưởng, cũng không xuất thân từ một binh chủng đặc biệt nào (như Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến hay Thiết Kỵ v.v…) nhưng được giao liền trách nhiệm Tham mưu (Tham mưu phó hành quân quân đoàn I do tướng Trần-văn-Đôn làm tư lịnh ngày 16-02-1958). Rồi nắm tư lịnh các sư đoàn 1, 5, 22 bộ binh. Như trên đã trình bày, khi là Đại tá tham mưu trưởng Quân Đoàn II anh đã chiến thắng vẻ vang trong chiến trường Pleime 1965.

Khi về làm tư lịnh sư đoàn 5 bộ binh ngày 14 tháng 8 năm 1969, anh đã mạnh dạn cải cách sư đoàn này từ khả năng chiến đấu trung bình trở thành một trong những sư đoàn bộ binh thiện chiến nhất của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Khả năng chiến đấu đó đã được minh chứng hùng hồn trong các cuộc hành quân ngoại biên vào năm 1970 cũng như mùa hè đỏ lửa năm 1972 rồi đến tháng 04-1975.

Năm 1970, với trách nhiệm tư lịnh Sư đoàn 5 bộ binh trong cuộc hành quân Toàn Thắng 46, anh và các binh sĩ của sư đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Trong cuộc hành quân Snoul, anh giữ chức tư lịnh sư đoàn 5 bộ binh. Với trọng trách này đã được Trung tướng Đỗ-cao-Trí hoàn toàn tín nhiệm trong việc thực hiện kế hoạch nghi binh để tiêu diệt hai sư đoàn (công trường theo cách gọi của Việt cộng) 5 và 7 Bắc Việt.

Cùng lúc, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 sang Hạ Lào để tiêu diệt tiềm năng quân sự, tiếp vận của Việt cộng. Cuộc hành quân này dưới quyền chỉ huy của Tướng Hoàng-xuân-Lãm đang có nhiều dấu hiệu bất ổn, nên Bộ tổng tham mưu QLVNCH cũng như Tổng thống Nguyễn-văn-Thiệu muốn thay đổi vị tư lịnh. Trung tướng Đỗ-cao-Trí là người được chỉ định thay thế. Trước khi lên đường nhận nhiệm sở mới, tướng Trí đã ra điều kiện cho BTTM và Tổng thống Thiệu phải đề cử Thiếu tướng Nguyễn-văn-Hiếu làm tư lịnh Quân Đoàn III, thay thế ông điều động cuộc hành quân Snoul đang trên đà thắng lợi.

Ngày 23-02-1971, tướng Đỗ-cao-Trí tử nạn trực thăng, lời hứa của Bộ tổng tham mưu QLVNCH và Tổng thống Nguyễn-văn-Thiệu đề cử tướng Nguyễn-văn-Hiếu vào trách vụ tư lịnh QĐ III trở thành mây và gió.

Thay vào đó, trung tướng Nguyễn-văn-Minh, một tướng lãnh văn phòng được đề cử vào trách nhiệm này.

Tướng Nguyễn-văn-Minh có khả năng tài giỏi trong lãnh vực văn phòng, và giao tiếp với cấp trên; nhưng về mặt khả năng điều động chiến trường ở cấp sư đoàn, quân đoàn, ông gặp rất nhiều hạn chế và do đó đã không có đởm lược để tiếp tục thi hành kế hoạch nghi binh tiêu diệt hai sư đoàn 5 và 7 Việt cộng, ngược lại còn trì hoãn, lúng túng trong gần hai tuần lễ. Hơn nữa, tướng Minh và cố vấn Mỹ còn muốn dùng b-52 tiêu diệt quân thù bằng mọi giá đang vây chặt Chiến đoàn 8 Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa khiến cho Chiến đoàn này lâm vào cảnh ngộ vô cùng nguy hiểm.

Anh, tướng Nguyễn-văn-Hiếu cực lực chống đối quyết định vô nhân tính bất chấp sinh mạng của quân ta của tướng Minh và cố vấn Mỹ; Rốt cuộc, tướng Nguyễn-văn-Minh đã bỏ mặc cho tướng Hiếu và đoàn quân triệt thoái giữa vòng vây, biển lửa mà kẻ thù bổ xuống đầu Chiến đoàn 8 QLVNCH.

Với tài năng vượt bực, cũng như lòng hy sinh, thương lính vô bờ bến, anh đã dùng trực thăng đáp ngay xuống bộ chỉ huy hành quân và cùng những người lính Chiến đoàn 8 triệt thoái một cách có trật tự về tới hậu cứ an toàn với tổn thất ít nhất.

Qua sự kiện này cho thấy Trung tướng Nguyễn-văn-Minh và cố vấn Mỹ đã thành công cứu sống hai đoàn 5 và 7 Việt cộng khỏi phải bị QLVNCH tiêu diệt. Đồng thời kéo dài chiến tranh gây thêm thiệt hại cho QLVNCH và dân chúng miền Nam. Hai sư đoàn 5 và 7 Việt cộng đã trở lại phục hận trong trận chiến mùa hè đỏ lửa 1972 diễn ra ở Bình Long, An Lộc.

Sau khi triệt thoái từ Snoul về, anh (tướng Hiếu) đã phải ra điều trần trước Quốc Hội về sự kiện rút quân. Thành công trong việc điều trần về những nỗ lực lớn lao của người lính Việt-Nam Cộng-Hòa trong việc chiến đấu chống Việt cộng; riêng bản thân không bị quốc hội trừng phạt, nhưng người chỉ huy trực tiếp là Trung tướng Nguyễn-văn-Minh còn gán thêm cho anh âm mưu đảo chánh Tổng thống Nguyễn-văn-Thiệu đồng thời khéo léo điều hướng tình hình trước mặt trong việc cách chức Tư lịnh sư đoàn 5 bộ binh của anh. Và giải tán luôn cả Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III của Tướng Trần-quang-Khôi.

Trước những sự việc mà tướng Minh đã làm đối với anh cũng như đối với Chiến đoàn 8 trên chiến trường Snoul cũng như khi rút quân về hậu cứ, anh vẫn một mực giữ tấm lòng bao la đối với những hành động này. Cuối năm 1971, trong một dịp trở về tham dự lễ mãn khóa 24 Sinh viên sĩ quan trường Võ bị quốc gia, anh tâm tình cùng Trung tá Trần-văn-Thưởng (mang cấp Đại úy khi được đề cử làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/8 Sư đoàn 5 bộ binh vào tháng 12 năm 1969) “"Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 3 đang cầm quân giữ nước, vì vậy uy tín của Trung tướng phải được duy trì. Nếu anh nghĩ đến Tổ quốc nhiều hơn, thì anh sẽ hiểu rõ lý do chúng ta phải bỏ qua quá khứ, để quên đi một vài lỗi lầm của Trung tướng trong trận Snoul. Làm người thì đôi khi cũng phải gặp phải lỗi lầm. Tôi chỉ có một điều đau lòng là không đủ thẩm quyền để vinh danh các anh em trong trận Snoul mà thôi".[2].

Tôn trọng tấm lòng độ lượng này của Tướng Hiếu, Trung tá Trần-văn-Thưởng đã giữ kín trong vòng ba mươi năm mới tiết lộ những sự thật nát lòng về trận Snoul thủa đó.

Sau khi bị tướng Minh cách chức Tư lịnh Sư đoàn 5, anh được điều đi làm Tư lịnh phó Quân Đoàn I trong cùng thời gian này.

Những tưởng phải ngồi lâu dài ở trách vụ tư lịnh phó Quân đoàn I cho tướng Hoàng-xuân-Lãm; nhưng cờ lại tới tay khi phó tổng thống Trần-văn-Hương đề cử anh ở trách vụ Phụ tá bài trừ tham nhũng. Tổng thống Nguyễn-văn-Thiệu vui vẻ chấp nhận vì nghĩ là chẳng lo gì cả khi anh ở lãnh vực dân sự.

Và khi làm trách vụ Phụ tá bài trừ tham nhũng cho phó tổng thống Trần-văn-Hương anh “…liền đem áp dụng chiến thuật ... quen dùng ngoài chiến trường là đánh nhanh và đánh thẳng vào trọng tâm địch quân. Về làm việc tháng 2/1972, tháng 7 Tướng Hiếu đã hoàn tất điều tra vụ lạm dụng Qũy Tiết Kiệm Quân Đội. Để che đậy vai trò của Phủ Thủ Tướng (Trần Thiện Khiêm) và của Phủ Tổng Thống (Đặng Văn Quang), Tổng Thống Thiệu vội vàng quy lỗi và cách chức Bộ Trưởng Quốc Phòng, Tướng Nguyễn Văn Vỹ. Tiếp sau vụ này, Tướng Hiếu đồng loạt lập hồ sơ điều tra tham nhũng của Tướng Cao Văn Viên (Tổng Tham Mưu Trưởng), Tướng Trần Thiện Khiêm (Thủ Tướng), Tướng Đặng Văn Quang (Cố Vấn Tổng Thống), và kể cả Tổng Thống Thiệu! Để tránh hậu nạn, Tổng Thống Thiệu vội vàng rút Tướng Hiếu khỏi chức vụ Thứ Trưởng Bài Trừ Tham Nhũng và đưa về chức vụ Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn 3 vào tháng 10/1973…”-ngưng trích- Đặc Trách Bài Trừ Tham Nhũng, tác giả Nguyễn-văn-Tín.

Khi Trung tướng Phạm-quốc-Thuần được cử làm tư lịnh quân đoàn III, tướng Thuần nhất quyết đòi hỏi Tổng thống Thiệu phải cử Thiếu tướng Nguyễn-văn-Hiếu làm tư tịnh phó.

Trong trách vụ tư lịnh phó quân đoàn III, một lần nữa anh đã có dịp thi thố thiên tài quân sự của mình qua trận Svay Rieng, mặt trận Đức Huệ năm 1974. Trên chiến trường này anh đã vận dụng các yếu tố bí mật, bất ngờ, nghi binh, vận tốc, đa dạng và đã đạt được chiến thắng lớn trong trận phản công lớn sau cùng của QLVNCH. Quân số được xử dụng trong mặt trận này lên đến cấp quân đoàn.

Nếu anh có tham vọng chính trị, với các yếu tố bên trên đưa đến chiến thắng trên chiến trường Svay Rieng, anh có thể bất thần đưa quân ngược về Sài Gòn thực hiện cuộc đảo chánh Tổng thống Nguyễn-văn-Thiệu.

Thế nhưng anh đã không thực hiện cuộc đảo chánh Tổng thống Thiệu vì không muốn Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải cầm súng bắn vào nhau thay vì bắn Cộng sản xâm lược.

Trước đây, cố Tổng thống Ngô-đình-Diệm, trong lúc nguy cấp bị các tướng lãnh phản loạn đảo chánh, tổng thống Diệm cũng không muốn QLVNCH can thiệp mạnh mẻ để giải cứu ông và Cố vấn Ngô-đình-Nhu. Ông nói: “tôi là tổng tư lịnh quân đội không lẽ lại ra lịnh cho quân đội bắn vào nhau như vậy thì coi sao được“.

Tháng 03-1975, trong lúc đất nước, quân đội đang nguy ngập, quân đoàn II di tản, quân đoàn I tan rã, quân đoàn III bị áp lực nặng nề, một thiên tài quân sự như anh lại bị gạt qua một bên vì không cùng phe nhóm tham nhũng. Ngay cả khi được đề cử làm Tư lịnh tiền phương quân đoàn III phòng thủ Phan-Rang thế mà cũng bị rút lại. Thật là đất nước đã đến lúc mạt vận.

Sáng ngày 08-04-1975, phi công Nguyễn-thành-Trung (việt cộng nằm vùng) dùng phản lực cơ F5e dội bom dinh Độc-Lập. Chiều cùng ngày anh bị giết chết ngay tại văn phòng tư lịnh phó ở Biên Hòa.

Với sự kiện này, có phải là sự trùng hợp vô tình hay sự sắp xếp cố ý giữa các bên liên hệ để loại khỏi vòng chiến đấu một người chiến sĩ quốc gia chân chính. Đây là bí ẩn lịch sử mà những người viết lịch sử, quân sử bằng trái tim cần phải lưu tâm tìm hiểu và đem ra ánh sáng.

Trước khi tuẫn-quốc, anh đã từng lên tiếng chống đối Tổng thống Nguyễn-văn-Thiệu về việc rút quân bỏ các vùng chiến thuật, anh gọi đây là “nhượng bỏ đất đai cho cộng sản“ -ngưng trích-

Anh còn xác quyết với ông cụ thân sinh: “con sẽ không ngừng chiến đấu"Và con sẽ không để ông Thiệu bịt miệng. Con sẽ chết trong tư thế chiến đấu, ngoài mặt trận hay ngay tại văn phòng. Con sẽ không bỏ cuộc đến khi đổ giọt máu cuối cùng. Con thề danh dự như vậy." -ngưng trích-

Anh đã làm đúng theo lời thề danh dự của một tướng lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cũng như ý chí kiên cường của một người chiến sĩ quốc gia chân chính.

Sau khi anh tuẫn-quốc, những tưởng sự nghiệp quân sự phải ngưng lại vào ngày 08-04-1975. Thực tế lại khác hẳn, anh vẫn tiếp tục chiến đấu để vinh danh Quân lực Việt-Nam Cộng-Hòa cũng như chống lại sự xâm lăng trên lãnh vực lịch sử, quân sử Việt Nam của Việt cộng. Cụ thể, thành quả sau 39 năm liên tục chiến đấu anh đã gầy dựng được một kho quân sự, quân sử đồ sộ cho QLVNCH qua trang nhà http://www.generalhieu.com.

Do đó, em và Hội Sử-Học Việt-Nam đồng tôn xưng anh là một vị Đại tướng của QLVNCH là một điều hoàn toàn phù hợp cả lý lẫn tình.

Anh ra đi để lại cho người đời sau hai di sản quý báu. Đó là bản Di Chúc Lịch Sử và tư tưởng quân sự của anh.

Bản di chúc lịch sử này được giao cho Trung tá Trần-văn-Thưởng vào năm 1974, trước khi trung tá Thưởng lên đường sang Hoa Kỳ du học. Một phần Bản Di Chúc Lịch Sử này đã được phổ biến, phần còn lại sẽ phổ biến vào thời điểm thích hợp.

Khi làm như vậy, anh biết trước số phận của bản thân và đất nước phải hứng chịu ra sao…Nếu không là bậc thiên tài quán cổ thông kim thì làm sao có được sự dự đoán này.

Cũng như toàn bộ trang nhà tướng Hiếu http://www.generalhieu.com là thể hiện cho Binh Pháp Yếu Lược Nguyễn-văn-Hiếu, đã và đang được hình thành.

Trong 20 năm binh nghiệp, có sáu bậc anh tài đã biết thưởng thức và xử dụng thiên tài của anh (tướng Nguyễn-văn-Hiếu). Đó là:

1/ Trung tướng Trần-văn-Đôn, tư lịnh Quân đoàn I (năm 1958) cử giữ chức Tham mưu phó hành quân tại QĐ I;

2/ Trung tướng Vĩnh-Lộc (tư lịnh quân đoàn II, năm 1965) cử giữ chức Tham mưu trưởng quân đoàn; tư lịnh Sư đoàn 22 bộ binh.

3/ Trung tướng Lữ-Lan (tư lịnh Quân đoàn II, năm 1968) tiếp tục tín nhiệm trong vai trò tư lịnh Sư đoàn 22 bộ binh.

4/ Đại tướng Đỗ-cao-Trí (từ các năm 1963, 1969 đến 1971) nhiều lần đề cử trong các trách vụ quan trọng như Tham mưu cho Sư đoàn 1 bộ binh, tư lịnh Sư đoàn 5 bộ binh, Tư lịnh Quân đoàn III;

5/ Phó tổng thống Trần-văn-Hương đề cử trách nhiệm thứ trưởng đặc trách bài trừ tham nhũng;

6/ Trung tướng Phạm-quốc-Thuần (năm 1974) đề cử làm tư lịnh phó Quân đoàn III.

Quả tình nếu không có các bậc anh tài nói trên thì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, chính phủ VNCH, người dân Việt-nam cũng như các thế hệ mai sau không thể nào biết đến thiên tài quân sự của anh. Và mỗi lần anh được đề cử vào những trọng trách là mỗi lần anh đều lập những chiến công có tầm vóc to lớn từ chiến thuật đến chiến lược.

Em và Hội Sử-Học Việt-Nam xin chân thành quỳ xuống kính lạy ba lạy anh linh của anh, anh linh của thập bát đại thần tướng Việt-Nam cùng anh linh của hàng vạn tử sĩ Việt-Nam Cộng-Hòa cũng như 165.000 anh linh của tù nhân chính trị Việt Nam Cộng Hòa bị cộng sản sát hại trong mấy mươi năm qua.

Nguyện cầu anh cùng anh linh thập bát đại thần tướng Việt-Nam cùng hàng vạn tử sĩ, tù chính trị Việt-Nam Cộng-Hòa gia hộ cho dân tộc Việt-Nam sớm ngày vùng lên đuổi bọn giặc Tầu xâm lược ra khỏi bờ cõi, cũng như tiến hành giải thể chế độ Cộng sản tại Việt-Nam để cứu lấy giống nòi đang đứng trước thảm cảnh diệt vong.

Liên Âu tháng 4 ngày 20 năm 2014. Mùa quốc hận lần thứ 39, lễ giỗ lần thứ 39 của đại tướng Nguyễn-văn-Hiếu thiên tài quân sự Việt-Nam.

Trúc-Lâm Lê-an-Bình, Trúc-Lâm Nguyễn-việt phúc-Lộc đồng cẩn bái, cẩn soạn.

Mời tham khảo sự nghiệp quân-sự hiển-hách của Đại tướng Nguyễn-Văn-Hiếu thiên tài quân sự Việt-Nam:

- http://www.generalhieu.com/

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site