lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asia Sea

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Những con ếch luộc và hiện tượng Nguyễn Ngọc Ngạn

Ngày 21 tháng 4 năm 2015

Còn nhớ, đúng mùa Quốc Hận, Giáo Già có nhận được bài viết của Trần Khải nói về hiện tượng “ Nước Ấm Luộc Ếch” có đoạn như sau (xin trích nguyên văn):

“…chiến lược này trong sách Tàu đã nói từ xa xưa rồi: độc chiêu ‘Nước ấm luộc ếch.’  Truyện Tàu tưạ đề ‘Vũ Nghịch Càn Khôn’ của tác giả Chúc Long Ngữ, …kể rằng: “Tôn Long Vũ Thần tự hỏi, trong đầu lập tức hiện ra chuyện mà trước đây hắn từng gặp qua, đó là một con ếch bị vứt vào trong nồi nước đang sôi, tiềm lực của ếch bạo phát, thoáng một cái đã nhảy ra ngoài, người nó chỉ bị thương một chút mà thôi, chứ không nguy hiểm đến tính mạng. Cũng là con ếch đó, nhưng để trong nồi nước ấm, rồi tăng nhiệt độ từ từ, ếch sẽ không phát giác ra điều gì, đến khi nước sôi, thì nó mới cảnh tỉnh ra, đến lúc này nó đã không còn có năng lượng để nhảy ra nữa rồi, chỉ có thể chịu chết trong nồi nước sôi mà thôi. Câu chuyện này có tên gọi là nước ấm luộc ếch…”

Bên cạnh đó Giáo Già cũng nhận được bài viết của Trần Mộng Lâm, trong đó có đoạn xin được trích lại đây:

“ Năm 1996, Daniel Quinn viết cuốn sách có tên là Truyện của B (The Story of B) nói về lịch sử nhân loại trong đó ông dành riêng một chương để viết về con ếch, với những dòng như sau: Nếu ta bỏ một con ếch vào một nồi nước sôi, thì con ếch sẽ dẫy dụa và nhẩy ngay ra khỏi nồi nước. Nhưng nếu ta bỏ ếch vào nồi nước lạnh, để ếch nằm trong đó, rồi từ từ nâng nhiệt độ lên, thì ếch ngồi trong đó thoải mái cho đến khi bị luộc chín lúc nào không biết…

…Câu chuyện bắt nguồn từ một tài liệu xuất hiện năm 1987 ghi lại một cuộc thí nghiệm tại Institut John-Hopkins năm 1982: Một con ếch bị bỏ trong một nồi nước lạnh, sau đó người ta nâng nhiệt độ lên một cách rất chậm, chỉ 0,002 độ C mỗi giây. Sau 2 giờ 30 phút, con ếch bị luộc chín mà không nhúc nhích gì.

Câu chuyện lý thú nói trên khiến người ta liên tưởng đến hoàn cảnh nước Việt Nam ta, với tà quyền CS trong nước, và khối người Việt Hải Ngoại.

Vào đầu thập niên 1980, những người Việt định cư tại nước ngoài căm thù CS đến thâm gan, tím cật.  Ai nói đến CS, là người ta chống đối mãnh liệt.  Rồi ngày tháng qua đi, CS thì vẫn thi hành một chính sách độc tài, độc đảng như cũ, vẫn hà hiếp, bóc lột người trong nước như xưa, nhưng người tỵ nạn thì không phải tiếp xúc trực tiếp với những cán bộ ác ôn hàng ngày.  Mối hận thù cũng không thể quên, nhưng cường độ một ngày một giảm đi.  Hơn nữa, sau một thời gian dài cần cù làm ăn, người tỵ nạn đã có của ăn, của để, họ nghĩ đến việc trở về cố hương, để trước là thăm nơi quê cha đất tổ, nhưng cũng có phần để lên mặt với đời. 

Mới đầu, số người về rất ít, sau càng ngày càng nhiều, nhất là vào các dịp Tết.  Rồi Ông Nguyễn Cao Kỳ, rồi Ông Phạm Duy, rồi các ca sỹ nổi tiếng, ngày nào lếch thếch nơi Mã Lai, Hồng Kông, hay Thái Lan, Nam Dương, trong các trại tỵ nạn, nay áo quần diêm dúa, môi son đỏ choét, về lại cố hương, để có được “hạnh phúc hát trước đồng bào”, làm như lòng yêu nước của họ to hơn số đô la chứa trong các phong bì mà họ nhận được sau những buổi trình diễn cuối đời.

Ngày nào, khi Đàm Vĩnh Hưng qua hát, người ta bảo nhau đi phản đối, tay cầm cờ vàng, miệng hô đả đảo.  Ngày nay, Nguyễn Thanh Sơn, người quan trọng gấp mấy lần Đàm Vĩnh Hưng, đi Mỹ, đi Canada, chẳng ai thèm đặt vấn đề, lại còn bắt tay, phỏng vấn xỳ xèo. 

Việc này, thực đâu có gì lạ, mà phải la làng. Chỉ là một trong muôn ngàn thí dụ của ‘boiling frog syndrome’.” [Giáo Già in đậm]

Bài viết của Trần Khải và Trần Mộng Lâm khiến Giáo Già nghĩ ngay đến Nguyễn Ngọc Ngạn mà những bước đi của ông ta trong 40 năm qua có thể là thời gian điển hình cho con ếch bị CSVN luộc chín, cho tập đoàn độc đảng độc tài đang cai trị 90 triệu dân Việt nơi quê nhà làm món ếch chiên bơ thơm phức, cho bữa nhậu ăn mừng chiến thắng 30 tháng 4 hằng năm của bọn chúng.  Xin kể qua một số thời điểm điển hình:

⦁ Bắt đầu ngày 30-4-1975 Ngạn là một nạn nhơn của CSVN, một kẻ bị CSVN xếp vào hàng “ngụy” chịu nhận những ngược đãi CSVN dành cho “ngụy”…;

⦁ Ngạn xuống tàu vượt biển, tàu chìm, gia đình bị nạn, vợ con đều chết…;

⦁ Bắt đầu viết văn, có những tác phẩm nổi tiếng chống cộng, khiến CSVN nhức nhối…;

⦁ Hợp tác với báo Làng Văn ở Canada, để rồi từ đó bước lên đỉnh cao làm Chủ tịch Văn bút VN hải ngoại…;

⦁ Hợp tác với “đồng bọn ếch luộc” Tô Văn Lai, từ từ “luộc” Trung tâm Ca ca nhạc Thúy Nga Paris, từ một số tác phẩm vinh danh Việt Nam Cộng Hòa ban đầu từng bước biến thành “trung tâm ca nhạc đỏ” lúc nào không ai hay, tới khi dư luận giựt mình thấy xuất hiện tràn ngập cuốn băng nhạc Mẹ 40, bị mọi người lên án là Mẹ B40, vì nó như thứ hỏa tiễn B40 của Việt cộng bắn thẳng vào Cộng đồng người Việt Quốc gia hải ngoại.  Khi bị nhận diện, Tô Văn Lai đã chẳng những không hối hận mà còn cao ngạo tự so sánh mình là “cha mẹ” của khán giả Thúy Nga Paris.  Qua Mẹ B40, Ngạn đã gieo hột giống đỏ trong lòng người ham mê ca nhạc, những kẻ thán phục “môi mép” của MC Nguyễn Ngọc Ngạn bên cạnh người con gái mất nết đồng nhịp đú đởn trên các sân khấu lưu diễn khắp cùng thế giới…;

⦁ Đớn đau hơn hết cho người Quốc gia Việt Nam hải ngoại là những con ếch bị luộc chin này thường biến ngày Quốc Hận 30 tháng 4 thành dịp cho chúng làm những chương trình cho “đồng bọn” [những con “ếch luộc Việt kiều”] vui chơi thỏa thích… Hơn nữa, chúng cũng không ngần ngại làm những chương trình cho những con “ếch luộc quốc nội” quên thù thưởng thức… Xin kể vài ba trường hợp điển hình:

1. Năm 2011; ở quốc nội, trong bức thư đề ngày 17/5/2011 của Dược sĩ Nguyễn Thị Yến Tuyết; Chủ tịch Hội Phụ Nữ Tự Do tại NSW, Australia; gởi ông Nguyễn Ngọc Ngạn; cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên; cô Marie Tô; ông Paul Huỳnh; giám đốc Thúy Nga Paris By Night, về việc “Trình Diễn của các nghệ sĩ tại Việt Nam trong thời điểm của Tháng Tư Quốc Hận”. Theo đó, cô Yến Tuyết cho biết (xin trích nguyên văn):

“…Chuyến đi Việt Nam vừa qua của tôi đã ghi lại cho tôi một ấn tượng không mấy gì là trong sáng đối với một số nghệ sĩ Việt Nam đang ở đất nước Tự Do như Hoa Kỳ…  Khoảng cuối tháng Tư là tháng mà người Việt hải ngoại của chúng ta lấy đó là thời gian đau buồn và thất vọng, là thời gian của Quốc Hận, thì cộng sản Việt Nam đã cho là chiến thắng và liên hoan.  Nên khi tôi nhìn thấy hình ảnh của một vài nghệ sĩ quen thuộc của Paris By Night treo phất phơ giữa đường phố chính của Đà Nẵng, to lớn và rạng rỡ dọc theo hai bên đường, cùng chung vai với những biểu ngữ chuẩn bị cho những ngày liên hoan ăn mừng của họ thì tôi đã sững sờ, hụt hẫng và đau xót cho cả một cộng đồng người Việt Tự Do tại khắp nơi trên thế giới!…  Tôi đã ngẩn ngơ đứng nhìn hình ảnh của Chí Tài và Thanh Hà thật trong sáng và rõ ràng, hình chân dung treo đứng bên những cột cờ dọc bên con đường chính của Đà Nẵng.  Hai khuôn mặt quen thuộc của Paris By Night to lớn, thêm Dương Triệu Vũ trong tờ quảng cáo nho nhỏ của một hộp đêm và không biết còn ai nữa không vì tôi cũng không theo dõi rõ lắm những khuôn mặt mới đã làm tôi buồn đau điếng vì không ngờ những nghệ sĩ này lại vô tình và dửng dưng với cộng đồng người Việt Tự Do như vậy!…  Đã biết là họ có quyền tự do của họ để trình diễn ở bất cứ nơi đâu nhưng tôi thiết nghĩ đã là một người Việt mang danh nghĩa tỵ nạn chính trị, tỵ nạn cộng sản và đã lao đao trên chuyến đường vượt biển tìm tự do, đã từng khó nhọc trong các trại tỵ nạn thì họ không thể nào vô tình và vô ý thức để có thể trở về Việt Nam trong khoảng thời gian 30 tháng Tư để trình diễn như một đóng góp cho công cuộc liên hoan của cộng sản!…  Những hành động vô ý thức này đã là một cái tát tai thật phũ phàng cho người Việt Tự Do tại hải ngoại.  Sự tham gia chương trình liên hoan của các nghệ sĩ này đã làm một trò cười cho đám cộng sản Hà Hội vì rõ ràng là họ đã công nhận chiến thắng của cộng sản chứ không phải đã ngậm ngùi buồn thương cho một Quốc Hận của người Việt Nam Cộng Hoà!!!… Oái oăm thay, khi về Saigon vài ngày sau tôi tình cờ ngồi xem chương trình Lam Phương mới nhất của Paris By Night thì lại thấy chính cô ca sĩ Thanh Hà đã nói là mình xuất thân từ trại tỵ nạn nào đó!  Quả là mâu thuẫn!  Cô ấy đã quên béng cái lý do tại sao cô ấy đã phải là người tỵ nạn rồi!  Cô ấy đã quên hẳn tại sao cô ấy đang là một người Việt Nam gốc Mỹ!…” 

2. Sang năm 2012, ở hải ngoại, Giáo Già nhận được email từ Canada cho biết Nguyễn Ngọc Ngạn lại thêm một lần nữa khiến dư luận sững sờ thấy hắn xuất hiện ở giữa tờ poster [xem hình] như cái “đinh” của chương trình Ca Nhạc Hài Ðặc Biệt Tình Ca Mùa Xuân, sẽ được trình diễn ở Berlin, Ðức quốc, vào đúng ngày QUỐC HẬN, Thứ Hai, 30 tháng 4 năm 2012, với thành phần nghệ sĩ đến từ Hoa Kỳ, trong đó có rất nhiều người xuất thân từ quốc nội và những kẻ bị gọi là “bất tri vong quốc hận” của Trung tâm Thúy Nga Paris.  Ðiều đặc biệt rất đáng được quan tâm là chương trình ca nhạc hài đặc biệt này được trình diễn đúng ngày Quốc Hận 30 tháng 4, cho dầu đó là ngày Thứ Hai trong tuần, chớ không phải là một trong 2 ngày cuối tuần như thường lệ.  Tờ poster lớn không ghi rõ ai đứng ra tổ chức, nhưng người biết chuyện không thể không thấp thoáng thấy bóng dáng của Sứ quán Cộng sản Việt Nam tại Ðức quốc và những tay sai của chúng trong tập đoàn Thúy Nga Paris.  Phải chăng đây là đòn phép mới của Cộng sản Việt Nam, và những con ếch đã được luộc chín; ít nhứt cũng nhằm mục đích chào mừng cái gọi là “Ðại thắng mùa Xuân 1975” của Cộng sản Bắc Việt; và thách thức Cộng đồng người Quốc gia Việt Nam hải ngoại đang đau đớn tưởng niệm ngày Cộng sản Bắc Việt hoàn tất cuộc xâm lăng Miền Nam Việt Nam, tưởng niệm 37 năm đất nước trầm luân trong thảm nạn độc đảng độc tài.  Ðã có những lời lên án tay sai Việt cộng Nguyễn Ngọc Ngạn và kêu gọi tẩy chay cái gọi là Tình Ca Mùa Xuân này.  Từ đó, các chương trình tưởng niệm ngày Quốc Hận của người Quốc gia Việt Nam hải ngoại ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là tại Âu Châu, các quốc gia chung quanh Ðức quốc, dấy lên những cuộc biểu tình phản đối, điển hình như cuộc biểu tình sẽ được tổ chức trước sứ quán Cộng sản Việt Nam tại Paris từ 16 đến 19 giờ đúng ngày Thứ Hai, 30.4.2012 [xem poster đính kèm].

3.   Trước sự phản đối dữ dội của đồng bào Việt hải ngoại, đặc biệt là ngay tại Ðức quốc,  show diễn đã bị hủy bỏ.  Do vậy, Ngạn đã tức tối cao ngạo dàn dựng cuộc phỏng vấn qua youtube có tên là cuộc “Mạn đàm với nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn” do người thiếu nữ được gọi là “cháu Hoàng Anh” thực hiện, để vừa biện bạch, vừa “lên lớp dạy đời” những người chống đối Ngạn.  Ðây là cuộc phỏng vấn tự bịa được “Hải Ngoại Phiếm Ðàm” gọi là “ Nguyễn Ngọc Ngạn tự bạch” đưa lên Diễn Ðàn lúc 8 giờ 44 phút sáng ngày Thứ Ba, 24.4.2012.  Xin trích nguyên văn:

“Mặc dầu tiêu đề mở đầu clip là “Mạn đàm với nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn về shows 30.4”, nhưng chúng tôi đặt tên cho video clip nầy là “Nguyễn Ngọc Ngạn tự bạch” vì những sự kiện sau đây:

⦁ Cuộc mạn đàm được diễn ra trong một studio tân kỳ với cameraman rất “pro” nhưng lại không nêu rõ là do cơ quan truyền thông nào hoặc đài truyền hình nào thực hiện mà cuối clip phần credits chỉ ghi là PT TORONTO 4/12. 

⦁ Video clip nầy chỉ phổ biến độc nhất trên một account YouTube channel yyzcad, đặc biệt là account nầy mới mở ngày 20 april 2012 và chính clip nầy cũng được upload vào ngày đó.  Cho đến nay account channel yyzcad chỉ có độc nhất một clip nầy mà thôi. 

⦁ Cuộc mạn đàm được diễn ra giữa MC “gạo cội” Nguyễn Ngọc Ngạn và một “host” Hoàng Anh nào đó.

⦁ Xem “host” Hoàng Anh và “gạo cội” Nguyễn Ngọc Ngạn mạn đàm cứ như hệt “Mẹ đang cho em bú”.

Cuộc phỏng vấn kẻ tung người hứng rất ăn ý đó đã tạo sân chơi cho Ngạn khoe khoang rằng “Tôi (tức NNN) viết gần 40 cuốn sách chống chế độ, chẳng lẽ bây giờ tôi phủ nhận hết, đốt đi hết, để đi làm 1 show cho Sứ quán Việt Nam hay sao?  Họ trả được bao nhiêu tiền?”  Câu hỏi không cần được trả lời.  Bởi, đến tháng sau, đúng ngày ngày 19 tháng 5, ngày HCM tự bịa là “ngày sinh của Bác”, Ngạn sẽ xuất hiện trên một show diễn khác mang tên “đêm văn nghệ dạ vũ Tình Ca Mùa Hạ” [xem poster đính kèm]…

3. Đến năm 2013, cũng ở hải ngoại, qua Email, Giáo Già nhận được bài viết của Hai Nga Diep, ngày 21/7/2013, theo đó tác giả cho biết (nguyên văn):

“Vào ngày Thứ Bảy ngày 6 tháng Bảy [2013], tôi đến Las Vegas để lần đầu tiên đi xem live chương trình ca nhạc Thúy Nga kỷ niệm 30 năm hoạt động… Tôi đã bỏ về giữa chừng chỉ sau khi chương trình Thúy Nga 30 năm kéo dài hơn một nữa!  Sau màn kịch hài, tôi quyết định ra khỏi rạp mà không hề luyến tiếc…

Tôi cảm thấy hụt hẫng… Cho đến lúc tôi bước ra khỏi rạp, tôi không hề thấy có một nội dung nào của chương trình ca nhạc này là đặc biệt để dành riêng cho sinh nhật Thúy Nga Paris 30 tuổi.  Những bài nhạc tình dễ dãi, vô thưởng vô phạt, cũng giống na ná như những chương trình Thúy Nga trước.  Không có nội dung nào về quê hương, dân tộc.  Không có nội dung nào về những chặng đường lưu vong của người Việt, vốn là chỗ dựa về cả tinh thần và tài chính cho trung tâm Thúy Nga kể từ những ngày đầu thành lập cho đến nay… Nội dung chương trình ca nhạc Thúy Nga 30 năm này rất giống với các show ca nhạc đang được trình diễn ở Sài Gòn, Hà Nội ngày nay, trong các nhà hàng, phòng trà, sân khấu ca nhạc trong nước.  Một thứ âm nhạc thiếu cá tính, chạy theo thị hiếu dễ dãi của người nghe.  Và đặc biệt hơn cả, đó là những bài nhạc có nội dung phi chính trị, không có tính xã hội, thời sự, né tránh các nội dung vốn “nhạy cảm” trong nước hiện nay như lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước, sự trăn trở về quê hương, tương lai tuổi trẻ… Đó là nội dung của một nền văn hóa bị kiểm duyệt gắt gao, chỉ được hát những gì mà nhà nước Việt Nam cho hát… Một trong ba nhà tài trợ lớn có tên Lụa Thái Tuấn, một nhà sản xuất trong nước Việt Nam.  Một trong những nhà tài trợ $1,000 trong mục “đố vui có thưởng” là Nguyễn Kim, công ty chuyên bán hàng kim khí điện máy ở Việt Nam, và thị trường chỉ nằm ở Việt Nam mà không có ở hải ngoại…  Đã có những thỏa thuận nào giữa trung tâm Thúy Nga và các tập đoàn tư sản đỏ trong nước đang nắm ngành kinh doanh văn hóa béo bở?…” 

Và năm nay, 2015, cũng ở hải ngoại, Giáo Già đọc được trên mạng bài viết của Nguyễn Ngọc Ngạn có tựa đề là “ Bên Thắng Cuộc”, theo đó Ngạn cho biết:

“Trong đợt lưu diễn văn nghệ đầu năm nay ở vài thành phố bên Mỹ, trùng hợp có một tờ tạp chí và một đài phát thanh hỏi tôi cùng một câu:  Nhìn lại 4 thập niên vừa qua, 1975-2015, sự kiện gì đối với chú là quan trọng nhất?  Câu này dễ trả lời!…  Đối với tôi thì biến cố lớn nhất trong 40 năm qua là sự tan rã của Liên Xô và hệ thống cộng sản toàn cầu… tiết kiệm bao nhiêu tiền của và xương máu mà nhân loại đã đổ ra từ ngày có phong trào cộng sản… Kiểm điểm lại những đau thương ngút trời gần một thế kỷ vừa qua, người ta mới thấy hết được niềm hạnh phúc khi đế quốc cộng sản sụp đổ..!…”

Dài dòng một lúc Ngạn mượn tên Trần Bạch Đằng để ca ngợi Trường Chinh, một  “lãnh tụ cộng sản kỳ cựu bên cạnh Hồ Chí Minh, một lý thuyết gia tiền phong của Đảng và là người chỉ đạo cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu tại Miền Bắc, giết hại biết bao nhiêu nông dân cũng như đảng viên” (sic)… bằng cách trích một đoạn trong bài “ Dám Rẽ Ngoặt Trong Tư Duy” của Trần Bạch Đằng như sau:

“Mùa Thu năm 1985, thành quả của bao nhiêu năm chắt chiu của nước ta bỗng chốc sụp đổ qua sai lầm trong điều chỉnh giá cả và đổi tiền.  Thế là toàn Đảng toàn dân “khởi đầu bằng sự khởi đầu”!  Bác Trường Chinh tìm lối thoát trong cảnh cực kỳ rối ren… Bác kiên trì sự nghiệp đổi mới, đổi mới triệt để và toàn diện… Bác dũng cảm điều chỉnh lại tư tưởng của mình…”!  Nói “dũng cảm” bởi vì khi đề xuất ý kiến đổi mới tức là đụng chạm mạnh đến những vùng đất cấm kinh niên của Đảng, những nhân sự suốt đời cố chấp mà chỉ có người tầm cỡ như Trường Chinh, lúc ấy ngoài 70, mới dám lên tiếng!  Sau khi Trường Chinh mất, Trần Bạch Đằng viết: “Thưa anh Năm Trường Chinh!  Tiễn anh, chúng tôi ân hận vô cùng: Không đổi mới nhanh như anh ao ước!… Tôi tin, nếu quả còn cuộc sống ở thế giới khác sau khi người ta chết, thì những nạn nhân của cuộc cải cách ruộng đất, cũng sẽ mở rộng vòng tay đón Bác Năm Trường Chinh…”  Ý nói: Cuối đời Trường Chinh đã thấy cái sai của mình, xin các oan hồn bị đấu tố trước đây, nếu gặp lại Trường Chinh ở thế giới bên kia, hãy tha cho Trường Chinh, đừng xúm lại hỏi tội! (Ghi chú: Trần Bạch Đằng nguyên là Bí thư Khu Ủy Sài Gòn – Gia Định. Trong chiến dịch Mậu Thân 1968, Trần Bạch Đằng và Võ Văn Kiệt là tư lệnh tiền phương, chỉ huy lực lượng Việt cộng đánh vào nội thành Sài Gòn).” 

Trần Bạch Đằng “rửa tội” cho Trường Chinh là chuyện không ai thắc mắc; nhưng Ngạn mượn lời Trần Bạch Đằng để ca ngợi Trường Chinh thì “hết ý”.  Càng “hết ý” hơn nữa khi sau đó Ngạn viết:  “Từ khi các nước Đông Âu và nhất là Liên Xô sụp đổ, thế giới không còn ai nhắc đến Cộng Sản nữa” (sic).  Để rồi ngay sau đó mở ngoặc viết rằng:  (Chắc chỉ còn cộng đồng người Việt ở hải ngoại vẫn bám lấy ma Cộng Sản để hù dọa hoặc chụp mũ nhau mà thôi!) (sic) [GG in đậm và gạch dưới].   Ý Ngạn muốn nói gì chắc mọi người đã rõ cho dầu nó chỉ được viết trong dấu ngoặc.

Qua những dẫn dụ và lập luận trôi chảy của một nhà giáo, nhà văn, một MC lẻo mép đú đởn làm duyên trên sân khấu, Ngạn đã mê hoặc nhiều người, đặc biệt là những con “ếch luộc”.  Từ đó, Ngạn cho rằng “ Trước mắt thế giới, kẻ thù mới bây giờ là Terrorist, là ISIS, là những nhóm quá khích không nhân tính, chứ kẻ thù cũ là Cộng Sản giờ này là hết hẳn đất đứng”.  Ngạn nói Cộng sản nào hết hẳn đất đứng (?) trong khi các tổ chức Nhân quyền trên thế giới đều thấy “CSVN vẫn đứng vững trên đôi chân đàn áp dân mình, đàn áp không nương tay những người tù lương tâm, dùng tòa án làm công cụ áp chế người dân, vi phạm các công ước quốc tế, để yên cho công an giết dân khi bị chúng mời về đồn…”

Bởi mang than phận của một con ếch bị CSVN luộc rồi nên Ngạn đâu còn thấy chúng “ác với dân hèn với giặc”, nên Ngạn đã không ngần ngại xấc xược nói [Giáo Già xin phép lập lại]  “chỉ còn cộng đồng người Việt ở hải ngoại vẫn bám lấy ma Cộng Sản để hù dọa hoặc chụp mũ nhau”.

Đừng để Nguyễn Ngọc Ngạn làm thành hiện tượng lãng quên ngày Quốc Hận, lãng quên CSVN, lãng quên bọn cầm quyền độc tài đảng trị; chống CSVN là chống độc đảng độc tài, chống tay sai Việt cộng, chống những tư tưởng thỏa hiệp với Cộng sản, chống âm mưu giải vây cho Việt cộng, chống những kẻ đánh lạc hướng “Chống Tàu Diệt Việt Cộng” của toàn dân Việt, từ quốc nội đến hải ngoại.

Như Giáo Già đã nhiều lần nhận định:  Ngày 30-4-1975 chỉ là ngày kết thúc một trận chiến, cho dầu là một trận chiến khốc liệt, chớ nó chưa kết thúc cuộc chiến Quốc Cộng.  Cho tới nay cuộc chiến vẫn tiếp diễn và người Quốc Gia VN rời nước đi tỵ nạn đã  mang cuộc chiến ra hải ngoại; đã chiến đấu và đã mang lại những chiến thắng ngoạn mục; điển hình là làm sống lại lá Quốc Kỳ nền vàng ba sọc đỏ, khiến bài Quốc Ca vang rền khắp nơi có cộng đồng họp mặt, khiến nhiều thành phố ban hành các Nghị quyết cấm các cán bộ Việt cộng lui tới các nơi có đông người Quốc gia VN lưu cư…  Xin Ngạn đừng mượn “ Bên Thắng Cuộc” của Việt cộng Huy Đức như kẻ chơi bài ba lá làm thành hiện tượng giải vây cho Viêt cộng, xấc xược công kích người chống cộng, biện minh cho thân phận những con “ếch luộc” chờ được “chiên bơ”.

Hẹn con thư sau,

Giáo Già

(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site